Lý thuyết Dung dịch (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 40: Dung dịch ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 40.

1 5,106 15/02/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 8 Bài 40: Dung dịch

Bài giảng Hóa 8 Bài 40: Dung dịch

1. Dung môi – chất tan – dung dịch

- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

Ví dụ: Trong nước đường, đường là chất tan, nước là dung môi của đường, nước đường là dung dịch.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 40: Dung dịch | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 1: Pha nước đường

2. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa

Ở một nhiệt độ xác định:

- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa thêm chất tan.

- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa thêm chất tan.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 40: Dung dịch | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 2: Pha dung dịch đường chưa bão hòa và bão hòa

3. Biện pháp để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn

- Khuấy dung dịch: Sự khuấy làm cho chất rắn hòa tan nhanh hơn, do khi khuấy luôn luôn tạo ra sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và các phân tử nước.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 40: Dung dịch | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 3: Khuấy đường trong nước

- Đun nóng dung dịch: Làm chất rắn bị hòa tan nhanh hơn. Vì nhiệt độ càng cao, các phân tử nước chuyển động càng nhanh, làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 40: Dung dịch | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 4: Đun nóng cốc chứa đường và nước

- Nghiền nhỏ chất rắn: Kích thước của chất rắn càng nhỏ thì chất rắn bị hòa tan nhanh, vì gia tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với các phân tử nước.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 40: Dung dịch | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 5 : Đá vôi và đá vôi đã nghiền nhỏ

Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 40: Dung dịch

Câu 1: Chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch được gọi là

A. chất oxi hóa.

B. chất khử.

C. dung môi.

D. chất tan.

Câu 2: Chất tan là

A. hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

B. chất bị hòa tan trong dung môi.

C. chất có khả năng tác dụng với nước.

D. chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Câu 3: Hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan được gọi là

A. dung dịch.

B. dung môi.

C. chất tan.

D. kiềm.

Câu 4: Cho một thìa nhỏ đường vào cốc nước, khuấy nhẹ. Đường tan trong nước tạo thành dung dịch đường. Chất tan là

A. nước đường.

B. nước.

C. đường

D. nước và đường.

Câu 5: Cho 1 thìa nhỏ dầu ăn vào cốc thứ nhất đựng xăng, vào cốc thứ hai đựng nước, khuấy nhẹ. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Xăng và nước là dung môi của dầu ăn.

B. Xăng và nước không là dung môi của dầu ăn.

C. Nước là dung môi của dầu ăn, xăng không là dung môi của dầu ăn.

D. Xăng là dung môi của dầu ăn, nước không là dung môi của dầu ăn.

Câu 6: Ở một nhiệt độ xác định, dung dịch bão hòa là dung dịch

A. không thể hòa tan thêm chất tan.

B. có thể hòa tan thêm chất tan.

C. có thể hòa tan nhiều chất tan cùng một lúc.

D. không thể hòa tan nhiều chất tan cùng một lúc.

Câu 7: Cho dần dần và liên tục đường vào cốc nước, khuấy nhẹ. Ở giai đoạn đầu ta được dung dịch đường, dung dịch này vẫn có thể hòa tan thêm đường. Ở giai đoạn sau ta được một dung dịch đường không thể hòa tan thêm đường gọi là

A. dung dịch đường chưa bão hòa.

B. dung dịch đường trung tính.

C. dung dịch đường bão hòa.

D. dung dịch đường kém bão hòa.

Câu 8: Cho dần dần và liên tục muối ăn vào cốc nước, khuấy nhẹ. Sau một thời gian, thấy còn một lượng muối ăn không tan ở đáy cốc. Dung dịch thu được là

A. dung dịch chưa bão hòa.

B. dung dịch bão hòa.

C. dung dịch axit.

D. dung dịch bazơ.

Câu 9: Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường. Chọn khối lượng của đường để tạo ra dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước.

A. 22 gam.

B. 18 gam.

C. 25 gam.

D. 28 gam.

Câu 10: Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 3,6 gam muối ăn. Chọn khối lượng của muối ăn để tạo ra dung dịch bão hòa với 10 gam nước.

A. 4,0 gam.

B. 3,2 gam.

C. 3,0 gam.

D. 2,8 gam.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 41: Độ tan của một chất trong nước  

Lý thuyết Bài 42: Nồng độ dung dịch  

Lý thuyết Bài 43: Pha chế dung dịch  

Lý thuyết Bài 44: Bài luyện tập 8 

Lý thuyết Bài 1: Mở đầu môn hoá học

1 5,106 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: