TOP 40 câu Trắc nghiệm Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ (có đáp án 2023) – Hóa 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 11 Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 11.

1 2586 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ

Bài giảng Hóa 11 Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ

Câu 1: Dung dịch X chứa HCl với nồng độ mol là 0,01M. pH của dung dịch là:

A. 1.

B. 2. 

C. 3.

D. 4.

Đáp án: B

Giải thích:

HCl là một axit mạnh, điện li hoàn toàn nên ta có:

Trắc nghiệm Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ có đáp án – Hóa lớp 11 (ảnh 1)

Câu 2: Dung dịch nào sau đây có pH bằng 7?

A. CH3COOH  1M

B.  HCl  1M

C.  NaOH 1M

D.  KCL 1M

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ có đáp án – Hóa lớp 11 (ảnh 1)

Câu 3: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:

A. (3), (2), (4), (1). 

B. (4), (1), (2), (3).

C. (1), (2), (3), (4). 

D. (2), (3), (4), (1).

Đáp án: D

Giải thích:

H2SO4, HCl là axit

→ pH < 7, trong đó pH của axit H2SO4 < pH của axit HCl vì nồng độ H lớn hơn khi hai axit cùng nồng độ.

KNO3 là muối trung hòa tạo bởi kim loại mạnh và gốc axit mạnh

→ pH = 7

Dung dịch Na2CO3 có môi trường bazơ do tạo bởi kim loại mạnh và gốc axit yếu

→ pH > 7

→ Giá trị pH tăng dần: (2), (3), (4), (1).

Câu 4: Chọn câu trả lời sai :

A. Dung dịch pH = 7 có môi trường trung tính.  

B. Dung dịch pH < 7 làm quỳ tím hóa đỏ.

C. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.  

D. Giá trị [H+] tăng thì độ axit tăng.

Đáp án: C

Giải thích:

pH tăng → nồng độ [H+] giảm

→ độ axit giảm.

Câu 5: Axit mạnh HNO3 và axit yếu HNO2 có cùng nồng độ mol 0,1M và ở cùng nhiệt độ. Sự so sánh nồng độ mol ion nào sau đây là đúng?

A. [H+] của HNO3 < [ H+] của HNO2.        

B. [H+] của HNO3 > [H+] của HNO2.

C. [H+] của HNO3 = [H+] của HNO2.        

D. [H+] của HNO3 < [H+] của HNO2.

Đáp án: B

Giải thích:

HNO3 là axit mạnh → là chất điện li mạnh → phân li hoàn toàn ra ion.

HNO2 là axit yếu → là chất điện li yếu → phân li không hoàn toàn ra ion.

→ [ H+] của HNO3 > [ H+] của HNO2.

Câu 6: Một dung dịch có [ OH] =4,2.103 M, đánh giá nào dưới đây là đúng?

A. pH = 3.

B. pH = 4. 

C. pH < 3.

D. pH > 4.

Đáp án: D

Giải thích:

[OH ] = 4,2.103M

→ pH = 14 + lg[OH ] = 11,62

Câu 7: Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12 vào 8 lít dung dịch HCl có pH = 3 thu được dung dịch Y có pH = 11. Giá trị của a là:

A. 0,12. 

B. 1,6. 

C. 1,78. 

D. 0,8.

Đáp án: C

Giải thích:

a lít dung dịch KOH có pH = 12

→ [OH ] = 0,01M

→ nOH=0,01a  (mol)

8 lít dung dịch HCl có pH = 3

→ [ OH] = 0,001M

nH+=0,008mol

Sau khi trộn thu được dung dịch Y có pH =11

→ [OH ] = 0,001M

→ nOH=0,001(a+8)  (mol)

→ 0,001(a + 8) = 0,01a – 0,008

→ a = 1,78

Câu 8: Dung dịch axit mạnh H2SO4 0,1M có:

A. pH = 1.

B. pH > 1. 

C. pH < 1.

D. [H+] > 0,2M.

Đáp án: C

Giải thích:

H2SO2H++SO42

→ [H+] = 0,2M

→ pH = lg[H+] = 0,7

Câu 9:  Dung dịch X gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng để trung hòa hết 100 ml dung dịch X là:

A. 50 ml.

B. 100 ml. 

C. 150 ml. 

D. 200 ml.

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ có đáp án – Hóa lớp 11 (ảnh 1)

Câu 10: Một dung dịch có pH = 5, đánh giá nào dưới đây là đúng?

A. [H+] = 2.10-5M. 

B. [H+] = 5.10-4M.

C. [H+] = 10-5M.

D. [H+] = 10-4M.

Đáp án: C

Giải thích: pH = 5 → [H+] = 10-5 M

Câu 11:  Lấy 500 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1,98M và H2SO4 1,1M trộn với V lít dung dịch chứa NaOH 3M và Ba(OH)2 4M thì trung hòa vừa đủ. Giá trị của V là:

A. 0,14.

B. 0,17.

C. 0,18.

D. 0,19.

Đáp án: D

Giải thích:

Trung hòa vừa đủ

nH+=nOH

→ 0,5.(1,98 + 2.1,1) = V.(3 + 4.2)

→ V = 0,19 lít

Câu 12: Dung dịch HCl có pH = 3. Cần pha loãng dung dịch axit này (bằng nước) bao nhiêu lần để thu được dung dịch HCl có pH = 4?

A. 9.

B. 10. 

C. 99. 

D. 100.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi V, V’ lần lượt là thể tích dung dịch axit HCl trước và sau pha loãng.

Trước khi pha loãng  có pH = 3

→ [H+] = 103M

nH+=103V(mol)

Sau khi pha loãng có pH = 4

[H+] = 104M

→ nH+=104V'(mol)

Mà số mol H+ không đổi

→ 103V=104V'V'=10V

→ Cần pha loãng gấp 10 lần.

Câu 13: Một mẫu nước mưa có pH = 4,82. Vậy nồng độ H+ trong đó là:

A. 10-4M.

B. 10-5M. 

C. > 10-5M. 

D. < 10-5M.

Đáp án: C

Giải thích:

pH = 4,82

→ [H+] =104,82M >105M

Câu 14: Trộn 100ml H2SO4 0,2M với 400ml HCl 0,05M. Giá trị pH của dung dịch thu được là

A. 0,75.

B. 0,82.

C. 0,92.

D. 1,05.

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ có đáp án – Hóa lớp 11 (ảnh 1)

Câu 15: Dung dịch NaOH có pH = 12. Cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để thu được dung dịch NaOH mới có pH = 11?

A. 10.

B. 100.

C. 1000.

D. 10000.

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi V, V’ lần lượt là thể tích dung dịch NaOH trước và sau pha loãng.

- Trước khi pha loãng  có pH = 12

→ pOH = 2

→ [OH-] = 102M

→ nOH=102V(mol)

- Sau khi pha loãng có pH = 11

→ pOH = 3

[OH-] = 103M

→ nOH=103V'(mol)

Mà số mol OH- không đổi

102V=103V'V'=10V

→ Cần pha loãng gấp 10 lần.

Câu 16: Trộn 200 ml Ba(OH)2 0,01M với 200 ml KOH 0,03M thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là

A. 9.

B. 10.

C. 12,4.

D. 13,2.

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ có đáp án – Hóa lớp 11 (ảnh 1)

Câu 17: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M thu được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là:

A. 1. 

B. 2.

C. 3. 

D. 4.

Đáp án: B

Giải thích:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

nNaOH=0,01Vmol;nHCl=0,03Vmol

→ Dung dịch chứa muối NaCl và HCl dư.

→ [ H+] dư = 0,03V0,01V2V=0,01M

pH = lg[H+] = 2

Câu 18: Pha loãng dung dịch HCl có pH = 2 bao nhiêu lần để được dung dịch có pH = 4?

A. 5.

B. 100. 

C. 20. 

D. 10.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi V, V’ lần lượt là thể tích dung dịch axit HCl trước và sau pha loãng.

Trước khi pha loãng  có pH = 2

→ [H+ ] = 102M

→ nH+=102V(mol)

Sau khi pha loãng có pH = 4

[ H+] = 104M

→ nH+=104V'(mol)

Mà số mol H+ không đổi

→ 102V=104V'V'=100V

→ Cần pha loãng gấp 100 lần.

Câu 19: Cho dung dịch X có pH = 2 chứa HCl và HNO3. Thể tích dung dịch KOH 0,1M cần để trung hòa 10 ml dung dịch X là:

A. 0,5 ml. 

B. 1 ml. 

C. 1,5 ml.  

D. 2 ml.

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ có đáp án – Hóa lớp 11 (ảnh 1)

Câu 20: Một dung dịch có [H+] = 1,5.10-4M. Môi trường của dung dịch là
A. axit. 

B. kiềm.

C. trung tính. 

D. không xác định được.

Đáp án: A

Giải thích:

[H+] = 1,5.10-4M > 107M

 → Dung dịch có môi trường axit.

Câu 21: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,1M. 

B. [H+] < [NO3-].  

C. [H+] > [NO3-]. 

D. [H+] < 0,1M.

Đáp án: A

Giải thích:

HNO3  H+ + NO3-0,1M    0,1M

Câu 22: Pha loãng dung dịch KOH có pH = 13 bao nhiêu lần để được dung dịch có pH = 11?

A. 50.

B. 100. 

C. 20. 

D. 10.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi V, V’ lần lượt là thể tích dung dịch KOH trước và sau pha loãng.

Trước khi pha loãng  có pH = 13

→ pOH = 1

→ [OH] = 101M

→ nOH=101V(mol)

Sau khi pha loãng có pH = 11

→ pOH = 3

[OH] = 103M

→ nOH=103V'(mol)

Mà số mol OH không đổi

→ 101V=103V'V'=100V

→ Cần pha loãng gấp 100 lần.

Câu 23: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,1M; nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,1M. 

B. [H+] < [CH3COO-].

C. [H+] > [CH3COO-]. 

D. [H+] < 0,1M.

Đáp án: D

Giải thích:

CH3COOHH++CH3COO

→ [ H+] = [CH3COO ] < 0,1M

Câu 24: Trộn 150 ml dung dịch HCl 1M với 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,4M và NaOH 0,6M. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng có hiện tượng:

A. quỳ tím chuyển sang màu đỏ. 

B. quỳ tím chuyển sang màu xanh.

C. quỳ tím không đổi màu.  

D. không xác định được màu quỳ tím.

Đáp án: A

Giải thích:

nH+=0,15mol;nOH=0,1.(0,4.2+0,6)=0,14molnH+>nOH

→ Dung dịch sau phản ứng có môi trường axit.

→ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 25: Để trung hoà 100 gam dung dịch HCl 1,825% cần bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH)2 có pH bằng 13?

A. 500 ml.

B. 0,5 ml.

C. 250 ml. 

D. 50 ml.

Đáp án: A

Giải thích:

nHCl=100.1,825%36,5=0,05mol

nOH=0,05mol

Dung dịch trung hòa axit có pH = 13 → pOH = 1

[OH-] = 101M

→ nOH=0,1V(mol)

→ 0,05 = 0,1V

→ V = 0,5 lít = 500ml

Câu 26: Trộn 250 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH aM thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị a là

A. 0,13M. 

B. 0,12M.

C. 0,14M.

D. 0,10M.

Đáp án: B

Giải thích:

- Dung dịch sau khi trộn có pH = 12

→ axit phản ứng hết, kiềm dư.

Trắc nghiệm Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ có đáp án – Hóa lớp 11 (ảnh 1)

Câu 27: Cho các dung dịch HCl, H2SO4 và CH3COOH có cùng giá trị pH. Sự sắp xếp nào sau đây đúng với giá trị nồng độ mol của các dung dịch trên ?

A. HCl < H2SO4 < CH3COOH

B. H2SO4 < HCl < CH3COOH

C. H2SO4 < CH3COOH < HCl

D. CH3COOH < HCl < H2SO4

Đáp án: B

Giải thích:

Các dung dịch HCl; H2SO4; CH3COOH có cùng giá trị pH → [H+] trong các dung dịch là như nhau (đặt là aM)

Ta có:

Trắc nghiệm Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ có đáp án – Hóa lớp 11 (ảnh 1)

Do CH3COOH là chất điện li yếu nên nồng độ ban đầu của CH3COOH > a (M).

Vậy nồng độ mol của H2SO4 < HCl < CH3COOH 

Câu 28: Nhỏ phenolphtalein vào dung dịch NaOH loãng. Nhỏ tiếp từ từ dung dịch HCl loãng dến dư. Hiện tượng xảy ra là

A. dung dịch từ màu xanh dần chuyển thành màu hồng.

B. dung dịch từ màu hồng dần chuyển thành màu xanh.

C. dung dịch từ màu xanh chuyển thàng không  màu.

D. dung dịch từ màu hồng chuyển thành không màu.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi nhỏ dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NaOH loãng  → dung dịch có màu hồng.

Nhỏ tiếp từ từ dung dịch HCl loãng đến dư → dung dịch chuyển từ màu hồng sang không màu.

Câu 29: Trộn hai dung dịch Ba(HCO3)2 và NaHSO4 có cùng nồng độ mol với nhau theo tỉ lệ thể tích 1 : 1 thu được kết tủa và dung dịch. Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện li của nước, các ion có mặt trong dung dịch Y là

A. Na+ và SO42

B. Ba2+, HCO3 và Na+

C. Na+ và HCO3

D. Na+, HCO3 và SO42

Đáp án: C

Giải thích:

Phương trình hóa học:

Ba(HCO3)2 + NaHSO4 → BaSO4↓ + NaHCO3 + CO2↑ + H2O

→ Các ion có mặt trong dung dịch Y là Na+,HCO3.

Câu 30: Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển màu xanh ?

A. NaCl. 

B. NH4Cl.

C. Na2CO3.

D. FeCl3.

Đáp án: C

Giải thích:

Muối Na2CO3 tạo bởi cation của kim loại mạnh và anion của gốc axit yếu nên có hiện tượng thủy phân của gốc axit tạo môi trường bazơ → quỳ tím hóa xanh.

Na2CO3 → 2Na++CO32

CO32+H2OHCO3+OH

Bài 31: Chọn câu trả lời đúng, khi nói về muối axit :

A. Dung dịch muối có pH < 7.

B. Muối cố khả năng phản ứng với bazơ.

C. Muối vẫn còn hiđro trong phân tử.

D. Muối mà gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phân li tạo proton trong nước.

Đáp án: D

Bài 32: Cho 10 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. thể tích dung dịch NaOH 1M cần đẻ trung hòa dung dịch X là

A. 10 ml.   

B. 15 ml.   

C. 20 ml.   

D. 25 ml.

Đáp án: C

Bài 33: Dung dịch A có chứa 5 ion :Mg2+ ,Ba2+ ,Ca2+ và 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3 . Thêm dần V ml dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là

A. 150 ml.   

B. 300 ml.   

C. 200 ml.   

D. 250 ml.

Đáp án: A

Bài 34: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M vá H2SO4 0,15M với 300 ml dung dịch

Ba(OH)2 nồng độ aM, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 1. Giá trị của a và m lần lượt là

A. 0,15 và 2,330  

B. 0,10 và 6,990.

C.0,10 và 4,660   

D. 0.05 và 3,495

Đáp án: D

Bài 35: Cho 300 ml dung dịch chứa H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M tác dụng với V ml dung dịch NaOH 0,2 M và KOH 0,29M thu được dung dịch có pH = 2. Giá trị của V là

A. 134.   

B. 147.   

C. 114.   

D. 169.

Đáp án: A

Bài 36: Dung dịch có pH = 7 là:

A. NH4Cl.          

B. CH3COONa.

C. C6H5ONa.          

D. KClO3.

Đáp án: D

Bài 37: Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển màu xanh ?

A. NaCl.          

B. NH4Cl.

C. Na2CO3.          

D. FeCl3.

Đáp án: C

Bài 38: Hãy cho biết dãy các dung dịch nào sau đây có khả năng đổi màu quỳ tím sang đỏ (hồng) ?

A. CH3COOH, HCl và BaCl2.

B. NaOH, Na2CO3 và Na2SO3.

C. H2SO4, NaHCO3 và AlCl3.

D. NaHSO4, HCl và AlCl3.

Đáp án: D

Bài 39: Cho các dung dịch muối: Na2CO3 (1), NaNO3 (2), NaNO2 (3), NaCl (4), Na2SO4 (5), CH3COONa (6), NH4HSO4 (7), Na2S (8). Những dung dịch muối làm quỳ hoá xanh là :

A. (1), (2), (3), (4).          

B. (1), (3), (5), (6).

C. (1), (3), (6), (8).          

D. (2), (5), (6), (7).

Đáp án: C

Bài 40: Cho các muối sau đây: NaNO3; K2CO3; CuSO4; FeCl3; AlCl3; KCl. Các dung dịch có pH = 7 là :

A. NaNO3; KCl.

B. K2CO3; CuSO4; KCl.

C. CuSO4; FeCl3; AlCl3.

D. NaNO3; K2CO3; CuSO4.

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li có đáp án

Trắc nghiệm Ankan có đáp án

Trắc nghiệm Xicloankan có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập ankan và xicloankan

1 2586 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: