Lý thuyết Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 bài 25.

1 5,228 15/02/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 8 Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi

Bài giảng Hóa 8 Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi

1. Sự oxi hóa

- Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất.

- Chất này có thể là đơn chất hoặc hợp chất.

- Ví dụ: Đốt cháy S và CH4 trong oxi.

Phương trình hóa học:

S (r) + O2 (k)  to SO2 (k)  (1)

CH4 + 2O2 to CO2 + 2H2O  (2)

Phản ứng (1) còn được gọi là sự oxi hóa lưu huỳnh;

Phản ứng (2) còn gọi là sự oxi hóa metan.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 1: Đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi

2. Phản ứng hóa hợp

- Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

- Ví dụ: Oxi phản ứng với photpho

4P (r) + 5O2 (k) to 2P2O5 (r)

Lý thuyết Hóa 8 Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 2: Đốt cháy photpho trong khí oxi

- Trong nhiều phản ứng hóa học như phản ứng của oxi với phi kim, với kim loại, với hợp chất … đều có sự tỏa nhiệt. Ở nhiệt độ thường, các phản ứng hóa học đó hầu như không xảy ra, nhưng chỉ cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.

3. Ứng dụng của oxi

Hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của oxi là dùng cho sự hô hấp của người, động vật và cần cho sự đốt nhiên liệu trong đời sống, sản xuất.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 3: Một số ứng dụng của oxi

Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 25: Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp – ứng dụng của oxi

Câu 1: Sự oxi hóa là

A. sự tác dụng của hiđro với một chất. 

B. sự tác dụng của nitơ với một chất.

C. sự phân hủy của một chất.

D. sự tác dụng của oxi với một chất.

Câu 2: Oxit P2O5 được tạo thành từ

A. 2 đơn chất: photpho và oxi.

B. 2 đơn chất: cacbon và oxi.

C. 2 hợp chất: photpho và oxi.

D. photpho và nước.

Câu 3: Phản ứng hóa hợp là

A. phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

B. phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

C. phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

D. phản ứng hóa học giữa một đơn chất và một hợp chất, sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Câu 4: Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp?

A. 4Al + 3O2 to 2Al2O3.

B. CaCO3 to CaO + CO2.

C. Fe + H2O to FeO + H2↑.

D. CO + CuO to Cu + CO2.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật.

B. Khí oxi có nhiều trong không khí.

C. Khi càng lên cao thì tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí tăng.

D. Phản ứng cháy giữa cacbon và oxi là phản ứng hóa hợp.

Câu 6: Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với kim loại nhôm, biết rằng công thức hóa học của hợp chất được tạo thành là Al2S3?

A. Al2S3 to 2Al +3S.

B. 2Al + 3S to Al2S3.

C. Al + S to Al2S3.

D. Al2S3 to Al + S.

Câu 7: Ứng dụng nào sau đây không phải của oxi?

A. Cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.

B. Dùng để dập tắt đám cháy.

C. Cần cho sự hô hấp của người và động vật.

D. Oxi lỏng còn dùng để đốt nhiên liệu trong tên lửa.

Câu 8: Hiện tượng xảy ra khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín là:

A. cây nến cháy mãnh liệt hơn.

B. cây nến vẫn cháy như trước.

C. ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần đi rồi tắt.

D. ngọn lửa cây nến đổi màu.

Câu 9: Phải trộn hỗn hợp O2 và C2H2 với tỉ lệ nào về thể tích thì phản ứng cháy sẽ tạo ra nhiệt độ cao nhất?

A. 2,5 : 2.

B. 2,5 : 1.

C. 1,5 : 2.

D. 2 : 1.

Câu 10: Biết tỉ lệ khối lượng của hai nguyên tố sắt và oxi trong một hợp chất oxit bằng 7 : 3. Công thức hóa học của oxit đó là

A. FeO.

B. Fe3O4.

C. Fe2O3.

D. Fe7O3.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 26: Oxit  

Lý thuyết Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy 

Lý thuyết Bài 28: Không khí – Sự cháy  

Lý thuyết Bài 29: Bài luyện tập 5  

Lý thuyết Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro

1 5,228 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: