Lý thuyết Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 27.

1 3,729 15/02/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Bài giảng Hóa 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

I. Điều chế khí oxi

1. Trong phòng thí nghiệm

- Phương pháp: Đun nóng hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm.

- Phương trình hóa học:

2KMnO4 to K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 xt:MnO2to 2KCl + 3O2

- Thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí hoặc đẩy nước.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 1: Thu khí oxi

2. Trong công nghiệp

Nguyên liệu để sản xuất khí oxi trong công nghiệp là không khí hoặc nước.

- Sản xuất từ không khí: Đầu tiên hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sau đó cho không khí lỏng bay hơi. Trước hết thu được khí nitơ (– 196°C ), sau đó là khí oxi ( – 183°C).

- Sản xuất từ nước: Điện phân nước trong các bình điện phân, sẽ thu được hai khí riêng biệt là O2 và H2.

2H2dp 2H2↑ + O2

II. Phản ứng phân hủy

- Là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Ví dụ:

2KMnO4 to K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 xt:MnO2to 2KCl + 3O2

CaCO3 to CaO + CO2

Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 27: Điều chế oxi - Phản ứng phân hủy

Câu 1: Phản ứng phân hủy là

A. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra một chất mới.

B. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai chất mới.

C. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

D. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học có chất khí thoát ra.

Câu 2: Các chất có thể dùng điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là

A. KClO3

B. KMnO4

C. CaCO3

D. Cả A và B

Câu 3: Số gam KClO3 cần dùng để điều chế 3,36 lít O2 ở điều kiện tiêu chuẩn là

A. 12,25 gam

B. 24,5 gam

C. 18,375 gam

D. 36,75 gam

Câu 4: Có thể sử dụng cách nào dưới đây để điều chế được oxi trong công nghiệp?

A. Dùng nguyên liệu là không khí.

B. Dùng nước làm nguyên liệu.

C. Dùng đá vôi làm nguyên liệu.

D. A và B.

Câu 5: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng phân hủy?

A. Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

B. Cu + H2S → CuS + H2

C. MgO + CO2 → MgCO3

D. 2KMnO4  K2MnO4 + O2 + MnO2

Câu 6: Nhiệt phân 12,25 gam KClO3 thấy có V lít khí bay lên ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là

A. 4,8 lít

B. 3,36 lít

C. 2,24 lít

D. 3,2 lít

Câu 7: Tổng hệ số của chất tham gia và tổng hệ số của chất sản phẩm ở phản ứng:  2KClO3 to 2KCl + 3O2 

A. 2 và 5

B. 5 và 2

C. 2 và 2

D. 2 và 3

Câu 8: Hóa chất nào không dùng để điều chế oxi?

A. KClO3

B. KMnO4

C. CaCO3

D. H2O

Câu 9: Số sản phẩm tạo thành của phản ứng phân hủy là

A. 2

B. 3

C. 2 hay nhiều sản phẩm.

D. 1

Câu 10: Chọn nhận xét đúng

A. Phản ứng phân hủy luôn tạo ra 2 sản phẩm.

B. Phản ứng phân hủy có thể cho 1 đến nhiều sản phẩm.

C. Phản ứng phân hủy là phản ứng sinh ra 2 hoặc nhiều sản phẩm.

D. Cả A và C đều đúng

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 28: Không khí – Sự cháy  

Lý thuyết Bài 29: Bài luyện tập 5  

Lý thuyết Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro  

Lý thuyết Bài 32: Phản ứng oxi hóa – khử  

Lý thuyết Bài 33: Điều chế khí hiđro – Phản ứng thế

1 3,729 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: