Lý thuyết Bài luyện tập 1 (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 8: Bài luyện tập 1 ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 8.

1 3,955 15/02/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 8 Bài 8: Bài luyện tập 1

Bài giảng Hóa 8 Bài 8: Bài luyện tập 1

Kiến thức cần nhớ

1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm

Lý thuyết Hóa 8 Bài 8: Bài luyện tập 1 | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

2. Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử

a. Chất

- Các vật thể tự nhiên cũng như nhân tạo đều gồm có hoặc được làm từ một số chất hay hỗn hợp (một số chất trộn lẫn).

- Mỗi chất có những tính chất vật lí và hóa học nhất định, các tính chất đo được như nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi… luôn có giá trị không đổi.

- Các chất đều được tạo nên từ nguyên tử.

b. Nguyên tử

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện, gồm:

+ Hạt nhân có proton mang điện tích dương (p, +) và hạt nơtron không mang điện tích (n).

+ Lớp vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm (e, -).

- Trong nguyên tử, ta luôn có số p bằng số e.

- Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử do khối lượng của electron vô cùng nhỏ.

- Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân.

- Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

- Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon (1đvC = 1/12 khối lượng của nguyên tử C).

c. Phân tử

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

- Phân tử khối là khối lượng của một phân tử, có giá trị bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

- Phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất, các đơn chất kim loại… có hạt hợp thành là nguyên tử. Khác với đơn chất, phân tử hợp chất phải gồm những nguyên tử khác loại.

Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 8: Bài luyện tập 1

Câu 1: Vật thể nào sau đây là vật thể tự nhiên?

A. Xe máy.

B. Sách vở.

C. Bút chì.

D. Sông suối.

Câu 2: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, là chất (những từ in nghiêng) trong câu sau: “Chậu có thể làm bằng nhôm hay chất dẻo”.

A. Chậu là vật thể; nhôm và chất dẻo là chất.

B. Chậu là chất; nhôm và chất dẻo là vật thể.

C. Chậu, nhôm, chất dẻo đều là vật thể.

D. Chậu, nhôm, chất dẻo đều là chất.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nước cất được dùng để pha chế thuốc tiêm.

B. Nước cất là chất tinh khiết.

C. Nước cất sôi ở đúng 100oC.

D. Nước cất là đơn chất.

Câu 4: Kim loại sắt có những tính chất sau:

(1) màu trắng hơi xám.

(2) dẫn điện tốt.

(3) tác dụng được với dung dịch axit sunfuric.

(4) nóng chảy ở 1540oC.

(5) cháy trong khí clo tạo sắt(III) clorua.

Trong các tính chất trên, tính chất hóa học của kim loại sắt là:

A. (3), (5).

B. (1), (3).

C. (2), (5).

D. (2), (4).

Câu 5: Để tách nước ra khỏi dầu oliu, ta có thể

A. đun nóng.

B. dùng phễu chiết.

C. làm lạnh nhanh.

D. dùng giấy lọc.

Câu 6: Kí hiệu hóa học của các nguyên tố photpho, kẽm, đồng lần lượt là:

A. P, Cu, Zn.

B. P, Al, Cu.

C. P. Zn, Cu.

D. Cu, P, Zn.

Câu 7: Muốn chỉ ba phân tử hiđro, ta viết

A. 3 H.

B. 3 H2.

C. H3.

D. H2.

Câu 8: Nguyên tử của một nguyên tố hóa học có 9 proton trong hạt nhân. Kí hiệu hóa học của nguyên tố đó lầ

A. N.

B. Cl.

C. F.

D. O.

Câu 9: Cho sơ đồ nguyên tử cacbon:

Trắc nghiệm Bài luyện tập 1 có đáp án – Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Số electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhôm lần lượt là

A. 6 và 2.

B. 6 và 4.

C. 2 và 6.

D. 4 và 6.

Câu 10: Một nguyên tử có tổng số hạt cơ bản là 28. Trong đó, số hạt không mang điện là 10. Số proton trong nguyên tử đó là

A. 10.

B. 8.

C. 9.

D. 11.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 9: Công thức hoá học  

Lý thuyết Bài 10: Hoá trị 

Lý thuyết Bài 11: Bài luyện tập 2  

Lý thuyết Bài 12: Sự biến đổi chất  

Lý thuyết Bài 13: Phản ứng hóa học

1 3,955 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: