TOP 40 câu Trắc nghiệm Axit photphoric và muối photphat (có đáp án 2023) – Hóa 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 11 Bài 11: Axit photphoric và muối photphat có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 11 Bài 11.

1 2,745 12/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 11: Axit photphoric và muối photphat

Bài giảng Hóa 11 Bài 11: Axit photphoric và muối photphat

Câu 1: Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào sau đây ?

A. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.

B. Cho dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit.

C. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước.

D. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng photphorit.

Đáp án: C

Giải thích:

Để thu được axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta đốt cháy photpho để thu được P2O5, rồi cho P2O5 tác dụng với nước:

4P + 5O2 to 2P2O5.

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Câu 2: Thành phần chính của quặng photphorit là

A. CaHPO4               

B. Ca3(PO4)2

C. NH4H2PO4            

D. Ca(H2PO4)2  

Đáp án: B

Giải thích: Thành phần chính của quặng photphorit là Ca3(PO4)2.

Câu 3: Thành phần chính của quặng nào sau đây chứa muối photphat?

A. manhetit.              

B. apatit.                   

C. cromit.                 

D. boxit.

Đáp án: B

Giải thích: Thành phần chính của quặng apatit là 3Ca3(PO4)2.CaF2.

Câu 4: Axit phophoric không thể được điều chế trực tiếp từ

A. photpho                                              

B. điphotpho pentaoxit.

C. photphin.                                            

D. canxi photphat.

Đáp án: C

Giải thích:

Các cách điều chế H3PO4

P + 5HNO3 H3PO4 + 5NO2 + H2O

P2O5 + 3H2O 2H3PO4

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4  đặc, nóng 3CaSO4 + 2H3PO4

Không điều chế được H3PO4 từ PH3 (photphin)

Câu 5: Hoà tan 28,4 gam điphotpho pentaoxit trong 500 gam dung dịch axit photphoric có nồng độ 9,8%. Nồng độ % của dung dịch axit photphoric thu được là

A. 17,04%                 

B. 17,64%                 

C. 16,69%                 

D. 18,02%

Đáp án: C

Giải thích:

nP2O5=0,2molC%H3PO4=98.0,2.2+500.0,098500+28,4.100%=16,69%.

Câu 6: Đốt cháy 15,5 gam photpho rồi hoà tan sản phẩm vào 200 gam nước. C% của dung dịch axit thu được là

A. 11,36%                 

B. 20,8%                   

C. 24,5%                   

D. 22,7%

Đáp án: B

Giải thích:

nP=0,5molnP2O5=0,25molnH3PO4=0,5molC%=0,5.980,25.142+200.100%=20,81%.

Câu 7: Cho 44 gam dung dịch NaOH 10% tác dụng với 20 gam dung dịch axit photphoric 39,2%. Muối thu được sau phản ứng là

A. NaH2PO4.                                           

B. NaH2PO4 và Na2HPO4.

C. Na2HPO4 và Na3PO4.                          

D. Na3PO4.

Đáp án: B

Giải thích:

nNaOH=44.10%40=0,11 mol; nH3PO4=20.39,2%98=0,08 mol

T=nNaOHnH3PO4=0,110,08=1,375

1<T<2 muối thu được sau phản ứng là NaH2PO4 và Na2HPO4

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam photpho trong oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm tạo thành vào 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,1M  và KOH 0,2M đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng, làm khô các chất thu được 9,448 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 1,426.                   

B. 1,395.                   

C. 1,302.                   

D. 1,085.

Đáp án: C

Giải thích:

nNaOH=0,5.0,1=0,05 mol;nKOH=0,5.0,2=0,1 mol

Gọi công thức chung của 2 bazơ mà MOH

Ta có: nMOH=0,1+0,05=0,15 mol

MMOH=40.0,05+56.0,10,15=1523MM=1013 

TH1: Dung dịch sau phản ứng chỉ chứa muối

  → nH2O=nMOH=0,15mol

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng H3PO4 + kiềm ta có :

mH3PO4+mMOH=mmuốimH2O

m31.98+0,15.1523= mchất rắn + 0,15.18

→ m = 1,4389 gam

nH3PO4=nP0,0464molnMOHnH3PO4=3,2>3

→ Không thỏa mãn.

TH2: Chất rắn có chứa MOH dư (a mol) và M3PO4 (b mol)

Ta có hệ phương trình: a+3b=0,15152a3+196b=9,448a=0,024b=0,042

Bảo toàn nguyên tố P:

nP=0,042 molmP=0,042.31=1,302 gam

Câu 9: Hòa tan 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M sau đó thêm vào 500 ml dung dịch HCl 2M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và khí NO duy nhất. Phải thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M vào X để kết tủa hết Cu2+ ?

A. 600 ml.            

B. 800 ml.              

C. 400 ml.               

D. 120 ml.

Đáp án: B

Giải thích:

Cu+H+:1molNO3:0,5molNa+:0,5molCl:1moldd X+NO

Số mol electron tối đa mà N+5 nhận là:

4H++NO3+3eNO+2H2O1                      0,75mol

Số mol electron tối đa mà Cu nhường là:

CuCu2++2e0,3                 0,6  mol<0,75

→ Cu đã phản ứng hết và axit dư

Bảo toàn electron: 3nNO=2nCu

→ nNO=2.0,33=0,2mol

nH+phản ứng4nNO=0,8mol

nH+ = 0,2 mol

nNaOH=2nCu2++nH+ = 0,8 mol

VNaOH=0,81=0,8lít = 800ml

Câu 10: Cho 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 23,72% được dung dịch A. Tìm nồng độ % của dung dịch A.

A. 63%.                    

B. 32%.                    

C. 49%.                    

D. 56%.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: nP2O5=142142=1molnH3PO4 thêm = 2 mol.

mH3PO4 =2.98+500.0,2372=314,6 gam

mdung dịch A = 142 + 500 = 642 gam.

C%H3PO4 = 314,6642 .100% 49% 

Câu 11: Từ 6,2 kg photpho điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H3PO4 2M (hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%)

A. 100 lít.                        

B. 80 lít.                           

C. 40 lít.                          

D. 60 lít.

Đáp án: B

Giải thích:

nP=6,2.10331=0,2.103molnH3PO4=0,2.103.80%=160molVH3PO4=1602=80

Câu 12: Để thu được muối trung hòa, cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M cho tác dụng với 50ml dung dịch H3PO4 0,5M?

A. 35ml

B. 45ml

C. 25ml

D. 75ml

Đáp án: D

Giải thích:

nH3PO4=0,025mol

H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3 H­2O

→ nNaOH=0,025.3=0,075mol

VNaOH=0,0751=0,075 lít = 75ml

Câu 13: Cho 1,42 gam P2O5 tác dụng hoàn toàn với 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn khan gồm

A. H3PO4 và KH2PO4.                                          

B. K3PO4 và KOH.

C. KH2PO4 và K2HPO4.                                       

D. K2HPO4 và K3PO4.

Đáp án: D

Giải thích:

nP2O5=0,01molnH3PO4=0,02mol

nNaOH = 0,05 mol

2<nNaOHnH3PO4=2,5<3 tạo 2 muối K2HPO4 và K3PO4.

Câu 14: Cho m gam P2O5 vào 350 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (2m + 6,7) gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 10,65                          

B. 14,20                          

C. 7,10                            

D. 21,30

Đáp án: A

Giải thích:

TH1: dung dịch sau phản ứng chỉ thu được muối.

nKOH=0,35molnH2O=0,35mol

Bảo toàn khối lượng ta có:

mH3PO4+mKOH=mchất rắnmH2O

m142.2.98+0,35.56=(2m+6,7)+0,35.18m=10,65  gam

TH2: KOH dư

→ chất rắn gồm K3PO4 và KOH dư

2m+6,7=m31.212+(0,35m31).56m=4,25

→ Loại

TH3: axit dư (thường không vào)

Câu 15: Nhận xét nào sau đây đúng ?

A. Thành phần chính của quặng apatit là 3Ca3(PO4)2. CaF2.

B. Trong công nghiệp, photpho được điều chế từ Ca3P2, SiO2 và C.

C. Ở điều kiện thường, photpho đỏ tác dụng với O2 tạo ra sản phẩm P2O5.

D. Các muối Ca3(PO4)2 và CaHPO4 đều tan trong nước.

Đáp án: A

Giải thích:

A đúng.

B sai vì trong công nghiệp, photpho được điều chế từ Ca3(PO4)2, SiO2 và C.

C sai vì ở nhiệt độ thường, P trắng tác dụng với O2 tạo ra sản phẩm P2O5.

D. sai vì tất cả muối H2PO4 đều tan; muốiPO43HPO42 chỉ có muối của kim loại kiềm và amoni tan được.

Câu 16: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, muối thu được có khối lượng là

A. 14,2 gam                     

B. 15,8 gam                     

C. 16,4 gam                     

D. 11,9 gam

Đáp án: A

Giải thích:

nNaOH=0,2mol;nH3PO4=0,1mol

Nhận thấy: nNaOHnH3PO4=2→ phản ứng vừa đủ để tạo muối NaHPO4.

2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O

→ nmuối = 0,1 mol

→ mmuối = 0,1.142 = 14,2 gam

Câu 17: Trong công nghiệp, người ta điều chế H3PO4 bằng những hóa chất nào sau đây?

A. Ca3(PO4)2 và H2SO4 loãng                               

B. Ca(H2PO4)2 và H2SO4 đặc

C. Ca3(PO4)2 và H2SO4 đặc                                   

D. P2O5 và H2O

Đáp án: C

Giải thích:

Trong công nghiệp, người ta điều chế H3PO4 từ quặng photphorit và quặng apatit.

Do hai quặng apatit hay photphorit chứa nhiều Ca3(PO4)2.

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4 + 2H3PO4.

Cần chú ý: điều kiện H2SO4 phải đặc, nóng.

Câu 18: Hòa tan hết m gam P2O5 vào 400 gam dung dịch KOH 10% dư sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 3,5m gam chất rắn. Giá trị nào sau đây gần nhất với giá trị m ?

A. 14,00.                         

B. 16,00.                          

C. 13,00.                         

D. 15,00.

Đáp án: A

Giải thích:

Chất rắn gồm K3PO4 và KOH dư

nP2O5=m142molnH3PO4=m71molnH2O=3nH3PO4=3m71mol

Bảo toàn khối lượng ta có:

mH3PO4+mKOH=mchất rắnmH2O

m71.98+400.10%=3,5m+3m71.18m13,89gam

Câu 19: Cho sơ đồ chuyển hóa:

P2O5KOHXH3PO4YKOHZ

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4                   

B. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4

C. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4                   

D. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4

Đáp án: D

Giải thích:

P2O5KOHK3PO4(X)H3PO4KH2PO4(Y)KOHK2HPO4(Z)

P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O

K3PO4 + 2H3PO4 → 3KH2PO4

KH2PO4 + KOH → K2HPO4 + H2O   

Câu 20: Dung dịch axit photphoric có chứa các ion (không kể H+OH- của nước)
A.
H+,PO43.                                       

B. H+,HPO42,PO43.

C. H+,HPO42,PO43.           

D. H+,H2PO4,HPO42,PO43.

Đáp án: D

Giải thích:

H3PO4H++H2PO4H2PO4H++HPO42HPO42H++PO43

Lưu ý: Ngoài các ion trên, trong dung dịch vẫn còn một phần H3PO4 chưa phân li.

Câu 21: Thêm 250 ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch H3PO4 1,5M. Muối tạo thành và khối lượng tương ứng là

A. 28,4 gam Na2HPO4; 16,4 gam Na3PO4.   

B. 24,0 gam NaH2PO4; 14,2 gam Na2HPO4.

C. 14,2 gam Na2HPO4; 32,8 gam Na3PO4.   

D. 12,0 gam NaH2PO4; 28,4 gam Na2HPO4.

Đáp án: D

Giải thích:

nOH=nNaOH=0,5mol;nH3PO4=0,3mol1<nOHnH3PO4=0,50,3=1,67<2NaH2PO4 (x mol)Na2HPO4 (y mol)BT Na: x + 2y = 0,5BT P: x + y = 0,3x = 0,1 y = 0,2(mol)mNaH2PO4 = 0,1.120 = 12gmNa2HPO4 = 0,2.142 = 28,4g

Câu 22: Cho các phản ứng sau :

(1) Ca3(PO4)2 + C + SiO2 (lò điện)  

(2) NH3 + O2 (to cao)

(3) Cu(NO3)2 (to cao)                               

(4) NH4Cl + NaOH.

Trong các phản ứng trên, những phản ứng tạo ra đơn chất là.

A. (1), (2), (4).                           

B. (1), (3), (4).

C. (2), (3), (4).                           

D. (1), (2), (3).

Đáp án: D

Giải thích:

Ca3(PO4)2 + 5C + 3SiO2 to3CaSiO3 + 2P + 5CO

4NH3 + 3O2 to 2N2 + 6H2O

2Cu(NO3)2 to 2CuO + 4NO2 + O2

NH4Cl + NaOH → NH3 + NaCl + H2O

Câu 23: Thủy phân hoàn toàn 5,42 gam PX3 trong nước thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M. Biết rằng H3PO3 là một axit 2 nấc. Công thức của PX3

A. PBr3.            

B. PI3.              

C. PF3.              

D. PCl3.

Đáp án: A

Giải thích:

PX3 + 3H2O → H3PO3 + 3HX

H3PO3 + 2NaOH → Na2HPO3 + 2H2O

HX + NaOH → NaX + H2O

nPX3=amol;nNaOH=0,1molnH3PO3=amol;nHX=3amolnNaOH=2nH3PO3+nHX=5amol0,1=5aa=0,02mol

MX=80(Brom)

Vậy công thức cần tìm là PBr3.

Câu 24: Cho dãy biến hóa sau :

Ca3(PO4)2 H2SO4dacH3PO4Ca3PO4Ca(H2PO4)2

Biết hiệu suất 70% , tính khối lượng dung dịch H2SO4 70% đã dùng để điều chế được 468 gam Ca(H2PO4)2 theo sơ đồ chuyển hóa trên là

A. 800 gam.            

B. 350 gam.              

C. 400 gam.              

D. 700 gam.

Đáp án: A

Giải thích:

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 to 3CaSO4 ↓ + 2H3PO4

4H3PO4 + Ca3(PO4)2 → 3Ca(H2PO4)2

nCaH2PO42=468234=2 mol nH2SO4=2.43.32=4mol

Khối lượng H2SO4 thực tế là:

mH2SO4=4.9870%=560gam

Khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng là:

mdd56070%=800gam

Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 3,1 gam P trong 100 gam dung dịch HNO3 63% (đặc nóng) thu được dung dịch X và V lít (đktc) khí NO2 duy nhất. Giá trị của V là

A. 11,2.           

B. 5,6.  

C. 10,08.              

D. 8,96.

Đáp án: A

Giải thích:

nP=0,1mol;nHNO3=100.63%63=1mol

P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O

→ P phản ứng hết, HNO3

→ nNO2=5nP=0,5mol

 VNO2=0,5.22,4=11,2 lít

Câu 26: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tan tốt trong nước?

A. Ca3(PO4)2              

B. Ag3PO4            

C. Ca(H2PO4)2

D. CaHPO4

Đáp án: C

Giải thích: Tất cả các muối đihiđrophotphat đều tan tốt trong nước.

Câu 27: Cho a mol P2O5 vào 200ml dung dịch NaOH thì thu được dung dịch chứa 0,15 mol Na2HPO4 và 0,25 mol NaH2PO4. Giá trị của a và nồng độ mol của NaOH là

A. a = 0,2 và CM = 2,75M                        

B. a = 0,4 và CM  = 2,75M.

C. a = 0,4và CM = 5,5M.                          

D. a = 0,2 và CM = 5,5M.

Đáp án: A

Giải thích:

Bảo toàn nguyên tố P ta có:

2a=0,15+0,25a=0,2mol

Bảo toàn nguyên tố Na:

nNaOH=0,15.2+0,25=0,55molCM(NaOH)=0,550,2=2,75M

Câu 28: Để nhận biết ion PO43 trong dung dịch muối, người ta thường dùng thuốc thử là

A. Ba(OH)2 vì phản ứng tạo Ba3(PO4)2 kết tủa trắng, không tan trong kiềm dư.

B. AgNO3 vì phản ứng tạo dung dịch có màu vàng.

C. Cu và HNO3 vì phản ứng tạo ra kết tủa có màu xanh.

D. AgNO3 vì phản ứng tạo ra kết tủa có màu vàng.

Đáp án: D

Giải thích:

Thuốc thử để nhận biết ion PO43 trong dung dịch muối photphat là bạc nitrat.

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu vàng

Phương trình ion: 3Ag++PO43Ag3PO4

Câu 29: Cần bao nhiêu tấn quặng photphorit chứa 40% Ca3(PO4)2 để sản xuất được 1,0 tấn P? (Biết hiệu suất quá trình sản xuất là 90%).

A. 10,00 tấn

B. 12,50 tấn

C. 11,11 tấn

D. 13,89 tấn

Đáp án: D

Giải thích:

Ca3(PO4)2+3SiO2+5Cto2P+3CaSiO3+5CO310                                                             621.31062=5                                              1tan

Khối lượng quặng cần dùng là:

m=50,9.0,4=13,89 tấn

Câu 30: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch X, thấy có kết tủa màu vàng xuất hiện, dung dịch X chứa chất nào sau đây ?

A. KCl

B. Na2S

C. K3PO4

D. Na2SO4

Đáp án: C

Giải thích:

3Ag++PO43Ag3PO4

Kết tủa thu được có màu vàng.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Phân bón hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Tính chất hóa học của nitơ, photpho và hợp chất của chúng có đáp án

Trắc nghiệm Cacbon có đáp án

Trắc nghiệm Hợp chất của cacbon có đáp án

Trắc nghiệm Silic và hợp chất của silic có đáp án

1 2,745 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: