TOP 40 câu Trắc nghiệm Tính chất - ứng dụng của hiđro (có đáp án 2023) – Hóa học 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 Bài 31: Tính chất - ứng dụng của hiđro có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 8 Bài 31.

1 8,575 16/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 31: Tính chất - ứng dụng của hiđro

Bài giảng Hóa 8 Bài 31: Tính chất - ứng dụng của hiđro

Câu 1: Công thức hóa học của đơn chất hiđro là

A. 2H.

B. H2.

C. H.

D. O2.

Đáp án: B

Giải thích: Công thức hóa học của đơn chất hiđro là H2.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị.

B. Khí hiđro nhẹ nhất trong các chất khí.

C. Khí hiđro tan nhiều trong nước.

D. Khí hiđro nhẹ hơn không khí.

Đáp án: C

Giải thích:

Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước.

Tỉ khối của hiđro đối với không khí là 2/29. Vậy khí hiđro nhẹ hơn không khí.

Câu 3: Một quả bóng bay đã được bơm khí hiđro, miệng quả bóng được buộc chặt  bằng sợi dây chỉ dài. Khi không giữ dây chỉ thì quả bóng bay sẽ di chuyển như thế nào?

A. Di chuyển lên cao.

B. Di chuyển xuống dưới và chạm vào mặt đất.

C. Không di chuyển.

D. Di chuyển sang ngang.

Đáp án: A

Giải thích:

Tỉ khối của hiđro đối với không khí là 2/29. Vậy khí hiđro nhẹ hơn không khí.

→ Quả bóng sẽ di chuyển lên cao.

Câu 4: Đưa ngọn lửa của khí H2 đang cháy vào trong lọ đựng khí oxi thì

A. ngọn lửa tắt dần.

B. ngọn lửa cháy mạnh hơn.

C. ngọn lửa tắt dần rồi bùng cháy trở lại.

D. ngọn lửa chuyển màu và tắt dần.

Đáp án: B

Giải thích:

Đưa ngọn lửa của khí H2 đang cháy vào trong lọ đựng khí oxi thì hiđro tiếp tục cháy mạnh hơn, trên thành lọ xuất hiện những giọt nước.

Phương trình hóa học: 2H2 + O2 to 2H2O.

Câu 5: Hỗn hợp khí hiđro và khí oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất nếu trộn khí H2 và khí O2 theo tỉ lệ về thể tích là

A. 1 : 2.

B. 1 : 3.

C. 3 : 1.

D. 2 : 1.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hóa học: 2H2 + O2 to 2H2O.

Hỗn hợp khí hiđro và khí oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất nếu trộn khí H2 và khí O2 theo tỉ lệ về thể tích đúng như hệ số các chất trong phương trình hóa học trên, là 2 : 1.

Câu 6: Đốt nóng CuO tới khoảng 400oC rồi cho luồng khí H2 đi qua. Trong phản ứng trên, hiđro thể hiện

A. tính khử.

B. tính oxi hóa.

C. tính khử và tính oxi hóa.

D. không có tính khử và không có tính oxi hóa.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hóa học: H2 + CuO to H2O + Cu.

Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. Hiđro có tính khử.

Câu 7: Cho hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho một luồng khí H (sau khi đã kiểm tra sự tinh khiết) đi qua bột đồng(II) oxit CuO có màu đen ở nhiệt độ thường.

Thí nghiệm 2: Đốt nóng CuO tới khoảng 400oC rồi cho luồng khí H2 đi qua.

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thí nghiệm 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra.

B. Thí nghiệm 2: Bột CuO màu đen chuyển dần thành màu đỏ gạch.

C. Không có hiện tượng gì ở cả hai thí nghiệm.

D. Thí nghiệm 2: Có những giọt nước tạo thành.

Đáp án: C

Giải thích:

Thí nghiệm 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra.

Thí nghiệm 2: Bột CuO màu đen chuyển dần thành màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành.

Phương trình hóa học: H2 + CuO to H2O + Cu.

Câu 8: Ứng dụng nào sau đây không phải của khí hiđro?

A. Dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa.

B. Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.

C. Dùng trong đèn xì oxi-hiđro để hàn cắt kim loại.

D. Dùng để dập tắt đám cháy.

Đáp án: D

Giải thích:

Khí hiđro cháy mạnh trong khí oxi, do đó không dùng để dập tắt đám cháy.

Phương trình hóa học: 2H2 + O2 to 2H2O.

Câu 9: Phương trình hóa học của phản ứng hiđro khử sắt(III) oxit là

A. FeO + H2 to Fe + H2O.

B. Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O.

C. Fe3O4 + 4H2 to 3Fe + 4H2O.

D. 2Fe + 3H2O to Fe2O3 + 3H2.

Đáp án: B

Giải thích: Phương trình hóa học: Fe2O3 + 3H2  2Fe + 3H2O.

Câu 10: Phát biểu không đúng là:

A. Hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí.

B. Khí hiđro có tính khử, có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.

C. Hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.

D. Hiđro có thể tác dụng với tất cả oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

Đáp án: D

Giải thích: Khí hiđro có tính khử, có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao (như CuO, Fe2O3 …).

Câu 11: Khử hoàn toàn 24 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro. Khối lượng đồng kim loại thu được là

A. 6,4 gam.

B. 12,8 gam.

C. 16,0 gam.

D. 19,2 gam.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hóa học: CuO + H2 to Cu + H2O.

nCuO=2480=0,3 (mol)

Theo phương trình hóa học: nCu=nCuO=0,3 (mol)

mCu=0,3×64=19,2(gam).

Câu 12: Khử 10,85 gam thủy ngân(II) oxit bằng khí hiđro. Thể tích khí hiđro (ở đktc) cần dùng là

A. 2,24 lít.

B. 1,12 lít.

C. 3,36 lít.

D. 4,48 lít.

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình hóa học: HgO + H2 to Hg + H2O.

nHgO=10,85217=0,05 (mol)

Theo phương trình hóa học: nH2=nHgO=0,05 (mol).

→ vH2=0,05×22,4=1,12 (lít).

Câu 13: Cho 4,48 lít khí hiđro tác dụng với 3,36 lít khí oxi. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Số gam nước thu được là

A. 3,6 gam.

B. 1,8 gam.

C. 2,7 gam.

D. 4,5 gam.

Đáp án: A

Giải thích:

nH2=4,4822,4=0,2 (mol); nO2=3,3622,4=0,15 (mol).

Phương trình hóa học: 2H2 + O2 to 2H2O.

Nhận xét: nH22=0,1<nO21=0,15 → H2 phản ứng hết, O2 dư.

→ Phương trình hóa học tính theo H2.

Theo phương trình hóa học: nH2O=nH2=0,2 (mol)

mH2O=0,2×18=3,6 (gam).

Câu 14: Để khử sắt(III) oxit thành sắt, người ta dùng khí hiđro hoặc khí cacbon oxit. Để điều chế 28 gam sắt, thể tích khí hiđro và thể tích khí cacbon oxit lần lượt là (các khí đo ở đktc)

A. 16,8 lít và 11,2 lít.

B. 11,2 lít và 16,8 lít.

C. 16,8 lít và 16,8 lít.

D. 11,2 lít và 11,2 lít.

Đáp án: C

Giải thích:

Phương trình hóa học:

Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O (1)

Fe2O3 + 3CO to 2Fe + 3CO2 (2)

nFe=2856=0,5 (mol).

Theo phương trình hóa học (1):

nH2=32nFe=32×0,5=0,75 (mol)

VH2=0,75×22,4=16,8 (lít).

Theo phương trình hóa học (2):

 VH2=0,75×22,4=16,8 (mol)

VCO=0,75×22,4=16,8 (lít).

Câu 15: Một hỗn hợp gồm 50% Fe2O3 và 50% CuO về khối lượng. Người ta dùng H2 (dư) để khử 16 gam hỗn hợp đó. Thể tích khí H (ở đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 5,60 lít.

B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.

D. 4,48 lít.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hóa học:

Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O (1)

CuO + H2 to Cu + H2O (2)

 mFe2O3=mCuO=162=8 (gam).

nFe2O3=8160=0,05 (mol); nCuO=880=0,1 (mol).

Theo phương trình hóa học (1):

nH2(1)=3nFe2O3=3×0,05=0,15 (mol).

Theo phương trình hóa học (2):

nH2(1)=3nFe2O3=3×0,05=0,15 (mol).

nH2=nH2(1)+nH2(2)=0,15+0,1=0,25 (mol).

→ VH2=0,25×22,4=5,60 (lít).

Câu 16: Ở điều kiện thường hidro ở trạng thái nào?

A. Rắn 

B. Lỏng 

C. Khí

D. Hợp chất

Đáp án: C

Câu 17: Tính chất nào sau đây không có ở hidro

A. Nặng hơn không khí

B. Nhẹ nhất trong các chất khí

C. Không màu

D. Tan rất ít trong nước

Đáp án: A

Câu 18: Công thức hóa học của hidro:

A. H2O

B. H

C. H2

D. H3

Đáp án: C

Giải thích:

Câu 19: Trong bình đốt khí, người ta dùng tia lửa điện để đốt hỗn hợp gồm 11,2 lít hidro và 8 lít oxi. Sau phản ứng, chất nào còn dư? Với thể tích là bao nhiêu? Biết rằng các thể tích khí được đo ở đktc.

A. Hidro dư với thể tích 2,5 lít

B. Oxi dư với thể tích 2,5 lít

C. Hidro dư với thể tích 2,4 lít

D. Oxi dư với thể tích 2,4 lít

Đáp án: D

Câu 20: Trong những oxit sau: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2O. oxit nào không bị hidro khử:

A. CuO, MgO

B. Fe2O3, Na2O

C. Fe2O3, CaO

D. CaO, Na2O, MgO

Đáp án: D

Câu 21: Hiđrô được ứng dụng trong lĩnh vực nào?

A. Dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, ôtô,...

B. Dùng để điều chế kim loại từ oxit kim loại

C. Dùng làm đèn xì oxi- hiđrô để hàn, cắt kim loại

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 22: Tỉ lệ mol của hidro và oxi sẽ gây nổ mạnh là:

A. 2:1

B. 1:3

C. 1:1

D. 1:2

Đáp án: A

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 122 lít (đktc) hiđrô với lượng khí oxi dư. Hỏi thu được thể tích nước ở trạng thái lỏng là bao nhiêu?

A. 40 ml

B. 50 ml

C. 60 ml

D. 70 ml

Đáp án: B

Câu 24: Trong những oxit sau: CuO, MgO, Al2O3, AgO, Na2O, PbO. Có bao nhiêu oxit phản ứng với hidro ở nhiệt độ cao:

A. 4

B. 5

C. 3

D. 1

Đáp án: C

Câu 25: Cho 8g CuO tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có m (g) chất rắn. Tính m, chất rắn đó là chất nào?

A. Cu, m = 0,64g

B. Cu, m = 6,4g

C. CuO dư, m = 4g

D. Không xác định được

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa – khử có đáp án 

Trắc nghiệm Điều chế khí hidro – phản ứng thế có đáp án  

Trắc nghiệm Bài luyện tập 6 có đáp án 

Trắc nghiệm Nước có đáp án 

Trắc nghiệm Axit – bazơ – muối có đáp án

1 8,575 16/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: