TOP 40 câu Trắc nghiệm Axit cacboxylic (có đáp án 2023) - Hóa 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 45: Axit cacboxylic có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 11 .

1 4,139 12/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 45: Axit cacboxylic

Bài giảng Hóa học lớp 11 Bài 45: Axit cacboxylic

Bài 1: Các sản phẩm thu được khi đốt cháy hoàn toàn 3 gam axit hữu cơ X được dẫn lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch NaOH. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 1,8 gam và khối lượng bình 2 tăng 4,4 gam. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOH.

B. C2H5COOH.

C. CH3COOH.

D. A hoặc B hoặc C.

Đáp án: C

Giải thích:

Khối lượng bình 1 tăng chính là khối lượng H2O, khối lượng bình 2 tăng chính là khối lượng CO2.

Theo bài ra ta lại có:

nCO2 = nH2O = 0,1 mol  

BTKL:

mO = 3 – 0,1.12 – 0,1.2= 1,6 g

=> nO = 0,1  mol

Bảo toàn O có

nX = 12.nO(X)=0,05mol

MX=30,05=60 

Vậy công thức cấu tạo của X là CH3COOH.

Bài 2: Đốt cháy 14,6 gam một axit no đa chức Y ta thu được 0,6 mol CO2 và 0,5 mol nước. Biết mạch cacbon là mạch thẳng. Cho biết công thức cấu tạo của Y

A. HOOC-COOH 

B. HOOC-CH2-COOH

C. HOOC-C(CH2)2-COOH

D. HOOC-(CH2)4-COOH

Đáp án: D

Giải thích:

Do axit đa chức => có 2 nhóm COOH trở lên

Mà axit mạch thằng => có không quá 2 nhóm COOH

=> Axit no, 2 chức, mạch thẳng CnH2n-2O4

=>naxit = nCO2 – nH2O = 0,1 mol

=> n = 6 => CTPT C6H10O4

=> HOOC-(CH2)4-COOH

Bài 3: Đốt cháy hết 1 thể tích hơi axit hữu cơ A được 3 thể tích hỗn hợp CO2 và hơi nước khi đo cùng điều kiện. Công thức cấu tạo của A là

A. HCOOH.

B. CH3COOH. 

C. HOOC - COOH.        

D. HOOC - CH2 - COOH.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có sơ đồ:

Trắc nghiệm Axit cacboxylic có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

=> x + 0,5y = 3

=> x = 2 và y =2 thỏa mãn.

Vậy công thức cấu tạo của A là HOOC - COOH.

Bài 4: Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, thu được 17,8 gam muối. Khối lượng của axit có số nguyên tử cacbon ít hơn có trong X là

A. 3,0 gam. 

B. 4,6 gam. 

C. 7,4 gam. 

D. 6,0 gam.

Đáp án: D

Giải thích:

Tăng giảm khối lượng

 => n axit17,813,422=0,2 mol

=> M¯=13,40,2 = 67  

=> X chứa CH3COOH và C2H5COOH 

Gọi số mol CH3COOH và C2H5COOH  lần lượt là x và y

 => x + y = 0,2 và  60x + 74y = 13,4

=>  x = 0,1  

=> Khối lượng CH3COOH =  60.0,1 = 6g.

Bài 5: Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3, tên gọi của X là

A. axit fomic. 

B. metyl fomat.

C. axit axetic.

D. ancol propylic.

Đáp án: C

Giải thích:

X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3 nên X là axit.

Lại có MX = 60. Vậy X là axit axetic (CH3COOH).

Bài 6: Hỗn hợp X gồm 2 axit no A1 và A2. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X thu được 11,2 lít CO2 (đkc). Để trung hòa 0,3 mol X cần 500 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của 2 axit là

A. HCOOH và C2H5COOH.

B. CH3COOH và C2H5COOH.

C. HCOOH và HOOC - COOH. 

D. CH3COOH và HOOC - CH2  - COOH.

Đáp án: C

Giải thích:

0,3 mol X + 0,5 mol NaOH  

=> X chứa 0,2 mol axit 2 chức và 0,1 mol axit đơn chức

Số C trung bình là 0,50,3= 1,67  

=> Axit đơn chức là HCOOH

=> Số C của axit còn lại là 0,50,1.10,2=2

=> Axit HOOC-COOH

Bài 7: Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no, mạch hở Y và Z (phân tử khối của Y nhỏ hơn phân tử khối của Z). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O. Mặt khác nếu a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch  NaHCO3  thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần %  theo khối lượng của Y trong  X là:

A. 46,67%

 B. 40% 

C. 25,41%

D. 74,59%

Đáp án: C

Giải thích:

Đốt a mol X  a mol H2  

=> Cả Y và Z đều chứa 2 nguyên tử H

a mol X + Na2CO3    1,6a  mol CO2  

=> Y là axit đơn chức, Z là axit 2 chức

Từ đó, Y là HCOOH; Z là HOOC-COOH

Dễ thấy  nHOOC-COOH = 0,6a  mol ;

nHCOOH = 0,4a  mol

=> % m HCOOH0,4.460,4.46+0,6.90=25,41%

Bài 8: Đốt cháy hết 1 thể tích hơi axit A thu được 2 thể tích CO2 đo ở cùng điều kiện, A là

 A. HCOOH.

B. HOOC - COOH. 

C. CH3COOH.

D. B và C đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

1A    2CO2  

=> A chứa 2 nguyên tử C

Theo các đáp án đã cho  

=> A là HOOC-COOH hoặc CH3COOH.

Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,44 gam một axit hữu cơ, sản phẩm cháy cho hấp thụ hoàn toàn vào bình 1 đựng P2O5, bình 2 đựng dung dịch KOH. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 0,36 gam và bình 2 tăng 0,88 gam. Công thức phân tử của axit là

A. C4H8O2.

B. C5H10O2.

C. C2H6O2.

D. C2H4O2.

Đáp án: A

Giải thích:

Khối lượng bình 1 tăng là khối lượng H2O; khối lượng bình 2 tăng là khối lượng CO2.

Ta có:  

nH2O=0,3618=0,02mol;nCO2=0,8844=0,02mol

Vậy axit là no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2

BTKL:

maxit+mO2(p/u)=mCO2+mH2OmO2(p/u)=0,88+0,360,44=0,8mol

Bảo toàn nguyên tố O có:

2.naxit+2.nO2p/u=2.nCO2+nH2Onaxit=5.103molMaxit=0,445.103=88=14n+32n=4. 

Vậy công thức phân tử của axit là C4H8O2.

Bài 10: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lit khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và a mol H2O.  Giá trị của a là:

A. 0,3

B. 0,2

C. 0,6

D. 0,8

Đáp án: C

Giải thích:

- Xét phản ứng của hỗn hợp X với NaHCO3:

Bảo toàn nguyên tố:

n-COOH trong X = nCO2 = 0,7 mol

=> n O trong X = 1,4 mol

- Xét phản ứng đốt cháy hỗn hợp X:

BTNT:

nO trong X + 2nO2 = 2nCO2  + nH2O

=> nH2O = 1,4  + 0,4.2 - 0,8.2

= 0,6 mol.

Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với  30 ml dung dịch NaOH 1 M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là:

A. C2H5COOH

B. CH3COOH

C. C3H5COOH

D. C2H3COOH

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi nCxHyCOOH = a ; nCxHyCOOCH3 = b ; nCH3OH = c

Bảo toàn khối lượng:

m O trong X = 2,76 –12. nCO2 – 2.nH2O = 1,12g

=> n O trong X = 0,07 mol

BTNT oxi: 2a  +2b + c = 0,07 (1)

Mà  X +  0,03 mol NaOH

=> a + b = 0,03 (2)

nCH3OH = 0,03

=> b + c = 0,03 (3)

 Từ (1), (2) và 3

=> a = c = 0,01; b = 0,02.

Gọi gốc CxHy là R

=> 0,01.(MR + 45) + 0,02.(MR + 44 + 15) +  0,01.32 = 2,76  

=> MR = 27

=> R: C2H3

Vậy axit là C2H3COOH.

Bài 12: Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ đơn chức, mạch hở, là đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 3,136 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của 2 axit trong X là:

A. HCOOH, CH3COOH                                   

B. HCOOH, C2H3COOH

C. CH3COOH, C2H5COOH                              

D. C2H5COOH, C3H7COOH

Đáp án: C

Giải thích:

- Xét phản ứng của X với NaHCO3:

Ta có:

n-COOH = nCO2=1,1222,4= 0,05 mol,

mà axit đơn chức  => naxit = 0,05 mol

- Xét phản ứng đốt cháy X:

C¯=nCO2naxit=0,140,05=2,8

Vậy 2 axit lần lượt là CH3COOH và C2H5COOH.

Bài 13: Ngày 2/4/ 2019, trang web của thành phố Osaka đã đăng tải thông tin về việc thu hồi sản phẩm tương ớt Chin-su nhập khẩu từ Việt Nam chứa axit benzoic – một hóa chất bị cấm sử dụng trong tương ớt Nhật Bản.Công thức phân tử của axit benzoic là

A. C6H6O2

B. C7H8O2

C. C7H6O

D. C7H6O2

Đáp án: D

Giải thích: Axit benzoic: C6H5COOH hay CTPT: C7H6O2.

Bài 14: A là axit no hở, công thức CxHyOz. Mối quan hệ giữa x, y và z là

A. y = 2x – z + 2.

B. y = 2x.

C. y= 2x – z.

D. y = 2x + z – 2.

Đáp án: A

Giải thích:

Do A là axit no hở nên tổng số liên kết bằng số nhóm –COOH

Suy ra:

z2=2x+2y2y=2xz+2

Bài 15: Trung hòa 400 ml dung dịch axit axetic 0,5M bằng dung dịch NaOH 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là          

A. 100 ml.             

B. 200 ml.             

C. 300 ml.             

D. 400 ml.

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Axit cacboxylic có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

VNaOH = 0,2 : 0,5 = 0,4 lít = 400 ml

Bài 16: Đốt cháy hoàn toàn a gam axit cacboxylic không no, đơn chức, mạch hở trong gốc hidrocacbon có chứa 2 liên kết p còn lại là liên kết d thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 1,8 (g) H2O. Giá trị của a là:

A. 3,5. 

B. 11,2.

C. 8,4.

D. 7,0.

Đáp án: D

Giải thích:

Vì axit có tổng cộng 3 liên kết π (2 liên kết pi ở gốc hidrocacbon; 1 liên kết pi ở nhóm – COOH) nên:

nCO2nH2O=2naxit   naxit=0,30,12=0,1nOtrong  axit=0,2(mol)

BTKLa=m(C,H,O)

= 0,3.12 +0,1.2 + 0,2.16 = 7 (gam)

Bài 17: Đốt cháy hoàn toàn m gam một axit cacboxylic no (mạch cacbon hở và không phân nhánh), thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Giá trị của m là:

A. 0,6.

B. 1,46.

C. 2,92.

D. 0,73.

Đáp án: B

Giải thích:

Vì mạch cacbon là thẳng nên chỉ xảy ra axit là đơn chức hoặc 2 chức.

nCO2=0,06  (mol)nH2O=0,05  (mol) nên axit là 2 chức

naxit=nCO2nH2O=0,060,05=0,01(mol)nOtrong  oxit=0,01.4=0,04(mol)

BTKLm=0,06.12+0,05.2+0,04.16=1,46(gam)       

Bài 18: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là:

A. 3,60.

B. 1,44.

C. 1,80.

D. 1,62.

Đáp án: B

Giải thích:

X+NaHCO3nCO2=0,06mol=nCOOHnOX=0,12(mol)

Xét phản ứng đốt cháy:

BTNT.oxi0,12+0,09.2=0,11.2+a18a=1,44(gam)

Bài 19: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Cu, CuO, HCl.

B. NaOH, Cu, NaCl.

C. Na, NaCl, CuO.

D. NaOH, Na, CaCO3.

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Axit cacboxylic có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

CH3COOH không tác dụng với NaCl, Cu, HCl

Bài 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp các axit thuộc dãy đồng đẳng axit acrylic rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 350 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 25,4 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là:

A. 9,80. 

B. 11,40. 

C. 15,0.

D. 20,8.

Đáp án: B

Giải thích:

nCa2+=0,35(mol)nCaCO3=0,1(mol)BTNT.CanCa(HCO3)2=0,25(mol)nC=0,6(mol)

Δm=0,6.44+mH2O10=25,4nH2O=0,5(mol)

naxit=nCO2nH2O=0,1(mol)

nOtrong axit=2nX=0,2maxit=mC+H+O=0,6.12+0,5.2+0,2.16=11,4(gam)

Bài 21: Để trung hòa 0,2 mol hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic cần 200 gam dung dịch NaOH 6%. X gồm có

A. 2 axit cùng dãy đồng đẳng.  

B. 1 axit đơn chức, 1 axit hai chức.     

C. 2 axit đa chứC. 

D. 1 axit đơn chức, 1 axit đa chứC.

Đáp án: D

Giải thích:

mNaOH = 200. 6100= 12 gam

=> nNaOH = 12 : 40 = 0,3 mol

Ta thấy nNaOH : nAxit = 0,3 : 0,2 = 1,5

=> X gồm axit đơn chức và 1 axit đa chức

Bài 22: Trung hòa hoàn toàn 1,8 gam một axit hữu cơ đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được 2,46 gam muối khan. Axit là

A.  HCOOH.

B. CH2=CHCOOH. 

C. CH3CH2COOH.

D. CH3COOH.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có sơ đồ: RCOOH → RCOONa

Cứ 1 mol RCOOH phản ứng tạo 1 mol

→ m tăng = 22 gam

Cứ a mol RCOOH phản ứng tạo a mol  có

tăng = 2,46 - 1,8 = 0,66 gam     

a=0,6622=0,03  mol 

=> naxit = 0,03 mol

=> Maxit = 1,8 : 0,03 = 60 

Vậy axit là CH3COOH.

Bài 23: Cho 0,1 mol axit hữu cơ X tác dụng với 11,5 gam hỗn hợp Na và K thu được 21,7 gam chất rắn và thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là

A. (COOH)2.

B. CH3COOH.

C. CH2(COOH)2.

D. CH2=CHCOOH.

Đáp án: C

Giải thích:

nH2 = n= 0,1 mol

=> X có 2 nhóm -COOH

BTKL:

m+ mK, Na = m chất rắn + mH2 

=> mX + 11,5 = 21,7 + 0,1.2

=> mX = 10,4 gam

=> MX = 10,4 : 0,1 = 104

Vậy axit là HOOC-CH2-COOH

Bài 24: Chia hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ đơn chức mạch hở, là đồng đẳng kế tiếp thành 3 phần bằng nhau.

Phần 1: tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc).

Phần 2: đốt cháy hoàn toàn X thu được 6,272 lít CO2 (đktc).

Phần 3: tác dụng vừa đủ với etylen glicol thu được m gam hỗn hợp 3 este không chứa nhóm chức khác. Giá trị của m là:

A. 9,82  

B. 9,32        

C. 8,47       

D. 8,42

Đáp án: D

Giải thích:

+ Phần 1:

RCOOH + NaHCO3 → RCOONa + H2O + CO2

=> naxit = nCO2 = 0,1 mol

+ Phần 2: nCO2 = 0,28 mol

=> Ctb = nCO2 : naxit = 0,28 : 0,1 = 2,8

Mà 2 axit là các axit no, đơn chức, mạch hở nên công thức trung bình là: C2,8H5,6O2 

+ Phần 3:

Trắc nghiệm Axit cacboxylic có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

BTKL:

este = maxit + mancol - mH2O 

= 0,1.71,2 + 0,05.62 - 0,1.18

= 8,42 g

Bài 25: A và B là 2 axit cacboxylic đơn chức. Trộn 1,2 gam A với 5,18 gam B được hỗn hợp X. Để trung hòa hết X cần 90 ml dung dịch NaOH 1M. A, B lần lượt là

A.  Axit propionic, axit axetic.  

B. Axit axetic, axit propionic.

C. Axit acrylic, axit propionic. 

D. Axit axetic, axit acrylic.

Đáp án: B

Giải thích:

Do các axit đơn chức nên ta có: n axit = nNaOH = 0,09 mol

Gọi khối lượng mol của 2 axit lần lượt là A và B (g/mol).

=> 1,2A+5,18B=0,09 (*)

Mà khối lượng mol trung bình của hỗn hợp:

Mtb = (5,18 + 1,2) : 0,09 = 70,89

=> Axit có PTK nhỏ hơn có M < 70,89

=> HCOOH hoặc CH3COOH

Thay A = {46; 60} hoặc B = {46; 60} vào (*) thấy

A = 60 (CH3COOH);

B = 74 (C2H5COOH) thỏa mãn

Bài 26: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH2=CHCOOH. 

B. CH3COOH.

C. HC≡CCOOH.

D. CH3CH2COOH.

Đáp án: A

Giải thích:

Đặt công thức của X là RCOOH: a (mol)

2RCOOH → (RCOO)2Ca

2 mol                1 mol      

→ m tăng = 38 gam

 0,08 ←                           

 m tăng = 1,52 gam

=> MX = 5,76 : 0,08 = 72

=> R + 45 = 72

=> R = 27 (CH2=CH-)

Vậy công thức của X là CH2=CH-COOH

Bài 27: Cho 0,15 mol axit hữu cơ X tác dụng với 4,25 gam hỗn hợp Na và K thu được 13,1 gam chất rắn và thấy thoát ra 1,68 lít khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOH

B. CH3COOH       

C. C2H5COOH     

D. CH2=CHCOOH

Đáp án: B

Giải thích:

nH2 = 1,68 : 22,4 = 0,075 mol

BTKL:

axit + mNa, K = m muối + mH2

=> m axit + 4,25 = 13,1 + 0,075.2

=> m axit = 9 gam

=> M axit = 9 : 0,15 = 60

Vậy axit là CH3COOH

Bài 28: Cho axit axetic có nồng độ x% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH có nồng độ 10% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 10,25%. Vậy x có giá trị là: 

A. 20% 

B. 16% 

C. 17%

D. 15%

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Axit cacboxylic có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

mdd=mddCH3COOH+mddNaOH=1.60.100x+1.40.10010=6000x+400

Mặt khác:

10,25%=82400+6000x.100%x=15%

Bài 29: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là:

A. 10,12

B. 6,48

C. 8,10

D. 16,20

Đáp án: B

Giải thích:

nHCOOH nCH3COOH = 0,05 mol

nC2H5OH = 0,125 mol

⇒ Ancol dư

Vậy hỗn hợp este gồm:

nHCOOC2H5=nCH3COOC2H5=0,05.80%=0,04mol

⇒ m = 6,48 gam

Bài 30: Để trung hòa a mol axit cacboxylic A cần 2a mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol A thu được 3a mol CO2. A có công thức phân tử là

A. C3H4O2. 

B. C3H6O2. 

C. C6H10O4.          

D. C3H4O4.

Đáp án: D

Giải thích:

nNaOH : nA = 2 : 1  

=> A có 2 nhóm COOH

nCO2 : nA = 3 : 1  

=> A có 3 C

=> A là HOOC - CH2  - COOH (công thức phân tử: C3H4O4)

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác :

Trắc nghiệm Ancol có đáp án

Trắc nghiệm Phenol có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol có đáp án

Trắc nghiệm Anđehit - xeton có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Anđehit, xeton và axit cacboxylic có đáp án

1 4,139 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: