Lý thuyết Phương trình hóa học (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8
Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 16: Phương trình hóa học ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 16.
Lý thuyết Hóa 8 Bài 16: Phương trình hóa học
Bài giảng Hóa 8 Bài 16: Phương trình hóa học
I. Lập phương trình hóa học
1. Phương trình hóa học
- Phương trình hóa học biểu diễn ngắn ngọn phản ứng hóa học.
- Ví dụ:
+ Phương trình chữ của phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước là:
Khí hiđro + khí oxi → nước
+ Thay tên các chất bằng công thức hóa học được sơ đồ của phản ứng:
H2 + O2 H2O
+ Ở hình 1: Nếu theo sơ đồ phản ứng: H2 + O2 H2O thì:
Vế trái có 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
Vế phải có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O
⇒ Vế trái có khối lượng lớn hơn vì hơn 1 nguyên tử O
+ Ở hình 2: Nếu vế trái nhiều hơn 1 nguyên tử O thì ta thêm hệ số 2 trước vế phải, lúc này:
Vế trái có 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
Vế phải có 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
⇒ Vế phải có khối lượng lớn hơn, do hơn 2 nguyên tử H
+ Ở hình 3: ta thêm hệ số 2 vào trước H2 và H2O
Vế trái có 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
Vế phải có 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
⇒ Khối lượng của 2 vế bằng nhau, số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau
+ Phương trình hóa học của phản ứng viết như sau:
2H2 + O2 → 2H2O
2. Các bước lập phương trình hóa học
- Xét phản ứng giữa canxi với nước tạo thành canxi hiđroxit. Lập phương trình hóa học.
+ Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng:
Ca + H2O Ca(OH)2 + H2
+ Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố
Bên phải số nguyên tử O là 2, nguyên tử H là 4, còn ở vế bên trái trong phân tử nước số nguyên tử O là 1, nguyên tử H là 2. Tức là số nguyên tử O, H ở vế phải gấp 2 lần vế trái
Do vậy cần thêm hệ số 2 vào trước phân tử nước ở vế trái.
Sau khi thêm hệ số ta thấy số nguyên tử Ca, O, H ở 2 vế bằng nhau.
+ Bước 3: Viết phương trình hóa học:
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Lưu ý:
- Hệ số viết cao bằng kí hiệu hóa học.
- Nếu trong công thức hóa học có nhóm nguyên tử thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng. Tức là, trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau.
II. Ý nghĩa của phương trình hóa học
- Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này đúng bằng tỉ số hệ số các chất trong phương trình.
- Ví dụ: Xét phản ứng:
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Ta có, tỉ lệ số nguyên tử Ca : số phân tử H2O : số phân tử Ca(OH)2 : số phân tử H2 = 1 : 2 : 1 : 1.
Hiểu là cứ 1 nguyên tử Ca sẽ tác dụng với 2 phân tử H2O tạo ra 1 phân tử Ca(OH)2 và giải phóng 1 phân tử H2.
Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 16: Phương trình hóa học
Câu 1: Khẳng định nào dưới đây là đúng về phương trình hóa học?
A. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
B. Lập phương trình hóa học bao gồm 4 bước cơ bản.
C. Phương trình hóa học luôn gồm 4 chất, trong đó có hai chất tham gia và hai chất sản phẩm.
D. Phương trình hóa học chỉ cho biết về kí hiệu các nguyên tố, chất tham gia phản ứng.
Câu 2: Khẳng định nào dưới đây không đúng?
A. Lập phương trình hóa học gồm có 3 bước cơ bản.
B. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học
C. Sơ đồ phản ứng chính là phương trình hóa học.
D.Ý nghĩa của phương trình hóa học cho biết lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng cũng như giữa từng cặp chất trong phản ứng.
Câu 3: Cho phương trình phản ứng: MgCO3 + X → MgCl2 + CO2 + H2O. X là chất nào dưới đây?
A. HCl
B. Cl2
C. H2
D. HO
Câu 4: Cho biết tỉ lệ giữa các chất tham gia phản ứng trong phương trình sau:
Ba(OH)2 + CuSO4 → Cu(OH)2 + BaSO4
A. 1 : 1
B. 1 : 2
C. 2 : 1
D. 2 : 3
Câu 5: Hiđro và oxi tác dụng với nhau tạo thành nước. Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng?
A. 2H + O → H2O
B. H2 + O → H2O
C. H2 + O2 → 2H2O
D. 2H2 + O2 → 2H2O
Câu 6: Khí nitơ và khí hiđro tác dụng với nhau tạo khí amoniac (NH3). Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng?
A. N + 3H → NH3
B. N2 + H2 → NH3
C. N2 + H2 →2NH3
D. N2 + 3H2 → 2NH3
Câu 7: Phương trình hoá học nào dưới đây biểu diễn đúng phản ứng cháy của rượu etylic tạo ra khí cacbon và nước?
A. C2H5OH + O2 → CO2 + H2O
B. C2H5OH + O2 → 2CO2 + H2O
C. C2H5OH + O2 → CO2 + 3H2O
D. C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
Câu 8: Đốt cháy khí amoniac (NH3) trong khí oxi O2 thu được khí nitơ oxit (NO) và nước. Phương trình phản ứng nào sau đây viết đúng?
A. NH3 + O2 → NO + H2O
B. 2NH3 + O2 → 2NO + 3H2O
C. 4NH3 + O2 → 4NO + 6H2O
D. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
Câu 9: Đốt photpho (P) trong khí oxi (O2) thu được điphotpho pentaoxit (P2O5). Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?
A. 4P + 5O2 → 2P2O5
B. 2P + O2 → P2O5
C. 2P + 5O2 → 2P2O5
D. 2P + O2 → 2P2O5
Câu 10: Các nguyên tố Fe và O phản ứng để tạo ra hợp chất Fe3O4 theo phương trình sau: 3Fe + 2O2 → Fe3O4. Khẳng định nào sau đây đúng với phản ứng trên?
A. 2 mol O2 phản ứng với 3 mol Fe
B. 1 mol Fe phản ứng với 1/2 mol O2
C. 1 mol Fe tạo ra 3 mol Fe3O4
D. 1 mol O2 tạo ra 2 mol Fe3O4
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 17: Bài luyện tập 3
Lý thuyết Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8