Lý thuyết Độ tan của một chất trong nước (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 41.

1 4,428 15/02/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước

Bài giảng Hóa 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước

I. Chất tan và chất không tan

1. Tính tan của một chất

- Có chất không tan và có chất tan trong nước.

- Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước.

- Ví dụ: Tiến hành thí nghiệm 1, cho lượng nhỏ canxi cacbonat vào nước cất lắc mạnh. Lọc lấy nước lọc. Nhỏ vài giọt nước lọc lên tấm kính sạch. Làm bay hơi nước từ từ cho đến hết. Sau khi bay hơi nước trên tấm kính không để lại dấu vết.

Làm thí nghiệm 2 tương tự thí nghiệm 1 nhưng thay canxi cacbonat bằng muối ăn thì thấy trên tấm kính có vết mờ.

⇒ Muối ăn tan trong nước còn canxi cacbonat thì không.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước | Hóa học lớp 8  (ảnh 1)

Hình 1: Thí nghiệm về tính tan của chất

2. Tính tan của một số axit, bazơ, muối trong nước

- Hầu hết axit đều tan trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3).

- Phần lớn các bazơ đều không tan, trừ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, còn Ca(OH)2 ít tan.

- Tính tan của muối:

+ Những muối natri, kali đều tan.

+ Những muối nitrat đều tan.

+ Phần lớn các muối clorua, sunfat tan được.

+ Phần lớn muối cacbonat không tan.

Lưu ý: Tra tính tan của axit, bazơ, muối ở bảng tính tan – phần cuối sách giáo khoa hóa học 8.

II. Độ tan của một chất trong nước

1. Định nghĩa

- Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ nhất định.

Ví dụ: Ở 25oC, độ tan của đường là 204 gam, của NaCl là 36 gam.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

a) Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Trong nhiều trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn cũng tăng theo. Số ít trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tăng lại giảm.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước | Hóa học lớp 8  (ảnh 1)

Hình 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn

b) Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất.

- Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước | Hóa học lớp 8  (ảnh 1)

Hình 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất khí

Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước

Câu 1: Lấy một lượng nhỏ canxi cacbonat (CaCO3) cho vào nước cất, lắc mạnh. Lọc lấy nước lọc. Nhỏ vài giọt nước lọc trên tấm kính sạch. Làm bay hơi nước từ từ cho đến hết. Sau khi bay hơi nước, trên tấm kính không để lại dấu vết. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Canxi cacbonat tan trong nước.

B. Canxi cacbonat không tan trong nước.

C. Canxi cacbonat tan trong nước cho dung dịch màu xanh.

D. Canxi cacbonat tan trong nước cho dung dịch màu vàng.

Câu 2: Lấy một lượng nhỏ muối ăn (NaCl) cho vào nước cất, lắc mạnh. Lọc lấy nước lọc. Nhỏ vài giọt nước lọc trên tấm kính sạch. Làm bay hơi nước từ từ cho đến hết. Sau khi bay hơi nước, trên tấm kính có vết mờ. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. NaCl không tan trong nước.

B. NaCl tan trong nước tạo thành dung dịch màu xanh.

C. NaCl tan trong nước.

D. NaCl tan trong nước tạo thành dung dịch màu cam.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Có chất không tan và có chất tan trong nước.

B. Có chất tan nhiều, có chất tan ít trong nước.

C. Dung dịch là hỗn hợp đồng chất của chất tan và dung môi.

D. Dung môi là chất bị hòa tan trong nước.

Câu 4: Độ tan kí hiệu là

A. T.

B. S.

C. V.

D. M.

Câu 5: Độ tan của một chất trong nước là

A. số gam chất đó hòa tan trong 1000 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

B. là số gam nước cần dùng để hòa tan 100 gam chất đó.

C. số gam chất đó hòa tan trong 150 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

D. số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

Câu 6: Trong hầu hết các trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn sẽ

A. giảm.

B. tăng.

C. không thay đổi.

D. không xác định được.

Câu 7: Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu

A. tăng nhiệt độ và tăng áp suất.

B. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.

C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

D. giảm nhiệt độ và giảm áp suất.

Câu 8: Ở 25oC độ tan của đường là 204 gam. Nghĩa là

A. 100 gam nước ở 25oC hòa tan tối đa được 204 gam.

B. 150 gam nước ở 25oC hòa tan tối đa được 204 gam.

C. 1000 gam nước ở 25oC hòa tan tối đa được 204 gam.

D. 204 gam nước ở 25oC hòa tan tối đa được 100 gam.

Câu 9: Cho đồ thị về độ tan của chất rắn trong nước:

Trắc nghiệm Độ tan của một chất trong nước có đáp án – Hóa lớp 8 (ảnh 1)

Độ tan của muối NaNO3 trong nước ở nhiệt độ 20oC khoảng

A. 60 gam.

B. 65 gam.

C. 80 gam.

D. 82 gam.

Câu 10: Cho đồ thì về độ tan của chất khí trong nước:

Trắc nghiệm Độ tan của một chất trong nước có đáp án – Hóa lớp 8 (ảnh 1)

Độ tan của khí O2 ở 20oC khoảng

A. 0,0035 g/100 g H­2O.

B. 0,0040 g/100 g H­2O.

C. 0,0043 g/100 g H­2O.

D. 0,0050 g/100 g H­2O.  

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 42: Nồng độ dung dịch  

Lý thuyết Bài 43: Pha chế dung dịch 

Lý thuyết Bài 44: Bài luyện tập 8

Lý thuyết Bài 1: Mở đầu môn hoá học  

Lý thuyết Bài 2: Chất

1 4,428 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: