TOP 40 câu Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm (có đáp án 2023) - Hóa 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 36: Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 11 .

1 4,752 12/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 36: Luyện tập: Hiđrocacbon thơm

Bài giảng Hóa học lớp 11 Bài 36: Luyện tập: Hiđrocacbon thơm

Câu 1: Có 3 lọ mất nhãn: benzen, toluen và stiren. Có thể dùng chất nào sau đây nhận biết

A. Dung dịch NaOH

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch KMnO4

D. Dung dịch brom

Đáp án: C

Giải thích:

Chỉ có thể dung dịch KMnO4 để phân biệt

+ Stiren làm mất màu KMnO4 ngay điều kiện thường.

+ Toluen làm mất màu KMnO4 khi đung nóng.

+ Benzen không làm mất màu KMnO4 kể cả điều kiện thường hay đun nóng.

Câu 2: Câu nào sai trong các câu sau:

A. Benzen có khả năng phản ứng thế dễ hơn phản ứng cộng

B. Benzen tham gia phản ứng thế dễ hơn ankan

C. Các đồng đẳng của benzen làm mất màu thuốc tím khi đun nóng

D. Các nguyên tử trong phân tử benzen cùng nằm trên một mặt phẳng

Đáp án: B

Giải thích:

- Benzen có tính chất hóa học đặc trưng là dễ thế, khó cộng

  → A đúng

- Ankan đều chứa nhóm ankyl đẩy e nên

→ mật độ e lớn dễ thế hơn benzen 

→ B sai

- Đồng đẳng của benzen có tính oxi hóa

→ làm mất màu thuốc tím khi đun nóng

→ C đúng

- Benzen có có cấu trúc phẳng 

→ Các nguyên tử trong phân tử benzen cùng nằm trên một mặt phẳng

→ D đúng

Câu 3: Cho etylbenzen tác dụng với Br2 hơi (ánh sáng) theo tỉ lệ 1:1 thu được bao nhiêu sản phẩm thế?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Vì có điều kiện ánh sáng nên sẽ xảy ra phản ứng thế brom ở mạch nhánh.

Vậy theo tỉ lệ 1:1 → Thu được 2 sản phẩm thế.

Câu 4: Khi cho toluen tác dụng với HNO3 (H2SO4/to) theo tỉ lệ 1:3 thu được sản phẩm có tên gọi là

A. thuốc nổ TNT

B. 2,4,6-trinitrotoluen

C. Nitrobenzen

D. cả A,B

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Câu 5: Trong các chất sau: Toluen, stiren, etilen, axetilen, metan, benzen. Số chất làm mất màu thuốc tím ở nhiệt độ thường là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Chất làm mất màu thuốc tím ở nhiệt độ thường phải có liên kết đôi tự do không nằm trong vòng benzen → stiren, etilen, axetilen làm mất màu thuốc tím .

Toluen cũng làm mất màu thuốc tím nhưng phải đun nóng.

Benzen, metan không làm mất màu thuốc tím.

Câu 6: Cho toluen tác dụng với Br2 (có mặt Fe) theo tỉ lệ 1:1 thu được bao nhiêu sản phẩm chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Vòng benzen có chứa nhóm thế là ankyl

→ ưu tiên thế ở ortho, para

Toluen phản ứng với Br2, (xt Fe; 1 : 1) thu được các sản phẩm chính:

Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Câu 7: Từ benzen muốn điều chế m-bromnitrobenzen người ta thực hiện theo sơ đồ sau:

Benzen+XA+Y  m-bromnitrobenzen. X, Y lần lượt là

A. HBr, HNO3

B. HNO3,HBr

C. HNO3, Br2

D. Br2, HNO3

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Nhóm NO2 là nhóm có liên kết đôi, hút e → ưu tiên thế nguyên tử vào vị trí meta

→ X: HNO3, Y: Br2.

Câu 8: Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C9H12

A. 6 

B. 7                                

C. 8                                

D. 9

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

→ Có 8 đồng phân

Câu 9: Hidrocacbon X có công thức C8H10 không làm mất màu dung dịch brom. Khi đun nóng X với dung dịch thuốc tím tạo thành C7H5KO2 (N). Cho N tác dụng với dung dịch axit HCl tạo thành hợp chất C7H6O2. X có tên gọi nào sau đây?

A. 1,2-đimetylbenzen

B. 1,3-đimetylbenzen

C. etylbenzen 

D. 1,4-đimetylbenzen

Đáp án: C

Giải thích:

Số nguyên tử H = 2.8 + 2 - 2k = 10  → k = 4

X không tác dụng với dung dịch brom  → X chứa vòng benzen (3 liên kết +1 vòng)

X + dd thuốc tím  → C7H5KO2 → có 1 nhóm -COOK

N + HCl → C7H6O2 → chỉ có 1 nhóm thế

Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Câu 10: Cho clo tác dụng với 78 gam benzen (có mặt bột Fe) người ta thu được 78 gam clobenzen. Hiệu suất quá tình phản ứng là

A. 69,33%

B. 71% 

C. 72,33%             

D. 79,33%

Đáp án: A

Giải thích:

Vì có mặt bột Fe → thế trong vòng benzen

C6H6  + Cl2 Fe C6H5Cl  + HCl

nC6H5Cl=78112,5=5275=nC6H6(p/u)

mC6H6(p/u)=54,08g

H=mC6H6(p/u)mC6H6(bd).100%=54,0878.100%=69,33%

Câu 11: Khi phân tích thành phần nguyên tố của hidrocacbon Y cho kết quả 9,44% H, 90,56% C về khối lượng. Y tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1 đun nóng có mặt bột Fe. Y có công thức là

A. C8H8

B. C8H10

C. C9H12

D. C6H6

Đáp án: B

Giải thích:

mC:mH = 12x : y = %m: %mH

= 90,56% : 9,44 % 

→ x : y=4 : 5

Công thức đơn giản nhất của Y: (C4H5)a

Y+ Brom (có mặt bột Fe ) 

→ Y có chứa vòng benzen

→ Y: C8H10

Câu 12: Cho 12 gam hidrocacbon X. Đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 90 gam kết tủa. Khối lượng bình nước vôi tăng 50,4 gam. Tỉ khối của X so với hidro là 60. Cho hợp chất tác dụng với dung dịch KMnO4 đung nóng thu được sản phẩm có công thức C93O6K3. Tên hợp chất X là?

A. 1,3,5 -trimetylbenzen

B. Toluen

C. 1,2,6-trinitrobenzen

D. Benzen

Đáp án: A

Giải thích:

nCO2=nCaCO3=0,9mol

mbình tăngmH2O+mCO2=50,4

mH2O=50,40.9.44=10,8g

nH2O=0,6

ĐLBTKL:

mX + moxi mH2O+mCO2

mO2=mH2O+mCO2mX

=50,412=38,4

nO2=1,2

nO(H2O+CO2)=nH2O+2.nCO2

=0,6+2.0,9=2,4=2nO(O2)

→ X không có O mà chỉ gồm C, H

nC : nH = 0,9 : 1,2 = 3 : 4 

→ công thức đơn giản nhất (C3H4)n

MX = 2.60 = 120 = 40.n 

→ n = 3  → C9H12

Cho hợp chất tác dụng với dung dịch KMnO4 đung nón thu được sản phẩm có công thức C93O6K3

→ ngoài vòng benzen còn có 3 nhóm thế

- Phân tử X đối xứng

→ X chỉ có thể là 1,3,5-trimetylbenzen

Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 1,04 gam 1 hỗn hợp chất hữu cơ X cần vừa đủ 2,24 lít khí O2 ở đktc chỉ thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích 2:1 ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất. Biết tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 52, X chứa vòng benzen và tác dụng được với dung dịch brom. X là

A. C6H5-CH=CH2

B. C6H6

C. C6H5CH3

D. C6H5-CH2-CH3

Đáp án: A

Giải thích:

Theo định luật BTKL ta có:

nO2=2,2422,4=0,1mol

mH2O+mCO2=1,04 + 0,1.32 = 4,24 gam

vì VCO2:VH2O=2:1

nCO2=2nH2O

Đặt số mol H2O là x 

→ số mol CO2 là 2x

mH2O+mCO2=18x + 44.2x = 4,24 

→ x = 0,04

nC=nCO2=0,08nH=2.nH2O=2.0,04=0,08

→ mH + mC = 0,08 + 0,08.12=1,04 

→ không có oxi trong X

nC : nH =1:1 

→Công thức tổng quát của X có dạng: (CH)n

MX = 52.2 = 104 =13n → n = 8

X: C8H8

X chứa vòng benzen và tác dụng được với dung dịch brom.

