TOP 40 câu Trắc nghiệm Sự biến đổi chất (có đáp án 2022) – Hóa học 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 12: Sự biến đổi chất có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 12.

1 12,022 30/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 12: Sự biến đổi chất

Bài giảng Hóa học lớp 8 Bài 12: Sự biến đổi chất

Câu 1: Hiện tượng vật lý là gì?

A. Hiện tượng chất biến đổi tạo thành chất mới.

B. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

C. Hiện tượng chất biến đổi sinh ra chất bay hơi.

D. Hiện tượng chất biến đổi sinh ra rắn không tan.

Đáp án: B

Giải thích: Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý.

Câu 2: Hiện tượng hóa học là gì?

A. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

B. Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.

C. Hiện tượng hòa tan các chất rắn vào nước.

D. Hiện tượng chuyển chất lỏng thành hơi.

Đáp án: B

Giải thích: Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác được gọi là hiện tượng hóa học.

Câu 3: Dấu hiệu nào sau đây là chính xác nhất dùng để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học?

A. Sự thay đổi chất từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.

B. Sự xuất hiện chất mới.

C. Sự thay đổi về trạng thái của chất từ lỏng sang hơi.

D. Sự thay đổi về hình dạng của chất.

Đáp án: B

Giải thích: Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác được gọi là hiện tượng hóa học. Chất mới sinh ra sẽ nhận biết thông qua màu sắc, trạng thái hoặc chất rắn không tan.

Câu 4: Hiện tượng để thức ăn để lâu ngày trong không khí bị ôi thiu là hiện tượng?

A. Hiện tượng vật lý do nhiệt độ khiến thức ăn bị thiu.

B. Hiện tượng sinh học do các vi sinh vật làm thiu thức ăn.

C. Hiện tượng biến đổi thức ăn do enzim.

D. Hiện tượng hóa học vì các vi khuẩn hoạt động, gây ra tình trạng ôi thiu.

Đáp án: D

Giải thích: Tình trạng thức ăn bị ôi thiu là hiện tượng hóa học vì các vi khuẩn hoạt động, gây ra tình trạng ôi thiu

Câu 5: Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:

A. Chẻ củi là hiện tượng vật lý.

B. Đốt cồn là hiện tượng hóa học.

C. Thổi bình cầu từ thủy tinh là hiện tượng vật lý.

D. Hòa tan muối vào nước là hiện tượng hóa học.

Đáp án: D

Giải thích: Hòa tan muối vào nước là hiện tượng vật lý vì không có chất mới tạo thành.

Câu 6: Vào mùa đông, trời lạnh mỡ sẽ bị đóng thành các ván nổi lên trên và có màu trắng. Khi đun nóng, các ván mỡ này tan dần. Nếu đun nhiệt độ quá cao thì sẽ có hiện tượng cháy, một phần chuyển sang màu đen. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. Hiện tượng mỡ đóng thành ván là hiện tượng vật lý.

B. Mỡ tan ra khi đun nóng là hiện tượng hóa học.

C. Đun quá lửa mỡ bị cháy đen là hiện tượng vật lý.

D. Hiện tượng mỡ đóng thành màu trắng là hiện tượng hóa học.

Đáp án: A

Giải thích:

B. Sai vì: Mỡ tan ra khi đun nóng là hiện tượng vật lý.

C. Sai vì: Đun quá lửa mỡ bị cháy đen là hiện tượng hóa học.

D. Sai vì: Hiện tượng mỡ đóng thành màu trắng là hiện tượng vật lý.

Câu 7: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng vật lý là

A. Đường cháy thành than.

B. Cơm bị ôi thiu.

C. Sữa chua lên men.

D. Nước hóa đá dưới 0 độ C.

Đáp án: D

Giải thích: Nước hóa đá dưới 0 độ C là hiện tượng vật lý do không có chất mới tạo thành.

Câu 8: Trong các hiện tượng thiên nhiên sau đây hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần.

B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa.

C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường.

D. Trời nắng nước bốc hơi.

Đáp án: C

Giải thích:

A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần là hiện tượng vật lý.

B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa là hiện tượng vật lý.

D. Trời nắng nước bốc hơi là hiện tượng vật lý.

Câu 9: Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào có sự biến đổi hoá học?

A. Hoà tan một ít chất rắn màu trắng vào nước lọc để loại bỏ các chất bẩn không tan được dung dịch.

B. Đun nóng dung dịch, nước chuyển thành hơi.

C. Mang các hạt chất rắn nghiền được bột màu trắng.

D. Nung đá vôi có màu trắng thoát ra một chất khí có thể làm đục nước vôi trong.

Đáp án: D

Giải thích: Nung đá vôi có màu trắng thoát ra một chất khí có thể làm đục nước vôi trong điều này chứng tỏ đã có chất mới được tạo thành, đây là sự biến đổi hóa học.

Câu 10: Lái xe sau khi uống rượu thường dễ gây tai nạn nên để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, cảnh sát giao thông sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ cồn bằng cách dùng một dụng cụ phân tích hơi thở. Theo em thì dụng cụ phân tích hơi thở được đo là do

A. rượu tác dụng với chất có trong dụng cụ tạo ra chất mới.

B. rượu làm hơi thở nóng hơn nên máy ghi nhận được.

C. rượu làm hơi thở khô hơn nên máy máy ghi độ ẩm thay đổi.

D. rượu gây tiết nhiều nước bọt nên máy biết được.

Đáp án: A

Giải thích: Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia chứa thành phần chính là rượu Etylic - một chất rất dễ bị oxy hóa. Chất Crom (VI) oxit CrO3 có trong máy đo nồng độ cồn khi gặp rượu sẽ xảy ra phản ứng hóa học và tạo ra một chất mới là Cr2O3 có màu đặc trưng.

Câu 11: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng vật lý?

A. Hòa tan đường vào nước rồi vắt thêm ít nước chanh ta được một cốc nước giải khát.

B. Khi đốt cháy lưu huỳnh trong oxi cho ngọn lửa màu xanh và khí mùi hắc.

C. Rượu loãng để lâu ngày trong không khí thường bị chua.

D. Cho vôi sống vào nước có hiện tượng sôi và tỏa nhiệt mạnh tạo vôi tôi.

Đáp án: A

Giải thích:

B. Khi đốt cháy lưu huỳnh trong oxi cho ngọn lửa màu xanh và khí mùi hắc là hiện tượng hóa học do sinh ra chất mới có mùi hắc.

C. Rượu loãng để lâu ngày trong không khí thường bị chua là hiện tượng hóa học do tạo chất mới có vị chua.

D. Cho vôi sống vào nước có hiện tượng sôi và tỏa nhiệt mạnh tạo vôi tôi là hiện tượng hóa học do tạo chất mới là vôi tôi.

Câu 12: Các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có sự biến đổi hoá học:

1, Sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.

2, Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.

3, Rượu để lâu trong không khí thường bị chua.

4, Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.

5, Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua.

A. 1, 2, 3, 4.

B. 1, 2, 4, 5.              

C. 2, 3.              

D. 4, 5.

Đáp án: C

Giải thích:

1, Sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh: hiện tượng vật lý.

2, Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ: hiện tượng hóa học.

3, Rượu để lâu trong không khí thường bị chua: hiện tượng hóa học.

4, Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ: hiện tượng vật lý.

5, Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua: hiện tượng vật lý.

Câu 13: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học?

1. Về mùa hè thức ăn thường bị thiu.

2. Đun đường, đường ngả màu nâu rồi đen đi.

3. Nước từ ao hồ bốc hơi lên tạo thành mưa.

4. Cháy rừng gây ô nhiễm lớn cho môi trường.

5. Nhiệt độ Trái đất nóng lên làm băng ở hai cực Trái đất tan dần.

A. 1, 2, 4.           

B. 1, 2, 3.             

C. 2, 3, 5.             

D. 1, 3, 4, 5.

Đáp án: A

Giải thích:

1. Về mùa hè thức ăn thường bị thiu: hiện tượng hoá học.

2. Đun đường, đường ngả màu nâu rồi đen đi: hiện tượng hoá học.

3. Nước từ ao hồ bốc hơi lên tạo thành mưa: hiện tượng vật lý.

4. Cháy rừng gây ô nhiễm lớn cho môi trường: hiện tượng hoá học.

5. Nhiệt độ Trái đất nóng lên làm băng ở hai cực Trái đất tan dần: hiện tượng vật lý.

Câu 14: Trong số quá trình dưới đây, đâu là hiện tượng vật lý?

1. Hoà tan muối ăn vào nước ta được dung dịch muối ăn.

2. Đá khi lấy ra khỏi tủ lạnh chuyển dần sang thể lỏng.

3. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

4. Nước bị đóng băng tại hai cực của Trái đất.

5. Cho vôi sống có thành phần chính là CaO hoà tan vào nước thu được dung dịch nước vôi trong.

A.1, 2, 3, 4.         

B. 1, 2, 4.       

C. 2, 3, 4.          

D. 1, 4, 5.

Đáp án: A

Giải thích:

1. Hoà tan muối ăn vào nước ta được dung dịch muối ăn: hiện tượng vật lý.

2. Đá khi lấy ra khỏi tủ lạnh chuyển dần sang thể lỏng: hiện tượng vật lý.

3. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi: hiện tượng vật lý.

4. Nước bị đóng băng tại hai cực Trái đất: hiện tượng vật lý.

5. Cho vôi sống có thành phần chính là CaO hoà tan vào nước thu được dung dịch nước vôi trong: hiện tượng hóa học do có chất mới được tạo thành.

Câu 15: Nến được làm bằng parafin, khi đốt nến, xảy ra các quá trình sau:

1. Parafin nóng chảy.

2. Parafin lỏng chuyển thành hơi.

3. Hơi parafin cháy biến đổi thành khí CO2 và hơi nước.

Quá trình nào có sự biến đổi hoá học?

A. 1.                    

B. 2.              

C. 3.                   

D. Cả 1, 2, 3.

Đáp án: C

Giải thích: 1 và 2 là hiện tượng vật lý, không có chất mới được tạo thành. 3 là hiện tượng hóa học tạo thành chất mới là CO2 và hơi nước.

Câu 16: Hiện tượng vật lý là

A. Hiện tượng chất bến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

B. Hiện tượng chất bến đổi có tạo ra chất khác.

C. Hòa tan nước muối.

D. Đốt cháy KMnO4.

Đáp án: A

Câu 17: Hiện tượng nào là hiện tượng vật lý?

A. Cho quả trứng gà vào trong ly chứa axit clihiđric thid trứng nổi lên rồi chìm xuống trông rất lạ mắt.

B. Người ta đập trứng gà ra tô để làm trứng tráng.

C. Trứng được để lâu ngày rồi bị thối.

D. Khi bật bếp ga thì khí trong bếp ga cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt tạo khí cacbonic và hơi nước.

Đáp án: B

Câu 18: Hiện tượng hóa học là

A. Hiện tượng chất bến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

B. Hiện tượng chất bến đổi có tạo ra chất khác.

C. 4Na+O2→2Na2O.

D. Cho đường hòa tan với nước muối.

Đáp án: B

Câu 19: Hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

A. Thanh sắt để lâu ngày trong không khí sẽ bị rỉ.

B. Đèn tín hiệu giao thông chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi màu đỏ.

C. Nước cho vào tủ lạnh thì đông thành đá, để ngoài không khí sẽ bị chảy ra.

D. Khi mặt trời mọc những giọt sương long lanh trên những cành cây tan dần.

Đáp án: A

Câu 20: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tương vật lý và hiện tượng hóa học

A. Sự thay đổi về màu sắc của chất.

B. Sự xuất hiện chất mới.

C. Sự thay đổi về trạng thái của chất.

D. Sự thay đổi về hình dạng của chất.

Đáp án: B

Câu 21: Hiện tượng nào là hiện tượng vật lý?

A. Hòa tan đường vào nước rồi vắt thêm ít nước chanh ta được một cốc nước giải khát.

B. Khi đốt cháy lưu huỳnh trong oxi cho ngọn lửa màu xanh và khí mùi hắc.

C. Rượu loãng để lâu ngày trong không khí thường bị chua.

D. Cho vôi sống vào nước có hiện tượng sôi và tỏa nhiệt mạnh tạo vôi tôi.

Đáp án: D

Câu 22: Hiên tượng nào sau đây là hiện tượng vật lý

a. Hiện tượng thủy triều.

b. Băng tan.

c. Nến cháy bị nóng chảy.

d. Nước chảy đá mòn.

e. Đốt cháy lưu huỳnh sinh ra khí lưu hình đioxit.

A. Tất cả đáp án.

B. a,b,c.

C. a,b.

D. c,d,e.

Đáp án: C

Câu 23: Hướng dẫn giải hiện tượng để thức ăn lâu ngày bị thiu

A. Hiện tượng vật lý vì nhiệt độ.

B. Thức ăn đổi màu.

C. Có mùi hôi.

D. Hiện tượng hóa học vì bị các vi khuẩn hoạt sinh gây thối rữa.

Đáp án: D

Câu 24: Hiên tượng hóa học

A. Cơm bị ôi thiu.

B. Rửa rau bằng nước lạnh.

C. Cầu vồng .uất hiện sau mưa.

D. Quá trình quang hợp.

Đáp án: A

Câu 25: Chọn câu sai

A. Xay tiêu là hiện tượng vật lý.

B. Đốt cháy đường mía là hiện tượng hóa học.

C. Gấp quần áo là hiện tượng hóa học.

D. Hiện tượng “ ma trơi” là hiện tượng hóa học.

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Phản ứng hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Định luật bảo toàn khối lượng có đáp án

Trắc nghiệm Phương trình hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Bài luyện tập 3 có đáp án

Trắc nghiệm Mol có đáp án

1 12,022 30/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: