TOP 40 câu Trắc nghiệm Sự điện li (có đáp án 2023) – Hóa 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 1: Sự điện li có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 11.

1 5440 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 1: Sự điện li

Bài giảng Hóa 11 Bài 1: Sự điện li

Câu 1: Các chất dẫn điện là

A. KCl nóng chảy, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3.

B. Dung dịch glucozơ, dung dịch ancol etylic, glixerol.

C. KCl rắn khan, NaOH rắn khan, kim cương.

D. Khí HCl, khí NO, khí O3.

Đáp án: A

Giải thích:

Chất dẫn điện là các chất có thể phân li thành các ion.

KCl → K+ + Cl-

NaOH → Na+  + OH-

HNO3H++NO3

Chú ý: Một số chất nóng chảy cũng có thể phân li ra ion.

Câu 2: Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42 trong X là

A. 0,2M. 

B. 0,8M. 

C. 0,6M.

D. 0,4M.

Đáp án: B

Giải thích:

nMgSO4=0,1mol;nAl2(SO4)3=0,1molnSO42=nMgSO4+3nAl2(SO4)3=0,4molSO42=0,40,2+0,3=0,8M

Câu 3: Một dung dịch chứa các ion: Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol),  (0,05 mol) và  (x mol). Giá trị của x là

A. 0,050. 

B. 0,070. 

C. 0,030.

D. 0,045.

Đáp án: D

Giải thích:

Áp dụng bảo toàn số mol điện tích ta có:

2nCu2+ + nK+=nNO3- + 2nSO42-
2. 0,02 + 0,1 = 0,05 + 2x
x = 0,045mol

Câu 4: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào ?

A. H+, NO3

B. H+, NO3, H2O.

C. H+, NO3, HNO3.

D. H+, NO3, HNO3, H2O.

Đáp án: B

Giải thích:

HNO3H++NO3

→ Trong dung dịch axit nitric, bỏ qua sự phân li của nước có các phần tử và H2O.

Câu 5: Chất nào sau đây không dẫn điện được ?

A. KCl rắn, khan.

B. NaOH nóng chảy.

C. CaCl2 nóng chảy.

D. HBr hòa tan trong nước

Đáp án: A

Giải thích: KCl rắn, khan thì không dẫn điện.

Câu 6: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. NaCl

B. CH3COOH

C. H2O

D. HF

Đáp án: A

Giải thích:

Hầu hết các muối đều là chất điện li mạnh (trừ HgCl2, Hg(CN)2,..).

NaClNa++Cl

Câu 7: Chất nào sau đây là chất điện li?

A. HCl 

B. C6H6

C. CH4

D. C2H5OH

Đáp án: A

Giải thích:

Chất điện li là chất tan trong nước phân li ra các ion.

HClH++Cl

Câu 8: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

A. CH3COOHCH3COO+H+

B. HCl →H++Cl

C. H3PO43H++PO43

D. Na3PO43Na++PO43  

Đáp án: C

Giải thích:

Vì H3PO4 là chất điện li yếu.

H3PO4H++H2PO4

H2PO4H++HPO42HPO42H++PO43

Câu 9: Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được ?

A. Ca(OH)2 

B. CH3OH

C. HCl

D. Al2(SO4)3

Đáp án: B

Giải thích:

- Khi tan trong nước các dung dịch có khả năng phân li ra ion là:

HClH++Cl

Al2SO432Al3++3SO42

Ca(OH)2Ca2++2OH

- CH3OH không có khả năng phân li ion nên không dẫn điện.

Câu 10: Chất nào dưới đây thuộc loại chất điện li yếu?

A. HF. 

B. KCl.

C. NaOH.

D. H2SO4.

Đáp án: A

Giải thích:

KCl, NaOH, H2SO4 là chất điện li mạnh.

HF là chất điện li yếu.

HFH++F

Câu 11: Chất nào dưới đây thuộc loại chất điện li?

A.  Glucozơ.

B.  Ancol etylic.

C.  KCl 

D.  axeton.

Đáp án: C

Giải thích: KCl là muối tan → là chất điện li.

Câu 12: Dãy gồm các chất đều là chất điện li yếu là

A. Na2SO3, NaOH, CaCl2, CH3COOH.

B. H2S, H3PO4, CH3COOH, Cu(OH)2.

C. BaSO4, H2S, CaCO3, HgCl2

D. CuSO4, NaCl, HCl, NaOH.

Đáp án: B

Giải thích:

Ghi nhớ: Các chất điện li yếu gồm các axit yếu, các bazơ yếu, H2O và một số muối như HgCl2; Hg(CN)2

A. loại vì có CH3COOH là chất điện li yếu

B. đúng

C. loại vì có HgCl2 là chất điện li yếu.

D. Loại vì tất cả đều là chất điện li mạnh

Câu 13: Chất nào dưới đây không phải chất điện li?

A. CH3COOH.

B. C2H5OH.

C. H2O.

D. CuSO4.

Đáp án: B

Giải thích:

CH3COOH, H2O là chất điện li yếu.

CuSO4 là chất điện li mạnh.

C2H5OH không là chất điện li vì nó tan trong nước nhưng không phân li thành ion.

Câu 14: Cho các chất sau: H2CO3, Al2(SO4)3, HNO3, glucozơ, C2H5OH, NaOH, CH3COOH, Ba(OH)2, HF. số chất điện li mạnh là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án: B

Giải thích:

Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.

Các chất điện li mạnh bao gồm: axit mạnh, bazơ mạnh và hầu hết các muối.

Trong các chất trên, có 4 chất điện li mạnh là Al2(SO4)3, HNO3, NaOH, Ba(OH)2

Phương trình điện li của các chất

Al2SO432Al3++3SO42

HNO3H++NO3

BaOH2Ba2++2OH

NaOHNa++OH

Câu 15: Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng ?

A. H2SO4  H+ + HSO4 

B. H2CO3  H+HCO3

C. H2SO3  2H+ + SO32

D. Na2S  2Na+S2

Đáp án: B

Giải thích:

H2CO3 là chất điện li yếu và là axit 2 nấc.

Nấc 1: H2CO3  H+HCO3

Nấc 2: HCO3 H+CO32

Câu 16: Chất nào sau đây không phải chất điện li trong nước?

A. HCl. 

B. CH3COOH. 

C. C6H12O6 (glucozơ). 

D. NaOH.

Đáp án: C

Giải thích: Đường glucozơ tan trong nước nhưng không phân li thành ion → glucozơ không phải là chất điện li.

Câu 17: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh:

A. HCl.

B. CH3COOH.

C. Al(OH)3.

D. C6H12O6.

Đáp án: A

Giải thích: HCl là axit mạnh → là chất điện li mạnh.

Câu 18: Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất tan và điện li mạnh?

A. HNO3, Cu(NO3)2, Ca3(PO4)2, H3PO4

B. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2

C. CaCl2, CuSO4, CaSO4, HNO3

D. KCl, H2SO4, H2O, CaCl2

Đáp án: B

Giải thích:

A loại vì Ca3(PO4)2 là chất không tan trong nước và H3PO4 là chất điện li yếu.

C loại vì CaSO4 ít tan trong nước.

D loại vì H2O là chất điện li yếu.

Câu 19: Trong số các chất sau: HNO2, CH3COOH, KMnO4, C6H6, HCOOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH,  NH3, H2S. Số chất thuộc loại chất điện li là:

A. 8

B. 7

C. 9

D. 10

Đáp án: B

Giải thích: Các chất điện li gồm: HNO2, CH3COOH, HCOOH, KMnO4, NaClO, NaOH, H2S.

Câu 20: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào ?

A. H+, CH3COO

B. H+, CH3COO, H2O

C. CH3COOH, H+, CH3COO, H2O

D. CH3COOH, CH3COO, H+

Đáp án:

Giải thích:

Axit axetic là chất điện li yếu

CH3COOH CH3COO+H+

→ Trong dung dịch axit axetic, bỏ qua sự phân li của nước có những phần tử: CH3COOH, CH3COO,H+,H2O.

Câu 21: Dung dịch X gồm: 0,09 mol , 0,04 mol Na+, a mol Fe3+ và b mol . Khi cô cạn X thu được 7,715 gam muối khan. Giá trị của a và b lần lượt là

A. 0,05 và 0,05.

B. 0,03 và 0,02.

C. 0,07 và 0,08.

D. 0,018 và 0,027.

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Sự điện li có đáp án – Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Câu 22: Một dung dịch chứa Mg2+ (0,02 mol), K+ (0,03 mol) , Cl (0,04 mol) và ion Z (y mol). Ion Z và giá trị của y là

A. NO3(0,03).

B. CO32(0,015).

C. SO42(0,01).

D. NH4+(0,01).

Đáp án: A

Giải thích:

Tổng số mol điện tích của cation là:

2nMg2++nK+=0,07mol>nCl

→ Z là anion.

Giả sử, Z có điện tích là n-

Áp dụng bảo toàn điện tích:

→ 0,07 = 0,04.1 + ny

→ ny = 0,03

+ Nếu n = 1 → y = 0,03

→ NO3 thỏa mãn vì tồn tại được trong dung dịch trên.

Câu 23: Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân tử hòa tan có 2 phân tử phân li thành ion. Nồng độ của ion H+

A. 0,001M.

B. 0,086M.

C. 0,00086M.

D. 0,043M.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: 

2100=H+0,043H+=0,00086M

Câu 24: Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là

A. KOH, NaCl, H2CO3.

B. Na2S, Mg(OH)2 , HCl.

C. HClO, NaNO3, Ca(OH)2.

D. HCl, Fe(NO3)3, Ba(OH)2

Đáp án: D

Giải thích:

Các chất điện li mạnh là các axit mạnh, bazơ mạnh và hầu hết các muối.

Loại A, B, C vì H2CO3, Mg(OH)2, HClO là chất điện li yếu.

Câu 25: Trộn 400 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch FeCl3 0,3M thu được dung dịch Y. Nồng độ ion Fe3+ trong Y là

A. 0,38 M.

B. 0,22 M.

C. 0,19 M.

D. 0,11M.

Đáp án: A

Giải thích:

nFe2(SO4)3=0,08mol;nFeCl3=0,03molnFe3+=2nFe2(SO4)3+nFeCl3=0,19molFe3+=0,190,4+0,1=0,38M

 

Câu 26: Chất nào sau đây điện li không hoàn toàn khi tan trong nước ?

A. K2CO3

B. NH4NO3

C. Ca(OH)2

D. H3PO4

Đáp án: D

Giải thích: H3PO4 là axit yếu → là chất điện li yếu → không điện li hoàn toàn khi tan trong nước.

Câu 27: Cho các chất sau: K3PO4, H2SO4, HClO, HNO2, NH4Cl, Mg(OH)2. Các chất điện li yếu là:

A. HClO, HNO2, K3PO4

B. HClO, HNO2, Mg(OH)2.

C. Mg(OH)2, NH4Cl, HNO2

D. Mg(OH)2, HNO2, H2SO4.

Đáp án: B

Giải thích: HClO, HNO2 là axit yếu và Mg(OH)2 là bazơ yếu → là chất điện li yếu.

Câu 28: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. H2SO4

B. H2S. 

C. Ba(OH)2.

D. K3PO4.

Đáp án: B

Giải thích:

H2S là axit yếu → là chất điện li yếu

H2SH++HS

Câu 29: Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol 0,1M: NaCl, CH3COOH, NH3, C2H5OH. Dung dịch có độ dẫn điện tốt nhất là

A. NaCl

B. CH3COOH

C. NH3

D. C2H5OH

Đáp án: A

Giải thích:

Các dẫn điện tốt (chất điện li mạnh) là các muối, axit mạnh, bazơ mạnh.

Trong các chất trên, NaCl là muối tan → NaCl là chất điện li mạnh → NaCl là chất dẫn điện tốt nhất.

Câu 30: Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. NaAlO2 và HCl.

B. AgNO3 và NaCl.

C. NaHSO4 và NaHCO3.

D. CuSO4 và AlCl3

Đáp án: D

Giải thích:

Cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch → Các chất không phản ứng với nhau.

NaAlO2 + HCl + H2O → NaCl + Al(OH)3

Nếu HCl dư;  3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

NaHSO4 + NaHCO3 → Na2SO4 + CO2 ↑+ H2O

Bài 31: Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic, axit axetic, kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:

A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4.

B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4.

C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl.

D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4.

Đáp án: B

Bài 32: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào ?

A. H+, NO3-.

B. H+, NO3-, H2O.

C. H+, NO3-, HNO3.

D. H+, NO3-, HNO3, H2O.

Đáp án: B

Bài 33: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào ?

A. H+, CH3COO-.

B. H+, CH3COO-, H2O.

C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.

D. CH3COOH, CH3COO-, H+.

Đáp án: C

Bài 34: Cho các chất: phèn K – Al; C2H5OH; glucozơ; saccarozơ; tinh bột; dầu ăn; CH3COOH; HCOOCH3; CH3CHO; C3H6; Ca(OH)2; CH3COONH4; NaHCO3; KAlO2; C2H4(OH)2; Phèn amoni – sắt. Số chất điện li là:

A. 6          

B. 7

C. 9          

D. 8

Đáp án: B

Bài 35: Chất nào sau đây không dẫn điện được ?

A. KCl rắn, khan.           

B. NaOH nóng chảy.          

C. CaCl2 nóng chảy.

D. HBr hòa tan trong nước

Đáp án: A

Bài 36: Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42- trong X là

A. 0,2M.   

B. 0,8M.   

C. 0,6M.   

D. 0,4M.

Đáp án: B

Bài 37: Trộn 400 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch FeCl3 0,3m thu được dung dịch Y. Nồng độ ion Fe3+ trong Y là

A. 0.38M.   

B. 0,22M.   

C. 0,19M.   

D. 0,11M.

Đáp án: A

Bài 38: Một dung dịch chứa các ion : Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol), NO3- (0,05 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x là

A. 0,050.  

B. 0.070.   

C. 0,030.   

D. 0,045.

Đáp án: D

Bài 39: Một dung dịch chứa Mg2+ (0,02 mol), K+ (0,03 mol) , Cl- (0,04 mol) và ion Z (y mol). Ion Z và giá trị của y là

A. NO3- (0,03).   

B. CO32- (0,015).   

C. SO42- (0,01).   

D. NH4+ (0,01)

Đáp án: A

Bài 40: Dung dịch X gồm : 0,09 mol Cl- , 0,04 mol Na+ , a mol Fe3+ và b mol SO . Khi cô cạn X thu được 7,715 gam muối khan. Giá trị của a và b lần lượt là

A. 0.05 và 0,05.         

B. 0,03 và 0,02.

C. 0,07 và 0,08.         

D. 0,018 và 0,027.

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Axit, bazơ và muối có đáp án

Trắc nghiệm Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ có đáp án

Trắc nghiệm Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li có đáp án

Trắc nghiệm Ankan có đáp án

1 5440 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: