Lý thuyết Định luật bảo toàn khối lượng (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 15.

1 6496 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Hóa 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng

Bài giảng Hóa 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng

I. Định luật bảo toàn khối lượng

- Do 2 nhà khoa học Lô-mô-nô-xốp (người Nga, 1711-1765) và La-voa-diê (người Pháp, 1743-1794) tiến hành độc lập với nhau phát hiện ra.

- Nội dung định luật:

“Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng”

Lý thuyết Hóa 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 1: Phản ứng hóa học trong cốc trên đĩa cân

- Giải thích định luật:

Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. Sự thay đổi này chỉ liên quan đến số electron. Còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố được giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi, vì vậy, tổng khối lượng các chất được bảo toàn.

II. Áp dụng định luật

- Cách áp dụng:

+ Để áp dụng, ta viết nội dung định luật thành công thức. Giả sử có phản ứng:

A + B → C + D

Khi đó, công thức về khối lượng được viết như sau:

mA + mB = mC + mD

Trong đó: mA; mB; mC; mD là khối lượng của mỗi chất.

⇒ Hệ quả: Trong một phản ứng có n chất, kể cả chất phản ứng và sản phẩm, nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.

- Ví dụ minh họa: Cho 4 gam NaOH tác dụng với 8 gam CuSO4 tạo ra 4,9 gam Cu(OH)2 kết tủa và Na2SO4. Tính khối lượng Na2SO4?

Hướng dẫn:

Chất tham gia phản ứng: NaOH và CuSO4.

Chất sản phẩm: Cu(OH)2 và Na2SO4.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mNaOH + mCuSO4 = mCu(OH)2 + mNa2SO4

mNa2SO4 =4+84,9=7,1g.

Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng

Câu 1: Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

A. Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

B. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

C. Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

D. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

Câu 2: Cho 16,8 gam sắt cháy trong oxi thu được 23,2 gam sắt oxit. Khối lượng oxi tham gia phản ứng cháy là?

A. 6,4 gam

B. 40 gam

C. 23,2 gam

D. 10 gam

Câu 3: Cho một thanh nhôm tác dụng với dung dịch axit clohiđric thu được 26,7 gam muối nhôm và thấy có 0,6 gam khí hiđro thoát ra. Tổng khối lượng của các chất phản ứng là:

A. 26 gam

B. 27,3 gam

C. 26,1 gam

D. 25,5 gam

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn kim loại magie Mg trong khí oxi thu được hợp chất magie oxit MgO. Ý nào dưới đây biểu thị đúng công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra?

A. mmagie = mmagie oxit

B. mmagie + moxi = mmagie oxit

C. mmagie + mmagie oxit = moxi

D. moxi = mmagie oxit + mmagie

Câu 5: Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi gỉ?

A. Tăng         

B. Giảm          

C. Không thay đổi      

D. Không thể biết

Câu 6: Than cháy tạo ra khí cacbonic (CO2) theo phương trình:

Cacbon + oxi → Khí cacbonic

Khối lượng cacbon đã cháy là 4,5kg và khối lượng oxi phản ứng là 12kg. Khối lượng khí cacbonic tạo ra là?

A. 16,2 kg               

B. 16.3 kg             

C. 16,4 kg                

D. 16,5 kg

Câu 7: Cho 5,6 gam sắt tác dụng với axit clohiđric tạo ra 12,7 gam sắt (II) clorua và 0,2 gam khí hiđro. Khối lượng axit clohiđric đã dùng là

A. 14,2 gam                

B. 7,3 gam                

C. 8,4 gam                 

D. 9,2 gam

Câu 8: Nung đá vôi thu được sản phẩm là vôi sống và khí cacbonic. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Khối lượng đá vôi đem nung bằng khối lượng vôi sống tạo thành.

B. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí cacbonic sinh ra.

C. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí cacbonic cộng với khối lượng vôi sống.

D. Sau phản ứng khối lượng đá vôi tăng lên.

Câu 9: Vì sao sau khi nung đá vôi thì khối lượng lại giảm so với khối lượng đá vôi ban đầu đem nung?

A. Vì khi nung đá vôi sinh ra vôi sống.

B. Vì khi nung phản ứng tỏa nhiều nhiệt khiến khối lượng bị hao hụt.

C. Vì phản ứng có sự tham gia của oxi.

D. Vì khi nung đá vôi phản ứng sinh ra khí cacbonic.

Câu 10: Cho mẩu magie phản ứng với dung dịch axit clohiđric thấy tạo thành muối magie clorua và khí hiđro. Khẳng định nào dưới đây đúng?

A. Tổng khối lượng chất phản ứng bằng khối lượng khí hiđro sinh ra.

B. Khối lượng của magie clorua bằng tổng khối lượng chất phản ứng.

C.Khối lượng magie bằng khối lượng khí hiđro.

D.Tổng khối lượng của magie và axit clohiđric bằng tổng khối lượng muối magie clorua và khí hiđro.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16: Phương trình hóa học 

Lý thuyết Bài 17: Bài luyện tập 3  

Lý thuyết Bài 18: Mol 

Lý thuyết Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất 

Lý thuyết Bài 20: Tỉ khối của chất khí

1 6496 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: