TOP 40 câu Trắc nghiệm Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol (có đáp án 2023) - Hóa 11
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 42: Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 11.
Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 42: Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol
Bài giảng Hóa học lớp 11 Bài 42: Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol
Bài 1: Khẳng định nào dưới đây không đúng?
A. Hầu hết các ancol đều nhẹ hơn nước
B. Ancol tan tốt trong nước do có nhóm OH tạo liên kết hiđro với phân tử nước
C. Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn nhiệt độ sôi của ete, anđehit
D. Phenol tan tốt trong nước do cũng có nhóm OH trong phân tử.
Đáp án: D
Giải thích: Theo tính chất vật lý thì: Phenol ít tan trong nước
Bài 2: Ancol no, đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Đáp án: C
Giải thích: C4H10O có 4 đồng phân ancol là: CH3(CH2)2CH2OH ; CH3CHOHCH2CH3 ; (CH3)2CHCH2OH ; (CH3)3C-OH
Bài 3: Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là
A. 4-etylpentan-2-ol.
B. 2-etylbutan-3-ol.
C. 3-etylhexan-5-ol.
D. 3-metylpentan-2-ol.
Đáp án: D
Giải thích:
3 - metylpentan - 2 - ol
(Chú ý chọn mạch C dài nhất, có chứa nhóm -OH làm mạch chính)
Bài 4: Khi đun nóng dẫn xuất halogen X với dung dịch NaOH tạo thành hợp chất anđehit axetic. Tên của hợp chất X là
A. 1,2- đibrometan.
B. 1,1- đibrometan.
C. etyl clorua.
D. A và B đúng.
Đáp án: B
Giải thích:
CH3CHBr2 CH3CH(OH)2 CH3CHO
(1,1 - đibrometan)
Bài 5: X là dẫn xuất clo của etan. Đun nóng X trong NaOH dư thu được chất hữu cơ Y vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Vậy X là
A. 1,1,2,2-tetracloetan.
B. 1,2-đicloetan.
C. 1,1-đicloetan.
D. 1,1,1-tricloetan.
Đáp án: B
Giải thích:
Ta thấy:
CH2Cl - CH2Cl CH2OH - CH2OH CH2ONa - CH2ONa
CH2Cl - CH2Cl CH2OH - CH2OH phức
Bài 6: Công thức nào dưới đây là công thức của ancol no, mạch hở chính xác nhất ?
A. R(OH)n.
B. CnH2n + 2O.
C. CnH2nOx.
D. CnH2n + 2 – x (OH)x.
Đáp án: D
Giải thích:
Thay thế x nguyên tử H của ankan CnH2n+2 bởi nhóm OH
=> Ancol là CnH2n+2-x(OH)x
Loại B vì đề bài không nói là ancol đơn chức.
Bài 7: Đun nóng một ancol X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức tổng quát của X là (với n > 0, n nguyên)
A. CnH2n + 1OH.
B. ROH.
C. CnH2n + 2O.
D. CnH2n + 1CH2OH.
Đáp án: D
Giải thích:
Tách nước ancol tạo olein duy nhất thì ancol là bậc I, đơn chức.
Vậy ancol có dạng CnH2n+1CH2OH
Bài 8: Một ancol no có công thức thực nghiệm là (C2H5O)n. CTPT của ancol có thể là
A. C2H5O.
B. C4H10O2.
C. C4H10O.
D. C6H15O3.
Đáp án: B
Giải thích:
Ancol có dạng C2nH5nOn , mà ta có 2n.2 + 2 ≥ 5n
(với CxHy thì y ≤ 2x + 2)
→ n ≤ 2
Vậy n = 2 thỏa mãn. Ancol là C4H10O2.
Bài 9: Một ancol no đơn chức có %H = 13,04% về khối lượng. Công thức của ancol là
A. C6H5CH2OH.
B. CH3OH.
C. C2H5OH.
D. CH2=CHCH2OH.
Đáp án: C
Giải thích:
Ancol no, đơn chức : CnH2n+2O
→ n = 2. Ancol là C2H6O hay CTCT C2H5OH.
Câu 10: Một ancol no đơn chức có %O = 50% về khối lượng. Công thức của ancol là
A. C3H7OH.
B. CH3OH.
C. C6H5CH2OH.
D. CH2=CHCH2OH.
Đáp án: B
Giải thích:
Ancol no, đơn chức có chứa 1 oxi
32.
Vậy ancol là CH3OH.
Bài 11: Có bao nhiêu rượu (ancol) bậc II, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18% ?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án: B
Giải thích:
Gọi ancol là CnH2n+2O
Các đồng phân ancol bậc II là:
CH3 - CH(OH) - CH2 - CH2 - CH3 ;
CH3 - CH2 -CH(OH) - CH2 -CH3 ;
(CH3)2CH -CH(OH) - CH3 ;
Bài 12: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)
A. C3H5OH và C4H7OH.
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH.
D. CH3OH và C2H5OH.
Đáp án: B
Giải thích:
Ancol + Na → chất rắn (có thể gồm cả Na dư) + H2
Bảo toàn khối lượng :
mhidro = m ancol + mNa – m chất rắn = 0,3g
Vậy 2 ancol là C2H5OH và C3H7OH
Bài 13: Cho m gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít khí ở 0oC; 2atm. Mặt khác cũng đun m gam hỗn hợp trên ở 140oC với H2SO4 đặc thu được 12,5 gam hỗn hợp 3 ete (H = 100%). Tên gọi của hai ancol trong X là:
A. Etanol và propan-1-ol.
B. Propan-1-ol và butan-1-ol.
C. Metanol và etanol.
D. Pentan-1-ol và butan-1-ol.
Đáp án: A
Giải thích:
= 0,15 mol
nancol = = 0,3 mol
(trong phản ứng tạo ete) = 0,15 mol.
Bảo toàn khối lượng:
m Ancol = m ete + m nước
= 12,5 + 0,15.18 = 15,2 g
Vậy ancol là C2H5OH và C3H7OH
Bài 14: Oxi hóa 6 gam ancol đơn chức A bằng oxi không khí (có xúc tác và đun nóng) thu được 8,4 gam hỗn hợp anđehit, ancol dư và nước. Phần trăm A bị oxi hóa là
A. 60%.
B. 75%.
C. 80%.
D. 53,33%.
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có:
2RCH2OH + O2 2RCHO + 2H2O
Bảo toàn khối lượng:
Vậy nROH thực tế > 0,15 mol
→ M ROH < 6/0,15 = 40
Vậy ancol là CH3OH
nancol = 6 : 32 = 0,1875 mol
% ancol phản ứng = = 80%
Bài 15: Một hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Đáp án: D
Giải thích:
Gọi CTPT của X là CxHyOz
Ta có:
x : y : z =
Vậy X là C7H8O.
Có các đồng phân:
C6H5CH2OH;
CH3C6H4OH (o- ; m- ; p-);
C6H5OCH3
Bài 16: Hiđrat hóa 2 anken được hỗn hợp Z gồm 2 ancol liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 0,53 gam Z rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,05M được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH là 0,025M (Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Công thức cấu tạo của 2 anken là
A. CH2=CH2 và CH2=CHCH3.
B. CH2=CHCH3 và CH2=CHCH2CH3.
C. CH2=CHCH3 và CH3CH=CHCH3.
D. CH2=CHCH3 và CH2=C(CH3)2.
Đáp án: A
Giải thích:
Vì NaOH dư nên
CO2 + 2 NaOH → Na2CO3 + H2O
nNaOH p/ứng = 2.(0,05 – 0,025 ) = 0,05 mol
Gọi CT chung của 2 ancol là CnH2n+2O
→ n = 2,5
Vậy ancol là C2H5OH và C3H7OH
Anken là :
CH2=CH2 , CH3CH=CH2
Bài 17: Đun hỗn hợp gồm 1 mol C2H5OH và 2 mol C3H7OH với H2SO4 đặc ở 140oC (hiệu suất phản ứng tạo ete là 80%) thu được m gam 3 ete. Giá trị của m là:
A. 111,2 gam
B. 132,8 gam
C. 139 gam
D. 89,6 gam
Đáp án: A
Giải thích:
n ancol = 1 + 2 = 3 mol
=> n ancol p/ứng = 3. 0,8 = 2,4 mol
Bài 18: Đun nóng 15,2 gam hỗn hợp 2 rượu no, đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 12,5 gam hỗn hợp 3 ete (H = 100%). Công thức của 2 rượu là:
A. C3H7OH và C4H9OH.
B. CH3OH và C2H5OH.
C. C2H5OH và C3H7OH.
D. CH3OH và C3H7OH.
Đáp án: C
Giải thích:
Áp dụng tăng giảm khối lượng có số mol H2O = (15,2 – 12,5)/ 18 = 0,15 mol
→ n ancol = 2nnước = 0,3 mol
Vậy ancol là C2H5OH và C3H7OH
Bài 19: Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức X thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Nếu cho lượng X ở trên tách nước tạo ete (H=100%) thì số gam ete thu được là:
A. 3,2.
B.1,4.
C. 2,3.
D. 2,4
Đáp án: C
Giải thích:
n ancol = = 0,1 mol
m ancol = mC + mH + mO
=
= 3,2 g
m ete = m ancol - mnước tách ra
= 3,2 – 18.
= 2,3 g
Bài 20: Đốt cháy một ancol đơn chức, mạch hở X thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích . CTPT của X là
A. C4H10O.
B. C3H6O.
C. C5H12O.
D. C2H6O.
Đáp án: A
Giải thích:
Theo đề bài ta có:
Với các chất khí ở cùng điều kiện, tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol
Giả sử nCO2 = 4 mol, nH2O = 5 mol.
Nhận thấy nH2O > nCO2 => Ancol là ancol no, mạch hở
=> n ancol = nH2O - nCO2
= 5 - 4 = 1 mol
=> Số nguyên tử C của ancol là:
C = nCO2 : n ancol
= 4 : 1 = 4
Vậy công thức phân tử của ancol là C4H10O
Bài 21: Cho 0,01 mol phenol tác dụng với lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Axit sunfuric đặc nóng đóng vai trò xúc tác cho phản ứng nitro hóa phenol.
B. Sản phẩm thu được có tên gọi là 2,4,6 – trinitrophenol.
C. Lượng HNO3 đã tham gia phản ứng là 0,03 mol.
D. Khối lượng axit picric hình thành bằng 6,87 gam.
Đáp án: D
Giải thích:
PTHH:
A đúng, H2SO4 là xúc tác của phản ứng nitro hóa phenol.
B đúng
C đúng vì theo PTHH:
nHNO3 = 3nC6H5OH = 0,03 mol
D sai vì
n axit picric = nC6H5OH = 0,01 mol
=> maxit picric = 0,01.229 = 2,29 gam
Bài 22: Cho X là hợp chất thơm; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 22,4a lít khí H2 (ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HOC6H4COOCH3
B. CH3C6H3(OH)2
C. C6H5COOH
D. HOCH2C6H4OH
Đáp án: D
Giải thích:
* a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH 1M thì X:
+ Có 1 nhóm -OH phenol
+ Hoặc có 1 nhóm -COOH
+ Hoặc có 1 nhóm este -COO-
=> Loại A, B
* a mol X tác dụng với Na dư thì thu được a mol khí hidro nên X có thể:
+ Có 2 nhóm -OH
+ Có 2 nhóm -COOH (loại do điều kiện thứ nhất)
+ 1 nhóm -OH và 1 nhóm -COOH
=> Loại C
Vậy X là HOCH2C6H4OH.
Bài 23: Cho 9,4 gam phenol (C6H5OH) tác dụng hết với brom dư thì số mol brom tham gia phản ứng là:
A. 1 mol
B. 0,1 mol
C. 3 mol
D. 0,3 mol
Đáp án: D
Giải thích:
nC6H5OH = 9,4 : 94 = 0,1 mol
PTHH:
Bài 24: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là:
A. 21
B. 14
C. 7
D. 12
Đáp án: B
Giải thích:
- Khi cho hỗn hợp phản ứng với NaOH thì chỉ có phenol phản ứng:
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
Theo PTHH:
nphenol = nNaOH = 0,1 mol
- Khi cho hỗn hợp phản ứng với Na dư:
C6H5OH + Na → C6H5ONa + 0,5H2
C2H5OH + Na → C2H5ONa + 0,5H2
Vậy nH2 = 0,5(nphenol + nancol)
=> 0,1 = 0,5(0,1 + nancol)
=> nancol = 0,1 mol
=> m = 0,1.94 + 0,1.46 = 14 gam
Bài 25: Từ 1,2 kg cumen có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam phenol. Cho biết hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 80%.
A. 752 gam
B. 940 gam
C. 1175 gam
D. 725 gam
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có sơ đồ: C6H5CH(CH3)2 C6H5OH
Ta thấy:
120 kg cumen điều chế được 94 kg phenol
1,2 kg → 0,94 kg
Do hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 80% nên lượng phenol thực tế thu được là:
mC6H5OH (TT) = 0,94.0,8
= 0,752 kg = 752 gam
Bài 26: Cho 0,4 lít dung dịch phenol 0,1M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 5,024
B. 5,744
C. 4,64
D. 5,28
Đáp án: A
Giải thích:
nphenol = 0,1.0,4 = 0,04 mol
PTHH tổng quát khi cho phenol phản ứng với dung dịch kiềm:
C6H5OH + MOH → C6H5OM + H2O
Đặt số mol của NaOH và KOH lần lượt là 2x và 3x (mol)
→ 2x + 3x = 0,04 → x = 0,008
=> nNaOH = 0,016 mol; nKOH = 0,024 mol
Bảo toàn khối lượng:
mphenol + mNaOH + mKOH = mmuối + mnước
=> m = mmuối = mphenol + mNaOH + mKOH – mH2O
= 0,04.94 + 0,016.40 + 0,024.56 – 0,04.18 = 5,024 gam
Bài 27: Cho 9,4 gam phenol tác dụng với hỗn hợp gồm 84 gam dung dịch HNO3 60% và 116 gam dung dịch H2SO4 98%. Khối lượng axit picric thu được và nồng độ phần trăm của HNO3 dư lần lượt là
A. 23,2 gam và 15,05 %
B. 22,9 gam và 16,89%
C. 23,2 gam và 16,89%
D. 22,9 gam và 15,05%
Đáp án: B
Giải thích:
*Tính khối lượng axit picric thu được:
Theo PTHH:
n axit picric = nphenol = 0,1 mol
=> maxit picric = 0,1.229 = 22,9 gam
*Tính nồng độ HNO3 dư:
mHNO3 bđ = 84.0,6 = 50,4 gam
nHNO3 phản ứng = 3nC6H5OH = 0,3 mol
=> m HNO3 phản ứng = 18,9 gam
m HNO3 dư = mHNO3 ban đầu - mHNO3 phản ứng
= 50,4 – 18,9 = 31,5 gam
Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng:
m dd sau pư = mC6H5OH + m dd HNO3 + m dd H2SO4 - m axit picric
= 9,4 + 84 + 116 - 22,9 = 186,5 gam
=> C% HNO3 dư = (31,5/186,5).100% = 16,89%
Bài 28: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam hợp chất hữu cơ X (trong phân tử chỉ chứa C, H, O) sản phẩm thu được lần lượt cho qua 1 bình đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư sau phản ứng thấy bình 1 tăng 3,6 gam, bình 2 tạo thành 35 gam kết tủa. X tác dụng được với Na sinh ra H2 và MX < 120. Biết X có vòng thơm. Số công thức cấu tạo của X là:
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có:
+ Bình 1 hấp thụ nước: mH2O = mbình 1 tăng = 3,6 gam
=> nH2O = 0,2 mol
=> nH = 2nH2O = 0,4 mol
+ Do Ca(OH)2 dư nên ta có:
nCO2 = nCaCO3 = 0,35 mol
=> nC = 0,35 mol
+ BTKL:
mO = mX – mC – mH
= 5,4 - 0,35.12 - 0,2.2
= 0,8 gam
=> nO = 0,05 mol
Ta có:
nC : nH : nO
= 0,35 : 0,4 : 0,05
= 7 : 8 : 1
=> CTPT X: (C7H8O)n
Do MX < 120
=> 108n < 120 n
→ n < 1,11
=> n = 1
=> CTPT X là: C7H8O
X phản ứng với Na sinh ra H2 nên phân tử của X chứa nhóm -OH. Các CTCT thỏa mãn là:
Bài 29: Để diều chế axit picric (2,4,6 – trinitrophenol) người ta đi từ 4,7 gam phenol và dùng một lượng HNO3 lớn hơn 50% so với lượng HNO3 cần thiết. Số mol HNO3 đã dùng và khối lượng axit picric thu được lần lượt là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn):
A. 0,225 mol và 11,45 gam
B. 0,225 mol và 13,85 gam
C. 0,2 mol 11,45 gam
D. 0,15 mol và 9,16 gam
Đáp án: A
Giải thích:
nC6H5OH = n axit picric = 0,05 mol
> m axit picric = 0,05.229 = 11,45 gam
nHNO3 phản ứng = 3.nC6H5OH
= 3.0,05 = 0,15 mol
=> nHNO3 đã dùng = 0,15 + 0,15.0,5 = 0,225 mol
Bài 30: Một dung dịch chứa 1,22 gam chất hữu cơ X là đồng đẳng của phenol. Cho dung dịch trên tác dụng với nước brom dư thu được 3,59 hợp chất Y chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử. Biết phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%. Công thức phân tử của X là
A. C7H8O
B. C9H12O
C. C8H10O
D. C10H14O
Đáp án: C
Giải thích:
Đặt công thức phân tử của X là CnH2n-6O (n ≥ 7)
CnH2n-6O → CnH2n-9OBr3
14n + 10 (g) 14n + 247 (g)
1,22 (g) 3,59 (g)
=> 1,22(14n + 247) = 3,59(14n + 10)
=> n = 8
Vậy CTPT của X là C8H10O
Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Anđehit - xeton có đáp án
Trắc nghiệm Axit cacboxylic có đáp án
Trắc nghiệm Luyện tập: Anđehit, xeton và axit cacboxylic có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án