Lý thuyết Bài luyện tập 7 (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 38: Bài luyện tập 7 ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 38.

1 3,471 15/02/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 8 Bài 38: Bài luyện tập 7

Bài giảng Hóa 8 Bài 38: Bài luyện tập 7

Kiến thức cần nhớ

1. Nước

a) Thành phần hóa học

- Thành phần hóa học định tính của nước gồm hiđro và oxi.

- Tỉ lệ về khối lượng: 1 phần H và 8 phần O.

b) Tính chất hóa học

- Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca…) tạo thành bazơ tan và khí hiđro.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

- Tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành bazơ tan như NaOH, KOH, Ca(OH)2

CaO + H2O → Ca(OH)2

K2O + H2O → 2KOH

- Tác dụng với một số oxit axit tạo ra axit như H2SO4, H3PO4, H2SO3….

SO3 + H2O → H­2SO4

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

2. Axit

- Phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

- Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.

- Gọi tên axit:

+ Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hiđric

+ Axit có nhiều nguyên tử oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

+ Axit có ít oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

Ví dụ:

HCl: axit clohiđric

HNO3: axit nitric

H2SO3: axit sunfurơ

3. Bazơ

- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (– OH).

- Công thức hóa học của bazơ gồm 1 nguyên tử kim loại và một số nhóm OH.

- Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + hiđroxit

- Ví dụ:

NaOH: natri hiđroxit

Fe(OH)3: sắt(III) hiđroxit

Cu(OH)2: đồng(II) hiđroxit

4. Muối

- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

- Công thức hóa học của muối gồm kim loại và gốc axit.

- Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + tên gốc axit.

- Ví dụ:

CaCO3: canxi cacbonat

FeSO4: sắt(II) sunfat

Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 38: Bài luyện tập 7

Câu 1: Thành phần định tính của nước gồm hiđro và oxi. Tỉ lệ về khối lượng

A. H – 1 phần, O – 6 phần.

B. H – 1 phần, O – 8 phần.

C. H – 1 phần, O – 6 phần.

D. H – 2 phần, O – 1 phần.

Câu 2: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với nước ở điều kiện thường?

A. Fe.

B. Na.

C. K.

D. Ca.

Câu 3: Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành bazơ?

A. K2O.

B. SO3.

C. Fe2O3.

D. CuO.

Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. H2SO4.

B. NaCl.

C. KOH.

D. HNO3.

Câu 5: Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

A. KOH.

B. Na2SO4.

C. NaNO3.

D. 2SO4.

Câu 6: Có ba dung dịch gồm: NaOH, KNO3, H2SO4 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn. Để nhận biết các chất trên, ta dùng thuốc thử là

A. nước.

B. quỳ tím.

C. phenolphtalein.

D. dung dịch HCl.

Câu 7: Tên gọi của chất có công thức hóa học Al2(SO4)3 

A. nhôm(III) sunfat.

B. nhôm sunfat.

C. nhôm sunfit.

D. nhôm(III) sunfit.

Câu 8: Công thức hoá học của những muối có tên gọi: đồng(II) clorua, magie hiđrocacbonat, sắt(III) sunfat lần lượt là:

A. CuCl2, Mg(HCO3)2, FeSO4.

B. CuCl2, MgHCO3, FeSO4.

C. CuCl2, Mg(HCO3)2, Fe2(SO4)3.

D. CuCl3, Mg(HCO3)2, Fe2(SO4)3.

Câu 9: Cho 6,9 gam Na tác dụng với nước dư. Sau phản ứng thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 1,12.

C. 3,36.

D. 4,48.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 44,8 lít khí hiđro (ở đktc) với khí oxi. Khối lượng nước thu được là

A. 45 gam.

B. 36 gam.

C. 24 gam.

D. 18 gam.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 40: Dung dịch  

Lý thuyết Bài 41: Độ tan của một chất trong nước 

Lý thuyết Bài 42: Nồng độ dung dịch  

Lý thuyết Bài 43: Pha chế dung dịch 

Lý thuyết Bài 44: Bài luyện tập 8

1 3,471 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: