Lý thuyết Bài luyện tập 2 (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 11: Bài luyện tập 2 ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 11.

1 2,825 15/02/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 8 Bài 11: Bài luyện tập 2

Bài giảng Hóa 8 Bài 11: Bài luyện tập 2

Kiến thức cần nhớ

1. Công thức hóa học

Các chất được biểu diễn bằng công thức hóa học. Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất (trừ đơn chất A) và cho biết nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.

a) Đơn chất

- Công thức hóa học trùng với kí hiệu hóa học (A) gồm đơn chất kim loại và một vài phi kim như S, C,..

- Công thức hóa học có chỉ số dưới chân (Ax): phần lớn các đơn chất phi kim với x thường là 2.

b) Hợp chất

- Hợp chất là chất chứa từ hai nguyên tố khác nhau trở nên.

- Công thức hóa học có dạng: AxBy hoặc AxByCz.

2. Hóa trị

- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử.

- Xét hợp chất dạng AaxBby .

Trong đó:

+ A, B có thể là nguyên tử hay nhóm nguyên tử

+ a, b là hóa trị của A, B.

Theo quy tắc hóa trị: x . a = y . b

a) Tính hóa trị chưa biết

Phương pháp: Áp dụng quy tắc hóa trị

Thí dụ: Xác định hóa trị của Fe trong hợp chất FeO?

Hướng dẫn:

Gọi a là hóa trị của sắt trong hợp chất FeO.

Fea?OIIa=1.II1=II

b) Lập công thức hóa học

Phương pháp: Từ biểu thức của quy tắc hóa trị x . a = y . b

xy=ba=b'a' (a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b)

- Khi a = b → x = 1, y = 1

- Khi

Thí dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất gồm Al có hóa trị III với nhóm (OH) có hóa trị I ?

Hướng dẫn:

Gọi công thức của hợp chất có dạng AlIIIx(OHI)y .

xy=IIII=13→ x = 1, y = 3

→ Công thức hóa học: Al(OH)3.

Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 11: Bài luyện tập 2

Câu 1: Hóa trị của P trong hợp chất PCl5 (biết Cl hóa trị I) là

A. III.

B. V.

C. II.

D. VI.

Câu 2: Hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 

A. III.

B. II.

C. V.

D. VI.

Câu 3: Hóa trị của Cr trong hợp chất Cr2(SO4)3 (biết nhóm (SO4) hóa trị II) là

A. V.

B. I.

C. III.

D. IV.

Câu 4: Hóa trị của nguyên tố F trong hợp chất AlF3 (biết Al hóa trị III) là

A. I.

B. II.

C. IV.

D. VII.

Câu 5: Công thức hóa học của hợp chất có phân tử gồm bari Ba (hóa trị II) liên kết với Cl (hóa trị I) là

A. BaCl.

B. BaCl3.

C. Ba2Cl.

D. BaCl2.

Câu 6: Công thức hóa học của hợp chất có phân tử gồm Cu (hóa trị II) liên kết với O là

A. CuO.

B. Cu2O.

C. CuO2.

D. Cu2O2.

Câu 7: Công thức hóa học của hợp chất có phân tử gồm K (hóa trị I) liên kết với nhóm (SO4) (hóa trị II) là

A. KSO4.

B. K2SO4.

C. K(SO4)2.

D. K(SO4)3.

Câu 8: Công thức hóa học của hợp chất có phân tử gồm Ca (hóa trị II) liên kết với nhóm (PO4) (hóa trị III) là

A. CaPO4.

B. Ca3(PO4)2.

C. Ca2(PO4)3.

D. Ca(PO4)2.

Câu 9: Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Ag(I), Mg(II) và Al(III) với nhóm (NO3) (hóa trị I) lần lượt là:

A. AgNO3, MgNO3, Al(NO3)3.

B. AgNO3, Mg(NO3)2, Al(NO3)2.

C. AgNO3, MgNO3, Al(NO3)3.

D. AgNO3, Mg(NO3­)2, Al(NO3)3.

Câu 10: Phân tử của một hợp chất được tạo bởi lưu huỳnh (S) hóa trị IV và O. Phân tử khối của hợp chất là

A. 64 đvC.

B. 72 đvC.

C. 58 đvC.

D. 76 đvC.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 12: Sự biến đổi chất 

Lý thuyết Bài 13: Phản ứng hóa học  

Lý thuyết Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng  

Lý thuyết Bài 16: Phương trình hóa học 

Lý thuyết Bài 17: Bài luyện tập 3

1 2,825 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: