Lý thuyết Chất (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 2: Chất ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 2.

1 13,068 14/02/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 8 Bài 2: Chất

Bài giảng Hóa 8 Bài 2: Chất

I. Chất có ở đâu?

1. Vật thể

- Tất cả những gì thấy được, kể cả bản thân cơ thể mỗi chúng ta là vật thể.

- Vật thể được phân loại thành: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo:

+ Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

Ví dụ: Cây mía, đá vôi, khí quyển, nước biển …

Lý thuyết Hóa 8 Bài 2 : Chất | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 1: Một số vật thể tự nhiên

- Vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

Ví dụ: Ấm đun bằng nhôm, bàn bằng gỗ, lọ hoa bằng thủy tinh,…

Lý thuyết Hóa 8 Bài 2 : Chất | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 2: Một số vật thể nhân tạo

2. Chất có ở đâu?

- Các vật thể tự nhiên gồm có một số chất khác nhau. Ví dụ:

+ Thân cây mía có đường, nước, xenlulozơ …

+ Đá vôi có thành phần chính là canxi cacbonat.

- Các vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. Ví dụ:

+ Gỗ gồm xenlulozơ là chính.

+ Thép gồm có sắt và một số chất khác.

⇒ Ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Có những chất có sẵn trong tự nhiên, có những chất do con người điều chế được như: chất dẻo, tơ, sơi tổng hợp, thuốc nổ, dược phẩm …

II. Tính chất của chất

Mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định.

- Tính chất vật lí: trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,…

- Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi thành chất khác. Ví dụ: khả năng phân hủy, tính cháy,…

- Các cách nhận biết:

+ Quan sát: giúp nhận ra tính chất bên ngoài như màu sắc, trạng thái.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 2 : Chất | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 3: Đường là chất rắn

+ Dùng dụng cụ đo: xác định nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,..

Lý thuyết Hóa 8 Bài 2 : Chất | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 4: Đo nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh

+ Làm thí nghiệm: xác định tính tan, dẫn điện, dẫn nhiệt,…

Lý thuyết Hóa 8 Bài 2 : Chất | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 5: Thử tính dẫn điện của chất

- Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất:

+ Nhận biết chất, phân biệt chất này với chất khác.

+ Biết cách sử dụng chất.

+ Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.

III. Chất tinh khiết

1. Hỗn hợp

- Hỗn hợp: là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.

Ví dụ: Nước biển, nước khoáng, nước muối,… là hỗn hợp do có lẫn một số chất tan.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 2 : Chất | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 6: Nước khoáng

2. Chất tinh khiết

- Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác

Ví dụ: Nước cất là chất tinh khiết do không có lẫn chất khác.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 2 : Chất | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 7: Nước cất

- Chất tinh khiết có những tính chất nhất định.

Ví dụ: Chỉ nước tinh khiết mới có tonc = 0oC, toS = 100oC, D = 1 g/cm3 … Với nước tự nhiên các giá trị này đều sai khác nhiều ít tùy theo các chất khác có lẫn nhiều hay ít.

3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

- Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp: dựa vào sự khác nhau của tính chất vật lý.

Ví dụ: Tách muối ra khỏi dung dịch muối bằng cách đun nóng dung dịch cho nước bay hơi.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 2 : Chất | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 8: Tách muối ra khỏi dung dịch muối ăn

- Một số phương pháp tách chất dựa vào tính chất vật lý của chất như: chưng cất, cô cạn, lọc …

Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 2: Chất

Câu 1: Chất có ở đâu?

A. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

B. Chất chỉ có trong cơ thể con người.

C. Chất chỉ có trong cơ thể các loài động vật.

D. Chất chỉ có trong cơ thể con người và trong thực vật.

Câu 2: Vật thể nào sau đây là vật thể tự nhiên?

A. Ấm nhôm.

B. Cây mía.

C. Quần áo.

D. Bình nhựa.

Câu 3: Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?

A. Xe đạp.

B. Quả chanh.

C. Sông suối.

D. Cây cỏ.

Câu 4: Dãy đều gồm các chất là

A. sách, tập vở, bút.

B. nhôm, đồng, lọ thủy tinh.

C. nhôm, đồng, kẽm.

D. kẽm, thước kẻ, tập vở.

Câu 5: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, là chất (những từ in nghiêng) trong câu sau: “Cơ thể người có 63 ÷ 68% về khối lượng là nước.”

A. Cơ thể người là vật thể, nước là chất.

B. Cơ thể người là chất, nước là vật thể.

C. Cơ thể người và nước đều là vật thể.

D. Cơ thể người và nước đều là chất.

Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí?

A. Mùi vị.

B. Màu sắc.

C. Nhiệt độ sôi.

D. Tính cháy.

Câu 7: Tính chất hóa học của một chất là tính chất mà trong đó

A. chất có nhiệt độ sôi cao.

B. chất có khả năng biến đổi thành chất khác.

C. chất có nhiệt độ nóng chảy thấp.

D. chất có khả năng dẫn nhiệt, đẫn điện tốt.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất vật lí?

A. Sắt bị gỉ khi để lâu trong không khí.

B. Sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ.

C. Nhôm có màu trắng bạc.

D. Nhôm tan trong dung dịch axit clohiđric.

Câu 9: Tính chất nào sau đây của nước (tinh khiết) là tính chất hóa học?

A. Nước là chất lỏng, không màu.

B. Nước sôi ở 100oC.

C. Nước hóa rắn ở 0oC.

D. Nước hòa tan kim loại natri tạo thành dung dịch kiềm.

Câu 10: Tính chất nào sau đây có thể quan sát trực tiếp bằng mắt?

A. Màu sắc.

B. Tính dẫn điện.

C. Tính dẫn nhiệt.

D. Khối lượng riêng.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Nguyên tử  

Lý thuyết Bài 5: Nguyên tố hoá học  

Lý thuyết Bài 6: Đơn chất và hợp chất – Phân tử  

Lý thuyết Bài 8: Bài luyện tập 1  

Lý thuyết Bài 9: Công thức hoá học

1 13,068 14/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: