TOP 40 câu Trắc nghiệm Ankan (có đáp án 2023) - Hóa học 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 25: Ankan có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 11 .

1 28083 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 25: Ankan

Bài giảng Hóa học lớp 11 Bài 25: Ankan

Câu 1: Công thức tổng quát của ankan là

A. CnHn+2 

B. CnH2n+2 

C. CnH2n

D. CnH2n-2

Đáp án: B

Giải thích: Công thức tổng quát của ankan là CnH2n+2 (n  1)

Câu 2: Hợp chất hữu cơ nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng ankan?

A. C10H22

B. C8H16

C. C6H6

D. CnH2n-2

Đáp án: A

Giải thích:

Công thức tổng quát của ankan là CnH2n+2 (n  1)

C10H22 thuộc dãy đồng đẳng ankan với n = 10.

Câu 3: Phản ứng đặc trưng của ankan là:

A. Cộng với halogen

B. Thế với halogen

C. Crackinh

D. Đề hiđro hoá

Đáp án: B

Giải thích:

Ở phân tử ankan chỉ có liên kết C-C và C-H. Đó là các liên kết xích ma bền vững, vì thế ankan tương đối trơ về mặt hóa học. Ở nhiệt độ thường chúng không phản ứng với axit, bazơ và chất oxi hóa mạnh như KMnO4.

Dưới tác dụng của ánh sáng, xúc tác và nhiệt độ, ankan tham gia các phản ứng thế với halogen, phản ứng tách và phản ứng oxi hóa. Tuy nhiên, phản ứng đặc trưng của ankan là thế với halogen:

CnH2n+2 + Cl2  ASCnH2n+1Cl + HCl

Halogen có thể thay thế lần lượt từng nguyên tử H trong phân tử ankan.

Câu 4: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H12

A. 6

B. 4

C. 5

D. 3

Đáp án: D

Giải thích:

CH3-CH2-CH2-CH2-CH3;

CH3-CH(CH3)-CH2-CH3;

CH3-C(CH3)2-CH3

Câu 5: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C6H14

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: C

Giải thích:

CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3;

CH3-CH2-CH2-CH(CH3)-CH3;

CH3-CH2-CH(CH3)-CH2-CH3;

CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3;

CH3-C(CH3)2-CH2-CH3

Câu 6: Hợp chất (CH3)2CHCH2CH2CH3 có tên gọi là      

A. neopentan

B. 2-metylpentan

C. isopentan

D. 1,1-đimetylbutan.

Đáp án: B

Giải thích:

C1H3C2HC3H2C4H2C5H3                         CH3

2-metylpentan

Câu 7: Ankan (CH3)2CHCH2C(CH3)3 có tên gọi là

A. 2,2,4-trimetylpentan

B. 2,2,4,4-tetrametybutan

C. 2,4,4-trimetylpentan

D. 2,4,4,4-tetrametylbutan

Đáp án: A

Giải thích:

                                                                         CH3C5H3C4HC3H2C2C1H3                          CH3                               CH3

2,2,4-trimetylpentan

Câu 8: Ankan X có công thức phân tử C5H12. Clo hóa X, thu được 4 sản phẩm dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là

A. 2,2-đimetylpropan

B. 2-metylbutan

C. pentan

D. 2-đimetylpropan

Đáp án: B

Giải thích:

CH3 CH  CH2 CH3                          CH3

Clo hóa 2-metylbutan được 4 sản phẩm thế monoclo.  

Vị trí mũi tên cho biết Cl có thể thế H gắn với C đó

Câu 9: Ankan X có công thức phân tử C6H14. Clo hóa X, thu được 4 sản phẩm dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là

A. 2,2-đimetylbutan

B. 3-metylpentan

C. hexan

D. 2,3-đimetylbutan

Đáp án: B

Giải thích:

CH3 CH2CHCH2CH3                                                           CH3

Vị trí mũi tên cho biết Cl có thể thế H gắn với C đó

→ Clo hóa 3-metylpentan được 4 sản phẩm thế monoclo.  

Câu 10: Cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 (ánh sáng, tỉ lệ số mol 1 : 1), số sản phẩm monoclo tối đa thu được là

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4.

Đáp án: D

Giải thích:

CH3 CH  CH2 CH3                         CH3

Clo hóa 2-metylbutan được 4 sản phẩm thế monoclo.  

Vị trí mũi tên cho biết Cl có thể thế H gắn với C đó

Câu 11: Sản phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2-đimetylpropan là:

(1) CH3C(CH3)2CH2Cl

(2) CH3C(CH2Cl)2CH

(3) CH3ClC(CH3)3

A. (1); (2).

B. (2); (3).

C. (2).

D. (1).

Đáp án: D

Giải thích:

                      CH3CH3 C  CH3                        CH3

4 nhóm -CH3 có vị trí đối xứng nhau nên chỉ có 1 sản phẩm thế clo 1:1

Câu 12: Phản úng tách butan ở 500oC có xúc tác cho những sản phẩm nào sau đây?

A. CH3CH=CHCH3 và H2

B. CH3CH=CH2 và CH4

C. CH2=CH-CH=CH2 và H2

D. A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Butan: CH3-CH2-CH2-CH3

Dưới tác dụng của nhiệt và chất xúc tác thích hợp, các ankan có thể tách hiđro thành hiđro cacbon không no tương ứng hoặc phân cắt mạch cacbon tạo thành các phân tử nhỏ hơn.

Câu 13: Propan cháy trong oxi tạo khí cacbonic và hơi nước. Theo phương trình phản ứng thì:

A. 1 lít oxi phản ứng vừa đủ với 5 lít propan.

B. 1 lít khí cacbonic tạo ra từ 3 lít propan.

C. 1 lít nước tạo ra từ 0,8 lít oxi.

D. 1 lít oxi tham gia phản ứng tạo 0,6 lít khí cacbonic.

Đáp án: D

Giải thích:

C3H8 + 5O2 t° 3CO2 + 4H2O

Theo phương trình:

VCO2=35VO2

= 0,6.1 = 0,6 lít

Câu 14: Ankan X có chứa 14 nguyên tử hiđro trong phân tử. Số nguyên tử cacbon trong một phân tử X là

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án: C

Giải thích:

CTPT tổng quát của ankan là CnH2n +2

Số H = 14

→ 2n + 2 = 14

→ n = 6.     

→ Công thức phân tử của ankan X là C6H14

Câu 15: Ankan X có chứa 82,76% cacbon theo khối lượng. Số nguyên tử hiđro trong một phân tử X là

A. 6

B. 8

C. 10

D. 12.

Đáp án: C

Giải thích:

Đặt CTPT X là CnH2n+2

12n14n+2.100 = 82,76%

→ n = 4

→ CTPT: C4H10

Câu 16: Ankan X có chứa 20% hiđro theo khối lượng. Tổng số nguyên tử trong một phân tử X là

A. 8

B. 11

C. 6

D. 14.

Đáp án: A

Giải thích:

Đặt CTPT X là CnH2n+2

2n+214n+2.100 = 20%

→ n = 2

 → CTPT: C2H6

Tổng số nguyên tử trong một phân tử X là 2 + 6 = 8.

Câu 17: Clo hóa ankan X theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm dẫn xuất monoclo có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là

A. C4H10

B. C3H8

C. C3H6

D. C2H6

Đáp án: B

Giải thích:

CnH2n+2 + Cl2 CnH2n+1Cl + HCl

35,514n+1+35,5.100 = 45,223%

→ n = 3

→ CTPT X: C3H8

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam ankan X, thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là

A. C3H8

B. C4H10

C. C5H10

D. C5H12.

Đáp án: B

Giải thích:

Đặt CTPT X là CnH2n+2

Bảo toàn nguyên tố cacbon:

n.nCnH2n+2=nCO2

n.2,914n+2=4,4822,4

→ n = 4

→ CTPT: C4H10

Câu 19: Ankan có những loại đồng phân nào?

A. Đồng phân nhóm chức.

B. Đồng phân cấu tạo.

C. Đồng phân vị trí nhóm chức.

D. Có cả ba loại đồng phân trên.

Đáp án: B

Giải thích: Hiđrocacbon no (còn gọi là hiđrocacbon bão hòa) là những hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có các liên kết đơn C-C. Hiđrocacbon no với mạch cacbon hở (không vòng) gọi là ankan.

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là

A. 2,2-đimetylpropan

B. etan

C. 2-metylpropan

D. 2- metylbutan

Đáp án: A

Giải thích:

 nH2O> nCO2

→ X là ankan

→ X có CTPT là CnH2n+2

nX = nH2O - nCO2

= 0,132 – 0,11

= 0,022 (mol)

→ Bảo tòan nguyên tố C: 

n.nCnH2n+2=nCO2

→ 0,022n = 0,11

→ n = 5

→ CTPT: C5H12

C5H12 tác dụng với khí clo thu được sản phẩm hữu cơ duy nhất nên CTCT của X là:

                       CH3CH3 C  CH3                         CH32,2-đimetylpropan

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên niên trên là

A. 70,0 lít

B. 78,4 lít

C. 84,0 lít

D. 56,0 lít.

Đáp án: A

Giải thích:

nCO2 = 7,84 : 22,4 = 0,35 mol;

nH2O = 9,9 : 18 = 0,55 mol

Bảo toàn nguyên tố O:

2.nO2= 2.nCO2nH2O

→ 2.nO2= 2.0,35 + 0,55

nO2= 0,625 mol

VO2 = 0,625.22,4 = 14 lít

Vì oxi chiếm 15Vkk

→ Vkk = 5.14 = 70 lít

Câu 22: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan là

A. 3,3-đimetylhexan

B. 2,2-đimetylpropan

C. isopentan

D. 2,2,3-trimetylpentan.

Đáp án: B

Giải thích:

CnH2n+2 + Br2  CnH2n+1Br + HBr

→ 14n + 81 = 75,5.2

→ n = 5

→ CTPT: C5H12

Khi brom hóa ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất

nên CTCT của X là:

          CH3CH3 C  CH3                         CH3 2,2-đimetylpropan

Câu 23: Trong công nghiệp ankan có ứng dụng là:

A. Làm nhiên liệu, nguyên liệu.

B. Làm thực phẩm.

C. Làm hương liệu.

D. Làm mĩ phẩm.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi đốt, ankan dễ cháy tạo ra CO2, H2O và tỏa nhiều nhiệt. Đặc biệt ankan còn có nhiều trong khí thiên nhiên và dầu mỏ nên được dùng làm nhiên liệu cho động cơ hoặc chất làm đốt.

→ Các ankan có ứng dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu cho ngành công nghiệp.

VD: Nhiên liệu cho động cơ, chất bôi trơn, chất đốt (gas), nến thắp, giấy dầu, giấy nến,...

Câu 24: Trong phương pháp điều chế etan dưới đây, phương pháp nào sai?

A. Đun natri propionat với vôi xút.

B. Cho etilen cộng hợp với H2.

C. Tách nước khỏi ancol etylic.

D. Cracking butan.

Đáp án: C

Giải thích:

A. Đúng.

C2H5COONa + NaOH CaO,  t° C2H6 + Na2CO3

B. Đúng.

CH2=CH2 + H2 Ni,t° CH3-CH3

C. Sai. Khi tách H2O khỏi rượu etylic ta được etilen chứ không được etan.

CH3-CH2OH H2O CH2=CH2.

D. Đúng.

CH3-CH2-CH2-CH3 t°,  xt CH3-CH3 + CH2=CH2

Câu 25: Hỗn hợp khí A gồm etan và propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi nước theo tỷ lệ thể tích 11:15. Thành phần phần trăm theo khối lượng của hai chất lần lượt là: 

A. 18,5% và 81,5% 

B. 45% và 55%

C. 28,1% và 71,9% 

D. 25% và 75%

Đáp án: A

Giải thích:

Đặt nC2H6 =  a ;  nC3H8= b;

VCO2 : VH2O = 11 : 15 

→ (2a + 3b) : (3a + 4b) = 11 : 15

→ b = 3a

Tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol

Giả sử nC2H6 = 1 mol 

nC3H8 = 3 mol

→ mA = 1.30 + 3.44 = 162 gam

→ % mC2H6= 30162.100 = 18,5%

mC3H8= 3.44162.100 = 81,5%

Câu 26: Công thức cấu tạo của gốc isopropyl là

A. CH3-CH2

B. CH3-CH2-CH2-

C. CH3-CH(CH3)- 

D. CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-

Đáp án: C

Giải thích:

A. CH3-CH2- etyl

B. CH3-CH2-CH2- propyl

C. CH3-CH(CH3)-  isopropyl

D. CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-  isoamyl

Câu 27: Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng?

A. Ankan từ C4H10 trở đi có đồng phân cấu tạo.

B. Ankan mà phân từ chỉ chứa C bậc I và C bậc II là ankan không phân nhánh.

C. Ankan có cả dạng mạch hở và mạch vòng.

D. A và B đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

A. Đúng. Từ C4H10 trở đi, ứng với những công thức phân tử có các công thức cấu tạo mạch cacbon không phân nhánh và mạch cacbon phân nhánh.

B. Đúng.

C. Sai vì ankan không có dạng mạch vòng

Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là

A. C2H6 và C3H8

B. CH4 và C2H6

C. C2H2 và C3H4

D. C2H4 và C3H6

Đáp án: B

Giải thích:

nCO2= 2,24 : 22,4 = 0,1 mol;

nH2O = 3,24 : 18 = 0,18 mol

nH2O > nCO2→ X là ankan

→ X có CTPT chung là CnH2n+2

nX = nH2O - nCO2

= 0,18 – 0,1 = 0,08 mol

→ n = nCO2nX 

= 0,10,08 = 1,25

 Hai hiđrocacbon kế tiếp là CH4 và C2H6

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X, dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình đựng P2O5 và Ca(OH)2 thì khối lượng các bình này tăng lên lần lượt là 0,9 gam và 1,1 gam. Công thức phân tử của X là: 

A. C4H10

B. C3H8

C. C2H6

D. CH4

Đáp án: D

Giải thích:

Khối lượng bình P2O5 tăng chính là khối lượng nước

mH2O = 0,9 gam

nH2O = 0,05 mol

Khối lượng bình Ca(OH)2 tăng chính là khối lượng CO2

mCO2 = 1,1 gam

nCO2= 0,025 mol

nH2O > nCO2→ X là ankan

→ X có CTPT chung là CnH2n+2

nX = nH2O - nCO2

= 0,05 – 0,025 = 0,025 mol

→ n = nCO2nX = 0,0250,025 = 1

→ X là CH4

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 ankan thu được 9,45 gam H2O. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là:

A. 37,5

B. 52,5 

C. 15

D. 42,5

Đáp án: A

Giải thích:

Đốt cháy ankan ta có:

nankan = nH2O - nCO2 

→ 0,15 = 0,525 - nCO2 

nCO2 = 0,375 mol
nCaCO3=nCO2= 0,375 mol

mCaCO3= 0,375.100 = 37,5 gam.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Xicloankan có đáp án 

Trắc nghiệm Luyện tập ankan và xicloankan 

Trắc nghiệm Anken có đáp án 

Trắc nghiệm Ankadien có đáp án 

Trắc nghiệm Luyện tập: Anken và ankađien có đáp án 

1 28083 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: