TOP 40 câu Trắc nghiệm Điều chế khí hidro – phản ứng thế (có đáp án 2023) – Hóa học 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 Bài 33: Điều chế khí hidro – phản ứng thế có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 8 Bài 33.

1 5350 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 33: Điều chế khí hidro – phản ứng thế

Bài giảng Hóa 8 Bài 33: Điều chế khí hidro – phản ứng thế

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, khí hiđro được điều chế bằng cách

A. điện phân nước.

B. khử oxit kim loại.

C. cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại kẽm (hoặc sắt, nhôm).

D. chưng chất phân đoạn không khí lỏng.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong phòng thí nghiệm, khí hidro được điều chế bằng cách cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại kẽm (hoặc sắt, nhôm).

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Câu 2: Trong công nghiệp, điều chế H2 bằng cách

A. cho axit HCl tác dụng với kim loại kẽm.

B. điện phân nước.

C. khử oxit kim loại.

D. nhiệt phân hợp chất giàu hiđro.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong công nghiệp, điều chế H2 bằng cách điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của H2O trong lò khí than hoặc điều chế H2 từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ.

2H2O đin phân 2H2↑ + O2

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thu khí H2 vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước.

B. Nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy.

C. Khí hiđro khử đồng(II) oxit ở nhiệt độ cao thành kim loại Cu.

D. Khí hiđro có tính oxi hóa.

Đáp án: D

Giải thích: Khí hiđro H2 có tính khử.

Câu 4: Phản ứng thế là phản ứng hóa học

A. giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

B. xảy ra giữa 2 hợp chất vô cơ.

C. trong đó một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

D. trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Đáp án: A

Giải thích:

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Nguyên tử của đơn chất Fe đã thay thế nguyên tử của nguyên tố hiđro trong hợp chất (axit).

Câu 5: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. 3CO + Fe2O3 to 2Fe + 3CO2.

B. Fe + CuCl2 to FeCl2 + Cu.

C. 2KClO3 to 2KCl + 3O2↑.

D. CaO + CO2 → CaCO3.

Đáp án: B

Giải thích:

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Phản ứng thế: Fe + CuCl2 to FeCl2 + Cu (nguyên tử của đơn chất Fe thay thế nguyên tử nguyên tố Cu trong hợp chất CuCl2).

Câu 6: Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

(2) K2O + H2O → 2KOH

(3) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

(4) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

(5) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

(6) HCl + NaOH → NaCl + H2O

Số phản ứng thuộc loại phản ứng thế là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án: B

Giải thích:

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Phản ứng thế: (1), (3), (5).

Câu 7: Thí nghiệm nào sau đây có sinh ra khí hiđro?

A. Cho nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng.

B. Đốt một mẩu cacbon.

C. Cho cacbon oxit tác dụng với đồng(II) oxit ở nhiệt độ cao.

D. Nhiệt phân KMnO4.

Đáp án: A

Giải thích:

A. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑.

B. C + O2 to CO2.

C. CO + CuO to CO2 + Cu.

D. 2KMnO4 to K2MnO4 + MnO2 + O2.

Câu 8: Cho kim loại kẽm tác dụng với dung dịch HCl dư. Để điều chế được 1,12 lít khí hiđro (ở đktc) thì khối lượng kẽm cần dùng là

A. 0,65 gam.

B. 1,95 gam.

C. 2,60 gam.

D. 3,25 gam.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hóa học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑.

nH2=1,1222,4=0,05 (mol).

Theo phương trình hóa học: nZn=nH2=0,05 (mol).

 mZn=0,05×65=3,25 (gam).

Câu 9: Điện phân hoàn toàn 2,4 lít nước ở trạng thái lỏng (biết khối lượng riêng D của nước là 1 kg/lít), thể tích khí hiđro và thể tích khí oxi thu được (ở đktc) lần lượt là

A. 1493,3 lít và 2986,6 lít.

B. 2986,6 lít và 1493,3 lít.

C. 2589,8 lít và 1256,6 lít.

D. 1256,6 lít và 2589,8 lít.

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình hóa học: 2H2O đin phân 2H2↑ + O2↑.

mH2O=D×V=1×2,4=2,4 (kg) = 2400 (g).

 nH2O=240018=133,33(mol).

Theo phương trình hóa học:

nH2=nH2O=133,33 (mol);

nO2=12nH2O=66,665 (mol).

→ VH2=133,33×22,42986,6 (lít);

VO2=66,665×22,41493,3 (lít).

Câu 10: Cho 2,7 gam nhôm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Thể tích khí H2 (ở đktc) thu được sau phản ứng là

A. 1,12 lít.

B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.

D. 4,48 lít.

Đáp án: C

Giải thích:

Phương trình hóa học:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

nAl=2,727=0,1 (mol).

Theo phương trình hóa học:

nH2=32nAl=32×0,1=0,15 (mol).

→ VH2=0,15×22,4=3,36 (lít).

Câu 11: Cho mạt sắt vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 loãng. Sau khi mạt sắt tan hoàn toàn thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc). Để có được lượng sắt tham gia phản ứng trên, phải cho bao nhiêu gam sắt(III) oxit tác dụng với khí hiđro?

A. 20 gam.

B. 12 gam.

C. 8 gam.

D. 16 gam.

Đáp án: C

Giải thích:

Phương trình hóa học:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑ (1)

nH2=2,2422,4=0,1 (mol).

Theo phương trình hóa học (1):

nFe=nH2=0,1 (mol).

Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O (2)

Theo phương trình hóa học (2):

nFe2O3=12nFe=12×0,1=0,05 (mol).

mFe2O3=0,05×160=8 (gam).

Câu 12: Cho m gam kim loại kẽm tác dụng với dung dịch HCl dư. Biết lượng khí hiđro thu được tác dụng vừa đủ với 12 gam đồng(II) oxit. Giá trị của m là

A. 7,80.

B. 8,45.

C. 9,10.

D. 9,75.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hóa học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑ (1)

CuO + H2 to Cu + H2O (2)

nCuO=1280=0,15 (mol).

Theo phương trình hóa học (2):

nH2=nCuO=0,15 (mol).

Theo phương trình hóa học (1):

nZn=nH2=0,15 (mol).

mZn=0,15×65=9,75 (gam).

Câu 13: Để khử hoàn toàn sắt(III) oxit cần V lít (ở đktc) hỗn hợp khí gồm H2 và CO, sau phản ứng thu được 11,2 gam sắt. Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 3,36.

C. 6,72.

D. 8,96.

Đáp án: C

Giải thích:

Phương trình hóa học:

Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O (1)

Fe2O3 + 3CO to 2Fe + 3CO2 (2)

nFe=11,256=0,2 (mol)

Theo phương trình hóa học (1) và (2):

n(H2,CO)=32nFe=32×0,2=0,3 (mol).

→ V(H2,CO)=0,3×22,4=6,72 (lít).

Câu 14: Cho 11,2 gam sắt tác dụng với dung dịch loãng chứa 14,7 gam axit sunfuric. Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?

A. Fe dư; 2,80 gam.

B. Fe dư; 1,68 gam.

C. H2SO4 dư; 4,90 gam.

D. H2SO4 dư; 2,94 gam.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hóa học: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2↑.

nFe=11,256=0,2 (mol); nH2SO4=14,798=0,15 (mol).

Nhận xét: nFe1=0,2>nH2SO41=0,15 → Fe dư, H2SO4 hết.

→ Phương trình hóa học tính theo H2SO4.

Theo phương trình hóa học: nFe(pu)=nH2SO4=0,15 (mol).

→ nFe(dư) = 0,2 – 0,15 = 0,05 (mol).

→ mFe(dư) = 0,05 × 56 = 2,8 (gam).

Câu 15: Cho 1,1 gam hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 0,896 lít khí hiđro (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A. 31,50%.

B. 68,50%.

C. 49,09%.

D. 50,91%.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hóa học:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑ (1)

Fe + H2SO4 FeSO4 + H2↑ (2)

nH2=0,89622,4=0,04 (mol).

Gọi: nAl = x (mol); nFe = y (mol).

Theo phương trình hóa học (1): nH2(1)=32nAl=1,5x (mol).

Theo phương trình hóa học (2): nH2(2)=nFe=y (mol).

Ta có hệ phương trình:

mhh=mAl+mFenH2=nH2(1)+nH2(2)27x+56y=1,11,5x+y=0,04x=0,02y=0,01

→ %mFe=0,01×561,1×100%=50,91% .

Câu 16: Hiện tượng khi cho viên kẽm (Zn) vào vào dung dịch HCl là:

A. Kết tủa trắng

B. Có thoát khí màu nâu đỏ

C. Dung dịch có màu xanh lam

D. Viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra

Đáp án: D

Câu 17: Cho Al tác dụng tác dụng với H2SO4 loãng tạo ra mấy sản phẩm

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Câu 18: Điều chế hidro trong công nghiệp, người ta dùng:

A. Cho Zn+HCl

B. Fe+H2SO4

C. Điện phân nước

D. Khí dầu hỏa

Đáp án: C

Câu 19: Có mấy phương pháp thu khí hidro?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Câu 20: Sau phản ứng Zn và HCl trong phòng thí nghiệm, đưa que đóm đang cháy vào ống dẫn khí, khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu gì?

A. Đỏ

B. Xanh nhạt

C. Cam

D. Tím

Đáp án: B

Câu 21: Chọn đáp án sai:

A. Kim loại dùng trong phòng thí nghiệm phản ứng với HCl hoặc H2SO4 loãng là Na

B. Hidro ít tan trong nước

C. Dung dịch để điều chế hidro trong phòng thí nghiệm là H2SO4 loãng

D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Đáp án: A

Câu 22: Để nhận biết hidro ta dùng:

A. Que đóm đang cháy

B. Oxi

C. Fe

D. Quỳ tím

Đáp án: A

Câu 23: Cho 6,5g Zn phản ứng với axit clohidric thấy có khí bay lên với thể tích là

A. 22,4 lít

B. 0,224 lít

C. 2,24 lít

D. 4,8 lít

Đáp án: A

Câu 24: Để thu khí hidro trong phòng thí nghiệm bằng cách đẩy nước người ta dựa vào tính chất nào của hidro?

A. Nhẹ hơn không khí

B. Không tác dụng với không khí

C. Không tác dụng với nước

D. Nhẹ hơn không khí và ít tan trong nước

Đáp án: B

Câu 25: Tính khối lượng ban đầu của Al khi cho phản ứng với axit sunfuric thấy có 1,68 lít khí thoát ra.

A. 2,025g

B. 5,24g

C. 6,075g

D. 1,35g

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài luyện tập 6 có đáp án 

Trắc nghiệm Nước có đáp án 

Trắc nghiệm Axit – bazơ – muối có đáp án 

Trắc nghiệm Bài luyện tập 7 có đáp án

Trắc nghiệm Bài luyện tập 5 có đáp án

1 5350 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: