TOP 40 câu Trắc nghiệm Nước (có đáp án 2023) – Hóa học 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 Bài 36: Nước có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 8 Bài 36.

1 6538 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 36: Nước

Bài giảng Hóa 8 Bài 36: Nước

Câu 1: Công thức hoá học của nước là

A. H2O2.

B. H2O.

C. H3O.

D. HO2.

Đáp án: B

Giải thích: Công thức hoá học của nước là H2O.

Câu 2: Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước, trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra

A. khí hiđro và khí oxi.

B. khí hiđro và khí cacbon oxit.

C. khí oxi và khí cacbon oxit.

D. khí hiđro và khí clo.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước, trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra khí hiđro và khí oxi.

Phương trình hoá học: 2H2O đin phân2H2↑ + O2↑.

Câu 3: Tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố hiđro và oxi trong H2O là

A. 1 : 3.

B. 5 : 6.

C. 1 : 8.

D. 2 : 7.

Đáp án: C

Giải thích: Tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố hiđro và oxi trong H2O là: mHmO=216=18

Câu 4: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố H trong nước là

A. 88,9%.

B. 11,1%.

C. 16,2%.

D. 83,8%.

Đáp án: B

Giải thích:

Công thức hoá học của nước là H2O.

%mH=22+16×100%11,1%

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nước là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày thì có màu xanh da trời).

B. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị.

C. Nước sôi ở nhiệt độ trên 100oC và hoá rắn ở 0oC thành nước đá và tuyết.

D. Nước có thể hoà tan được nhiều chất rắn (đường, muối ăn …), chất lỏng (cồn, axit …), chất khí (HCl, NH3 …).

Đáp án: C

Giải thích: Nước là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày thì có màu xanh da trời), không màu, không mùi, không vị, sôi ở nhiệt độ 100oC và hoá rắn ở 0oC thành nước đá và tuyết. Nước có thể hoà tan được nhiều chất rắn (đường, muối ăn …), chất lỏng (cồn, axit …), chất khí (HCl, NH3 …).

Câu 6: Kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường?

A. Mg.

B. Cu.

C. Fe.

D. Na.

Đáp án: D

Giải thích:

Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca, Ba ...) tạo thành bazơ tan và khí hiđro.

Phương trình hoá học: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.

Câu 7: Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành bazơ?

A. CaO.

B. SO3.

C. Al2O3.

D. CuO.

Đáp án: A

Giải thích:

Nước tác dụng với một số bazơ (Na2O, K2O, BaO, CaO …) tạo ra bazơ (NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 …).

Phương trình hoá học: CaO + H2O → Ca(OH)2.

Câu 8: Nước hoá hợp với các oxit: CO2, SO3, P2O5, N2O5 tạo ra axit tương ứng là:

A. H2CO3, H2SO3, H3PO4, HNO2.

B. H2CO3, H2SO3, H3PO3, HNO2.

C. H2CO3, H2SO4, H3PO3, HNO3.

D. H2CO3, H2SO4, H3PO4, HNO3.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hoá học:

CO2 + H2O  H2CO3

SO3 + H2O → H2SO4

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

N2O5 + H2O → 2HNO3

Câu 9: Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

A. NaOH.

B. K2SO4.

C. NaNO3.

D. HNO3.

Đáp án: D

Giải thích:

Hợp chất tạo ra do nước hoá hợp với oxit axit thuộc loại axit. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

→ Dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành đỏ là HNO3 (N2O5 + H2O → 2HNO3).

Câu 10: Có ba chất gồm CuO, N2O5, Na2O đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn. Để nhận biết các chất trên, ta dùng thuốc thử là

A. nước.

B. nước và quỳ tím.

C. dung dịch HCl.

D. dung dịch H2SO4.

Đáp án: B

Giải thích:

Lấy các mẫu thử.

Dùng nước và quỳ tím:

CuO không tan trong nước.

N2O5 tan trong nước tạo thành HNO3 làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

N2O5 + H2O → 2HNO3

Na2O tan trong nước tạo thành NaOH làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

Na2O + H2O → 2NaOH

Câu 11: Cho 4,6 gam Na tác dụng với nước dư. Sau phản ứng thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 1,12.

C. 3,36.

D. 4,48.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hoá học:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.

nNa=4,623=0,2(mol).

Theo phương trình hoá học:

nH2=12nNa=12×0,2=0,1(mol).

 VH2=0,1×22,4=2,24 (lít).

Câu 12: Để tạo ra được 3,6 gam nước thì thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau lần lượt là

A. 4,48 lít và 4,48 lít.

B. 4,48 lít và 2,24 lít.

C. 2,24 lít và 4,48 lít.

D. 2,24 lít và 2,24 lít.

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình hoá học:

2H2 + O2 to 2H2O.

nH2O=3,618=0,2 (mol).

Theo phương trình hoá học:

nH2=nH2O=0,2 (mol);

 nO2=12nH2O=0,1 (mol).

→ VH2=0,2×22,4=4,48 (lít);

VO2=0,1×22,4=2,24 (mol).

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 56 lít khí hiđro (ở đktc) với khí oxi. Khối lượng nước thu được là

A. 45 gam.

B. 36 gam.

C. 24 gam.

D. 18 gam.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hoá học:

2H2 + O2 to 2H2O.

nH2=5622,4=2,5 (mol).

Theo phương trình hoá học:

 nH2O=nH2=2,5 (mol).

mH2O=2,5×18=45 (gam).

Câu 14: Cho nổ một hỗn hợp gồm 2 mol H2 và 24 lít khí oxi (ở đktc). Chất khí nào còn dư và dư bao nhiêu lít sau phản ứng?

A. O2 dư; 1,4 lít.

B. H2 dư; 1,6 lít.

C. H2 dư; 1,4 lít.

D. O2 dư; 1,6 lít.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hoá học:

2H2 + O2 to 2H2O.

nO2=2422,4=1,07 (mol).

Nhận xét: nH22=1<nO21=1,07

→ H2 hết, O2 dư sau phản ứng.

→ Phương trình hoá học tính theo H2.

Theo phương trình hoá học:

nO2=12nH2=12×2=1 (mol).

→ VO2(pu)=1×22,4=22,4  (lít)

VO2(du)=2422,4=1,6 (lít).

Câu 15: Cho 280 gam vôi sống (CaO) tác dụng với nước. Biết vôi sống có 10% tạp chất không tác dụng với nước. Khối lượng Ca(OH)2 theo lí thuyết thu được là

A. 333 gam.

B. 296 gam.

C. 370 gam.

D. 407 gam.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hoá học:

CaO + H2O → Ca(OH)2.

mCaO=280×90100=252 (gam)

nCaO=25256=4,5 (mol).

Theo phương trình hoá học:

 nCa(OH)2=nCaO=4,5 (mol).

mCa(OH)2=4,5×74=333 (gam).

Câu 16: Nước được cấu tạo như thế nào?

A. Từ 1 nguyên tử hidro & 1 nguyên tử oxi

B. Từ 2 nguyên tử hidro & 1 nguyên tử oxi

C. Từ 1 nguyên tử hidro & 2 nguyên tử oxi

D. Từ 2 nguyên tử hidro & 2 nguyên tử oxi

Đáp án: B

Câu 17: Kim loai tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:

A. Fe, Mg, Al

B. Fe, Cu, Ag

C. Zn, Al, Ag

D. Li, Na, K

Đáp án: D

Câu 18: Cho chất oxit A được nước hóa hợp tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108(g/mol), trong A có 2 nguyên tử Nitơ

A. NO2

B. N2O3

C. N2O

D. N2O5

Đáp án: D

Câu 19: %mH trong 1 phân tử nước:

A. 11,1%

B. 88,97%

C. 90%

D. 10%

Đáp án: A

Câu 20: Cho quỳ tím vào nước vôi trong, hiện tượng xảy ra là

A. Quỳ tím chuyển màu đỏ

B. Quỳ tím không đổi màu

C. Quỳ tím chuyển màu xanh

D. Không có hiện tượng

Đáp án: C

Câu 21: Điện phân hoàn toàn 2 lít nước ở trạng thái lỏng (biết khối lượng riêng của nước là 1kg/l). Thể tích khí hidro và thể tích khí oxi thu được ở đktc là:

A. 1244,4 lít và 622,2 lít

B. 3733,2 lít và 1866,6 lít

C. 4977,6 lít và 2488,8 lít

D. 2488,8 lít và 1244,4 lít

Đáp án: D

Câu 22: Cho mẩu Na vào nước thấy có 4,48 lít khí bay lên. Tính khối lượng Na

A. 9,2g

B. 4,6g

C. 2g

D. 9,6g

Đáp án: A

Câu 23: Chọn câu đúng:

A. Kim loại tác dụng với nước tạo ra bazo tương ứng

B. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị

C. Nước làm đổi màu quỳ tím

D. Na tác dụng với H2O không sinh ra H2

Đáp án: B

Câu 24: Oxi bazơ không tác dụng với nước là:

A. BaO

B. Na2O

C. CaO

D. MgO

Đáp án: D

Câu 25: Ở nhiệt độ thường nước ở trạng thái:

A. Rắn

B. Lỏng

C. Khí

D. Hơi nước

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Axit – bazơ – muối có đáp án  

Trắc nghiệm Bài luyện tập 7 có đáp án

Trắc nghiệm Tính chất Oxi có đáp án  

Trắc nghiệm Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp – ứng dụng của oxi có đáp án  

Trắc nghiệm Oxit có đáp án

1 6538 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: