TOP 40 câu hỏi Trắc nghiệm Axit, bazơ và muối (có đáp án 2023) - Hóa 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 11 Bài 2: Axit, bazơ và muối có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 11.

1 5,274 12/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 2: Axit, Bazơ, Muối

Bài giảng Hóa 11 Bài 2: Axit, Bazơ, Muối

Câu 1: Chất nào sau đây là muối trung hòa?

A. HCl.

B. NaNO3.

C. NaHCO3.

D. NaHSO4.

Đáp án: B

Giải thích: Muối trung hòa là muối mà gốc axit không có khả năng phân li ra H+.

Câu 2: Axit nào sau đây là axit một nấc?

A. H2SO4

B. H2CO3

C. CH3COOH

D. H3PO4

Đáp án: C

Giải thích:

Axit 1 nấc là axit trong dung dịch chỉ phân li một nấc ra ion H+.

CH3COOHH++CH3COO

Câu 3: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Muối là những hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit.

B. Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion

C. Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra

D. Hiđroxit lưỡng tính khi tan vào nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.

Đáp án:

Giải thích: A sai vì theo thuyết A-rê-ni-ut muối là những hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại hoặc cation  và anion gốc axit.

Câu 4: Dãy các chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính ?

A. Zn(OH)2, Cu(OH)2.

B. Al(OH)3, Cr(OH)2.

C. Sn(OH)2, Pb(OH)2.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích: Các hiđroxit lưỡng tính thường gặp là Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Cu(OH)2, Cr(OH)2.

Câu 5: Khi cho 100ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch HNO3 xM, thu được dung dịch có chứa 7,6 gam chất tan. Giá trị của x là

A. 1,2. 

B. 0,8.

C. 0,6.

D. 0,5.

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình hóa học:

NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

nNaOH=0,1mol

Giả sử NaOH phản ứng hết

nNaNO3=0,1molmNaNO3=0,1.85=8,5 gam>7,6

→ Giả sử sai

→ HNO3 hết, NaOH dư

nHNO3=0,1x(mol)nNaNO3=0,1x(mol)

nNaOH = 0,1- 0,1x (mol)

7,6=0,1x.85+(0,10,1x).40x=0,8

Câu 6: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây đúng?

A. Bazơ là chất khi tan trong nước phân li cho anion.

B. Bazơ là những chất có khả năng phản ứng với axit.

C. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.

D. Bazơ là hợp chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH.

Đáp án: A

Giải thích: Theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li cho anion.

Câu 7: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các hiđroxit lưỡng tính ?

A. Al(OH)3, Zn(OH)2,Fe(OH)2                      

B.  Zn(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2

C. Al(OH)3, Fe(OH)2,Cu(OH)2                      

D. Mg(OH)2, Pb(OH)2, Cu(OH)2

Đáp án: B

Giải thích: Các hiđroxit lưỡng tính thường gặp là Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2.

Câu 8: Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M để phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaHCO3 0,2M ?

A. 100 ml.

B. 50 ml.

C. 40 ml.

D. 20 ml.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hóa học:

NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O

nNaHCO3=0,2. 0,05=0,01molnNaOH=0,01molVNaOH=0,010,5=0,02(l)

→ VNaOH = 20 ml.

Câu 9: Dung dịch X chứa 0,1 mol Cu2+; 0,3 mol Cl; 1,2 mol Na+ và x mol SO42. Khối lượng muối có trong dung dịch X là

A. 140,65 gam. 

B. 150,25 gam.

C. 139,35 gam. 

D. 97,45 gam.

Đáp án: D

Giải thích:

Bảo toàn điện tích ta có:

 nSO42=0,1.2+1,20,32= 0,55 mol.

Bảo toàn khối lượng muối ta có:

mMuối = 0,1.64 + 0,3.35,5 + 1,2.23 + 0,55.96 = 97,45 gam.

Câu 10: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al(OH)3.

B. KCl. 

C. KOH. 

D. H2SO4.

Đáp án: A

Giải thích: Nhôm hiđroxit có tính lưỡng tính vì vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ.

Câu 11: Chất nào sau đây là muối axit?

A. NaHSO4.

B. KCl. 

C. NaNO3.

D. K2SO4.

Đáp án: A

Giải thích: Vì NaHSO4 có khả năng phân li ra ion H+

Câu 12: Dung dịch X chứa m gam ba ion: Mg2+, NH4+, SO42. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 5,8 gam kết tủa. Phần 2 đun nóng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 77,4.

B. 43,8.

C. 21,9.

D. 38,7.

Đáp án: B

Giải thích:

Dung dịch X chứa 2 muối MgSO4 và (NH4)2SO4

- Phần 1: tác dụng với KOH

(NH4)2SO4 + 2KOH → 2NH3↑ + K2SO4 + 2H2O

MgSO4 + 2KOH → Mg(OH)2↓ + K2SO4

nMg(OH)2=0,1molnMgSO4=0,1mol

- Phần 2: tác dụng với NaOH

(NH4)2SO4 + 2NaOH → 2NH3↑ + Na2SO4 + 2H2O

MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + Na2SO4

nNH3=0,15moln(NH4)2SO4=0,075mol

m=2.(0,1.120+0,075.132)=43,8  gam

Câu 13: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol ; 0,15 mol và 0,05 mol . Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là

A. 33,8 gam

B. 28,5 gam

C. 29,5 gam

D. 31,3 gam

Đáp án: A

Giải thích:

Bảo toàn điện tích ta có:

a=0,1.1+0,15.2+0,05.20,15.1=0,35mol

mmuối = mcation  + manion

→ mmuối = 0,35.23 + 0,15.39 + 0,1.61 + 0,15.60 + 0,05.96 = 33,8 gam

Câu 14: Khi cô cạn dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; x mol và y mol  thu được 23,7 gam muối. Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,1 và 0,15.

B. 0,05 và 0,175.

C. 0,3 và 0,05. 

D. 0,2 và 0,1.

Đáp án: D

Giải thích:

Bảo toàn điện tích ta có:

nNa++2nMg2+=nCl+2nSO420,2+2.0,1=x+2yx+2y=0,4  (1)

Bảo toàn khối lượng muối ta có:

mmuối = mcation  + manion

23,7=0,2.23+0,1.24+35,5x+96y35,5x+96y=16,7(2)

Từ (1) và (2)

→ x = 0,2 mol; y = 0,1 mol

Câu 15: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

A. 1. 

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: C

Giải thích: Các hiđroxit lưỡng tính thường gặp là Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Cu(OH)2, Cr(OH)2.

Câu 16: Dung dịch chất A làm quỳ tím ngả màu xanh, còn dung dịch chất B không làm đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn dung dịch của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. A và B có thể là:

A. NaOH và K2SO4.

B. K2CO3 và Ba(NO3)2

C. KOH và FeCl3

D. Na2CO3 và KNO3.

Đáp án: B

Giải thích:

Dung dịch của chất A làm qùy tím ngả màu xanh → dung dịch A là có môi trường bazơ.

Dung dịch của chất B không  làm qùy tím đổi màu → B là có môi trường trung tính.

Trộn 2 dung dịch A và B xuất hiện kết tủa → Đáp án B thỏa mãn

K2CO3 + Ba(NO3)2 → BaCO3 ↓ + 2KNO3

Chú ý: Học sinh cần nắm được phản ứng thủy phân của muối.

K2CO3 là muối trung hòa tạo bởi kim loại mạnh và gốc axit yếu nên làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Câu 17:  Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là
A. theo kiểu bazơ.

B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.

C. theo kiểu axit.

D. không phân li.

Đáp án: B

Giải thích:

Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính → trong nước Zn(OH)2 vừa phân li theo kiểu bazơ vừa theo kiểu axit.

Zn(OH)2Zn2++2OHZn(OH)2ZnO22+2H+

Câu 18 : Dung dịch nào dưới đây không thể làm đổi màu quỳ tím?

A. NaOH.

B. NaCl. 

C. Na2CO3.

D. NH4Cl.

Đáp án: B

Giải thích:

Dung dịch NaCl không làm quỳ tím đổi màu.

Dung dịch NaOH, Na2CO3 làm quỳ tím hóa xanh.

Dung dịch NH4Cl làm quỳ tím hóa đỏ.

Câu 19: Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên?                  

A. NaOH dư.

B. AgNO3.

C. Na2SO4.

D. HCl.

Đáp án: A

Giải thích:

Thuốc thử : NaOH dư

Hiện tượng :

+ Có khí mùi khai: NH4Cl

NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O

+ Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ: FeCl3

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

+ Xuất hiện kết tủa màu xanh: Cu(NO3)2

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaNO3

+ Ban đầu kết hiện kết tủa trắng dạng keo, cho NaOH dư thì kết tủa tan: AlCl3

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

Al(OH)3↓ + NaOH → Na[Al(OH)4]

+ Không hiện tượng: KNO3

Câu 20: Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm

A. chuyển thành màu đỏ.

B. chuyển thành màu xanh.

C. không đổi màu.

D. mất màu.

Đáp án: B

Giải thích:

NH3+H2ONH4++OH

→ Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh.

Câu 21: Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,1M vào 200 ml dung dịch FeCl2 0,2M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 0,9. 

B. 3,6.

C. 1,8.

D. 0,45.

Đáp án: A

Giải thích:

nNaOH=0,02mol;nFeCl2=0,04mol

2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2NaCl

→ n=12nNaOH=0,01mol

m=0,01.90=0,9gam

Câu 22: Cho 160 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 160 ml dung dịch H3PO4 0,5M. Muối thu được có khối lượng là
A. 12,36g.

B. 13,92g.

C. 13,22g.

D. 13,52g.

Đáp án: B

Giải thích:

nKOH=0,16mol;nH3PO4=0,08mol

Nhận thấy: nKOH=2nH3PO4

→ phản ứng xảy ra vừa đủ tạo ra muối K2HPO4

2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O

nK2HPO4=nH3PO4=0,08mol

→ mmuối = 0,08. 174 = 13,92 gam.

Câu 23: Cho 400 ml dung dịch KOH 0,1M vào 400 ml dung dịch MgCl2 0,2M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,9. 

B. 1,16. 

C. 2,32.

D. 4,64.

Đáp án: B

Giải thích:

2KOH + MgCl2  → Mg(OH)2↓ + 2KCl

nKOH=0,04mol;nMgCl2=0,08mol

→ n=nKOH2=0,02mol

→ m=0,02.58=1,16gam

Câu 24: Cho các dung dịch axit có cùng nồng độ mol: H2S, HCl, H2SO4, H3PO4, dung dịch có nồng độ  lớn nhất là

A. H2SO4

B. H2S

C. HCl 

D. H3PO4    

Đáp án: A

Giải thích:

Axit điện li mạnh: HCl, H2SO4

Cùng nồng độ mol thì dung dịch H2SO4 có nồng độ  là lớn nhất.

HCl → H++Cl

H2SO42H++SO42

Câu 25: Nồng độ mol của anion trong dung dịch Ba(NO3)2 0,10M là

A. 0,10M.

B. 0,20M.

C. 0,30M.

D. 0,40M.

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Axit, bazơ và muối có đáp án hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Câu 26: Hiđroxit nào sau đây không phải là hiđroxit lưỡng tính?

A. Pb(OH)2

B. Al(OH)3

C. Ca(OH)2 

D. Zn(OH)2

Đáp án: C

Giải thích:

Ca(OH)2 không phải hiđroxit lưỡng tính vì chỉ có thể phân li theo kiểu bazơ

Ca(OH)2 → Ca2++2OH

Câu 27: Một cốc nước có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol , d mol . Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là

A. 2a + 2b = c - d. 

B. a + b = c + d. 

C. 2a + 2b = c + d.

D. a + b = 2c + 2d.

Đáp án: C

Giải thích:

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

2nCa2++2nMg2+=nCl+nHCO32a+2b=c+d

Câu 28: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi cho từ từ dung dịch kiềm vào dung dịch ZnSO4 cho đến dư?

A. Xuất hiện kết tủa trắng không tan 

B. Xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan hết

C. Xuất hiện kết tủa xanh sau đó tan hết

D. Có khí mùi xốc bay ra

Đáp án: B

Giải thích:

Khi cho từ từ dung dịch kiềm vào dung dịch ZnSO4 cho đến dư thì xuất hiện kết tủa sau kết tủa tan dần

ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2↓ + Na2SO4

Zn(OH)2↓ + 2NaOH → Na2[Zn(OH)4]

Câu 29: Kết luận nào dưới đây là đúng theo thuyết A-rê-ni-ut ?

A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit

B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

C. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro và phân li ra H+ trong nước là axit.

D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH- trong thành phần phân tử.

Đáp án: C

Giải thích:

A sai vì theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion.

B sai vì theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion.

C đúng.

D sai vì theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion

→ Phải có nhóm -OH.

Câu 30: Các hiđroxit lưỡng tính

A. Có tính axit mạnh, tính bazơ yếu

B. Có tính axit yếu, tính bazơ mạnh

C. Có tính axit mạnh, tính bazơ mạnh

D. Có tính axit và tính bazơ yếu

Đáp án: D

Giải thích: Các hiđroxit lưỡng tính thì có tính axit và bazơ yếu.

Bài 31: Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M để phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaHCO3 0,2M ?

A. 100 ml.

B. 50 ml.   

C. 40 ml.   

D. 20 ml.

Đáp án: D

Bài 32: Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hcl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối dung dịch tăng 7,6 gam. Số mol Mg trong X là

A. 0,05 mol.   

B. 0,075 mol.   

C. 0,1 mol.   

D. 0,15 mol.

Đáp án: C

Bài 33: Hòa tan ba muối X, Y, Z vào nước thu được dung dịch chứa: 0,40 mol K+; 0,20 mol Al3+: 0,2 mol SO42- và a mol Cl-. Ba muối X, Y, Z là

A. KCl, K2SO4, AlCl3.

B. KCl, K2SO4, Al2(SO4)3.

C. KCl, AlCl3, Al2(SO4)3.

D. K2SO4, AlCl3, Al2(SO4)3.

Đáp án: C

Bài 34: Khi cho 100ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch HNO3 xM, thu được dung dịch có chứa 7,6 gam chất tan. Giá trị của x là

A. 1,2.   

B.0,8.   

C. 0,6.   

D. 0,5.

Đáp án: D

Bài 35: Trung hòa 100 gam dung dịch A chứa hỗn hợp HCl và H2SO4 cần vừa đủ 100 ml dung dịch B chứa NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,6M thu được 11,65 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch A là

A. 7,30%   

B. 5,84%   

C. 5,00%   

D. 3,65%

Đáp án: D

Bài 36: Theo định nghĩa về axit - bazơ của Bron - stêt có bao nhiêu ion trong số các ion sau đây là bazơ: Na+, Cl-, CO32-, HCO3-, CH3COO-, NH4+, S2- ?

A. 1.          

B. 2.

C. 3.          

D. 4.

Đáp án: C

Bài 37: Cho các ion sau:

(a) PO43-     (b) CO32-    (c) HSO3-    (d) HCO3-    (e) HPO32-

Theo Bron-stêt những ion nào là lưỡng tính ?

A. (a), (b).          

B. (b), (c).

C. (c), (d).          

D. (d), (e).

Đáp án: C

Bài 38: Chọn các chất là hiđroxit lưỡng tính trong số các hiđroxit sau:

A. Zn(OH)2, Cu(OH)2.          

B. Al(OH)3, Cr(OH)2

C. Sn(OH)2, Pb(OH)2.          

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Bài 39: Cho các chất và ion sau: HCO3-, Cr(OH)3, Al, Ca(HCO3)2, Zn, H2O, Al2O3, (NH4)2CO3, HS-, Zn(OH)2, Cr2O3, HPO42-, H2PO4-, HSO3-. Theo Bron-stêt có bao nhiêu chất và ion là lưỡng tính ?

A. 12.          

B. 11.

C. 13.          

D. 14.

Đáp án: A

Bài 40: Dãy chất và ion nào sau đây có tính chất trung tính ?

A. Cl-, Na+, NH4+.

B. Cl-, Na+, Ca(NO3)2.

C. NH4+, Cl-, H2O.

D. ZnO, Al2O3, Ca(NO3)2.

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ có đáp án

Trắc nghiệm Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li có đáp án

Trắc nghiệm Ankan có đáp án

Trắc nghiệm Xicloankan có đáp án

1 5,274 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: