TOP 40 câu Trắc nghiệm Mở đầu về hóa học hữu cơ (có đáp án 2023) – Hóa 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 11 Bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 11 Bài 20.

1 1,116 12/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ

Bài giảng Hóa 11 Bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ

Câu 1: Dựa theo thành phần các nguyên tố hợp chất hữu cơ được phân thành các loại nào?

A. Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức.

B. Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.

C. Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích: Dựa theo thành phần các nguyên tố tạo nên hợp chất hữu cơ. Có thể phân hợp chất hữu cơ thành hai loại chính là hiđrocacbondẫn xuất của hiđrocacbon.

Câu 2: Hợp chất chứa một liên kết p trong phân tử thuộc loại hợp chất

A. không no.                 

B. mạch hở.                   

C. thơm.              

D. no hoặc không no.

Đáp án: A

Giải thích: Hợp chất chứa một liên kết p trong phân tử thuộc loại hợp chất không no

Câu 3: Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố

A. cacbon                   

B. hiđro                       

C. oxi                         

D. nitơ.

Đáp án: A

Giải thích: Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, hay gặp hiđro, oxi, nitơ, sau đó đến halogen, lưu huỳnh,...

Câu 4: Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon?

A. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br.

B. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH.

C. CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3.

D. HgCl2, CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br.

Đáp án: B

Giải thích:

A. Sai vì NaCl là hợp chất vô cơ.

B. Đúng.

C. Sai vì CH3CH3 là hiđrocacbon.

D. Sai vì HgCl2 là hợp chất vô cơ.

Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại chất hữu cơ?

A. Al4C3                   

B. CH4                      

C. CO                        

D. Na2CO3.

Đáp án: B

Giải thích:

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon trừ CO; CO2; axit cacbonic; muối cacbonat; cacbua kim loại…

Vậy CH4 là hợp chất hữu cơ.

Câu 6: Liên kết hóa học trong phân tử chất hữu cơ chủ yếu là liên kết

A. cộng hóa trị                   

B. ion                       

C. kim loại                      

D. hiđro.

Đáp án: A

Giải thích: Được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố phi kim có độ âm điện khác nhau không nhiều, nên liên kết hóa học trong phân tử các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.

Câu 7: Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi không khí thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Điều đó chứng tỏ phân tử chất X

A. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N.

B. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, có thể có các nguyên tố O, N.

C. chỉ có các nguyên tố C, H.

D. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, N.

Đáp án: B

Giải thích:

Chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, có thể có các nguyên tố O, N.

Chưa thể chắc chắn có O và N. Vì có thể là O2 và N2 trong không khí

Câu 8: Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường

A. xảy ra nhanh và tạo ra hỗn hợp sản phẩm.

B. xảy ra chậm và tạo ra một sản phẩm duy nhất.

C. xảy ra chậm và tạo ra hỗn hợp sản phẩm.

D. xảy ra nhanh và tạo ra một sản phẩm duy nhất.

Đáp án: C

Giải thích: Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một điều kiện, nên tạo ra hỗn hợp sản phẩm.

Câu 9: Chất nào sau đây là dẫn xuất của hiđrocacbon?

A. CH4                 

B. C2H6                                    

C. C6H6                          

D. C3H6Br.

Đáp án: D

Giải thích: Dẫn xuất hiđrocacbon là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có nguyên tử nguyên tố khác thay thế nguyên tử hiđro của hiđrocacbon.

Câu 10: Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ là

A. tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ.

B. nhiêt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.

C. liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion.

D. thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.

Đáp án: D

Giải thích:

A. Sai. Phần lớn các hợp chất hữu cơ không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

B. Sai. Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi).

C. Sai. Liên kết hóa học trong phân tử các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị

D. Đúng. Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.

Câu 11: Mục đích phân tích định tính chất hữu cơ là

A. Tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ.

B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.

C. Xác định phân tử khối của chất hữu cơ.

D. Xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

Đáp án: D

Giải thích: Mục đích phân tích định tính chất hữu cơ là xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

Câu 12: Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là

A. xác định nhiệt độ sôi của chất hữu cơ.

B. xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

C. xác định cấu tạo của chất hữu cơ.

D. xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

Đáp án: B

Giải thích: Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

Câu 13: Oxi hóa hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ X, thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Khối lượng nguyên tố oxi trong 6 gam X là

A. 2,4 gam.                   

B. 1,6 gam.                  

C. 3,2 gam                     

D. 2,0 gam.

Đáp án: B

Giải thích:

nCO2=6,7222,4=0,3   molnH2O=7,218=0,4  mol

mX = mC + mH + mO

= 12.nCO2 + 2.nH2O + mO

12.0,3 + 2.0,4 + mO = 6

mO = 1,6 gam

Câu 14: Hai chất CH3COOH và CH2=CHCH2COOH giống nhau về

A. công thức phân tử.                                      

B. công thức cấu tạo.

C. loại liên kết hóa học.                                   

D. loại nhóm chức.

Đáp án: D

Giải thích: Hai chất đều có nhóm chức -COOH.

Câu 15: Oxi hóa hoàn toàn 1,5 gam hợp chất hữu cơ X, thu được 0,224 lít N2 và 0,896 lít CO2 (các khí đều đo ở đktc) và 0,9 gam H2O. Khối lượng nguyên tố oxi trong 1,5 gam X là

A. 0,32 gam                

B. 0,16 gam                   

C. 0,64 gam                 

D. 0,78 gam.

Đáp án: C

Giải thích:

nCO2=0,89622,4=0,04  mol; nH2O=0,918=0,05  mol;nN2=0,22422,4=0,01  mol

mX = mC + mH + mO  + mN

= 12. nCO2+ 2.nH2O + 28.nN2+ mO

12.0,04 + 2.0,05 + 28.0,01 + mO = 1,5

mO = 0,64 gam

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 8,2 gam hợp chất hữu cơ X, thu được 3,36 lít CO2 (đktc), 5,3 gam Na2CO3 và 2,7 gam H2O. Khối lượng nguyên tố oxi trong 8,2 gam X là

A. 6,1 gam.                   

B. 3,8 gam.                   

C. 5,5 gam.                    

D. 3,2 gam.

Đáp án: D

Giải thích:

nCO2=3,3622,4=0,15  mol; nH2O=2,718=0,15  mol;nNa2CO3=5,3106=0,05  mol

mX = mC + mH + mO  + mNa

= 12.(nNa2CO3+ nCO2) + 2.nH2O + 23.2. nNa2CO3+ mO

12.(0,15 + 0,05) + 2.0,15 + 46.0,05 + mO = 8,2

mO = 3,2 gam

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Dẫn sản phẩm chảy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đụng dung dịch KOH dư, sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 7,2 gam, khối lượng bình (2) tăng 17,6 gam. Thành phần phần tram khối lượng oxi trong X là

A. 36,36%               

B. 27,27%       

C. 40,91%                 

D. 54,54%.

Đáp án: A

Giải thích:

m bình (1) tăng = nH2O= 7,2 gam → mH = 0,8 gam

m bình (2) tăng = nCO2= 17,6 → mC = 4,8 gam

→ mO = mX – mH – mC = 8,8 – 0,8 – 4,8 = 3,2 gam

→ %mO = 3,28,8.100 = 36,36%

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đụng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 5,4 gam, ở bình (2) có 30 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là

A. 16,62%               

B. 45,95%                

C. 28,85%                 

D. 43,24%.

Đáp án: D

Giải thích:

m bình (1) tăng = mH2O = 5,4 gam → mH = 0,6 g

nCaCO3= nCO2= 0,3 mol → mC = 3,6 g

→ mO = mX – mC – mH = 7,4 – 0,6 – 3,6 = 3,2 g

→ %mO = 3,27,4.100 = 43,24%

Câu 19: Để phân biệt nhanh hợp chất hữu cơ với chất vô cơ có thể dựa vào dấu hiệu

A. Hợp chất hữu cơ kém bền nhiệt, có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp không ổn định.

B. Các hợp chất hữu cơ khi đốt thì cháy, còn chất vô cơ thì không cháy.

C. Phản ứng của hợp chất hữu cơ chậm và xảy ra theo nhiều hướng khác nhau.

D. Khi đốt cháy không hoàn toàn thì sinh ra muội than.

Đáp án: D

Giải thích: Để phân biệt nhanh hợp chất hữu cơ với chất vô cơ có thể dựa vào dấu hiệu đốt cháy không hoàn toàn thì sinh ra muội than.

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,8 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là

A. 26,67%               

B. 56,67%                

C. 53,33 %                 

D. 37,04%.          

Đáp án: C

Giải thích:

nCaCO3=nCO2 = 0,1 mol → mCO2= 0,1.44 = 4,4 gam

→ nC = nCO2 = 0,1 mol → mC = 0,1.12 = 1,2 gam

m dung dịch giảmmCaCO3(mCO2+mH2O)

mCO2+mH2O = 10 – 3,8 = 6,2 gam

mH2O = 6,2 – 0,1.44 = 1,8g → mH = 0,2 gam

→ mO = mX – mH – mC  = 3 – 0,2 – 1,2 = 1,6 gam

→ %mO =1,63.100 = 53,33%

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 4 gam hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2. Sau thí nghiệm, thu được 25 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 8,2 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng cacbon trong X là

A. 75%               

B. 60%                

C. 80 %                 

D. 90%.

Đáp án: D

Giải thích:

m dung dịch giảmmCaCO3(mCO2+mH2O)

mCO2+mH2O = 25 – 8,2 = 16,8 gam

Gọi nCO2= x mol; nH2O = y mol

→ 44x + 18y = 16,8 (1)

mX = mC + mH

→ 12x + 2y = 4 (2)

Từ (1) và (2) → x = 0,3; y = 0,2

→ %mC = 0,3.124100% = 90%

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là

A. 34,78%               

B. 69,56%                

C. 76,19 %                 

D. 67,71%

Đáp án: A

Giải thích:

nCO2=4,4822,4=0,2   mol; nH2O=5,418=0,3  mol;

nO2=6,7222,4 = 0,3 mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mXmO2=mCO2+mH2O

mX = 0,2.44 + 5,4 – 0,3.32 = 4,6 gam

Bảo toàn nguyên tố O:  nO (trong X)  + 2.nO2=2.nCO2+nH2O

→ nO (trong X)  + 2.0,3 = 2.0,2 + 0,3

→ nO (trong X)  = 0,1 mol

%mO =0,1.164,6.100 = 34,78%

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Cần vừa đủ 7,84 lít O2 (đktc), thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là

A. 16,62%               

B. 45,95%                

C. 28,85 %                 

D. 43,24%.

Đáp án: D

Giải thích:

nCO2=6,7222,4=0,2   mol; nH2O=5,418=0,3  mol;

nO2=7,8422,4 = 0,35 mol

Bảo toàn khối lượng có: mXmO2=mCO2+mH2O

→ mX = 0,3.44 + 5,4 – 0,35.32 = 7,4 gam

Có mX = mC (X) + mH(X) + mO (X)

→ mO(X) = 7,4 – 0,3.12 – 0,3.2 = 3,2 gam

→%mO = 3,27,4.100% = 43,24%

Câu 24: Chất nào sau đây là hiđrocacbon?

A. CH2O                        

B. C2H5Br                      

C. C6H6                          

D. CH3COOH.

Đáp án: C

Giải thích: Hiđrocacbon là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ chứa các nguyên tử cacbon và hiđro

Câu 25: Để xác định sự có mặt của cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ, người ta chuyển hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, rồi dùng các chất nào sau đây để nhận biết lần lượt CO2 và H2O?

A. CuCl2 khan, dung dịch Ca(OH)2

B. Dung dịch Ca(OH)2, CuSO4 khan.

C. Dung dịch Ca(OH)2, dung dịch CuSO4.

D. Ca(OH)2 khan, CuCl2 khan.

Đáp án: B

Giải thích:

- Dùng dung dịch Ca(OH)2 để nhận biết CO2 vì tạo kết tủa trắng

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO + H2O

- Dùng CuSO4 khan để nhận biết sự có mặt của H2O khi đó CuSO4 khan không màu sẽ chuyển thành màu xanh lam.

CuSO4 (không màu) + 5H2O → CuSO4.5H2O (màu xanh lam)

Câu 26: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là?

1. Thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.

2. Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.

3. Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

4. Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.

5. Dễ bay hơi, khó cháy.

6. Phản ứng hoá học xảy ra nhanh.

Nhóm các ý đúng là:

A. 4, 5, 6.                       

B. 1, 2, 3.                       

C. 1, 3, 5.                       

D. 2, 4, 6.

Đáp án: B

Giải thích:

Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là:

- Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, hay gặp hiđro, oxi, nitơ, sau đó đến halogen, lưu huỳnh,...

- Được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố phi kim có độ âm điện khác nhau không nhiều, nên liên kết hóa học trong phân tử các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.

- Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi).

- Phần lớn các hợp chất hữu cơ không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

- Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.

- Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một điều kiện, nên tạo ra hỗn hợp sản phẩm.

Câu 27: Oxi hóa hoàn toàn 6,15 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,25 gam H2O ; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (đkc). Phần trăm khối lượng của C, H, N và O trong X lần lượt là:

A. 58,5%; 4,1%; 11,4%; 26%.                    

B. 48,9%; 15,8%; 35,3%; 0%.

C. 49,5%; 9,8%; 15,5%; 25,2%.                 

D. 59,1%; 17,4%; 23,5%; 0%.

Đáp án: A

Giải thích:

nH2O= 2,25 : 18 = 0,125 mol

→ nH = 2.nH2O = 0,25 mol  → mH = 0,25 gam

nCO2= 6,72 : 22,4 = 0,3 mol = nC  → mC = 0,3.12 = 3,6 gam

nN2= 0,56 : 22,4 = 0,025 mol

→ nN = 0,025.2 = 0,05 mol  → mN = 0,05.14 = 0,7 gam

mO = mX – mC – mH - mO = 6,15 – 3,6 – 0,25 – 0,7 = 1,6 gam

%mC =3,66,15.100 = 58,5%

%mH =0,256,15.100 = 4,1%

%mN =0,76,15.100 = 11,4%

%mO =1,66,15.100 = 26%

Câu 28: Đốt cháy chất A (chỉ chứa C và H) rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng nước vôi dư. Thấy khối lượng bình 1 tăng 5,4g, bình 2 có 60g kết tủa. Phần trăm khối lượng của C và H trong A lần lượt là:

A. 78%; 22%.                  

B. 92,3%; 7,7%.             

C. 80%; 20%.       

D. 78,4%; 21,6%

Đáp án: B

Giải thích:

m bình (1) tăng = mH2O = 5,4 gam → mH = 0,6 g

nCaCO3=nCO2 = 0,6 mol → mC = 7,2 g

 mA = mC + mH = 7,2 + 0,6 = 7,8 gam

%mC = 7,27,8.100 = 92,3%

%mO = 100 – 92,3 = 7,7%

Câu 29: Cho các hợp chất sau: CH4; CHCl3; NaHCO3; NH4HCO3; C2H7N; HCN; CH3COONa; C12H22O11; (C2H3Cl)n; Al4C3; NaSCN.

Số chất hữu cơ là

A. 8                     

B. 7                     

C. 6                     

D. 5

Đáp án: C

Giải thích: Các hợp chất hữu cơ là: CH4; CHCl3; C2H7N; CH3COONa; C12H22O11; (C2H3Cl)n

Câu 30: Trong các chất sau đây, dãy nào là hiđrocacbon?

A. C2H2; C2H4; CH4; C6H6; C2H6                 

B. C3H6; C4H8; C3H8; C2H5OH; C5H12.

C. HCl; CH4; CO2; CO; NH3                       

D. H2S; CH3OH; P2O5; H2CO3; CCl4

Đáp án: D

Giải thích:

B. Sai vì C2H5OH là dẫn xuất của hiđrocacbon.

C. Sai vì HCl, CO2, CO, NH3 là hợp chất vô cơ.

D. Sai vì H2S, P2O5, H2CO3 là hợp chất vô cơ.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng có đáp án

Trắc nghiệm Công thức phân tử hợp chất hữu cơ có đáp án

Trắc nghiệm Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ có đáp án

Trắc nghiệm Phản ứng hữu cơ có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo có đáp án

1 1,116 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: