TOP 40 câu Trắc nghiệm Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (có đáp án 2023) – Hóa 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 11 Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 11 Bài 22.

1 1,981 12/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

Bài giảng Hóa 11 Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

Câu 1: Công thức cấu tạo (CTCT) cho ta biết:

A. Số lượng các nguyên tố trong hợp chất.

B. Hàm lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất.

C. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.

D. Tất cả đáp án trên.

Đáp án:

Giải thích: Công thức cấu tạo (CTCT) cho ta biết: Số lượng các nguyên tố trong hợp chất, hàm lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất, cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (thứ tự và cách thức liên kết).

Câu 2: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết có liên kết đơn?

A. C2H4               

B. C2H2               

C. C6H6                 

D. C2H6.

Đáp án: D

Giải thích:

Chú ý: Cách tính độ bất bão hòa k

Giả sử hợp chất có công thức: CxHyOzNtXuNav

Trong đó: X là halogen

Tổng số π  và vòng = k = 2x+2y+tuv2

C2H4 có k = 1 (loại)

C2H2 có k = 2 (loại)

C6H6 có k = 4 (loại)

C2H6 có k = 0 → Trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn.

Câu 3: Chất nào sau đây trong phân tử có liên kết đôi?

A. C2H4              

B. C2H2               

C. C3H8                 

D. C2H5OH.

Đáp án: A

Giải thích:

Giả sử hợp chất có công thức: CxHyOzNtXuNav

Trong đó: X là halogen

Ta có tổng số π  và vòng = k =2x+2y+tuv2

Áp dụng cho: 

C2H4 có k = 1 → Trong phân tử có một liên kết đôi (chọn)

C2H2 có k = 2 → Trong phân tử có một liên kết ba (loại)

C3H8 có k = 0 → Trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn (loại)

C2H5OH có k = 0 → Trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn (loại)

Câu 4: Chất nào sau đây có phân tử có liên kết ba?

A. C2H4              

B. C2H2               

C. CH4                 

D. CH3OH.

Đáp án: B

Giải thích:

Áp dụng công thức tính độ bất bão hòa k:

Giả sử hợp chất có công thức: CxHyOzNtXuNav

Trong đó: X là halogen

Ta có tổng số π  và vòng = k = 2x+2y+tuv2

Vậy:

C2H4 có k = 1 → Trong phân tử có một liên kết đôi.

C2H2 có k = 2 → Trong phân tử có một liên kết ba.

CH4 có k = 0 → Trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn.

CH3OH có k = 0 → Trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn.

Câu 5: Đồng phân là

A. những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.     

B. những đơn chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.     

C. những hợp chất giống nhau và có cùng công thức phân tử.         

D. những hợp chất khác nhau nhưng có cùng dạng công thức cấu tạo.

Đáp án: A

Giải thích: Đồng phân là những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử. 

Câu 6: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?

A. C2H5OH, CH3OCH3                         

B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. CH3OH, C2H5OH                            

D. CH3CH2Cl, CH3CH2OH

Đáp án: A

Giải thích:

Các chất có cấu tạo khác nhau nhưng có cùng CTPT gọi là đồng phân của nhau.

C2H5OH, CH3OCH3 là đồng phân của nhau, chúng có cùng CTPT là C2H6O.

Câu 7: Định nghĩa đồng đẳng nào sau đây là đúng?

A. Những chất đồng đẳng là những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau.           

B. Những chất đồng đẳng là những đơn chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau.           

C. Những chất đồng đẳng là những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau.                              

D. Những chất đồng đẳng là những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học khác nhau.

Đáp án: A

Giải thích:

Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.

VD: Các ancol trong dãy: CH3OH, C2H5OH, C3H7OH,..., CnH2n + 1OH có thành phần hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2, có tính chất hóa học tương tự nhau.

Câu 8: Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?

A. CH3OH, CH3OCH3                         

B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. CH3OH, C2H5OH                           

D. CH3CH2OH, C3H6(OH)2.

Đáp án: C

Giải thích:

Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng.

CH3OH, C2H5OH là đồng đẳng của nhau.

Câu 9: Theo thuyết cấu tạo, các nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon. Các loại mạch đó là

A. Mạch không phân nhánh.                                

B. Mạch phân nhánh.

C. Mạch vòng.                                                     

D. Cả 3 loại mạch trên.

Đáp án: D

Giải thích: Theo thuyết cấu tạo: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị bốn. Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon (mạch vòng, mạch không vòng, mạch nhánh, mạch không nhánh).

Câu 10: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C4H10      

A. 1              

B. 2               

C. 3                  

D. 4.        

Đáp án: B

Giải thích:

Độ bất bão hòa k = 0 → Phân tử chỉ chứa liên kết đơn.

CH3-CH2-CH2-CH3; CH3-CH(CH3)-CH3

Câu 11: Số công thức tạo mạch hở có thể có ứng với công thức phân tử C4H8

A. 1               

B. 2               

C. 3                 

D. 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Độ bất bão hòa k = 1 → Phân tử chứa một liên kết đôi.

CH3-CH2-CH=CH2; CH3-CH=CH-CH3; CH3-C(CH3)=CH3

Câu 12: Số công thức tạo mạch hở có thể có ứng với công thức phân tử C5H10

A. 5              

B. 5               

C. 3                 

D. 4.

Đáp án: B

Giải thích:

Độ bất bão hòa k = 1 → Phân tử chứa một liên kết đôi.

CH3-CH2-CH2-CH=CH2; CH3-CH2-CH=CH-CH3;

CH3-CH2-C(CH3)=CH2; CH3-CH=C(CH3)-CH3; CH2=CH-CH(CH3)-CH3

Câu 13: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C3H7Cl là

A. 1              

B. 2                

C. 3                 

D. 4.

Đáp án: B

Giải thích:

Độ bất bão hòa k = 0 → Phân tử chỉ chứa liên kết đơn.

CH3-CH2-CH2-Cl; CH3-CHCl-CH3

Câu 14: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C4H9Cl là

A. 5                    

B. 2               

C. 3                 

D. 4.

Đáp án: D

Giải thích:

Độ bất bão hòa k = 0 → Phân tử chỉ chứa liên kết đơn.

CH3-CH2-CH2-CH2-Cl; CH3-CHCl-CH2-CH3; CH3-C(CH3)Cl-CH3;

CH3-CH(CH3)-CH2Cl

Câu 15: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C3H6Cl2

A. 5                           

B. 2               

C. 3                 

D. 4.

Đáp án: D

Giải thích:

Độ bất bão hòa k = 0 → Phân tử chỉ chứa liên kết đơn.

CH2Cl-CH2-CH2Cl; CH3-CH2-CHCl; CH2Cl-CHCl-CH3; CH3-CCl2-CH3.

Câu 16: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C3H8O là

A. 1              

B. 2               

C. 3             

D. 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Độ bất bào hòa k = 0 → Phân tử chỉ chứa liên kết đơn.

CH3-CH2-CH2-OH; CH3-CH(OH)-CH3; CH3-O-CH2-CH3

Câu 17: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C4H10O là

A. 8                         

B. 6            

C. 7                       

D. 5.

Đáp án: C

Giải thích:

Độ bất bão hòa k = 0 → Phân tử chỉ chứa liên kết đơn.

CH3-CH2-CH2-CH2-OH ; CH3-CH2-CH(OH)-CH3;

(CH3)2CH-CH2-OH; (CH3)3C-OH; CH3-CH2-O-CH2-CH3;

CH3-O-CH2-CH2-CH3; CH3-O-CH(CH3)2

Câu 18: Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N. Chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là

A. C3H7Cl             

B. C3H8               

C. C3H9N                

D. C3H8O.

Đáp án: C

Giải thích:

Các hợp chất hữu cơ đều có 3 nguyên tử C, nên sự chênh lệch về số đồng phân giữa chúng không phụ thuộc vào số nguyên tử C và tất nhiên cũng không phụ thuộc vào số nguyên tử H. Số lượng đồng phân của các hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào số nguyên tử còn lại trong hợp chất. N có hóa trị 3, có nhiều kiểu liên kết với các nguyên tử C hơn so với O có hóa trị 2 và Cl có hóa trị 1.

Tóm lại nguyên tố nitơ có hóa trị cao nhất nên C3H9N có đồng phân cấu tạo nhiều nhất.

Câu 19: Công thức chung của dãy đồng đẳng hiđrocacbon mạch hở chứa một nối đôi và một nối ba trong phân tử là

A. CnH2n8.         

B. CnH2n4.             

C. CnH2n6.             

D. CnH2n2

Đáp án: B

Giải thích:

Xuất phát từ công thức chung của hiđrocacbon mạch hở CnH2n+22k với k là số liên kết trong phân tử.

Hiđrocacbon có một nối đôi và một nối ba  Tổng số liên kết π=3

Công thức chung cần tìm là CnH2n4.

Câu 20: Công thức C6H6 thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây? 

A. CnH2n+2  

B. CnH2n2               

C. CnH2n6.              

D. CnH2n4.

Đáp án: C

Giải thích:

Công thức C6H6 thuộc dãy đồng đẳng CnH2n6.  với n = 6

Câu 21: Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm các chất là đồng đẳng của nhau?

A. C2H6; CH4; C4H10                                    

B. C2H5OH,; CH2=CH-CH2OH

C. CH3CCH3,CH3CHO.O                     

D. C2H4; C3H6; C4H6

Đáp án: A

Giải thích:

Xét các chất có thành phần hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2.

Xét các chất có đặc điểm cấu tạo tương tự nhau.

Chọn A. Các chất cùng dãy đồng đẳng trong dãy A có công thức chung là CnH2n+2

Câu 22: Cho các chất: C6H5OH (X); C6H5CH2OH (Y); HOC6H4OH (Z); C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau là:

A. Y, T.                    

B. X, Z, T.                 

C. X, Z.                         

D.  Y, Z.

Đáp án: A

Giải thích:

C6H5CH2OH (Y); C6H5CH2CH2OH (T)

Y và T có công thức phân tử hơn kém nhau 1 nhóm CH2, có tính chất hóa học tương tự nhau (tính chất chung của ancol thơm).

(X) mặc dù cũng có công thức phân tử kém (Y) một nhóm CH2 tuy nhiên tính chất hóa học khác nhau.

Câu 23: Licopen, công thức phân tử C40H56 là chất màu đỏ trong quả cà chua, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Hiđro hóa hoàn toàn licopen được hiđrocacbon C40H82. Licopen có:

A. 1 vòng; 12 nối đôi.                                  

B. 1 vòng; 5 nối đôi.  

C. 4 vòng; 5 nối đôi.                                    

D. mạch hở; 13 nối đôi.

Đáp án: D

Giải thích:

Độ bất bão hòa

k =  2.C+2H2=2.40+2562  = 13

Để phá vỡ 1 liên kết πcần 1 phân tử H2

→ Số phân tử H2 = 82562  = 13

→ Licopen có 13 π và 0 vòng hay licopen mạch hở, 13 nối đôi.

Câu 24: Tổng số liên kết  và vòng ứng với công thức C5H9O2Cl là:

A. 0                     

B. 1                     

C. 2                     

D. 3

Đáp án: B

Giải thích:

Độ bất bão hòa

Tổng số π  và vòng = k = 2.C+2Hhalogen2=2.5+2912=1

Câu 25: Công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử C2H6O là:

A. CH3-O-CH3                                                    

B. CH2=C=O

C. CH3-CH3-O                                                    

D. CH2=O=CH2

Đáp án: A

Giải thích:

k =  2.C+2H2=2.2+262  = 0

→ Công thức cấu tạo của C2H6O là: CH3-O-CH3; CH3-CH2-OH

Câu 26: Công thức cấu tạo không phải của C3H8O là

A. CH3-CH2-CH2-OH                                  

B. CH3-O-CH2-CH3

C. CH3-CH(CH3)-OH                                  

D. CH3-CH2-OH-CH2

Đáp án: D

Giải thích: O chỉ có hóa trị II, không có hóa trị III trong hợp chất hữu cơ → D sai

Câu 27: Chất khác so với các chất còn lại là:

A. CH3-CH2-CH2-OH                                          

B. CH3-CH(CH3)-OH     

C. CH3-CH(OH)-CH3                                          

D. HO-CH(CH3)-CH3

Đáp án: A

Giải thích: B, C, D cùng biểu diễn một chất.

Câu 28: Trong công thức CxHyOzNt tổng số liên kết  và vòng là

A.  2xy+t+22                                           

B. 2x – y + t + 2.

C. 2xyt+22                                       

D. 2xy+z+t+22

Đáp án: A

Giải thích:

Công thức: CxHyOzNtXuNav

Trong đó: X là halogen

Tổng số π  và vòng = k = 2x+2y+tuv2

→ Với CxHyOzNt thì k = 2x+2y+t2

Câu 29: Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa một vòng sáu cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là

A. 7.                         

B. 6.                          

C. 5.                         

D. 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Tổng số π  và vòng = k = 2.20+2302  = 6 = 1 vòng + 5π

→ Vitamin A có chứa 1 vòng và 5 liên kết đôi.

Câu 30: Metol C10H20O và menton C10H18O chúng đều có trong tinh dầu bạc hà. Biết phân tử metol không có nối đôi, còn phân tử menton có 1 nối đôi. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Metol và menton đều có cấu tạo vòng.     

B. Metol có cấu tạo vòng, menton có cấu tạo mạch hở.                   

C. Metol và menton đều có cấu tạo mạch hở.

D. Metol có cấu tạo mạch hở, menton có cấu tạo vòng.

Đáp án: A

Giải thích:

Xét metol C10H20O có k = 1 không có nối đôi → Phân tử metol có cấu tạo vòng.

Xét menton C10H18O có k = 2 có 1 nối đôi → Phân tử meton có 1 nối đôi và 1 vòng

→ Metol và meton đều có cấu tạo vòng.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng có đáp án

Trắc nghiệm Mở đầu về hóa học hữu cơ có đáp án

Trắc nghiệm Công thức phân tử hợp chất hữu cơ có đáp án

Trắc nghiệm Phản ứng hữu cơ có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo có đáp án

1 1,981 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: