TOP 40 câu Trắc nghiệm Anđehit - xeton (có đáp án 2023) - Hóa 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 44: Anđehit - xeton có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 11 .

1 4,811 12/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 44: Anđehit - xeton

Bài giảng Hóa học lớp 11 Bài 44: Anđehit - xeton

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn một lượng anđehit A cần vừa đủ 2,52 lít O2 (đktc), được 4,4 gam CO2 và 1,35 gam H2O. A có công thức phân tử là

A. C3H4O.  

B. C4H6O.   

C. C4H6O2. 

D. C8H12O

Đáp án: C

Giải thích:

nO2 = 0,1125 mol;

nCO2 = 0,1 mol;

nH2O = 0,075 mol; 

BTNT "C": nC(A) = nCO2 = 0,1 mol

BTNT "H": nH(A) = 2nH2O = 0,15 mol

BTNT "O": nO(A) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

=> nO(A) + 2.0,1125 = 2.0,1 + 0,075

=> nO(A) = 0,05 mol

=> nC : nH : n

= 0,1 : 0,15 : 0,05

=  2 : 3 : 1  

=> A có công thức đơn giản nhất là C2H3O.

Vậy đáp án C thỏa mãn.

Bài 2: X, Y, Z, T là 4 anđehit no hở đơn chức đồng đẳng liên tiếp, trong đó MT = 2,4MX. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Z rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?

A. Tăng 18,6 gam.

B. Tăng 13,2 gam.

C. Giảm 11,4 gam.         

D. Giảm 30 gam.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có:

MT = MX + 3.M-CH2- 

= MX + 3.14

Mà MT = 2,4MX 

2,4MX=MX+3.14

 MX = 30 (HCHO)

Vậy Z là CH3CH2CHO

Đốt 0,1 mol Z

=> nCO2 = nH2O 

= 0,3 mol = nCaCO3 (vì Ca(OH)2 dư)

=> Δm dd = mCO2 + mH2O - mCaCO3 

= 0,3.(44 + 18) - 30

= -11,4 gam < 0

Vậy khối lượng của dung dịch giảm 11,4 gam

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thu được 8,064 lít khí CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O. Công thức cấu tạo của 2 anđehit là:

A. HCHO và CH3CHO

B. CH3CHO và CH3CH2CHO

C. CH2=CHCHO và CH2=CHCH2CHO

D. OHC-CH2-CH2-CHO và OHC-(CH2)3-CHO

Đáp án: C

Giải thích:

nCO2 = 0,36 mol; nH2O = 0,26 mol

Ta thấy: nCO2 - nH2O = n nên 2 andehit đơn chức, không no có 1 nối đôi C=C.

Số nguyên tử C trung bình = nCO2 : nX 

= 0,36 : 0,1 = 3,6

Do 2 anđehit là đồng đẳng kế tiếp do đó 2 anđehit là: CH2=CHCHO và CH2=CHCH2CHO

Bài 4: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là

A. 35,00%.  

B. 65,00%. 

C. 53,85%.                      

D. 46,15%.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta thấy, số mol của các nguyên tố trong X, Y là giống nhau

=> Khi đốt Y tương tự như đốt cháy X.

BTNT C: nCO2 = nHCHO = 0,35 mol 

BTNT H: nH2O = nHCHO + nH2 = 0,65 mol 

=> nH2 = 0,65 - 0,35 = 0,3 mol

=> %VH2 = (0,3/0,65).100% = 46,15%

Bài 5: Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của m là

A. 10,5.

B. 8,8.

C. 24,8. 

Đáp án: D

Giải thích:

*Phản ứng của anđehit và H2:

BTKL:

mH2 = mancol - manđehit = 1 gam

=> nH2 = 0,5 mol = nanđehit = nancol

=> nO(X) = n anđehit = 0,5 mol

*Phản ứng đốt cháy anđehit: 

Do là anđehit no, đơn chức, mạch hở nên khi đốt thì nCO2 = nH2O = x mol

BTNT "O":

nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O 

hay 0,5 + 2.0,8 = 2x + x 

=> x = 0,7 mol

BTKL: mX + mO2 = mCO2 +mH2O 

=> mX = 0,7.44 + 0,7.18 – 0,8.32 = 17,8 gam

Bài 6: Cho hỗn hợp M gồm anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon Y, có tổng số mol là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lít khí CO(đktc) và 7,2 gam H2O. Hiđrocacbon Y là

A. C3H6.

B. C2H4.

C. CH4

D. C2H2.

Đáp án: B

Giải thích:

nCO2 = nH2O = 0,4 mol

Anđehit no, đơn chức, mạch hở nên khi đốt cho số mol CO2 bằng H2O

=> Đốt hiđrocacbon cũng thu được số mol CO2 bằng H2O

=> Hidrocacbon có dạng CnH2n

Mặt khác, Ctb = nCO2 : nM = 0,4 : 0,2 = 2

A. Sai vì nếu Y là C3Hthì X là HCHO

=> nX = nY => Loại.

B. Đúng.

C. Sai vì không phải dạng CnH2n.

D. Sai vì không phải dạng CnH2n.

Bài 7: Cho hỗn hợp X gồm 2 anđehit đồng đẳng liên tiếp cộng H2 thu được hỗn hợp 2 rượu đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu này thu được 6,6 gam CO2 và 4,5 gam nước. Tìm công thức phân tử các anđehit trong X.

A. C3H4O và C4H6O.

B. C3H6O và C4H8O.

C. CH2O và C2H4O.

D. C4H6O và C5H8O.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi đốt cháy rượu nCO2 (0,15 mol) < nH2O (0,25 mol)

=> Ancol no, đơn chức, hở.

=> nancol = nH2O - nCO2 = 0,1 mol

=> Ctb ancol = nCO2 : n ancol = 0,15 : 0,1 = 1,5

=> Ancol là CH3OH và C2H5OH

=> X chứa HCHO và CH3CHO

Bài 8: Một chất hữu cơ Y chứa C, H, O. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y cho 6,72 lít CO2 (đktc). Mặt khác để hiđro hóa hoàn toàn 0,05 mol Y cần 1,12 lít khí H2 (0oC, 2 atm) và được ancol no, đơn chức Z. Biết X tác dụng được với AgNO3/NH3 cho Ag. Công thức cấu tạo của Y là

A. CH3CHO                   

B. C2H5CHO                  

C. CH2=CH-CHO          

D. HCHO

Đáp án: C

Giải thích:

- Đốt cháy 0,1 mol Y thu được 0,3 mol CO2 

=> Số C (trong Y) = 0,3/0,1 = 3

- Khi hidro hóa Y:

nY = 0,05 mol;

nH2 = PV/RT =  = 0,1 mol

=> nH2 : nY = 0,1 : 0,05 = 2

=> Y có 2 nối đôi có thể cộng với H2.

Trong các phương án thì thấy CH2=CH-CHO thỏa mãn.

Bài 9: Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là

A. 50%.

B. 40%.

C. 30%.

D. 20%.

Đáp án: D

Giải thích:

- Số nguyên tử C trung bình:

tb = nCO2 : nM = 3

 => Ankin là C3H4

- Số nguyên tử H trung bình:

tb = nH : nM 

= 2nH2O : nM = 3,6

Mà ankin có H > 3,6

=> Andehit có số H < 3,6

=> có 2H

=> Andehit là C3H2O (CH≡C-CHO)

Áp dụng phương pháp đường chéo về số nguyên tử H trung bình ta có:

Trắc nghiệm Anđehit - xeton có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

=> nC3H4 : nC3H2O = 1,6 : 0,4 = 4 : 1

Giả sử nC3H4 = 4 mol; nanđehit = 1 mol

=> %nanđehit = 14+1.100% = 20%

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Biết A chỉ chứa một loại nhóm chức và 0,05 mol A tham gia phản ứng tráng gương thì tạo ra 0,1 mol Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của A là

A. C3H7CHO. 

B. CH3CHO. 

C. C2H5CHO.

D. C2H3CHO.

Đáp án: A

Giải thích:

BTNT C, H:

nC = nCO2 = 0,4 mol;

nH = 2nH2O = 0,8 mol

BTKL:

mO(A) = mA - mC - mH 

= 7,2 - 0,4.12 – 0,8

= 1,6 gam

=> n= 0,1 mol

=> n: nH : nO = 4 : 8 : 1.

Mà nAg : nA = 2 : 1

=> Phân tử A có chứa 1 nhóm -CHO

=> A có CTPT C4H8O, CTCT thu gọn là C3H7CHO

Bài 11: Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M, thu được 13,44 lít khí CO2 (ở đktc) và 6,48 gam H2O. Nếu cho 0,1 mol hỗn hợp M tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Số mol AgNO3 phản ứng là:

A. 0,20

B. 0,14                           

C. 0,12

D. 0,10

Đáp án: B

Giải thích:

nCO2 = 0,6 mol; nH2O = 0,36 mol

Số C trung bình:

Ctb = nCO2 : nM = 0,6 : 0,2 = 3

=> Ankin là C3H4

Số H trung bình:

Htb = 2nH2O : nM 

= 2.0,36 : 0,2 = 3,6

=> Anđehit có số H < 3,6 (vì ankin có H > 3,6)

=> Anđehit có 2H

=> CH≡C-CHO

Giả sử 0,1 mol hỗn hợp M chứa a mol CH≡C-CHO và b mol CH≡C-CH3

+ nH2O (đốt 0,1 mol M) = a + 2b = 0,36/2 = 0,18 (1)

+ a + b = 0,1 (2) 

Giải hệ được a = 0,02 và b = 0,08

CH≡C-CHO + 3AgNO3 

→ Sp (Vì anđehit có 1 liên kết ba đầu mạch + 1 nhóm -CHO)

CH≡C-CH3 + AgNO3 

→ Sp (Vì ankin có 1 liên kết ba đầu mạch)

=> nAgNO3 pư = 3n anđehit + n ankin 

= 3.0,02 + 0,08 = 0,14 mol

Bài 12: Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 39,66%. 

B. 60,34%.  

C. 21,84%. 

D. 78,16%.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: n hh = 0,1 mol; nAg = 0,26 mol

- Hỗn hợp có phản ứng tráng gương nên suy ra có chứa nhóm -CHO

- Mà đốt X hay đốt Y đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O và tỉ lệ:

nAg : nhh = 2,6

=> Hỗn hợp có chứa HCHO

=> Chất còn lại là HCOOH (Vì cùng số nguyên tử C)

Giả sử hỗn hợp ban đầu chứa HCHO (a mol) và HCOOH (b mol)

Giải hệ: nhh = a + b = 0,1 và nAg = 4a + 2b = 0,26 được a = 0,03 và b = 0,07

=> %mHCHO 

=  0,03.300,03.30+0,07.46.100%=21,84%

Bài 13: Hỗn hợp M gồm anđehit X và xeton Y đều đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Số mol của Y trong m gam M có thể là:

A. 0,08 mol 

B. 0,1 mol   

C. 0,05 mol 

D. 0,06 mol

Đáp án: C

Giải thích:

Đốt cháy hỗn hợp thu được COvà H2O có số mol bằng nhau nên suy ra anđehit và xeton trong hỗn hợp đều no, đơn chức, mạch hở.

BTNT "O":

nO(M) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 

= 2.0,35 + 0,35 - 2.0,4

= 0,25 mol

Do các chất đều đơn chức nên phân tử chứa 1O

=> nM = nO(M) = 0,25 mol

=> Ctb = nCO2 : nM 

= 0,35 : 0,25 = 1,4 

=> Anđehit là HCHO

Giả sử hỗn hợp M chứa: HCHO (a mol) và CnH2nO (b mol) 

+/ a + b = 0,25 (1)

+/ nCO2 = a + nb = 0,35 (2)

Lấy (2) - (1) được: (n-1)b = 0,1

=> n=0,1b+1

Mà xeton có tối thiểu 3C nên ta có n ≥ 3

=> 0,1b+13b0,05

Vậy số mol của xeton Y có thể là 0,05 mol

Bài 14: Cho hỗn hợp M gồm anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon Y, có tổng số mol là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Y có tính chất nào trong các tính chất sau đây?

A. Đốt cháy Y tạo ra số mol CO2 bé hơn số mol nước.

B. Từ Y có thể điều chế được anđehit axetic.

C. Y có thể tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng nhạt.

D. Y có một đồng phân cấu tạo, mạch vòng.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta thấy: nCO2 = nH2O = 0,4 mol

Anđehit đốt cho số mol CO2 bằng số mol H2O

=> Hidrocacbon khi đốt cũng thu được số mol CO2 bằng số mol H2O

=> Hidrocacbon có dạng CnH2n.

Số nguyên tử C trung bình:

Ctb = nCO2 : nM = 0,4 : 0,2 = 2

=> Anđehit có thể là HCHO hoặc CH3CHO

Nếu hỗn hợp chứa HCHO (a mol) và CnH2n (b mol)

+ Ta có: a + b = 0,2 và nCO2 = a + nb = 0,4

=> b = 0,2/(n - 1)

Mà số mol của X nhỏ hơn Y

=> b > 0,1

=> 0,2/(n - 1) > 0,1

=> n < 3 (*)

+ Mà Ctb = 2 => n > 2 (**)

(*) (**) => 2 < n < 3 không có nghiệm => Loại

Vậy hỗn hợp chứa CH3CHO và CH2=CH2.

Xét các phương án: 

A sai

B đúng:

CH2=CH2 + H2Hg2+,to CH3CHO

C sai vì anken không phản ứng với AgNO3.

D sai vì CH2=CH2 không có đồng phân.

Bài 15: Hỗn hợp X gồm hai anđehit no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X tạo ra số mol nước đúng bằng số mol X đã phản ứng. Mặt khác khi cho 0,25 mol hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

A. 27 gam   

B. 81 gam   

C. 108 gam 

D. 54 gam

Đáp án: C

Giải thích:

Giả sử công thức chung của 2 anđehit là CxHyOz.

Ta có sơ đồ:

CxHyOz +O2,to 0,5y H2O

Số mol của X bằng số mol H2O nên suy ra:

1 = 0,5y => y = 2

Mà anđehit có tối thiểu 2H nên suy ra 2 anđehit là HCHO và OHC-CHO.

Ta thấy: 1 mol mỗi chất phản ứng tráng gương đều thu được 4 mol Ag

=> nAg = 4nX = 4. 0,25 = 1 (mol)

=> mAg = 108 (g)

Bài 16: Hỗn hợp X gồm hai anđehit. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X thu được 0,3 mol CO2. Mặt khác, nếu cho 0,25 mol X tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,9 mol Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của hai anđehit trong X là:

A. CH3CHO và OHC-CHO. 

B. HCHO và OHC-CHO.

C. HCHO và CH3-CHO.

D. HCHO và CH3-CH2-CHO.

Đáp án: C

Giải thích:

Số C trung bình:

Ctb = nCO2 : nX 

= 0,3 : 0,25 = 1,2 

=> Hỗn hợp có chứa HCHO

Ta có

nAg : nX = 0,9 : 0,25 = 3,6

=> Cứ 1 phân tử anđehit còn lại tráng gương được 2Ag

=> Anđehit đơn chức

Đặt số mol của HCHO và anđehit còn lại là a và b (mol)

Giải hệ a + b = 0,25 và nAg = 4a + 2b = 0,9 được a = 0,2 và b = 0,05

BTNT "C":

nCO2 = 0,2.1 + 0,05n = 0,3

=> n = 2

=> Anđehit còn lại là CH3CHO

Bài 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,175 gam chất A chứa các nguyên tố C, H, O thu được 0,224 lít CO2(đktc) và 0,135 gam nước. Tỷ khối hơi của A so với H2 bằng 35. Cho 0,35 gam chất A tác dụng với H2 dư có Ni xúc tác thu được 0,296 gam rượu isobutylic. Công thức cấu tạo của A và hiệu suất phản ứng tạo thành rượu:

A. CH3CH=CHCHO; 80%.

B. CH2=C(CH3)-CHO; 60%.

C. CH2=C(CH3)-CHO; 75%.

D. CH2=C(CH3)-CHO; 80%.

Đáp án: D

Giải thích:

BTNT C, H:

n= nCO2 = 0,01 mol;

nH = 2nH2O = 0,015 mol

BTKL:

mO = mA - mC - mH 

= 0,175 - 12.0,01 - 1.0,015

= 0,04 gam

=> nO = 0,0025 mol

=> C : H : O = 0,01 : 0,015 : 0,0025

= 4 : 6 : 1

CTPT của A có dạng (C4H6O)n 

Tỷ khối hơi của A so với H2 bằng 35

=> MA = 35.2 = 70

=> 70n = 70 

=> n = 1

=> CTPT của A là C4H6O

Hidro hóa A thu được isobutylic nên A là CH2=C(CH3)-CHO

Tính hiệu suất: nC4H6O bđ = 0,35 : 70 = 0,005 mol

nC4H10O = nC4H6O pư = 0,296 : 74 = 0,004 mol

=> H% = nC4H6OpunC4H6Obd.100%

=0,0040,005.100% = 80%

Bài 18: Một hỗn hợp X gồm axetilen, anđehit fomic, axit fomic và H2. Lấy a mol hỗn hợp X cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi giảm 3,9 gam. Giá trị của a là:

A. 0,1

B. 0,5

C. 0,25       

D. 0,15

Đáp án: C

Giải thích:

Do thành phần nguyên tố của X và Y giống nhau nên đốt Y cũng như đốt X.

Khi cho sản phẩm qua nước vôi trong dư:

nCO2 = nCaCO3 = 0,15 mol

Mà m dd giảm = mCaCO3 - (mCO2 + mH2O)

=> 3,9 = 15 - (0,15.44 + mH2O)

=> mH2O = 4,5 gam

=> nH2O = 0,25 mol

Ta thấy các chất trong hỗn hợp X đều chứa 2H nên khi đốt ta luôn có: 

n= nH2O = 0,25 mol

Bài 19: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H2O và 0,4368 lít khí CO2 (ở đktc). Biết X có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Chất X là

A. CH3COCH3. 

B. O=CH-CH=O. 

C.  CH2=CH-CH2-OH.   

D. C2H5CHO.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta thấy nCO2 = nH2O = 0,197 mol

Mà X tác dụng với Cu(OH)2,to

 => Andehit no, đơn chức, mạch hở.

Bài 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit cần dùng vừa đủ 0,375 mol O2, thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khối lượng Ag thu được là:

A. 32,4 gam

B. 48,6 gam.         

C. 75,6 gam.         

D. 64,8 gam.

Đáp án: B

Giải thích:

BTNT "O":

nO(X) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 

= 2.0,3 + 0,3 - 2.0,375

= 0,15 mol

Ta thấy nCO2 = nH2O nên các anđehit đều no, đơn chức, mạch hở

=> nX = nO(X) = 0,15 mol

Số nguyên tử C trung bình:

nCO2 : nX = 0,3 : 0,15 = 2

=> Trong hỗn hợp có chứa HCHO.

=> 2.0,15 mol < nAg < 0,15.4 mol

=> 32,4 gam < mAg < 64,8 gam

Xét các phương án thấy giá trị mAg = 48,6 gam thỏa mãn.

Bài 21: Câu nào sau đây không đúng?

A. Phân tử HCHO có cấu tạo phẳng, các góc liên kết đều 1200

B. Khác với rượu metylic, anđehit fomic là chất khí vì không có liên kết hidro liên phân tử.

C. Tương tự rượu metylic, andehit fomic tan tốt trong nước.     

D. Fomon hay fomalin là dung dịch chứa 37 - 40 % HCHO trong rượu etylic.

Đáp án: D

Giải thích: D sai vì fomon hay formalin là dung dịch chứa 37 - 40% HCHO trong nước.

Bài 22: Anđehit thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với tác chất nào?

A. O2/Mn2+

B. Dung dịch AgNO3/ NH3 

C. Cu(OH)2/ OH-, t˚        

D. H2/ Ni, t˚

Đáp án: D

Giải thích: Andehit thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử: H2 (Ni, t˚)

Bài 23: Anđehit thể hiện tính khử khi tác dụng với tác chất nào?

A. Dung dịch bão hòa NaHSO3 

B. H2/Ni, t˚ 

C. Dung dịch AgNO3 trong NH3        

D. Cả (A), (B), (C) vì anđehit có tính khử đặc trưng

Đáp án: C

Giải thích:

Ag+1e → Ag

=> Aglà chất oxi hóa  

=> Andehit thể hiện tính khử khi tác dụng với AgNO3/ NH3.

Bài 24: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Andehit vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa     

B. Metyl fomat tham gia được phản ứng tráng gương do trong cấu tạo phân tử có chứa nhóm -CHO  

C. Đối với CuO thì ancol bậc một bị oxi hóa thành andehit, ancol bậc hai bị oxi hóa thành xeton còn ancol bậc ba không bị oxi hóa    

D. Andehit có khả năng tạo liên kết hiđro liên phân tử.

Đáp án: D

Giải thích: D sai vì nguyên tử oxi trong -CHO không gắn với H nào nên không có liên kết hidro

Bài 25: Công thức đơn giản nhất của anđehit no, đa chức, mạch hở là C2H3O. Anđehit đó có số đồng phân là

A. 2  

B. 4   

C. 1  

D. 3

Đáp án: A

Giải thích:

Anđehit có CTPT dạng C2nH3nOn (anđehit no, mạch hở, n chức)

Do anđehit no, mạch hở, có n chức nên độ bất bão hòa: k = n

Ta có:

H = 2C + 2 - 2k

=> 3n = 2.2n + 2 - 2n

=> n = 2

Vậy CTPT của anđehit là C4H6O2

=> Có 2 đồng phân:

OHC-CH2-CH2-CHO ;

CH3CH(CHO)2

Bài 26: CTPT của ankanal có 10,345% H theo khối lượng là

A. HCHO   

B. CH3CHO

C. C2H5CHO       

D. C3H7CHO

Đáp án: C

Giải thích:

Ankanal là anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là: CnH2nO

(n ≥ 1)

%mH = 2n14n+16.100% = 10,345%

=> n = 3 

=> Andehit là C2H5CHO 

Bài 27: Cho các chất: HCN, H2, dung dịch KMnO4, dung dịch Br2/H2O, dung dịch Br2/CH3COOH. Số chất phản ứng được với CH3CH2CHO ở điều kiện thích hợp là

A. 4

B. 2

C. 3  

D. 5

Đáp án: D

Giải thích:

Các chất có phản ứng là: HCN, H2, KMnO4, Br2/H2O, Br2/CH3COOH.

PTHH:

Trắc nghiệm Anđehit - xeton có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

CH3-CH2-CH=O + H2 Ni,to CH3-CH2-CH2-OH

5CH3-CH2-CHO + 2KMnO4 + 3H2SO4 to5CH3-CH2-COOH + K2SO4 + 2MnSO4 + 3H2O

CH3-CH2-CH=O + Br2 + H2O to CH3-CH2-COOH + 2HBr

CH3-CH2-CH=O + Br2 CH3COOH CH3-CHBr-CH=O + HBr

Bài 28: Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic?

A. CH2=CH2+ H2O (to, xúc tác HgSO4)        

B. CH2=CH+ O(to, xúc tác)

C. CH3COOCH=CH+ dung dịch NaOH (to)         

D. CH3CH2OH + CuO (t0)

Đáp án: A

Giải thích:

A. CH2=CH2 + H2O to, xt  HgSO4 CH3-CH2-OH

B. 2CH2=CH+ Oto, xt 2CH3CHO

C. CH3COOCH=CH+ NaOH to, xt CH3COONa + CH3CHO

D. CH3CH2OH + CuO to, xt CH3CHO + Cu + H2O

Bài 29: Đốt cháy hoàn toàn p mol anđehit X được q mol CO2 và t mol H2O. Biết p = q - t. Mặt khác 1 mol X tráng gương được 4 mol Ag. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit

A. đơn chức, no, mạch hở.

B. hai chức, no, mạch hở. 

C. hai chức chưa no (1 nối đôi C=C). 

D. hai chức chưa no (1 nối ba C≡C).

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có công thức:

nandehit=nCO2nH2Ok1p=qtk1

Theo đề bài ta có p = q - t

=> k - 1 = 1

=> k = 2

Mặt khác, 1 mol X  phản ứng tạo 4 mol Ag

=> 2 liên kết đôi nằm ở 2 nhóm CHO

=> X là anđehit hai chức, no, mạch hở

Bài 30: Xét chuỗi biến hóa sau: 

Trắc nghiệm Anđehit - xeton có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Công thức cấu tạo của A là

A. OHCCH2CH2CHO.

B. CH3CHO.

C. OHC(CH2)2CH2OH.  

D. A, B, C đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Anđehit - xeton có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

PTHH:

CH3CHO + H2 Ni,to C2H5OH

2C2H5OH 450oC,xt CH2=CH-CH=CH2 + H2O + H2

nCH2=CH-CH=CH2 to,xt,p (-CH2-CH=CH-CH2-)n

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ancol có đáp án

Trắc nghiệm Phenol có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol có đáp án

Trắc nghiệm Axit cacboxylic có đáp án 

Trắc nghiệm Luyện tập: Anđehit, xeton và axit cacboxylic có đáp án 

1 4,811 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: