TOP 40 câu Trắc nghiệm Bài luyện tập 3 (có đáp án 2022) – Hóa học 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 17: Bài luyện tập 3 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 17.

1 2,066 24/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 17: Bài luyện tập 3

Bài giảng Hóa học lớp 8 Bài 17: Bài luyện tập 3

Câu 1: Dấu hiệu nào có thể giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?

A. Xuất hiện chất kết tủa (chất không tan tạo ra từ trong dung dịch).

B. Có xuất hiện chất khí thoát ra (gây ra hiện tượng sủi bọt khí).

C. Có sự thay đổi màu sắc hoặc mùi của chất.

D. Một trong số các dấu hiệu trên.

Đáp án: D

Giải thích: Dấu hiệu có thể giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra là có sự tạo thành chất mới. Nhận biết thông qua màu sắc, mùi, hiện tượng sủi bọt khí hay chất kết tủa.

Câu 2: Khi điện cúp vào ban đêm thì người dân hay dùng nến thắp sáng. Khi đốt cháy một cây nến thì đã xảy ra những hiện tượng gì?

A. Hiện tượng vật lý.      

B. Hiện tượng hóa học.

C. Cả A và B đều sai.      

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi đốt nến có các quá trình

1. Parafin nóng chảy.

2. Parafin lỏng chuyển thành hơi.

3. Hơi parafin cháy biến đổi thành khí CO2 và hơi nước.

1 và 2 là hiện tượng vật lý, không có chất mới được tạo thành. 3 là hiện tượng hóa học tạo thành chất mới là CO2 và hơi nước.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn x (gam) magie trong lọ khí oxi (O2) thì thu được y (gam) magie oxit. Khối lượng của khí oxi đã phản ứng là

A. (x + y)  gam.              

B. (x–y) gam.                 

C. (y–x) gam.                

D. (2y – 2x) gam.

Đáp án: C

Giải thích:

Phương trình phản ứng

2Mg + O2 → 2MgO

Theo định luật bảo toàn khối lượng

mmagie + moxi = mmagie oxit

x + moxi = y

Vậy moxi = (y – x) gam.

Câu 4: Kết luận nào dưới đây là đúng trong mọi phản ứng hóa học?

A. Phản ứng hóa học chỉ xảy ra được khi có chất xúc tác.

B. Lượng các chất sản phẩm tăng dần, lượng các chất tham gia giảm dần.

C. Lượng các chất tham gia không thay đổi.

D. Lượng các chất sản phẩm giảm dần, lượng các chất tham gia tăng dần.

Đáp án: B

Giải thích: Trong phản ứng hóa học lượng các chất sản phẩm tăng dần, lượng các chất tham gia giảm dần.

Câu 5: Nung nóng chất X thì xảy ra phản ứng:  X(rắn) → Y(rắn) + Z(khí). Sau khi phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn thu được có thay đổi gì so với chất rắn ban đầu?

A. Khối lượng chất rắn không thay đổi.

B. Khối lượng chất rắn tăng lên.

C. Khối lượng chất rắn giảm xuống.   

D. Khối lượng chất rắn có thể tăng hoặc giảm.

Đáp án: C

Giải thích: Phản ứng sinh ra Z là chất khí bay đi nên khối lượng chất rắn giảm xuống.

Câu 6: Nhận định nào sau đây luôn đúng trong mọi phương trình hóa học?

A. Tổng hệ số của chất tham gia bằng tổng hệ số các sản phẩm.

B. Tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố không thay đổi.

C. Tổng số chất trước phản ứng bằng tổng số chất sau phản ứng.

D. Tổng số phân tử chất tham gia luôn nhiều hơn tổng số phân tử chất sản phẩm.

Đáp án: B

Giải thích: Trong mọi phương trình hóa học tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố không thay đổi.

Câu 7: Đốt cháy một mẩu nhôm trong khí oxi thì nhôm tác dụng với khí oxi tạo thành một chất có tên nhôm oxit. Phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của nhôm với khí oxi là

A. 2Al + 3O2 → Al2O3   

B. 4Al + 3O2 → 2Al2O3

C. 4Al + 6O → 2Al2O3   

D. 2Al2 + 3O2 → 2Al2O3

Đáp án: B

Giải thích: Trong phản ứng 4Al + 3O2 → 2Al2O3, tổng số nguyên tử của Al, O ở hai vế đã bằng nhau.

Câu 8: Cho một số nhận định sau:

(a) Dũa một thanh kim loại nhôm thì thu được chất mới là bột nhôm.

(b) Thanh sắt bị gỉ (sét) trong không khí sẽ chuyển dần sang màu nâu đỏ hoặc nâu đen… vì có tạo ra chất mới bám trên thanh sắt.

(c) Khi làm lạnh nước lỏng đến 0C thì có xảy ra phản ứng hóa học.

(d) Cho muối ăn vào nước thì thu được chất mới là nước muối.

(e) Cho vôi sống khan vào nước thì có tỏa nhiều nhiệt và thu được chất mới là vôi tôi (canxi hiđroxit).

 (g) Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì có xảy ra phản ứng hóa học, tạo ra chất canxi cacbonat không tan trong nước, làm cho nước vôi trong bị vẩn đục.

Số nhận định sai là:

A. 5.

B. 4.

C. 3.               

D. 2.

Đáp án: D

Giải thích:

(a) Đúng. 

(b) Đúng.

(c) Sai vì: Khi làm lạnh nước lỏng đến 0C là hiện tượng vật lý.

(d) Sai vì: Cho muối ăn vào nước là hòa tan muối, không tạo chất mới.

(e) Đúng.

(g) Đúng.

Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng: Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2. Sau khi cân bằng với các hệ số nguyên tối giản thì tổng hệ số trong phương trình hóa học là:

A. 9

B. 8

C. 5

D. 6

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Tổng hệ số trong phương trình

= 2 + 3 + 1 + 3 = 9 

Câu 10: Người ta sản xuất vôi sống bằng cách nung đá vôi (canxi cacbonat), thu được vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit (khí cacbonic). Để phản ứng nung vôi xảy ra nhanh, người ta thực hiện những biện pháp nào sau đây?

A. Đập nhỏ đá vôi.         

B. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao.

C. Mở miệng lò nung vôi.         

D. Tất cả các biện pháp A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích: Đập nhỏ đá vôi giúp kích thước giảm, nhiệt độ cao giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn, mở miệng lò nung vôi giúp thoát bớt khí cacbonic. Tất cả biện pháp này đều giúp phản ứng nung vôi xảy ra nhanh

Câu 11: Hiện tượng nào dưới đây chỉ xảy ra hiện tượng vật lý?

A. Hòa tan thuốc tím (kali pemanganat) vào trong nước thì thu được dung dịch màu tím.

B. Hiện tượng “nước chảy đá mòn” xảy ra trong tự nhiên.

C. Nung nóng đường mía (saccarozơ) thì thu được chất rắn màu đen.

D. Trộn thuốc tím với bột than gỗ trong ống nghiệm rồi nung nóng thì hỗn hợp cháy sáng.

Đáp án: A

Giải thích: Hòa tan thuốc tím (kali pemanganat) vào trong nước thì thu được dung dịch màu tím không tạo ra chất mới nên là hiện tượng vật lý.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất (A) cần 6,4 gam khí oxi thu được 4,4 gam khí cacbonic CO2 và 3,6 gam hơi nước. Giá trị của m là

A. 1,5.            

B. 1,6.            

C. 1,7.            

D. 1,8.

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình phản ứng:

A + O2→ CO2 + H2O

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

mA + moxi = mkhí cacbonic + mhơi nước

mA + 6,4 = 4,4 + 3,6

Vậy mA = 1,6 gam.

Câu 13: Đốt cháy hết 5,8 gam hợp chất (Y) cần dùng 12,8 gam khí oxi, sau phản ứng chỉ thu được CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 là 7,8 gam. Khối lượng nước thu được là

A. 5,4 gam. 

B. 4,5 gam. 

C. 3,6 gam. 

D. 2,7 gam.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình:

Y + O2 → CO2 + H2O

Theo định luật bảo toàn khối lượng

Vậy khối lượng nước = 10,8 gam

Câu 14: Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2. Hệ số cân bằng tối giản của các chất trong phương trình hóa học lần lượt là

A. 4, 11, 2, 8.     

B. 4, 8, 2, 8.    

C. 2, 11, 2, 4.  

D. 2, 4, 1, 4.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hóa học:

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

Hệ số cân bằng tối giản của các chất trong phương trình hóa học lần lượt là 4, 11, 2, 8.

Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng: Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2. Nếu có 6.1023 nguyên tử nhôm tham gia phản ứng thì số phân tử khí H2 được sinh ra là

A. 3.1023.           

B. 6.1023.              

C. 9.1023.                     

D. 12.1023.

Đáp án: C

Giải thích:

Phương trình hóa học:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Tỉ lệ giữa nguyên tử nhôm và phân tử khí H2 là 2:3.

Cứ 6.1023 nguyên tử nhôm tham gia phản ứng thì số phân tử khí H2 sinh ra là:

3.6.10232=9.1023

Câu 16: Để đốt cháy hết 780kg than để cung cấp nhiệt cho quá trình nung vôi, cần dùng 2080kg khí oxi. Khối lượng cacbonic thu được là:

A. 1300kg

B. 1170kg

C. 2860kg

D. 3200kg

Đáp án: C

Câu 17: Để bảo quản Na trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào

A. Ngâm trong nước

B. Ngâm trong rượu

C. Ngâm trong dầu hỏa

D. Bỏ vào lọ đậy kín

Đáp án: D

Câu 18: Phương trình đúng là

A. P + O2 → P2O3

B. Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2

C. Ba + 2HCl → H2 + BaCl2

D. Mg + O2 → MgO

Đáp án: C

Câu 19: Đốt cháy 3 gam kim loại magie trong oxi thu được 5 gam magie oxit. Khối lượng oxi đã tham gia phản ứng là:

A. 2 gam

B. 2,2 gam

C. 2,3 gam

D. 2,4 gam

Đáp án: A

Câu 20: Hệ số của Al trong phản ứng sau là

Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Câu 21: Chọn hệ số thích hợp và công thức hóa học của chất còn thiếu

CuO + ? HCl → CuCl2 + ?

A. H2O & 1:2:1:1

B. H2 & 1:1:1:1

C. H2O & 1:2:1:2

D. O2 & 1:1:1:1

Đáp án: A

Câu 22: Hiện tượng hóa học là

(a). Xay tiêu

(b). Hiện tượng ma trơi

(c). Mưa axit

(d). Đồ ăn để lâu ngày bị ôi thiu

(e). Cáo đổi hướng chạy nên chó không đuổi theo được

A. d,e

B. b,c,d

C. a,d

D. b,c

Đáp án: B

Câu 23: Chọn đáp án đúng

Trong phản ứng hóa học, hạt vi mô nào được bảo toàn

A. Hạt phân tử

B. Hạt nguyên tử

C. Cả 2 loại hạt

D. Không có hạt nào

Đáp án: B

Câu 24: Chọn đáp án sai

A. Hiện tượng vật lí là hiện tượng biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu

B. Hiện tưỡng hóa học là là hiện tượng biến đổi tạo ra chất mới

C. Thủy triều là hiện tượng hóa học

D. Bang tan là hiện tượng vật lí

Đáp án: C

Câu 25: Hướng dẫn giải hiện tượng mưa axit

A. Có sẵn trong tự nhiên

B. Sự bốc hơi của hơi nước ngưng tụ

C. Thể hiện tính axit khi có mưa

D. Do SO2 và NO. gây ra khi nước mưa có độ pH dưới 5,6 tác động chính là do con người

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Mol có đáp án

Trắc nghiệm Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất có đáp án

Trắc nghiệm Tỉ khối của chất khí có đáp án

Trắc nghiệm Tính theo công thức hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Tính theo phương trình hóa học có đáp án

1 2,066 24/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: