TOP 40 câu Trắc nghiệm Anken (có đáp án 2023) - Hóa 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 29: Anken có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 11.

1 18,277 12/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 29: Anken

Bài giảng Hóa học lớp 11 Bài 29: Anken

Câu 1: Anken là:

A. Hiđrocacbon không no, trong phân tử có các liên kết bội.

B. Hiđrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết C=C.

C. Hiđrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử có nhiều liên kết C=C.

D. Hiđrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử có 2 liên kết C=C.

Đáp án: B

Giải thích:

Anken là hiđrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết C=C.

Anken có công thức phân tử chung là CnH2n (n  2)

Câu 2: Dãy đồng đẳng anken còn có tên gọi là

A. Parafin

B. Hiđrocacbon không no

C. Olefin

D. Hiđrocacbon chưa bão hòa

Đáp án: C

Giải thích: Anken còn có tên gọi là olefin

Câu 3: Chất X có công thức CH3–CH(CH3)–CH=CH2. Tên thay thế của X là

A. 2-metylbut-3-en

B. 3-metylbut-1-in

C. 3-metylbut-1-en

D. 2-metylbut-3-in

Đáp án: C

Giải thích:

 C4H3C3HCH3C2H=C1H2

3-metylbut-1-en

Chú ý: Mạch cacbon được đánh số bắt đầu từ phía gần liên kết đôi hơn.

 

Câu 4: Cho các chất sau:

1. CH3CH=CH­­2

2. CH3CH=CHCl

3. CH3CH=C(CH3)2

4. C2H5-C(CH3)=C(CH3)-C2H5           

5. C2H5-C(CH3)=CHCH3

Những chất có đồng phân hình học là: 

A. 1, 2, 3

B. 2, 3, 4

C. 3, 4, 5

D. 2, 4, 5

Đáp án: D

Giải thích:

Điều kiện để một chất có đồng phân hình học:

+ Trong phân tử phải có 1 liên kết đôi.

+ 2 nhóm thế liên kết với cùng 1 cacbon của nối đôi phải khác nhau.

VD: CH3-Ca(Cl)=Cb(Cl)-CH3 có 1 nối đôi trong phân tử. Mặt khác Ca và Cb đều có 2 nhóm thế khác nhau là Cl và CH3.

→ Chất 2, 4, 5 thỏa mãn điều kiện trên.

Câu 5: Ứng với công thức phân tử C4H8 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở?

A. 2 

B. 4

C. 3

D. 5

Đáp án: C

Giải thích:

Các đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức C4H8 là:

CH2 = CH – CH2 – CH3;

CH3 – CH = CH – CH3;

CH2 = C(CH3)2.

Câu 6: Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Đáp án: B

Giải thích:

Các đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức C5H10 là:

CH2 = CH – CH2 – CH2 – CH3;

CH3 – CH = CH – CH2 – CH3;

CH2 = CH – CH(CH3)2;

CH2 = C (CH3) – CH2 – CH3;

CH3 – CH = C(CH3)2.

Câu 7: Số liên kết σ có trong một phân tử but-1-en là

A. 13

B. 10

C. 12

D. 11

Đáp án: D

Giải thích:

But-1-en: C4H8

Số liên kết  = số C + số H – 1 = 4 + 8 – 1 = 11.

Câu 8: Để phân biệt etan và eten, phản ứng nào là thuận tiện nhất?

A. Phản ứng đốt cháy.

B. Phản ứng với dung dịch brom.

C. Phản ứng cộng hiđro.

D. Phản ứng trùng hợp.

Đáp án: B

Giải thích:

Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch brom.

Khí eten làm mất màu dung dịch brom, khí etan không phản ứng với dung dịch brom thoát ra khỏi dung dịch.

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br

Câu 9: Etilen có lẫn tạp chất là SO2, CO2 và hơi nước. Có thể loại bỏ tạp chất bằng cách:

A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch brom dư

B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch NaCl dư

C. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch NaOH dư và bình đựng dung dịch H2SO4 đặc.

D. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch brom dư và bình đựng dung dịch H2SO4 đặc.

Đáp án: C

Giải thích:

Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch NaOH dư có SO2 và CO2 bị hấp thụ

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Còn lại hơi nước sẽ bị hấp thụ bở dung dịch H2SO4 đặc (H2SO4 đặc có khả năng hút nước)

Câu 10: Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được

1,2- đibrombutan?

A. But-1-en 

B. Butan

C. But-2-en

D. 2-metylpropen

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Anken có đáp án  - Hóa học lớp 11 (ảnh 1) 

Câu 11: Phản ứng của but-1-en với HCl cho sản phẩm chính là:

A. 1-clobutan

B. 2-clobuten

C. 2-clobutan

D. 1-clobuten

Đáp án: C

Giải thích:

CH2=CH-CH2-CH3 + HCl → CH3=CHCl-CH2-CH3 (sản phẩm chính)

Theo quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H chủ yếu cộng vào nguyên tử cacbon bậc thấp hơn (có nhiều H hơn), nguyên tử hay nhóm nguyên tử X cộng vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn (có ít H hơn).

Câu 12: Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu đen cần V lít khí C2H4 (đktc). Giá trị tối thiểu của V là

A. 2,240

B. 2,688

C. 4,480

D. 1,344

Đáp án: D

Giải thích:

3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O 3C2H4(OH)2 + 2MnO2(đen) + 2KOH

nKMnO4 = 0,2.0,2 = 0,04 mol

Theo phương trình:

nC2H4=32. nKMnO4

= 32.0,04=0,06 mol

→ V = 0,06.22,4 = 1,344 lít

Câu 13: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

A. 1,25

B. 0,80

C. 1,80

D. 2,00

Đáp án: A

Giải thích:

Bảo toàn khối lượng:

metilen (lý thuyết) = mpolietilen = 1 tấn

→ metilen thực tế = 1.10080 = 1,25 tấn

Câu 14: Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khi hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được số gam kết tủa là

A. 30 gam

B. 10 gam

C. 40 gam

D. 20 gam

Đáp án: A

Giải thích:

Phân tử Z hơn phân tử X 2 nhóm CH2 → MZ = MX + 28

Khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X → MZ = 2MX

→ 2MX = MX + 28

→ MX = 28 → X là C2H4

Vậy Y là C3H6

Bảo toàn C có số mol CO2 sinh ra khi đốt Y là 3.0,1 = 0,3 mol

Hấp thụ CO2 vào Ca(OH)2

nCaCO3=  nCO2 = 0,3 mol

mCaCO3 = 0,3.100 = 30 gam.

Câu 15: Dẫn từ từ 6,72 lít (đktc) hỗn hợp X gồm etilen và propilen và dung dịch brom, dung dịch brom bị nhạt màu, và không có khí thoát ra. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 9,8 gam. Thành phần phần trăm theo thể tích của etilen trong X là

A. 50,00%

B. 66,67% 

C. 57,14%

D. 28,57%

Đáp án: B

Giải thích:

C2H4  :   x molC3H6:  y mol      x  +  y  =  6,7222,428x  +  42y  =  9,8        x  =  0,2y  =  0,1

%= .100 = 66,67%

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thành phần phần trăm số mol của anken có trong X là

A. 40% 

B. 50%

C. 25%

D. 75%

Đáp án: D

Giải thích:

nankan = nH2O - nCO2 

= 0,4 – 0,35 = 0,05 (mol)

nanken = 0,2 – 0,05 = 0,15 mol

→ %Vanken = .100% = 75%

Câu 17: Hỗn hợp X gồm propen và một anken đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X cần 4,75 mol O2. Anken còn lại trong X có thể là:

A. buten.

B. propan. 

C. etan.

D. eten.

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Anken có đáp án  - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Hỗn hợp chứa propen có 3C, vậy chất còn lại phải có > 3C, dựa vào đáp án chọn C4H8

Câu 18: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỷ lệ mol 1 : 1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223 %. Công thức phân tử của X là

A. C4H8 

B. C3H6

C. C3H8

D. C2H4

Đáp án: B

Giải thích:

X + HCl  Y (CxHyCl)

35,5MY.100=45,223% 

→ MY = 78,5

→ MX = 78,5 – 36,5 = 42 (C3H6)

Câu 19: Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỷ lệ mol 1 : 1 thì được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% brom về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là

A. but-1-en

B. etilen

C. but-2-en

D. propilen

Đáp án: A

Giải thích:

X + Br2  Y (CxHyBr2)

80.2MY.100 = 74,08%

→ MY = 216

→ MX = 216 – 160 = 56 (C4H8)

Câu 20: Tổng hệ số cân bằng (với các hệ số là tối giản) của phản ứng:

CH3CH=CH2 + KMnO4 + H2O → CH3CHOH-CH2OH + MnO2 + KOH là

A. 16

B. 17

C. 18

D. 19

Đáp án: A

Giải thích:

3CH3CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH3CHOH-CH2OH + 2MnO2 + 2KOH

Câu 21: Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỷ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có khối lượng so với He là 5. Hiệu suất của phẩn ứng hiđro hóa là

A. 20%

B. 25%

C. 50%

D. 40%

Đáp án: C

Giải thích:

MX = 3,75.4 = 15 (g/mol);

MY = 5.4 = 20 (g/mol)

Chọn 1 mol hỗn hợp X

→ nC2H4+nH2=128.nC2H4+2nH2=15

nC2H4=0,5nH2=0,5

Đặt số mol H2 phản ứng là a mol

C2H4 + H2   C2H6

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mX = mY → 15.1 = 20.nY

→ nY = 0,75 mol

Số mol hỗn hợp giảm bằng số mol H2 phản ứng

→ a = 1 – 0,75 = 0,25 mol

 → H% = 0,250,5.100 = 50%

Câu 22: Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là

A. 3-etylpent-2-en

B. 3-etylpent-3-en

C. 3-etylpent-1-en

D. 2-etylpent-2-en

Đáp án: A

Giải thích:

CH3CH=C(C2H5)CH2CH3 + H2Ot°,  xt CH3CH2C(OH)(C2H5)CH2CH3

(3-etylpent-2-en)

Câu 23: Cho 5,6 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở đi thật chậm qua dung dịch Br2 dư. Sau phản ứng thấy có 24 gam Br2 tham gia phản ứng, khối lượng bình brom tăng 6,3 gam và có 2,24 lít (đktc) khí thoát ra khỏi bình. Biết tỉ khối của X so với H là 18,6. Hai hiđrocacbon trong X là:

A. CH4 và C3H6

B. C2H6 và C4H8

C. C3H6 và C2H6

D. C2H4 và C3H8

Đáp án: C

Giải thích:

Có khí thoát ra khỏi bình brom chứng tỏ hỗn hợp chứa 1 ankan + 1 hiđrocacbon không no.

nhỗn hợp = 5,6 : 22,4 = 0,25 mol

nankan = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

nhiđrocacbon không no = nhỗn hợp – nankan

= 0,25 – 0,1 = 0,15 mol

nBr2 = 0,15 mol = nhiđrocacbon không no

→ hiđrocacbon không no là anken

Manken = 6,3 : 0,15 = 42 gam

→ C3H6

Mhỗn hợp = 37,2g → mhỗn hợp 

= 37,2.0,25 = 9,3 gam

→ mankan = 3g →Mankan = 30g

→ C2H6

Câu 24: Chất CH3-CH=CH-CH(CH3)-CH2-CH3 có danh pháp thay thế là:

A. 4-etylpent-2-en 

B. 3-metylhex-4-en

C. 4-metylhex-2-en

D. 3-metylhexan

Đáp án: C

Giải thích:

Mạch cacbon được đánh số từ trái sang phải.

→ Chất CH3-CH=CH-CH(-CH3)-CH2-CH3 có danh pháp thay thế là: 4-metylhex-2-en

Câu 25: Cho các chất sau:

(1) CH4;

(2) CH3-CH

(3) CH2=CH2;  

(4) CH3-CH=CH2

Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. 1, 2

B. 3, 4

C. 2, 3, 4

D. Cả 4 chất trên.

Đáp án: B

Giải thích:

Các phân tử anken có thể kết hợp với nhau tạo thành phân tử polime mạch dài.

→ (3) CH2=CH2; (4) CH3-CH=CH2 có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp

Câu 26: Anken A phản ứng với dung dịch KMnO4 loãng, lạnh thu được sản phẩm hữu cơ B với MB = 1,81MA. A có CTPT:

A. C2H4.

B. C3H6.

C. C4H8.

D. C5H10.

Đáp án: B

Giải thích:

3CnH2n (A) + 2KMnO4 + 3H2O → 3CnH2n(OH)2 (B) + 2MnO2 + 2KOH

MBMA=14n+3414n=1,81

→ n = 3

→ Anken là C3H6

Câu 27: X là hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon thuộc 2 dãy đồng đẳng khác nhau. Đốt cháy X thu được nH2O=nCO2. X có thể gồm:

A. 1 xicloankan và 1 anken

B. 1 ankan và 1 anken

B. 1 ankan và 1 xicloankan

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Đáp án: A

Giải thích:

Vì xicloankan và anken đều có CTPT là CnH2n

(Chú ý: với xicloankan n  3; với anken n  2)

→ Xicloankan và anken khi đốt cháy đều cho nH2O=nCO2

Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 10 ml hiđrocacbon X mạch hở thu được 40 ml CO2 ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Biết X có khả năng làm mất màu dung dịch brom và có cấu tạo mạch phân nhánh. CTCT của X là:

A. (CH3)2C=CH2

B. CH3C=C(CH3)2

C. CH2=CH(CH2)2CH3   

D. CH3CH=CHCH3.

Đáp án: A

Giải thích:

10 ml X → 40 ml CO2

Số C trong X = VCO2VX = 4

X có 4C, kết hợp X không no (mất màu dung dịch Br2) và mạch nhánh

X chỉ có thể là (CH3)2C=CH2

Câu 29: Cho một hỗn hợp gồm các anken ở thể khí tại nhiệt độ phòng tham gia phản ứng cộng nước. Số ancol tối đa được tạo thành là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án: D

Giải thích: Có 3 anken ở thể khí tại nhiệt độ phòng: C2H4 (tạo 1 ancol), C3H6 (tạo 2 ancol) và C4H8 (tạo 4 ancol ứng với 2 CTCT anken)

Câu 30: Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4). Những chất là đồng phân của nhau là:

A. (1) và (2)

B. (2) và (3)

C. (1), (2) và (3)

D. (2), (3) và (4).

Đáp án: D

Giải thích:

(1) 2-metylbut-1-en: CH2=C(CH3)-CH2-CH3

(2) 3,3-đimetylbut-1-en: CH2=CH-C(CH3)2-CH3

(3) 3-metylpent-1-en: CH2=CH-CH(CH3)-CH2-CH3

(4) 3-metylpent-2-en: CH3-CH=C(CH3)-CH2-CH3

Nhận thấy (2), (3), (4) đều có công thức C6H12 

→ (2), (3), (4) là đồng phân của nhau.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ankadien có đáp án 

Trắc nghiệm Luyện tập: Anken và ankađien có đáp án 

Trắc nghiệm Ankin có đáp án 

Trắc nghiệm Luyện tập: Ankin có đáp án 

Trắc nghiệm Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác có đáp án 

1 18,277 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: