TOP 40 câu Trắc nghiệm Luyện tập: Tính chất hóa học của nitơ, photpho và hợp chất của chúng (có đáp án 2023) – Hóa 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 11 Bài 13: Luyện tập: Tính chất hóa học của nitơ, photpho và hợp chất của chúng có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 11 Bài 13.

1 1,126 12/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 13: Luyện tập: Tính chất hóa học của nitơ, photpho và hợp chất của chúng

Bài giảng Hóa 11 Bài 13: Luyện tập: Tính chất hóa học của nitơ, photpho và hợp chất của chúng

Câu 1: Nitơ có những đặc điểm về tính chất như sau:

(a) Nguyên tử nitơ có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên chỉ có khả năng tạo hợp chất cộng hóa trị trong đó nitơ có số oxi hóa +5 và –3.

(b) Khí nitơ tương đối trơ ở nhiệt độ thường

(c) Nitơ là phi kim tương đối hoạt động ở nhiệt độ cao.

(d) Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại mạnh và hiđro.

(e) Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.

Nhóm nào sau đây chỉ gồm các câu đúng?

A. a, b, d, e.   

B. a, c, d.       

C. a, b, c.       

D. b, c, d, e.

Đáp án: D

Giải thích:

a sai vì ngoài mức số oxi hóa +5, +3 thì nitơ còn có các mức oxi hóa khác như +2 (trong NO…), +1 (trong N2O…), +4 (trong NO2…), -3 (trong NH3…).

b, c, d, e đúng.

Câu 2: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 3,913. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là ?

A. 25%.                    

B. 15%.                      

C. 30%.                    

D. 20%.

Đáp án: D

Giải thích:

N2 + 3H2 xtto,P2NH3

mX=mYMXMY=nYnXnYnX=1,8.43,913.20,92

Giả sử: nX = 1 mol → nY = 0,92 mol

nN2nH2=1,8.42281,8.4=14Hiệu suất tính theo N2

Và nN2=0,2mol;nH2=0,8mol

Đặt: nN2=amolnH2=3amol;nNH3=2amol

→ 0,92 = (0,2 a) + (0,83a) + 2a

→ a = 0,04 mol

H=0,040,2.100%=20%

Câu 3: Trong các phát biểu sau:

(1) Trong NH3 NH4+, nitơ đều có số oxi hóa –3.

(2) Trong NH3NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3.

(3) Công thức của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.

(4) Để tạo độ xốp trong một số loại bánh có thể dùng muối NH4NO2.

(5) Kim cương là tinh thể phân tử.

(6) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của K.

Số phát biểu không đúng là

A. 2.                                

B. 4                                 

C. 3                                 

D. 1.

Đáp án: B

Giải thích:

Những phát biểu sai là:

(2) sửa: NH3 có cộng hóa trị 3 còn NH4+có cộng hóa trị là 4.

(4) sửa: Để tạo độ xốp trong một số loại bánh có thể dùng muối NH4HCO3.

(5) sửa: Kim cương là tinh thể nguyên tử.

(6) sửa: Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của K2O.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 24,48 gam Al2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được 228 gam dung dịch X. Làm lạnh X đến 20Co thì có m gam tinh thể Al(NO3)3.9H2O tách ra. Biết ở 20Co, cứ 100 gam H2O hòa tan được tối đa 75,44 gam Al(NO3)3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 30. 

B. 13. 

C. 66. 

D. 17.

Đáp án: A

Giải thích:

nAl2O3=0,24molnAl(NO3)3=0,48mol

→ 228 gam dung dịch X 102,24gam Al(NO3)3125,76gamH2O

Đặt ntinh thể = a mol

→ Sau kết tinh, dung dịch chứa

(102,24213a)  gamAl(NO3)3(125,76162a)  gamH2O

 

102,24213a125,76162a=75,44100

a=0,0811mol

m=30,428gam

Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,2 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 ( tỉ lệ mol tương ứng 2:3). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 50,8 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,5 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Gái trị của a là

A. 0,15.                        

B. 0,20.                        

C. 0,25.                        

D. 0,30.

Đáp án: C

Giải thích:

50,8 gam chất rắn T gồm Fe  (xmol)Cu(2ymol)Ag(3ymol)

→ Dung dịch chỉ chứa muối Fe(NO3)2 và Mg(NO3)2.

Bảo toàn khối lượng:

56x + 64.2y + 108.3y = 50,8  (1)

Bảo toàn electron:

3x + 2.2y + 1.3y = 0,5.2 (2)

Từ (1) và (2) → x = y = 0,1 mol

Bảo toàn electron khi X tác dụng với Y:

(ax).2+0,2.2=2.2y+1.3ya=0,25mol

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể nguyên tử, photpho đỏ có cấu trúc polime.

B. Nitrophotka là hỗn hợp của NH4H2PO4 và KNO3.

C. Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3.

D. Cacbonmonoxit và silic đioxit là oxit axit.

Đáp án: C

Giải thích:

A. sai vì photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử.

B. sai vì nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3.

C. đúng

D. sai vì CO là oxit trung tính.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(1) Ở điều kiện thường, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí 1,1 lần. 

(2) Nitơ lỏng dùng được để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học. 

(3) Amoniac là chất khí không màu, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí. 

(4) Để làm khô khí, người ta cho khí amoniac có lẫn hơi nước đi qua bình đựng dung dịch axit sunfuric đặc. 

Số phát biểu đúng là

A. 2.                         

B. 3.                          

C. 1.                         

D. 4.

Đáp án: A

Giải thích:

Phát biểu đúng gồm (2) và (3).

(1) sai vì N2 nhẹ hơn không khí.

(4) sai vì NH3 sẽ tác dụng với dung dịch axit.

Câu 8: Cho 21,30 gam P2O5 vào 440 gam dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 50,60 gam.           

B. 57,20 gam            

C. 52,70 gam.           

D. 60,05 gam.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có:

nP2O5 =0,15 molnH3PO4 =0,3 mol.nNaOH=440.10%40=1,1mol

nNaOHnH3PO4=3,67>3→Chất rắn khan gồm Na3PO4 và NaOH.

nH2O=3nH3PO4=0,9mol

Bảo toàn khối lượng ta có:

mH3PO4+ mNaOH = mRắnmH2O

 mRắn = 0,3.98 + 44 – 0,9.18 = 57,2 gam 

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dung dịch hỗn hợp HCl và KNO3 không hòa tan được bột đồng.

B. Photpho trắng dễ bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường.

C. Thổi không khí qua than nung đỏ, thu được khí than ướt.

D. Hỗn hợp FeS và CuS tan được hết trong dung dịch HCl dư.

Đáp án: B

Giải thích:

A sai vì NO3/H+ có tính oxi hóa như axit HNO3 loãng → dung dịch chứa hỗn hợp HCl và KNO3 hòa tan được đồng.

8H++2NO3+3Cu3Cu2++2NO+4H2O

đúng vì P trắng cháy ở nhiệt độ > 40Co

C sai vì cho hơi nước qua than nung đỏ sẽ thu được khí than ướt.

D sai vì CuS không phản ứng với dung dịch HCl.

Câu 10: Cho dãy các chất; FeO, Fe3O4, Al2O3, Cu(OH)2, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa bởi dung dịch HNO3 đặc, nóng là:

A. 4                                 

B. 2.                                

C. 3                                 

D. 5.

Đáp án: B

Giải thích:

Chất bị oxi hóa bởi dung dịch HNO3 đặc, nóng → chất đó là chất khử.

Các chất thỏa mãn là: FeO, Fe3O4.

Câu 11: Cho các phát biểu sau:

(a) Công thức hóa học của urê là (NH4)2CO3.

(b) Amophot là phân bón hỗn hợp.

(c) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng phần trăm khối lượng K2O.

(d) Nhiệt phân hoàn toàn muối NH4NO3 thu được NH3 và HNO3.

(e) Trong thực tế, NH4HCO3 được dùng làm xốp bánh.

(f) NH3 lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.

(g) Ở nhiệt độ thường, nitơ hoạt động hóa học mạnh hơn photpho.

Số phát biểu không đúng là

A. 5                                 

B. 2                                 

C. 3                                 

D. 4

Đáp án: A

Giải thích:

(a) sai. Công thức của phân urê là (NH2)2CO

(b) sai. Amophot là phân phức hợp

(c) đúng.

(d) sai. NH4NO3 to N2O + 2H2O

(e) đúng.

(f) sai. N2 lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.

(g) sai. Ở nhiệt độ thường, photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ do liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn nitơ.

Câu 12: Khi hòa tan hoàn toàn một lượng CuO có màu đen vào dung dịch HNO3 thì dung dịch thu được có màu

A. xanh.                          

B. vàng.                           

C. da cam..                      

D. không màu.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hóa học:

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

Dung dịch thu được có màu xanh.

Câu 13: Một loại phân supephotphat kép có chứa 60,54% muối canxi đihidrophotphat và phần còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là:

A. 49,16%.                

B. 36,74%.                

C. 16,04%.                

D. 45,75%.

Đáp án: B

Giải thích:

Tính trong 100 gam phân

mCa(H2PO4)2=100.60,54%=60,54gamnCa(H2PO4)2=60,542340,2587mol

Bảo toàn nguyên tố P ta có:

nP2O5=nCa(H2PO4)2=0,2587mol%P2O5=0,2587.142100.10036,74%

Câu 14: Phương trình hóa học nào sau đây được viết sai?

A. 2KNO3t02KNO2+O2              

B. NH4NO2t0N2+2H2O

C. NH4Clt0NH3+HCl                    

D. NaHCO3t0NaOH+CO2

Đáp án: D

Giải thích:

2NaHCO3 toNa2CO3 + CO2 + H2O

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn NH3 trong O2 khi không có mặt chất xúc tác thu được sản phẩm gồm

A. N2 và H2O.           

B. NO và H2O.          

C. N2O và H2.           

D. NO2 và H2O.

Đáp án: A

Giải thích:

4NH3+3O2t02N2+6H2O4NH3+5O2xt,t04NO+6H2O

Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho P2O5 vào nước.

(b) Sục hỗn hợp khí NO­2 và O2 vào nước.

(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.

(d) Cho P vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.

Số thí nghiệm tạo ra axit là

A. 1                         

B. 2                          

C. 3                         

D. 4

Đáp án: D

Giải thích:

a  P2O5+3H2O2H3PO4tạo ra axit photphoric

b  4NO2+O2+2H2O4HNO3tạo ra axit nitric

c  CO2+H2O+Na2SiO3H2SiO3+Na2CO3tạo ra axit silixic

d  3P+5HNO3+2H2O3H3PO4+5NOtạo ra axit photphoric

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

B. Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2.

C. Urê có công thức là (NH2)2CO.

D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng.

Đáp án: C

Giải thích:

A. sai vì thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 .

B. sai vì supephotphat đơn gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

D. sai vì phân lân cung cấp photpho cho cây trồng.

Câu 18: Thành phần chính của supephotphat kép là

A. Ca3(PO4)2.            

B. Ca(H2PO4)2.         

C. CaHPO4.              

D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

Đáp án: B

Giải thích:

Thành phần chính của:

- Supephotphat đơn là Ca(H2PO4)2 CaSO4.

- Supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 .

Câu 19: Cho các thí nghiệm sau:

(a) Nhỏ dung dịch Na2CO3vào dung dịch BaCl2

(b) Cho dung dịch NH3vào dung dịch HCl

(c) Sục khí CO2 vào dung dịch HNO3

(d) Nhỏ dung dịch NH4Clvào dung dịch NaOH

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là

A. 1                          

B. 3                           

C. 4                          

D. 2

Đáp án: B

Giải thích:

(a) Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2NaCl

(b) NH3 + HCl → NH4Cl

(c)  không phản ứng.

(d) NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O

Câu 20: Hợp chất nào sau đây dùng làm phân đạm?

A. (NH2)2CO             

B. KCl                      

C. Ca(H2PO4)2          

D. K2SO4

Đáp án: A

Giải thích:

Phân đạm cung cấp nguyên tố N dưới dạng NO3 hoặc NH4+

(NH2)2CO là đạm urê.

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

(a) Nhiệt phân muối nitrat của kim loại luôn sinh ra khí O2.

(b) Nhiệt phân muối AgNO3 thu được oxit kim loại.

(c) Nhiệt phân muối Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 21,6.

(d) Có thể nhận biết ion trong NO3-môi trường axit bằng kim loại Cu.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                          

B. 2.                          

C. 3.                          

D. 4.

Đáp án: C

Giải thích:

(a) Đúng

(b) Sai vì: 2AgNO3 to2Ag + 2NO2 + O2

(c) 2Cu(NO3)2 to 2CuO + 4NO2 + O2

Giả sử có 1 mol Cu(NO3)2.

nNO2=2mol;nO2=0,5mol

M=2.46+0,5.322+0,5=43,2

(d) Đúng vì: 

3Cu+8H++2NO33Cu2++2NO+4H2O

2NO + O2 → 2NO2

Có thể nhận biết được vì Cu tan và sủi bọt khí NO không màu hóa nâu trong không khí.