→ Công thức cấu tạo của X là C6H5-CH=CH2

Câu 14: Hidrocacbon thơm là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa

A. một vòng benzen

B. ba liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn

C. sáu nguyên tử C và sáu nguyên tử H

D. một hay nhiều vòng benzen

Đáp án: D

Giải thích: Hidrocacbon thơm là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa một hay nhiều vòng benzen

Câu 15: Công thức cấu tạo không phải hidrocacbon thơm là

A. Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

B. Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

C. Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

D. Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Đáp án: C

Giải thích: Hợp chất hữu cơ trong phân tử không chứa vòng benzen không phải hidrocacbon thơm

Câu 16: Stiren có công thức cấu tạo là

A. C6H5NH2

B. C6H5CH=CH2

C. CH3C6H4CH3

D. C6H5CH3

Đáp án: B

Giải thích: Stiren có công thức là C6H5CH=CH2

Câu 17:  Cho chất X có công thức cấu tạo Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Tên gọi không phù hợp với X là

A. 2-metyltoluen

B. 1,4-đimetylbenzen

C. 4-metyltoluen

D. p - xilen

Đáp án: A

Giải thích:

Hợp chất trên có tên là

1. Tên thay thế: 1,4-đimetylbenzen

2. Tên bán hệ thống: 4-metyltoluen

3. Tên thường: p - xilen

→ X không có tên là 2-metyltoluen

Câu 18: Đề hiđro hoá etylbenzen ta được stiren; trùng hợp stiren ta được polistiren với hiệu suất chung 80%. Khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polisitren là:

A.13,52 tấn.

B. 10,6 tấn.

C. 13,25 tấn.

D. 8,48 tấn

Đáp án: C

Giải thích:

Sơ đồ phản ứng :

Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Vậy khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polisitren với hiệu suất 80% là :

x = 10,4.106n104n.80%=13,25 tấn.

Câu 19: Khi cho toluen phản ứng với Br2 (có mặt Fe, toC) theo tỉ lệ 1:1 về số mol, sản phẩm chính thu được có tên là

A. benzyl clorua 

B. 2,4-đibromtoluen 

C. p-bromtoluen và o-bromtoluen

D. m-bromtoluen                                                   

Đáp án: C

Giải thích: Toluen (C6H5CH3) có nhóm thế -CH3, khi phản ứng với Br2 (1:1 có mặt bột sắt) sẽ ưu tiên tạo thành o-bromtoluen và p-bromtoluen

Câu 19: Cho các hidrocacbon: eten; axetilen; benzen; toluen; isopentan; stiren. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 là:

A. 4 

B. 5

C. 6 

D. 3

Đáp án: A

Giải thích:

Các chất làm mất màu dung dịch KMnO4 là 4 chất: eten; axetilen; toluen; stiren

Chú ý: Toluen làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng.

Câu 20: Cứ 49,125 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 30 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ số mắt xích stiren và butađien trong loại cao su trên tương ứng là

A. 1 : 2.

B. 2 : 3.

C. 2 : 1. 

D. 1 : 3.

Đáp án: C

Giải thích:

Giả sử số mắt xích C4H6 là 1 và số mắt xích C8H8 là k. Ta có công thức cao su: C4H6(C8H8)k

Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Tỉ lệ mắt xích stiren và butadien là 2 : 1

Câu 21: Lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (có mặt bột Fe) với hiệu suất phản ứng đạt 70% là :

A. 14 gam.

B. 16 gam.

C. 15,75 gam.

D. 20 gam.

Đáp án: C

Giải thích:

nC6H6(pư)=15,678.0,7=0,14mol.

Phương trình phản ứng :

Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Vậy khối lượng clobenzen thu được là : 0,14.112,5 = 15,75 gam.

Câu 22: Hiđro hóa 49 gam hỗn hợp A gồm benzen và naphtalen bằng H2 xúc tác thích hợp thu được 39,72 gam hỗn hợp sản phẩm B gồm xiclohexan và đecalin. Biết hiệu suất hiđro hóa benzen và naphtalen lần lượt bằng 70% và 80%. Thành phần % khối lượng của xiclohexan trong B là

A. 29,6%.

B. 33,84 %.

C. 44,41 %.

D. 50,76%.

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi số mol benzen và naphtalen lần lượt là x và y

Phương trình phản ứng:

Do hiệu suất của phản ứng là 70% nên số mol xiclohexan là 0,7x (mol)

Do hiệu suất của phản ứng là 80% nên số mol đecalin là 0,8y (mol)

Ta có hệ phương trình:

78x+128y=490,7x.84+0,8y.138=39,72

x=0,3y=0,2

mxiclohexan = 0,3.0,7. 84 = 17,64 g

% xiclohexan = 17,6439,72.100%=44,41%

Câu 23: Cho benzen vào 1 lọ đựng clo dư rồi đưa ra ánh sáng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,82 kg chất sản phẩm. Tên của sản phẩm và khối lượng benzen tham gia phản ứng là

A. clohexan; 1,56 kg.

B. hexacloran; 1,56 kg.

C. hexaclobenzen; 6,15kg.

D. hexaclobenzen; 1,65 kg.

Đáp án: B

Giải thích:

Sản phẩm thu được là hexacloran; nhexacloran = 0,02 mol

C6H6+3Cl2asC6H6Cl60,020,02   mol

Suy ra khối lượng của benzen là 0,02.78 = 1,56 g

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của A là

A. C7H8.

B. C8H10.

C. C9H12.

D. C10H14.

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi công thức của A là CnH2n-6

nCO2=10,0822,4=0,45mol

Ta có nAnCO2n=0,45n

MA60,45:n=6n0,45

Mặt khác ta có MA = 14n – 6 nên ta suy ra n = 9

A là C9H12

Câu 25: Đốt cháy m gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 4,05 gam H2O và 7,728 CO2 (đktc). Giá trị của m và tổng số mol của A, B là

A. 4,59 và 0,04

B. 4.59 và 0,08

C. 9,14 và 0,04

D. 9,18 và 0,08

Đáp án: A

Giải thích:

nH2O=0,225mol;nCO2=0,345mol

m = mC + mH = 0,345.12 + 0,225.2 = 4,59 g

Ta có: 

nA,B=nCO2nH2O3=0,04mol

Câu 26: Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 4,05 gam H2O  và V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 15,654

B. 15,465

C. 15,546

D. 15,456

Đáp án: D

Giải thích:

nH2O=8,118=0,45molnH=0,9mol

Ta có

nC=mA,BmH12=9,180,9.112=0,69molnCO2=nC=0,69mol

V = 0,69. 22,4 = 15,456 lít

Câu 27: Cho các chất (1) benzen ; (2) toluen; (3) xiclohexan; (4) hexa-1,3-đien; (5) xilen; (6) cumen. Dãy gồm các hiđrocacbon thơm là:

A. (1); (2); (3); (4).

B.  (1); (2); (5; (6).

C. (2); (3); (5) ; (6).

D. (1); (5); (6); (4).

Đáp án: B

Giải thích: Các hidrocacbon thơm là: (1) benzen ; (2) toluen; (5) xilen; (6) cumen.

Câu 28: Cumen còn có tên là:

A. Propyl benzen

B. Etylbenzen

C. Isopropylbenzen

D. Xilen

Đáp án: C

Giải thích: Cumen : C6H5 – CH(CH3): Isopropylbenzen

Câu 29: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?

A. Benzen

B. Metan

C. Toluen

D. Axetilen

Đáp án: D

Giải thích: Axetilen có thể làm mất màu KMnO4 ngay điều kiện thường.

Câu 30: Chất X tác dụng với benzen (xt,) tạo thành etylbenzen. Chất X là

A. CH4

B. C2H2

C. C2H6

D. C2H4

Đáp án: D

Giải thích: C2H4 + C6H6  C6H5 – C2H5

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên có đáp án 

Trắc nghiệm Hệ thống hóa về hidrocacbon thiên nhiên có đáp án 

Trắc nghiệm Dẫn xuất halogen của hidrocacbon có đáp án 

Trắc nghiệm Ancol có đáp án 

Trắc nghiệm Phenol có đáp án 

1 4,752 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: