Lý thuyết Sự biến đổi chất (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 12: Sự biến đổi chất ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 12.

1 5,453 15/02/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 8 Bài 12: Sự biến đổi chất

Bài giảng Hóa 8 Bài 12: Sự biến đổi chất

I. Hiện tượng vật lý

- Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

- Ví dụ:

+ Nước đá để chảy thành nước lỏng, đun sôi nước chuyển thành hơi nước và ngược lại. Quá trình này có sự thay đổi về trạng thái của nước từ rắn – lỏng – khí, nước vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 12: Sự biến đổi chất | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 1: Nước biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể hơi và ngược lại.

+ Hòa tan muối ăn dạng hạt vào nước, được dung dịch trong suốt. Không nhìn thấy hạt muối nhưng nếm có vị mặn. Cô cạn dung dịch, những hạt muối ăn xuất hiện trở lại. Trong quá trình trên, muối ăn vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

II. Hiện tượng hóa học

- Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.

- Ví dụ:

+ Đun nóng đáy ống nghiệm đựng đường. Đường trắng chuyển dần thành chất màu đen là than, đồng thời có những giọt nước ngưng tụ trên thành ống nghiệm. Đây là hiện tượng hóa học vì đường bị biến đổi thành 2 chất khác là than và nước.

 Lý thuyết Hóa 8 Bài 12: Sự biến đổi chất | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 2: Thí nghiệm đun nóng đường

+ Lưu huỳnh cháy trong không khí là hiện tượng hóa học. Do lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí có mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit).

Lý thuyết Hóa 8 Bài 12: Sự biến đổi chất | Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Hình 3: Lưu huỳnh cháy trong không khí

Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 12: Sự biến đổi chất

Câu 1: Hiện tượng vật lý là gì?

A. Hiện tượng chất biến đổi tạo thành chất mới.

B. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

C. Hiện tượng chất biến đổi sinh ra chất bay hơi.

D. Hiện tượng chất biến đổi sinh ra rắn không tan.

Câu 2: Hiện tượng hóa học là gì?

A. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

B. Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.

C. Hiện tượng hòa tan các chất rắn vào nước.

D. Hiện tượng chuyển chất lỏng thành hơi.

Câu 3: Dấu hiệu nào sau đây là chính xác nhất dùng để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học?

A. Sự thay đổi chất từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.

B. Sự xuất hiện chất mới.

C. Sự thay đổi về trạng thái của chất từ lỏng sang hơi.

D. Sự thay đổi về hình dạng của chất.

Câu 4: Hiện tượng để thức ăn để lâu ngày trong không khí bị ôi thiu là hiện tượng?

A. Hiện tượng vật lý do nhiệt độ khiến thức ăn bị thiu.

B. Hiện tượng sinh học do các vi sinh vật làm thiu thức ăn.

C. Hiện tượng biến đổi thức ăn do enzim.

D. Hiện tượng hóa học vì các vi khuẩn hoạt động, gây ra tình trạng ôi thiu.

Câu 5: Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:

A. Chẻ củi là hiện tượng vật lý.

B. Đốt cồn là hiện tượng hóa học.

C. Thổi bình cầu từ thủy tinh là hiện tượng vật lý.

D. Hòa tan muối vào nước là hiện tượng hóa học.

Câu 6: Vào mùa đông, trời lạnh mỡ sẽ bị đóng thành các ván nổi lên trên và có màu trắng. Khi đun nóng, các ván mỡ này tan dần. Nếu đun nhiệt độ quá cao thì sẽ có hiện tượng cháy, một phần chuyển sang màu đen. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. Hiện tượng mỡ đóng thành ván là hiện tượng vật lý.

B. Mỡ tan ra khi đun nóng là hiện tượng hóa học.

C. Đun quá lửa mỡ bị cháy đen là hiện tượng vật lý.

D. Hiện tượng mỡ đóng thành màu trắng là hiện tượng hóa học.

Câu 7: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng vật lý là

A. Đường cháy thành than.

B. Cơm bị ôi thiu.

C. Sữa chua lên men.

D. Nước hóa đá dưới 0 độ C.

Câu 8: Trong các hiện tượng thiên nhiên sau đây hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần.

B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa.

C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường.

D. Trời nắng nước bốc hơi.

Câu 9: Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào có sự biến đổi hoá học?

A. Hoà tan một ít chất rắn màu trắng vào nước lọc để loại bỏ các chất bẩn không tan được dung dịch.

B. Đun nóng dung dịch, nước chuyển thành hơi.

C. Mang các hạt chất rắn nghiền được bột màu trắng.

D. Nung đá vôi có màu trắng thoát ra một chất khí có thể làm đục nước vôi trong.

Câu 10: Lái xe sau khi uống rượu thường dễ gây tai nạn nên để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, cảnh sát giao thông sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ cồn bằng cách dùng một dụng cụ phân tích hơi thở. Theo em thì dụng cụ phân tích hơi thở được đo là do

A. rượu tác dụng với chất có trong dụng cụ tạo ra chất mới.

B. rượu làm hơi thở nóng hơn nên máy ghi nhận được

C. rượu làm hơi thở khô hơn nên máy máy ghi độ ẩm thay đổi

D. rượu gây tiết nhiều nước bọt nên máy biết được

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Phản ứng hóa học  

Lý thuyết Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng  

Lý thuyết Bài 16: Phương trình hóa học  

Lý thuyết Bài 17: Bài luyện tập 3  

Lý thuyết Bài 18: Mol

1 5,453 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: