Lý thuyết Tỉ khối của chất khí (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 20.

1 4,864 15/02/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí

Bài giảng Hóa 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí

I. Tỉ khối của chất khí A so với chất khí B

1. Công thức tính

Lý thuyết Hóa 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

- Để so sánh khi A nhẹ hơn hay nặng hơn khí B bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của khí B (MB).

dA/B=MAMB

- Trong đó:

+ dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B

+ MA, MB là khối lượng mol của khí A, B.

- Các trường hợp của dA/B:

+ dA/B > 1 ⇒ Khí A nặng hơn khí B.

+ dA/B = 1 ⇒ Khí A nặng bằng khí B.

+ dA/B < 1 ⇒ Khí A nhẹ hơn khí B.

2. Ví dụ

Khí nitơ nặng hay nhẹ hơn khí cacbonic?

Hướng dẫn:

Ta có: dN2/CO2=MN2MCO2=2844<1

→ Khí nitơ nhẹ hơn khí cacbonic.

II. Tỉ khối của chất khí A so với không khí

1. Công thức tính

Lý thuyết Hóa 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

- Để so sánh khi A nhẹ hơn hay nặng hơn không khí bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của không khí (Mkk = 29 g/mol).

Lý thuyết Hóa 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

- Trong đó:

+ dA/kk là tỉ khối của khí A đối với không khí.

+ MA là khối lượng mol của khí A

+ 29 là khối lượng mol của không khí.

- Các trường hợp của dA/kk:

+ dA/kk > 1 ⇒ Khí A nặng hơn không khí.

+ dA/kk = 1 ⇒ Khí A nặng bằng không khí.

+ dA/kk < 1 ⇒ Khí A nhẹ hơn không khí.

2. dụ

Khí oxi nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

Hướng dẫn:

Ta có: dO2/kk=MO229=32291,1

⇒ Oxi nặng hơn không khí 1,1 lần.

Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí

Câu 1: Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B cần?

A. So sánh khối lượng 2 chất khí.

B. So sánh khối lượng mol hai chất khí.

C. So sánh thông qua tính tỉ khối hơi của từng chất khí so với không khí.

D. Cả B và C đúng.

Câu 2: Trong các khí sau: CO2, N2, H2, SO2 có bao nhiêu chất khí nhẹ hơn không khí:

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 3: Muốn thu khí NH3 vào bình thì có thể thu bằng cách nào sau đây?

A. Để đứng bình              

B. Đặt úp ngược bình

C. Lúc đầu úp ngược bình, khi gần đầy rồi thì để đứng bình

D. Cách nào cũng được

Câu 4: Khí nào nhẹ nhất trong tất cả các khí?

A. Khí Metan (CH4)             

B. Khí cacbon oxit (CO)

C. Khí Heli (He)                  

D. Khí Hiđro (H2)

Câu 5: Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

A. Nặng hơn không khí 2,2 lần.

B. Nhẹ hơn không khí 3 lần.

C. Nặng hơn không khí 2,4 lần.

D. Nhẹ hơn không khí 2 lần.

Câu 6: Khí nào nặng nhất trong các khí sau?

A. CH4

B. CO2

C. N2

D. H2

Câu 7: Có thể thu khí N2 theo cách nào dưới đây?

A. Đặt đứng bình

B. Đặt úp bình

C. Đặt ngang bình

D. Cách nào cũng được

Câu 8: Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được bằng cách đặt ngửa bình là

A. CO2, CH4, NH3

B. CO2, CH4, NH3

C. CO2, SO2, N2O

D. N2, H2, CH4, NH3

Câu 9: Tỉ khối hơi của khí lưu huỳnh đioxit (SO2) so với khí clo (Cl2) là

A. 0,19

B. 1,5

C. 0,9

D. 1,7

Câu 10: Khí N2 nặng hay nhẹ hơn khí O2 ?

A. Khí N2 nặng hơn khí O2 1,75 lần.

B. Khí N2 nhẹ hơn khí O2 0,875 lần.

C. Khí N2 và khí O2 nặng bằng nhau.

D. Không đủ điều kiện để kết luận.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 21: Tính theo công thức hóa học  

Lý thuyết Bài 22: Tính theo phương trình hóa học  

Lý thuyết Bài 23: Bài luyện tập 4  

Lý thuyết Bài 24: Tính chất của oxi 

Lý thuyết Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi

1 4,864 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: