Lý thuyết Bài luyện tập 6 (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 34: Bài luyện tập 6 ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 34.

1 2614 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Hóa 8 Bài 34: Bài luyện tập 6

Bài giảng Hóa 8 Bài 34: Bài luyện tập 6

Kiến thức cần nhớ

1. Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.

Phương trình hóa học minh họa:

2H2 + O2 to 2H2O

H2 + CuO to Cu + H2O

H2 + FeO to  Fe + H2O

2. Khí hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ (nhẹ nhất trong các chất khí), tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 34: Bài luyện tập 6 | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 1: Một số ứng dụng của hiđro

3. Có thể điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm bằng dung dịch axit clohiđric HCl hoặc dung dịch axit sunfuric H2SO4 loãng tác dụng với kim loại như Zn, Al, Fe.

Phương trình hóa học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

3Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Do hiđro là chất khí ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí nên có thể thu hiđro vào bằng hai cách: đẩy không khí hoặc đẩy nước (miệng bình úp xuống dưới).

Lý thuyết Hóa 8 Bài 34: Bài luyện tập 6 | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 2: Thu khí hiđro

4. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.

Phương trình hóa học minh họa:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓

5. Sự khử là quá trình tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

Ví dụ:

CO + CuO to Cu + CO2

→ Sự khử là quá trình tách nguyên tử của CuO tạo ra Cu. Chất khử là CO.

6. Sự tác dụng của một chất với oxi là sự oxi hóa. Chất oxi hóa là đơn chất oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác.

Ví dụ:

CO + CuO  Cu + CO2

→ Sự oxi hóa là quá trình CO lấy nguyên tử oxi của CuO tạo ra CO2. Chất oxi hóa là CuO.

7. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Ví dụ:

H2 + FeO to Fe + H2O

→ Đây là phương trình oxi hóa – khử.

Chất khử là H2, chất oxi hóa là FeO.

Xảy ra sự khử FeO tạo ra Fe, sự oxi hóa H2 tạo thành H2O.

Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 34: Bài luyện tập 6

Câu 1: Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây dùng để điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm?

A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.

B. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑.

C. 2H2O đin phân 2H2↑ + O2↑.

D. CuO + H2 to Cu + H2O.

Câu 2: Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng của H2 với Fe2O3 (ở điều kiện thích hợp) loại loại phản ứng gì?

A. Phản ứng phân huỷ.

B. Phản ứng thế.

C. Phản ứng hoá hợp.

D. Phản ứng oxi hoá - khử.

Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.

B. CaCO3 to CaO + CO2.

C. Fe + S to FeS.

D. CuO + CO to Cu + CO2.

Câu 4: Cho phương trình hoá học: Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O. Chất oxi hoá là

A. H2.

B. Fe2O3.

C. Fe.

D. H2O.

Câu 5: Lập phương trình hoá học của phản ứng sau:

cacbon đioxit + nước  axit cacbonic (H2CO3)

A. CO + H2O  H2CO3.

B. CO2 + H2O  H2CO3.

C. CO3 + H2O  H2CO3.

D. C + H2O  H2CO3.

Câu 6: Khử hoàn toàn 9,6 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro. Thể tích khí hiđro (ở đktc) cần dùng là

A. 2,464 lít.

B. 2,688 lít.

C. 2,912 lít.

D. 3,360 lít.

Câu 7: Để khử hoàn toàn m gam sắt(III) oxit cần dùng 2,688 lít khí CO (đktc). Giá trị của m là

A. 1,6.

B. 3,2.

C. 4,8.

D. 6,4.

Câu 8: Khử hoàn toàn 11,6 gam Fe3O4 bằng khí hiđro dư. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là

A. 5,60 gam.

B. 7,84 gam.

C. 8,40 gam.

D. 8,96 gam.

Câu 9: Cho 0,81 gam nhôm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được V (lít) khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 0,784.

B. 1,008.

C. 0,896.

D. 1,120.

Câu 10: Cho 9,75 gam kẽm tác dụng với dung dịch HCl dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối rắn là

A. 20,4 gam.

B. 13,6 gam.

C. 27,2 gam.

D. 34,0 gam.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 36: Nước 

Lý thuyết Bài 37: Axit – Bazơ – Muối 

Lý thuyết Bài 38: Bài luyện tập 7 

Lý thuyết Bài 40: Dung dịch

Lý thuyết Bài 41: Độ tan của một chất trong nước

1 2614 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: