Lý thuyết Bài luyện tập 4 (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 23: Bài luyện tập 4 ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 23.

1 1,627 15/02/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 8 Bài 23: Bài luyện tập 4

Bài giảng Hóa 8 Bài 23: Bài luyện tập 4

Kiến thức cần nhớ

I. Mol

- Mol là lượng chất chứa N ( hay 6.1023) nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

- Ví dụ:

1 mol nguyên tử Cu sẽ chứa 6.1023 nguyên tử đồng.

0,15 mol phân tử H2O sẽ chứa 0,15. 6.1023 = 9.1022 phân tử nước.

II. Khối lượng mol

- Khối lượng mol của một chất là khối lượng của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó, tính bằng gam, có số trị bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối.

- Ví dụ:

+ Khối lượng mol nguyên tử của hiđro là 1 g/mol có nghĩa là khối lượng của N nguyên tử hiđro (H) là 1 gam.

+ Khối lượng mol phân tử của hiđro là 2 g/mol có nghĩa là khối lượng của N phân tử hiđro (H2) là 2 gam.

III. Thể tích mol chất khí

- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó.

- Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, 1 mol của bất kì chất khí nào cũng chiếm những thể tích bằng nhau.

- Ở điều kiện tiêu chuẩn (0oC và 1 atm) thì thể tích của 1 mol khí là 22,4 lít.

- Có những chất khí khác nhau (H2, CO2, O2,…) tuy có khối lượng mol không bằng nhau nhưng chúng có thể tích bằng nhau (cùng to và p) nên ta có sự chuyển đổi sau:

Lý thuyết Hóa 8 Bài 23: Bài luyện tập 4 | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 1: Sơ đồ sự chuyển đổi giữa lượng chất (số mol) – khối lượng chất – thể tích chất khí (đktc)

- Ví dụ: Cho thể tích của khí CO2 là 2,24 lít (đktc), hãy tính khối lượng của khí CO2?

Hướng dẫn:

Số mol khí CO­2 là: nCO2=2,2422,4=0,1mol

Khối lượng của khí CO2 là: nCO2=2,2422,4=0,1mol

IV. Tỉ khối của chất khí

- Tỉ khối của chất khí A so với chất khí B:

 dA/B=MAMB với MA, MB là khối lượng mol của chất A, B.

- Tỉ khối của chất khí A so với không khí:

dA/kk=MAMkk=MA29

⇒ Tỉ khối của chất khí cho ta biết chất khí A nặng hay nhẹ hơn chất B (hoặc không khí).

- Ví dụ: Tỉ khối của khí CO2 đối với không khí (dCO2/kk) bằng 1,52.

⇒ Khối lượng mol của CO2 lớn hơn khối lượng của mol không khí là 1,52 lần hoặc khối lượng của 1 thể tích khí CO2 lớn hơn khối lượng của 1 thể tích không khí là 1,52 lần (các thể tích khí đo cùng nhiệt độ, áp suất).

Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 23: Bài luyện tập 4

Câu 1: 0,5 mol mol nước chứa số phân tử là

A. 3,01.1023

B. 6,02.1023

C. 3.1023

D. 4.1023

Câu 2: Số nguyên tử có trong 1,8 mol Fe là

A. 10,85.1023 nguyên tử

B. 10,8.1023 nguyên tử

C. 11.1023 nguyên tử

D. 1,8.1023 nguyên tử

Câu 3: Cho hỗn hợp khí sau: H2, CH4, SO2, CO2, NO2, NH3. Số chất khí nặng hơn không khí là

A. 5  

B. 3   

C. 4   

D. 2

Câu 3: Thành phần phần trăm của cacbon trong 1 mol hợp chất NaHCO3 

A. 11,28 %

B. 11,3%

C. 14,29%

D. 14,53%

Câu 4: Số mol của 11,2 gam Fe là

A. 0,1 mol.                            

B. 0,2 mol.                            

C. 0,21 mol.                          

D. 0,12 mol.

Câu 5: Số mol nguyên tử hiđro có trong 36 gam nước là

A. 1 mol

B.1,5 mol

C. 2 mol

D. 4 mol

Câu 6: Cho số mol của Nitơ là 0,5 mol, số mol của Oxi là 0,5 mol. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Khối lượng của nitơ là 16 gam

B. Khối lượng của oxi là 14 gam

C. Nitơ và oxi có thể tích bằng nhau ở điều kiện tiêu chuẩn.

D. Nitơ và oxi có khối lượng bằng nhau.

Câu 7: Tỉ khối của khí A đối với không khí có giá trị nhỏ hơn 1. A có thể là khí nào trong các khí sau?

A. O2

B. H2S

C. CO2

D. N2

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO. Thể tích khí oxi đã dùng (đktc) là

A. 11,2 lít.

B. 3,36 lít.

C. 2,24 lít.

D. 4,48 lít

Câu 9: 0,5 mol khí CO2 đo ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc) có thể tích là

A. 22,4 lít

B. 11,2 lít

C. 44,8 lít

D. 24 lít.

Câu 10Kết luận đúng khi nói về khí clo và khí metan?

A. Khí clo và khí metan có 1khối lượng mol bằng nhau.

B. Khí clo nặng hơn 4,4375 lần khí metan.

C. Khí metan nặng hơn khí clo 2,5 lần.

D. Khí metan nặng hơn khí clo 4,4375 lần.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 24: Tính chất của oxi  

Lý thuyết Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi

Lý thuyết Bài 26: Oxit  

Lý thuyết Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy  

Lý thuyết Bài 28: Không khí – Sự cháy  

 

1 1,627 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: