TOP 40 câu Trắc nghiệm Bài luyện tập 2 (có đáp án 2022) – Hóa học 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 11: Bài luyện tập 2 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 11.

1 1,345 30/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 11: Bài luyện tập 2

Bài giảng Hóa học lớp 8 Bài 11: Bài luyện tập 2

Câu 1: Hóa trị của P trong hợp chất PCl5 (biết Cl hóa trị I) là

A. III.

B. V.

C. II.

D. VI.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi hóa trị của P trong hợp chất PCl5 là a.

Pa?Cl5Ia=5×I1=V

Câu 2: Hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3

A. III.

B. II.

C. V.

D. VI.

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 là a.

Fe2a?O3IIa=3×II2=III

Câu 3: Hóa trị của Cr trong hợp chất Cr2(SO4)3 (biết nhóm (SO4) hóa trị II) là

A. V.

B. I.

C. III.

D. IV.

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi hóa trị của Cr trong hợp chất Cr2(SO4)3 là a.

Cr2a?(SO4)3IIa=3×II2=III

Câu 4: Hóa trị của nguyên tố F trong hợp chất AlF3 (biết Al hóa trị III) là

A. I.

B. II.

C. IV.

D. VII.

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi hóa trị của F trong hợp chất AlF3 là a.

AlIIIF3a?a=1×III3=I

Câu 5: Công thức hóa học của hợp chất có phân tử gồm bari Ba (hóa trị II) liên kết với Cl (hóa trị I) là

A. BaCl.

B. BaCl3.

C. Ba2Cl.

D. BaCl2.

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi công thức hóa học của hợp chất là BaxCly.

BaxIIClyIxy=III

 → x = 1, y = 2.

Công thức hóa học của hợp chất: BaCl2.

Câu 6: Công thức hóa học của hợp chất có phân tử gồm Cu (hóa trị II) liên kết với O là

A. CuO.

B. Cu2O.

C. CuO2.

D. Cu2O2.

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi công thức hóa học của hợp chất là CuxOy.

CuxIIOyIIxy=IIII=11

 → x = 1, y = 1.

Công thức hóa học của hợp chất: CuO.

Câu 7: Công thức hóa học của hợp chất có phân tử gồm K (hóa trị I) liên kết với nhóm (SO4) (hóa trị II) là

A. KSO4.

B. K2SO4.

C. K(SO4)2.

D. K(SO4)3.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi công thức hóa học của hợp chất là Kx(SO4)y.

KxI(SO4)yIIxy=III

 → x = 2, y = 1.

Công thức hóa học của hợp chất: K2SO4.

Câu 8: Công thức hóa học của hợp chất có phân tử gồm Ca (hóa trị II) liên kết với nhóm (PO4) (hóa trị III) là

A. CaPO4.

B. Ca3(PO4)2.

C. Ca2(PO4)3.

D. Ca(PO4)2.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi công thức hóa học của hợp chất là Cax(PO4)y.

CaxII(PO4)yIIIxy=IIIII

 → x = 3, y = 2.

Công thức hóa học của hợp chất: Ca3(PO4)2.

Câu 9: Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Ag(I), Mg(II) và Al(III) với nhóm (NO3) (hóa trị I) lần lượt là:

A. AgNO3, MgNO3, Al(NO3)3.

B. AgNO3, Mg(NO3)2, Al(NO3)2.

C. AgNO3, MgNO3, Al(NO3)3.

D. AgNO3, Mg(NO3­)2, Al(NO3)3.

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Al (hóa trị III) và nhóm (NO3) (hóa trị I) là Alx(NO3)y.

AlxIII(NO3)yIxy=IIII

 → x = 1, y = 3.

Công thức hóa học của hợp chất: Al(NO3)3.

Tương tự, công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Ag(I), Mg(II) với nhóm (NO3) (hóa trị I) lần lượt là: AgNO3, Mg(NO3­)2.

Câu 10: Phân tử của một hợp chất được tạo bởi lưu huỳnh (S) hóa trị IV và O. Phân tử khối của hợp chất là

A. 64 đvC.

B. 72 đvC.

C. 58 đvC.

D. 76 đvC.

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi công thức hóa học của hợp chất là SxOy.

SxIVOyIIxy=IIIV=12

 → x = 1, y = 2.

Công thức hóa học của hợp chất: SO2.

Phân tử khối của hợp chất bằng: 32 + 2×16 = 64 (đvC).

Câu 11: Phân tử của một hợp chất tạo bởi Fe hóa trị III và nhóm (NO3) hóa trị I. Tổng số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất là

A. 14.

B. 13.

C. 12.

D. 10.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi công thức hóa học của hợp chất là Fex(NO3)y.

FexIII(NO3)yIxy=IIII

 → x = 1, y = 3.

Công thức hóa học của hợp chất: Fe(NO3)3.

Trong hợp chất có 1 nguyên tử Fe, 3 nguyên tử N và 9 nguyên tử O.

Tổng số nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất là:

1 + 3 + 9 = 13 (nguyên tử).

Câu 12: Phân tử một hợp chất được tạo bởi nguyên tố N và H. Trong hợp chất, tỉ lệ về khối lượng: mNmH=143. Biết phân tử khối của hợp chất là 17 đvC. Hóa trị của nitơ trong hợp chất là

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi công thức hóa học của hợp chất là NxHy.

Theo đề bài, ta có: 

x×14y=143xy=13

Vậy: x = 1, y = 3.

Công thức hóa học của hợp chất là NH3.

→ Nitơ có hóa trị III trong hợp chất.

Câu 13: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của một nguyên tố là 49. Trong đó, số hạt không mang điện là 17. Kí hiệu hóa học của nguyên tố đó là

A. S.

B. O.

C. N.

D. P.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong nguyên tử, proton (p) mang điện tích dương (+), electron (e) mang điện tích âm (–) và nơtron (n) không mang điện.

→ Số n = 17

→ Số p + Số e = 49 – 17 = 32.

Trong nguyên tử, số proton (p) = số electron (e) = 16.

→ Nguyên tố là lưu huỳnh, kí hiệu S.

Câu 14: Hợp chất A tạo bởi nguyên tố R hóa trị III và nguyên tố oxi, trong đó oxi chiếm 47% về khối lượng. Tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố R là:

A. Đồng, Cu.

B. Nhôm, Al.

C. Sắt, Fe.

D. Kẽm, Zn.

Đáp án: B

Giải thích:

Công thức hóa học của hợp chất A là R2O3 và x là nguyên tử khối của R.

→ Theo đề bài, ta có:

2×x3×16=(10047)%47%

x=53×4847×2=27(đvC).

→ R là nguyên tố nhôm, kí hiệu Al.

Câu 15: Hợp chất A tạo bởi nguyên tố hiđro và nhóm nguyên tử (XOy) hóa trị I. Biết rằng phân tử A nhẹ hơn phân tử H2SO4 35 đvC và nguyên tử oxi chiếm 76,19% về khối lượng trong hợp chất A. Công thức hóa học của A là

A. HNO3.

B. H3PO4.

C. H3PO3.

D. HNO2.

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi công thức của A là HXOy.

Phân tử khối của A bằng:

(2 + 32 + 4×16) – 35 = 63 (đvC).

Theo đề bài, ta có: 

%mO=y×1663×100%=76,19%

y=3

Nguyên tử khối của X bằng:

63 – (1 + 3×16) = 14 (đvC).

→ X là nguyên tố nitơ, kí hiệu N.

Công thức hóa học của A là HNO3.

Câu 16: Cho công thức sau CH3COONa. Tính %mNa

A. %mNa=29,27%

B. %mNa=3,66%

C. %mNa=28,049%

D. %mNa=39%

Đáp án: C

Câu 17: Các công thức hóa học nào là đúng

A. KCl, AlO, S

B. Na, BaO, CuSO4

C. BaSO4, CO, BaOH

D. SO2−4, Cu, Mg

Đáp án: B

Câu 18: Cho biết hóa trị của P trong P2O3

A. III

B. V

C. IV

D. II

Đáp án: A

Câu 19: Chọn câu đúng

A. Hóa trị của C ở CO là IV

B. Quy tắc hóa trị x.a=y.b

C. CTHH có 2 ý nghĩa

D. Tất cả đáp án

Đáp án: B

Câu 20: Viết 3Cl2 nghĩa là gì

A. 3 phân tử clo

B. 3 nguyên tử clo

C. Clo có hóa trị III

D. Tất cả đáp án

Đáp án: A

Câu 21: Một hợp chất Y có phân tử khối là 58 đvC cấu tạo từ 2 nguyên tố C và H trong đó C chiếm 82,76% khối lượng của hợp chất. Công thức phân tử của Y là:

A. CH4

B. C2H4

C. C4H8

D. C4H10

Đáp án: D

Câu 22: Dãy nguyên tố nào sau đây được sếp theo thứ tự tăng dần về sự phổ biến trong vỏ Trái Đất/

A. Ca, Fe, Al, Si, O

B. Fe, Al, Ca, Si, O

C. Ca, Al, Fe, O, Si

D. Si, O, Fe, Al, Ca

Đáp án: A

Câu 23: Lập công thức hóa học biêt trong đó có 1 nguyên tử O, 3 nguyên tử C, 8 nguyên tử H

A. C3H8O

B. CHO

C. C3HO

D. HOC

Đáp án: A

Câu 24: Nguyên tử P có hóa trị 5 trong phân tử chất nào sau đây?

A. P2O3

B. P2O5

C. P4O4

D. P4O10

Đáp án: B

Câu 25: Một oxit của crom là Cr2O3. Muối chứa crom có hóa trị tương ứng là:

A. CrSO4

B. Cr2(SO4)3

C. Cr2(SO4)2

D. Cr3(SO4)2

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Sự biến đổi chất có đáp án

Trắc nghiệm Phản ứng hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Định luật bảo toàn khối lượng có đáp án

Trắc nghiệm Phương trình hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Bài luyện tập 3 có đáp án

1 1,345 30/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: