TOP 40 câu Trắc nghiệm Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng (có đáp án 2023) – Hóa 11
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 11 Bài 19: Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 11 Bài 19.
Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 19: Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng
Bài giảng Hóa 11 Bài 19: Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong từ khói trong các vụ cháy do nạn nhân hít phải lượng lớn khí độc X, là một hợp chất của cacbon. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin trong máu làm giảm khả năng hấp thụ và vận chuyển oxi của hemoglobin. Khí X là
A. CO
B. CO2
C. CH4
D. CCl4
Đáp án: A
Giải thích:
Trong các vụ hỏa hoạn thì CO2 là khí gây ngạt vì không duy trì sự sống.
Ở nhiệt độ cao, CO2 phản ứng với C:
Và chính CO này làm cho máu đông tụ → Cản trở sự vận chuyển oxi của máu.
Câu 2: Chất X là một khí rất độc, có trong thành phần của khí than khô (khoảng 25%). Chất X là
A. HCl
B. CO
C. N2
D. CO2
Đáp án: B
Giải thích:
Thành phần chính của khí than khô gồm:
CO: 32,2 %
H2: 0,5%
CO2: 1,5 %
N2: 66,8 %
Câu 3: SiO2 không tác dụng với chất nào sau đây?
A. Na2CO3 nóng chảy
B. NaOH nóng chảy.
C. dung dịch HF.
D. dung dịch HCl.
Đáp án: D
Giải thích:
không phản ứng
Câu 4: Cho luồng khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 3,75
B. 3,88
C. 2,48
D. 3,92
Đáp án: D
Giải thích:
→ nO oxit phản ứng =
→
Câu 5: Sục khí CO2 dư vào dung dịch nào sau đây thu được kết tủa?
A. NaNO3
B. NaCl
C. NaOH
D. NaAlO2
Đáp án: D
Giải thích:
- Loại A và B vì không xảy ra phản ứng
- Loại C vì NaOH + CO2 dư → NaHCO3
- D thỏa mãn.
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3
Câu 6: Cho các thí nghiệm sau:
(a) Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch BaCl2.
(b) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch HCl.
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch HNO3.
(d) Nhỏ dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B
Giải thích:
(a) Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2NaCl
(b) NH3 + HCl → NH4Cl
(c) CO2 + HNO3 → không phản ứng.
(d) NH4Cl + NaOH → NH3↑ + H2O + NaCl
Câu 7: Cho các phản ứng sau:
(a) C + H2O (hơi)
(b) Si + NaOH + H2O
(c) FeO + CO
(d) Cu(NO3)2
Số phản ứng sinh ra đơn chất là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: D
Giải thích:
(a) C + H2O (hơi) CO + H2
(b) Si + 2NaOH + H2ONa2SiO3 + 2H2
(c) FeO + CO Fe + CO2
(d) 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2
Câu 8: Trường hợp nào sau đây, không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Si + dung dịch HCl đặc
B. CO2 + dung dịch Na2SiO3
C. Si + dung dịch NaOH
D. SiO2 + Mg
Đáp án: A
Giải thích:
A. Si + dung dịch HCl đặc ® không phản ứng
B. CO2 + Na2SiO3 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3
C. Si + 2NaOH + H2O Na2SiO3 + 2H2
D. SiO2 + 2Mg2MgO + Si
Câu 9: Cacbon chỉ thể hiện tính khử trong phản ứng hóa học nào sau đây?
A. C + O2CO2
B. C + 2H2 CH4
C. 3C + 4Al Al4C3
D. 3C + CaO CaC2
Đáp án: A
Giải thích:
A. Thể hiện tính khử.
B và C. Thể hiện tính oxi hóa.
D. Vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.
Câu 10: Khí thải nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh?
A. CO2
B. H2S
C. CO
D. SO2
Đáp án: A
Giải thích:
6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6nO2
Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,775
B. 9,850
C. 29,550
D. 19,700
Đáp án: D
Giải thích:
Kiềm dư
Câu 12: Để phòng chống nhiễm độc khí CO và một số khí độc khác, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là
A. đồng(II) oxit
B. than hoạt tính
C. photpho
D. lưu huỳnh
Đáp án: B
Giải thích:
Than hoạt tính có khả năng hấp phụ mạnh nên thường được dùng trong các mặt nạ phòng độc.
Lưu ý: cần phân biệt hấp thụ và hấp phụ, hấp thụ ta có thể dùng đồng (II) oxit vì xảy ra phản ứng hóa học.
Câu 13: Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm khối lượng của MgO trong X là
A. 20%
B. 40%
C. 60%
D. 80%
Đáp án: A
Giải thích:
CO không khử được MgO.
Câu 14: Chất nào sau đây, không bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao?
A. MgO
B. CuO
C. Fe2O3
D. Fe3O4
Đáp án: A
Giải thích: Các oxit của kim loại từ Al trở về trước trong dãy điện hóa không bị CO khử ở nhiệt độ cao.
Câu 15: Cho 15,9 gam Na2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là
A. 3,36.
B. 4,48.
C. 1,12.
D. 2,24.
Đáp án: A
Giải thích:
lít
NaOH Z NaOH ECaCO3.
Biết X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác CaCO3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. CO2, CaCl2.
B. NaHCO3, CaCl2.
C. NaHCO3, Ca(OH)2.
D. CO2, Ca(OH)2.
Đáp án: D
Giải thích:
Phương trình hóa học:
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + Ca(OH)2 → 2NaOH + CaCO3↓
NaOH + CO2 → NaHCO3
NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O
→ X là CO2, Y là Ca(OH)2.
Câu 17: Cho 15 gam CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là
A. 4,48.
B. 3,36.
C. 1,12.
D. 2,24.
Đáp án: B
Giải thích:
lít
Câu 18: Cacbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa có tên là than hoạt tính. Tính chất nào sau đây của than hoạt tính giúp cho con người chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước?
A. Hấp phụ các chất khí, chất tan trong nước.
B. Oxi hoá các chất khí độc, các chất tan trong nước.
C. Đốt cháy than sinh ra khí cacbonic.
D. Khử các chất khí độc, các chất tan trong nước.
Đáp án: A
Giải thích: Than hoạt tính có khả năng hấp phụ mạnh, có thể hấp phụ các chất khí, chất tan trong nước, do đó được dùng trong mặt nạ phòng độc và trong công nghiệp hóa chất.
Câu 19: Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp CO và CO2, ta dẫn hỗn hợp khí qua
A. dung dịch Ca(OH)2.
B. dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaCl.
D. dung dịch H2O.
Đáp án: A
Giải thích:
Vì CO là oxit trung tính và CO2 là 1 oxit axit.
→ Giải pháp tối ưu là tác dụng với 1 dung dịch bazơ.
→ Chọn Ca(OH)2 vì giá thành rẻ.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Câu 20: Dung dịch chất nào sau hòa tan được SiO2?
A. HNO3.
B. HF.
C. HCl.
D. HBr.
Đáp án: B
Giải thích:
SiO2 tan được trong dung dịch axit HF.
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.
Câu 21: Đơn chất X điều kiện thường ở trạng thái rắn, được sử dụng làm bút chì. Cho X phản ứng với O2 thu được khí Y. Cho Y phản ứng với đơn chất X trong điều kiện nhiệt độ cao, không có O2 thu được khí Z là một khí không màu, không mùi và rất độc. Các chất X, Y và Z lần lượt là:
A. Cl2, Cl2O và ClO2.
B. C, CO và CO2.
C. C, CO2 và CO.
D. S, SO2 và SO3.
Đáp án: C
Giải thích:
X là cacbon (C).
C + O2 CO2 (Y)
CO2 + C 2CO (Z)
Câu 22: Khi ủ than tổ ong có một khí rất độc, không màu, không mùi được tạo ra, đó là khí?
A. CO2.
B. SO2.
C. CO.
D. H2.
Đáp án: C
Giải thích:
Than bị đốt cháy trong môi trường thiếu oxi.
→ Khí đó là CO.
C + O2 CO2
C + CO2 2CO
Câu 23: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
A. 3CO + Fe2O3 3CO2 + 2Fe
B. CO + CuO CO2 + Cu
C. 3CO + Al2O3 2Al + 3CO2
D. 2CO + O22CO2
Đáp án: C
Giải thích: C sai vì Al2O3 không bị khử bởi CO.
Câu 24: Dẫn từ từ CO2 đến dư vào bình đựng nước vôi trong, hiện tượng quan sát được là:
A. nước vôi từ trong hóa đục rồi lại từ đục hóa trong.
B. nước vôi từ trong hóa đục.
C. nước vôi từ đục hóa trong rồi lại từ trong hóa đục.
D. nước vôi từ đục hóa trong.
Đáp án: A
Giải thích:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3↓ + H2O
CO2 + H2O + CaCO3Ca(HCO3)2.
→ Hiện tượng: Nước vôi trong hóa đục rồi lại hóa trong.
Câu 25: Cho V lít khí CO2 (đktc) vào 1,5 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M được 19,7 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 1,12.
B. 2,24.
C. 3,36.
D. 4,48.
Đáp án: D
Giải thích:
→ Giá trị lớn nhất của V khi sau phản ứng thu được hỗn hợp khí BaCO3 và Ba(HCO3)2.
Bảo toàn nguyên tố Ba:
Bảo toàn nguyên tố C:
lít
Câu 26: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau khi thu được 39,4 gam kết. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Giá trị của m là
A. 2,66.
B. 22,6.
C. 26,6.
D. 6,26.
Đáp án: C
Giải thích:
R2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2RCl
→
Bảo toàn khối lượng:
→ m = 24,4 + 0,2.208 – 39,4 = 26,6 gam.
Câu 27: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lít khí (đktc). Hàm lượng % của CaCO3 trong X là
A. 6,25%.
B. 8,62%.
C. 50,2%.
D. 62,5%.
Đáp án: D
Giải thích:
Na2CO3 bền với nhiệt nên không bị nhiệt phân.
CaCO3 >CaO + CO2
Bảo toàn khối lượng ta có :
m = mchất rắn + mkhí = 11,6 + 0,1.44 = 16 gam
Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp A2CO3 và BCO3 vào dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 5,1g muối và V lít khí ở đktc. Giá trị của V là:
A. 1,68.
B. 2,24.
C. 3,36.
D. 11,2.
Đáp án: B
Giải thích:
A2CO3 + 2HCl → 2ACl + CO2↑ + H2O
BCO3 + 2HCl → BCl2 + CO2↑+ H2O
Nhận thấy: Nếu đặt
Bảo toàn khối lượng:
mmuối cacbonat + mHCl = mmuối clorua +
→ 4 + 2x.36,5 = 5,1 + 44x + 18x
→ x = 0,1mol
→ V = 0,1.22,4 = 2,24 lít
Câu 29: Điều nào sau đây là sai ?
A. Silicagen là axit salixic khi bị mất nước.
B. Axit silixic là axit yếu nhưng mạnh hơn axit cacbonic.
C. Tất cả các muối silicat đều không tan (trừ muối của kim loại kiềm và amoni).
D. Thủy tinh lỏng là dung dịch muối của axit silixic.
Đáp án: B
Giải thích:
Axit silixic là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic, nên dễ bị CO2 đẩy ra khỏi dung dịch muối của nó:
Na2SiO3 + CO2 + H2O → H2SiO3↓ + Na2CO3
Câu 30: Công thức hoá học của thuỷ tinh thông thường là:
A. Na2O.CaO.6SiO2
B. CaO.6SiO2
C. Na2O.6SiO2
D. Na2O.CaO.2SiO2
Đáp án: A
Giải thích: Công thức hoá học của thuỷ tinh thông thường là: Na2O.CaO.6SiO2.
Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Mở đầu về hóa học hữu cơ có đáp án
Trắc nghiệm Công thức phân tử hợp chất hữu cơ có đáp án
Trắc nghiệm Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ có đáp án
Trắc nghiệm Phản ứng hữu cơ có đáp án
Trắc nghiệm Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án