Câu 22: Urê có công thức hóa học là (NH2)2CO, đây là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Urê thuộc loại phân bón hóa học nào sau đây?

A. Phân đạm             

B. Phân NPK            

C. Phân lân               

D. Phân kali

Đáp án: A

Giải thích: Urê thuộc loại phân thuộc loại phân đạm.

Câu 23: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Số mol HNO3 đã phản ứng là

A. 0,18.            

B. 0,15.              

C. 0,16.                

D. 0,12.

Đáp án: A

Giải thích:

Bảo toàn khối lượng ta có:

nO  (Y)=2,712,2316=0,03mol

nNO = 0,03 mol

nHNO3=2nO+4nNO=0,18mol

Câu 24: Thể tích N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân 12,8 gam NH4NO2

A. 22,4 lít                        

B. 44,8 lít                         

C. 14 lít                           

D. 4,48 lít

Đáp án: D

Giải thích:

NH4NO2 toN2 + 2H2O

nNH4NO2=12,864=0,2mol

nN2=0,2mol

VN2=4,48 lít

Câu 25: Dãy gồm các chất không bị hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là

A. Al, Zn, Cu                   

B. Al, Cr, Fe                    

C. Zn, Cu, Fe                   

D. Al, Fe, Mg

Đáp án: B

Giải thích: Một số kim loại như Al, Cr, Fe bị thụ động hóa trong H2SO4 và HNO3 đặc, nguội.

Câu 26: Đốt cháy 15,5 gam photpho trong oxi dư rồi hòa tan sản phẩm vào 200 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch axit thu được là

A. 11,36%                       

B. 20,8%                         

C. 24,5%                         

D. 22,7%

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình hóa học:

4P + 5O2to2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

nP=0,5molnP2O5=0,25mol;nH3PO4=0,5molmP2O5=0,25.142=35,5gammH3PO4=0,5.98=49gammdd=mP2O5+mH2O=235,5gamC%H3PO4=49235,5.100%20,81%

Câu 27: Nhận xét nào dưới đây không đúng về muối amoni?

A. Muối amoni kém bền với nhiệt.

B. Tất cả muối amoni tan trong nước.

C. Các muối amoni đều là chất điện li mạnh.

D. Dung dịch của các muối amoni luôn có môi trường bazơ.

Đáp án: D

Giải thích:

D sai do NH4++ H2ONH3+ H3O+ 

→ muối amoni thường có môi trường axit.

Câu 28: Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế N2 bằng cách

A. nhiệt phân NaNO2.                        

B. đun hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl.

C. thủy phân Mg3N2.                            

D. phân hủy khí NH3.

Đáp án: B

Giải thích:

NaNO2 + NH4Cl to N2 + NaCl + 2H2O

Câu 29: Cho hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 có khối lượng 4,04 gam phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư thu được 336 ml NO (sản phẩm khử duy nhất (đktc)). Số mol axit tham gia phản ứng là

A. 0,06 mol.            

B. 0,0975 mol.              

C. 0,18 mol.                

D. 0,125 mol.

Đáp án: C

Giải thích:

Quy đổi hỗn hợp X thành

 Fe(amol)O(bmol)+HNO3NO(0,015mol)4,04gam

Bảo toàn khối lượng ta có:

56a +16b = 4,04 (1)

Bảo toàn electron:

3a = 2b + 0,015.3 (2)

Từ (1) và (2) → a=0,055b=0,06(mol)

nHNO3=2nO+4nNO=0,18mol

Câu 30: Cho 2,3 gam Na vào 200 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 1,12.            

B. 2,24.              

C. 3,36.                

D. 10,08.

Đáp án: C

Giải thích:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH + (NH4)2SO4 → 2NH3↑ + Na2SO4 + 2H2O

nNa=0,1molnH2=0,05moln(NH4)2SO4=0,2molnNH3=nNaOH=0,1mol

→ nkhí = 0,05 + 0,1 = 0,15 mol

→ Vkhí = 0,15. 22,4 = 3,36 lít

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Cacbon có đáp án

Trắc nghiệm Hợp chất của cacbon có đáp án

Trắc nghiệm Silic và hợp chất của silic có đáp án

Trắc nghiệm Công nghiệp silicat có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng có đáp án

1 1,126 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: