Lý thuyết Hoá trị (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 10: Hoá trị ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 10.

1 5373 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Hóa 8 Bài 10: Hoá trị

Bài giảng Hóa 8 Bài 10: Hoá trị

I. Cách xác định hoá trị một nguyên tố

- Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).

- Quy ước: hóa trị của H là I, hóa trị của O là II.

→ Hóa trị của một nguyên tố hay nhóm nguyên tử sẽ được xác định theo hóa trị của H và O.

- Ví dụ: Từ công thức hóa học của axit sunfuric H2SO4, ta có: nhóm (SO4) có hóa trị II vì liên kết với 2 H.

II. Quy tắc hóa trị

1. Quy tắc hoá trị

- Gọi công thức hóa học của hợp chất có hai nguyên tố bất kì là AaxBby .

- Trong đó:

+ x, y là chỉ số

+ a, b là hóa trị của nguyên tố A, B

Theo quy tắc hóa trị: x . a = y . b

Tức là: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

- Lưu ý:

+ Quy tắc này đúng cả khi A hoặc B (thường là B) là một nhóm nguyên tử.

+ Quy tắc được vận dụng chủ yếu cho hợp chất vô cơ.

Ví dụ: Từ công thức hóa học của hợp chất  FeIII(OHI)3, ta có: 1 . III = 3 . I

2. Vận dụng quy tắc hóa trị

a. Tính hóa trị của một nguyên tố

Ví dụ: Tính hóa trị của Cu trong Cu(OH)2, biết nhóm OH hóa trị I ?

Hướng dẫn:

Gọi hóa trị của Cu là a, theo quy tắc hóa trị: a . 1 = I . 2, suy ra a = II

b. Lập công thức hóa học theo hóa trị

Cách làm:

+ Bước 1: Lập công thức chung dạng

+ Bước 2: Áp dụng quy tắc hóa trị, lập tỉ lệ xy=ba=b'a'.

+ Bước 3: Lấy x = b hay b’ và y = a hay a’ (nếu a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a và b).

Ví dụ 1: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi sắt hóa trị III và oxi?

Hướng dẫn:

Gọi công thức dạng chung: FexOy

Theo quy tắc hóa trị: x . III =  y . II

Chuyển thành tỉ lệ: xy=IIIII=23 đây là phân số tối giản

Vì vậy, lấy x = 2 ; y = 3

Công thức hóa học của hợp chất: Fe2O3

Ví dụ 2: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi đồng hóa trị II và nhóm (SO4) hóa trị II.

Hướng dẫn:

Gọi công thức chung dạng: Cux(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị: x . II = y . II

Chuyển thành tỉ lệ: xy=IIII=11

→ Công thức hóa học của hợp chất là CuSO4.

Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 10: Hóa trị

Câu 1: Hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị

A. số nguyên tử của nguyên tố (hay số nhóm nguyên tử) đó trong hợp chất.

B. khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).

C. khối lượng của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) đó trong hợp chất.

D. phần trăm khối lượng của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) đó trong hợp chất.

Câu 2: Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo

A. hóa trị của O làm đơn vị và hóa trị của H là hai đơn vị.

B. hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là ba đơn vị.

C. hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

D. hóa trị của O làm đơn vị và hóa trị của H là ba đơn vị.

Câu 3: Cho công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố AxaByb (a, b là hóa trị tương ứng của mỗi nguyên tố). Theo quy tắc hóa trị, ta có:

A. x × a = y × b.

B. x × a = y.

C. a = y × b.

D. x × 2a = y × 2b.

Câu 4: Cho biết sơ đồ công thức của hợp chất giữa nguyên tố X với H và O như sau: H – X – H, X = O. Quy ước mỗi vạch ngang giữa hai kí hiệu biểu thị một hóa trị của mỗi bên nguyên tử. Hóa trị của X là

A. I.

B. III.

C. II.

D. IV.

Câu 5: Hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 

A. I.

B. II.

C. IV.

D. III.

Câu 6: Hóa trị của C trong hợp chất CH4 

A. II.

B. III.

C. IV.

D. VI.

Câu 7: Biết nhóm (NO3) hóa trị I. Hóa trị của nguyên tố Ba trong hợp chất Ba(NO3)2 và hóa trị của Fe trong hợp chất Fe(NO3)3 lần lượt là:

A. II, II.

B. III, II.

C. II, III.

D. I, III.

Câu 8: Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh hóa trị IV và oxi là

A. SO3.

B. SO2.

C. SO4.

D. S2O4.

Câu 9: Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi kali hóa trị I và nhóm (SO4) hóa trị II là

A. K2SO4.

B. KSO4.

C. K(SO4)2.

D. K3SO4.

Câu 10: Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Ba hóa trị II và nhóm (PO4) hóa trị III là

A. Ba2(PO4)3.

B. Ba2PO4.

C. Ba3PO4.

D. Ba3(PO4)2.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 11: Bài luyện tập 2 

Lý thuyết Bài 12: Sự biến đổi chất  

Lý thuyết Bài 13: Phản ứng hóa học  

Lý thuyết Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng  

Lý thuyết Bài 16: Phương trình hóa học

1 5373 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: