Chuyên đề Khoảng cách (2022) - Toán 11

Với Chuyên đề Khoảng cách (2022) - Toán 11 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Toán 11 giúp các bạn học tốt môn Toán hơn.

1 791 lượt xem
Tải về


Chuyên đề Khoảng cách - Toán 11

A. Lý thuyết.

I. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, một mặt phẳng.

1. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

Cho điểm O và đường thẳng a. Trong mặt phẳng (O; a), gọi H là hình chiếu vuông góc của O lên a. Khi đó, khoảng cách giữa hai điểm O và H được gọi là khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng a.

Kí hiệu: d(O; a).

Lý thuyết Khoảng cách chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Ví dụ 1. Cho hình lập phương ABCD. A'B'C'D' cạnh a. Tính khoảng cách từ B tới đường thẳng DB'.

Lời giải:

Lý thuyết Khoảng cách chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Từ giả thuyết ta suy ra:  BD=  BC2+​ CD2=a2

Gọi H là hình chiếu của B lên DB' ta có: BH = d (B, DB').

Xét tam giác BB'D vuông tại B ta có:

1BH2=1B'B2+1BD2=1a2+1a22=32a2BH=a63

2. Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng

Cho điểm O và mặt phẳng (α). Gọi H là hình chiếu vuông góc của O lên mặt phẳng (α). Khi đó khoảng cách giữa hai điểm O và H được gọi là khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng (α) và được kí hiệu là d(O; (α)).

Lý thuyết Khoảng cách chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Ví dụ 2. Cho hình chóp S. ABC có SA  (ABC), ∆ABC là tam giác đều cạnh  a và tam giác SAB cân. Tính khoảng cách h từ điểm A đến mặt phẳng (SBC).

Lời giải:

Lý thuyết Khoảng cách chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Gọi D là trung điểm BC. Do tam giác ABC đều nên AD  BC (1).

Trong tam giác SAD, kẻ AH  SD (2).

Do SAABCSABCADBCSAAD=ABCSADSBCSAD (3).

Từ (2) và (3), ta suy ra AH vuông góc với (SBC) nên d(A ; (SBC))= AH.

Theo giả thiết, ta có SA = AB = a, AD=a32 (đường cao trong tam giác đều cạnh a).

Tam giác SAD vuông nên

 1AH2=1SA2+1AD21AH2=1a2+43a21AH2=73a2AH=a37

II. Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song.

1. Khoảng cách giữa đường thẳng và măt phẳng song song.

- Định nghĩa: Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (α). Khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng (α) là khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc a đến mặt phẳng (α).

Kí hiệu là d(a; (α)) .

Lý thuyết Khoảng cách chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

2. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song.

- Định nghĩa: Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song là khoảng cách từ một điểm bất kì của mặt phẳng này đến mặt phẳng kia.

- Kí hiệu: d((α); (β)).

Như vậy: d((α); (β)) = d(M; (β)) = d(M’; (α)).

Lý thuyết Khoảng cách chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

III. Đường vuông góc chung và khoảng cách hai đường thẳng chéo nhau.

1. Định nghĩa.

a) Đường thẳng ∆ cắt hai đường thẳng chéo nhau a, b và cùng vuông góc  với mỗi đường thẳng ấy được gọi là đường vuông góc chung của a và b.

b) Nếu đường vuông góc chung ∆ cắt hai đường thẳng chéo nhau a, b lần lượt tại M; N thì độ dài đoạn thẳng MN gọi là khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau a và b.

Lý thuyết Khoảng cách chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

2. Cách tìm đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau.

- Cho hai đường thẳng chéo nhau a và b. Gọi (β) là mặt phẳng chứa b và song song với a; a’ là hình chiếu vuông góc của a trên mặt phẳng (β).

Vì a// (β) nên a// a’. Do đó; a’ cắt b tại 1 điểm là N

Gọi (α) là mặt phẳng chứa a và a’; ∆ là đường thẳng đi qua N và vuông góc với (β). Khi đó, (α) vuông góc (β).

Như vậy.∆ nằm trong (α) nên cắt đường thẳng a tại M và cắt đường thẳng b tại N.Đồng thời, ∆ vuông góc với cả a và b.

Do đó, ∆ là đường vuông góc chung của a và b.

Lý thuyết Khoảng cách chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Ví dụ 3. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, tam giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau SA và BC.

Lời giải :

Lý thuyết Khoảng cách chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Do SABABCD và  BC    ABBCSAB.

Vì tam giác SAB đều nên gọi M là trung điểm của SA thì BMSA nên BM là đoạn vuông góc chung của BC và SA.

Vậy dSA;BC=BM=a32.

3. Nhận xét

a) Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa một trong hai đường thẳng đó đến mặt phẳng song song với nó và chứa đường thẳng còn lại.

b) Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song lần lượt chứa hai đường thẳng đó.

Lý thuyết Khoảng cách chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Ví dụ 4. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với đáy, SA= a. Khoảng cách giữa hai đường thẳng SB và CD là

Lời giải :

Lý thuyết Khoảng cách chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Vì SAABCD  SAAD.

Ta có: SAADABADADSABdD,SAB=DA.

Vì CDSABCD  // ABABSAB

Suy ra:  CD // (SAB) nên :

d(CD, SB) = d(CD, (SAB)) = d(D, (SAB)) = DA = a,

B. Bài tập

I. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1 Cho hình chóp tam giác S.ABC với SA vuông góc với (ABC) và SA = 3a. Diện tích tam giác ABC bằng 2a2; BC = a. Khoảng cách từ S đến BC bằng bao nhiêu?

A. 2a               

B. 4a               

C.3a               

D. 5a

Lời giải:

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng cực hay - Toán lớp 11

+ Kẻ AH vuông góc với BC

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng cực hay - Toán lớp 11

Ta có: SA ⊥ (ABC) ⇒ SA ⊥ BC

Lại có: AH ⊥ BC nên BC ⊥ (SAH)

⇒ SH ⊥ BC và khoảng cách từ S đến BC chính là SH

+ Ta có tam giác vuông SAH vuông tại A nên ta có

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng cực hay - Toán lớp 11

Chọn D

Bài 2: Cho hình chóp ABCD có cạnh AC ⊥ (BCD) và BCD là tam giác đều cạnh bằng a. Biết AC = a√2 và M là trung điểm của BD. Khoảng cách từ C đến đường thẳng AM bằng

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng cực hay - Toán lớp 11

Lời giải:

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng cực hay - Toán lớp 11

+ Do tam giác BCD đều cạnh a nên đường trung tuyến CM đồng thời là đường cao và MC = a√3/2

+ Ta có: AC ⊥ (BCD) ⇒ AC ⊥ CM

Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ C đến AM

Ta có: Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng cực hay - Toán lớp 11

Chọn đáp án C

Bài 3: Cho tứ diện SABC trong đó SA; SB; SC vuông góc với nhau từng đôi một và SA = 3a; SB = a; SC = 2a. Khoảng cách từ A đến đường thẳng BC bằng:

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng cực hay - Toán lớp 11

Lời giải:

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng cực hay - Toán lớp 11

Chọn đáp án B

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng cực hay - Toán lớp 11

Xét trong tam giác SBC vuông tại S có SH là đường cao ta có:

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng cực hay - Toán lớp 11

+ Ta dễ chứng minh được AB ⊥ (SBC) ⊃ SH ⇒ AS ⊥ SH

⇒ tam giác SAH vuông tại S.

Áp dụng định lsi Pytago trong tam giác ASH vuông tại S ta có:

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng cực hay - Toán lớp 11

Chọn B

Bài 4 Trong mặt phẳng (P) cho tam giác đều ABC cạnh a. Trên tia Ax vuông góc với mặt phẳng (P) lấy điểm S sao cho SA = a. Khoảng cách từ A đến (SBC) bằng

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng (sử dụng hình chiếu) hay, chi tiết - Toán lớp 11

Lời giải:

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng (sử dụng hình chiếu) hay, chi tiết - Toán lớp 11

- Gọi M là trung điểm của BC , H là hình chiếu vuông góc của A trên SM

- Ta có BC ⊥ AM ( trong tam giác đều đường trung tuyến đồng thời là đường cao). Và BC ⊥ SA ( vì SA vuông góc với (ABC)). Nên BC ⊥ (SAM) ⇒ BC ⊥ AH

Mà AH ⊥ SM, do đó AH ⊥ (SBC)

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng (sử dụng hình chiếu) hay, chi tiết - Toán lớp 11

Chọn đáp án C

Bài 5: Cho hình chóp S.ABCD có SA ⊥ (ABCD), đáy ABCD là hình chữ nhật. Biết AD = 2a; SA = a. Khoảng cách từ A đến (SCD) bằng:

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng (sử dụng hình chiếu) hay, chi tiết - Toán lớp 11

Lời giải:

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng (sử dụng hình chiếu) hay, chi tiết - Toán lớp 11

SA ⊥ (ABCD) nên SA ⊥ CD, AD ⊥ CD

Suy ra (SAD) ⊥ CD

Trong ( SAD) kẻ AH vuông góc SD tại H

Khi đó AH ⊥ (SCD)

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng (sử dụng hình chiếu) hay, chi tiết - Toán lớp 11

Chọn đáp án C

Bài 6: Hình chóp đều S.ABC có cạnh đáy bằng 3a cạnh bên bằng 2a. Khoảng cách từ S đến (ABC) bằng :

A. 2a                 

B. a√3                  

C. a                 

D. a√5

Lời giải:

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng (sử dụng hình chiếu) hay, chi tiết - Toán lớp 11

+ Gọi O là trọng tâm tam giác ABC.Do tam giác ABC đều nên O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

+ Ta có: SA = SB = SC và OA = OB = OC nên SO là trục đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Do đó SO ⊥ (ABC)

Cách tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng (sử dụng hình chiếu) hay, chi tiết - Toán lớp 11

 

Chọn đáp án C

II. Bài tập tự luận có lời giải

 

Bài 1. Cho hình chóp tam giác S.ABC với SA vuông góc với (ABC) và SA = 3a. Diện tích tam giác ABC bằng 2a2; BC = a. Khoảng cách từ S đến BC bằng bao nhiêu?

Lý thuyết Khoảng cách chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Lời giải:

Kẻ AH vuông góc với BC  

SΔABC=12AH.BCAH=2.SΔABCBC=4a2a=4a

Ta có: SAABC  SABC

Lại có:  AHBC nên BC  ( SAH)

Suy ra: SHBC và khoảng cách từ S đến BC chính là SH .

+ Ta có tam giác vuông  SAH  vuông tại A nên  ta có  SH=SA2+AH2=(3a)2+(4a)2=5a

Bài 2. Cho hình lăng trụ đứng ABC. A'B'C' có đáy là tam giác ABC vuông tại A có BC = 2a, AB=a3. Khoảng cách từ AA' đến mặt phẳng (BCC'B') là:

Lời giải:

Lý thuyết Khoảng cách chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Ta có AA’//(BCC’B’) nên khoảng cách từ AA' đến mặt phẳng (BCC'B') cũng chính là khoảng cách từ A đến mặt phẳng (BCC'B').

Hạ AHBCAHBCC'B'.

Ta có

1AH2=1AB2+1AC2=13a2+1BC2AB2=13a2+1a2=43a2AH=a32

Vậy khoảng cách từ AA' đến mặt phẳng (BCC'B') bằng a32.

Bài 3. Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng 1. Tam giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đáy (ABCD). Tính khoảng cách từ B đến (SCD).

Lời giải:

Lý thuyết Khoảng cách chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Gọi H, M lần lượt là trung điểm của AB và CD .

Suy ra HM =1, SH=32 và SM=72

Vì tam giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy (ABCD) nên SHABCD.

Vì AB//CD nên AB// (SCD).

Do đó d (B; (SCD)) = d(H; (SCD)) = HK với HKSM trong (SHM).

Ta có: 

1HK2=1SH2+1HM2HK=217

Bài 4. Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với mặt phẳng (ABC) và đáy là tam giác vuông tại B, AB = SA= a. Gọi H là hình chiếu của A trên SB. Khoảng cách giữa AH và BC bằng:

Lời giải:

Lý thuyết Khoảng cách chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Ta có AHSBAHHB.

BCABBCSABCSABBCAH (nên BCBH).

Do đó, d(BC, AH) = HB.

Tam giác SAB vuông cân tại A, AH là đường cao

BH=SB2=a2+a22=a2

Vậy dBC,AH=a2.

III. Bài tập vận dụng

Bài 1 Cho ba mặt phẳng (α),(β),(γ) những mệnh đề nào sau đây đúng?

a) Nếu (α) ⊥ (β) và (α) // () thì (β) ⊥ (γ)

b) Nếu (α) ⊥ (β) và (α) ⊥ (γ) thì (β) // (γ)

Bài 2 Cho hai mặt phẳng  và  vuông góc với nhau. Người ta lấy trên giao tuyến  của hai mặt phẳng đó hai điểm  và  sao cho . Gọi  là một điểm trên  và  là một điểm trên  sao cho  và  cùng vuông góc với giao tuyến  và . Tính độ dài đoạn .

Bài 3 Trong mặt phẳng (α) cho tam giác ABC vuông ở B. Một đoạn thẳng AD vuông góc với (α) tại A. Chứng minh rằng:

a) ABD^ là góc giữa hai mặt phẳng (ABC) và (DBC);

b) Mặt phẳng (ABD) vuông góc với mặt phẳng (BCD);

c) HK//BC với H và K lần lượt là giao điểm của DB và DC với mặt phẳng (P) đi qua A và vuông góc với DB.

Bài 4 Cho hai mặt phẳng  cắt nhau và một điểm  không thuộc  và không thuộc . Chứng minh rằng qua điểm  có một và chỉ một mặt phẳng  vuông góc với  và . Nếu  song song với  thì kết quả trên sẽ thay đổi như thế nào?

Bài 5 Cho hình lập phương ABCD.ABCD. Chứng minh rằng:

a) Mặt phẳng (ABCD) vuông góc với mặt phẳng (BCDA);

b) Đường thẳng AC vuông góc với mặt phẳng (ABD).

Bài 6 Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là một hình thoi cạnh a và có SA=SB=SC=a. Chứng minh rằng:

a) Mặt phẳng (ABCD) vuông góc với mặt phẳng (SBD);

b) Tam giác SBD là tam giác vuông.

Bài 7 Cho hình hộp chữ nhật ABCD.ABCD có AB=a,BC=b,CC=c.

a) Chứng minh rằng mặt phẳng (ADCB) vuông góc với mặt phẳng (ABBA).

b) Tính độ dài đường chéo AC theo a,b,c.

Bài 8 Tính độ dài đường chéo của một hình lập phương cạnh alpha.

Bài 9 Nhắc lại nội dung định lí ba đường thẳng vuông góc

Bài 10 Nhắc lại định nghĩa:

a) Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.

b) Góc giữa hai mặt phẳng.

Xem thêm các bài Chuyên đề Toán lớp 11 hay, chi tiết khác:

Chuyên đề Vectơ trong không gian

Chuyên đề Hai đường thẳng vuông góc

Chuyên đề Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Chuyên đề Hai mặt phẳng vuông góc

Chuyên đề Ôn tập chương 3

1 791 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: