Lý thuyết Mol (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 18: Mol ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 18.

1 7,542 15/02/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 8 Bài 18: Mol

Bài giảng Hóa 8 Bài 18: Mol

I. Mol là gì?

- Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

- Con số 6.1023 được gọi là số Avogađro, kí hiệu là N.

- Ví dụ:

+ Một mol nguyên tử sắt là một lượng sắt có chứa 6.1023 nguyên tử Fe.

Hay có thể nói: Một mol nguyên tử sắt là một lượng sắt có chứa N nguyên tử Fe.

+ Một mol phân tử nước là một lượng nước có chứa 6.1023 phân tử H2O.

Hay có thể nói: Một mol phân tử nước là một lượng nước có chứa N phân tử H2O.

II. Khối lượng mol

- Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

- Khối lượng mol có cùng số trị với nguyên tử khối hay phân tử khối của chất đó.

- Ví dụ:

+ Khối lượng mol nguyên tử hiđro: MH = 1 g/mol

+ Khối lượng mol nguyên tử oxi: MO = 16 g/ mol

+ Khối lượng mol phân tử oxi: MO2=32  g/mol

+ Khối lượng mol phân tử nước: MH2O=18  g/mol

III. Thể tích mol của chất khí

- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí đó.

- Người ta đã xác định được rằng:

+ Ở điều kiện tiêu chuẩn (0°C và 1 atm, viết tắt là đktc) thì thể tích 1 mol chất khí là 22,4 lít.

+ Ở điều kiện bình thường (20°C và 1 atm), 1 mol chất khí có thể tích là 24 lít.

- Lưu ý: Một mol của bất kì chất khí nào, trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, đều chiếm những thể tích bằng nhau.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 18: Mol | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 1: Thể tích 1 mol khí H2, N2, CO2 ở cùng nhiệt độ và áp suất.

Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 18: Mol

Câu 1: Số Avogađro có giá trị là?

A. 6.1023

B. 6.10-23

C. 6.1022 

D. 6.10-24

Câu 2: Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và áp suất) thì:

A. Chúng có cùng số mol chất.

B. Chúng có cùng khối lượng.

C. Chúng có cùng số nguyên tử.

D. Câu A và C đúng.

Câu 3: Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

A. Khối lượng mol của chất khí.

B. Nhiệt độ và áp suất của chất khí.

C. Bản chất, nhiệt độ và áp suất của chất khí.

D. Khối lượng riêng của chất khí.

Câu 4: Khối lượng mol của một chất là gì?

A. Là khối lượng ban đầu của chất đó.

B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học.

C. Bằng 6.1023

D. Là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

Câu 5: 1 mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là

A. 2,24 lít

B. 0,224 lít

C. 22,4 lít

D. 22,4 ml

Câu 6: Điều kiện tiêu chuẩn là gì?

A. Nhiệt độ 0oC, áp suất 2 atm.

B. Nhiệt độ 20oC, áp suất 2 atm.

C. Nhiệt độ 0oC, áp suất 1 atm.

D. Nhiệt độ 20oC, áp suất 1 atm.

Câu 7: Ở điều kiện tiêu chuẩn thể tích của 2,5 mol khí O2 

A. 22,4 lít

B. 56 lít

C. 5,6 lít

D. 50,4 lít

Câu 8: Hai chất chỉ có thể tích bằng nhau khi

A. Khối lượng bằng nhau.

B. Số nguyên tử bằng nhau.

C. Số mol bằng nhau trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.

D. Cả 3 ý kiến trên.

Câu 9: Một mol phân tử nước chứa số phân tử là

A. 6.1023      

B. 12.1023               

C. 18.1023                     

D. 24.1023

Câu 10: Khối lượng mol của phân tử Fe2O3 

A. 72 g/mol            

B. 120 g/mol        

C. 160 g/mol 

D. 233 g/mol 

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất 

Lý thuyết Bài 20: Tỉ khối của chất khí  

Lý thuyết Bài 21: Tính theo công thức hóa học 

Lý thuyết Bài 22: Tính theo phương trình hóa học 

Lý thuyết Bài 23: Bài luyện tập 4

1 7,542 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: