TOP 40 câu Trắc nghiệm Nguyên tử (có đáp án 2022) – Hóa học 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 4: Nguyên tử có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 4.

1 1924 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 4: Nguyên tử

Bài giảng Hóa học lớp 8 Bài 4: Nguyên tử

Câu 1: Hạt nhân nguyên tử tạo bởi

A. proton và electron.

B. electron và nơtron.

C. proton và nơtron.

D. proton, nơtron và electron.

Đáp án: C

Giải thích: Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron.

Câu 2: Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt:

A. proton, nơtron và electron.

B. proton và nơtron.

C. proton và electron.

D. electron và nơtron.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên tử được cấu tạo bởi hai phần chính: hạt nhân và vỏ. Trong đó:

Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron.

Vỏ nguyên tử tạo bởi một hay nhiều electron.

→ Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 hạt: proton, nơtron và electron.

Câu 3: Trong một nguyên tử, hạt nào không mang điện?

A. proton và electron.

B. electron.

C. proton.

D. nơtron.

Đáp án: D

Giải thích: Trong nguyên tử, proton mang điện tích dương (+), electron mang điện tích âm (–) và nơtron không mang điện.

Câu 4: Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?

A. Proton.

B. Nơtron.

C. Electron.

D. Proton và nơtron.

Đáp án: A

Giải thích: Những nguyên tử cùng loại đều có cùng số proton trong hạt nhân.

Câu 5: Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào?

A. Không chuyển động và sắp xếp thành từng lớp quanh hạt nhân.

B. Chỉ chuyển động ở một góc của hạt nhân.

C. Luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

D. Chuyển động trong một thời gian nhất định rồi va chạm với hạt nhân.

Đáp án: C

Giải thích: Trong nguyên tử, electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các hạt trong nguyên tử?

A. Số proton = số electron.

B. Số proton = số nơtron.

C. Số electron = số nơtron.

D. Số proton = số electron = số nơtron.

Đáp án: A

Giải thích: Trong mỗi nguyên tử, số proton (p, +) bằng số electron (e, –).

Câu 7: Trong hạt nhân nguyên tử natri có 11 proton. Số electron trong nguyên tử natri là

A. 10.

B. 11.

C. 12.

D. 13.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong mỗi nguyên tử, số proton (p, +) bằng số electron (e, –).

→ Số electron trong nguyên tử natri là 11.

Câu 8: Cho sơ đồ nguyên tử nhôm:

Trắc nghiệm Nguyên tử có đáp án – Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Số electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhôm lần lượt là

A. 11 và 2.

B. 13 và 2.

C. 13 và 3.

D. 11 và 3.

Đáp án: C

Giải thích:

Theo mô hình nguyên tử nhôm, mỗi chấm tương ứng với một electron.

→ Có 13 electron trong nguyên tử nhôm (hoặc số e = số p = 13)

Nguyên tử nhôm có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron.

Câu 9: Cho sơ đồ nguyên tử canxi:

Trắc nghiệm Nguyên tử có đáp án – Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Số proton, số electron và số lớp electron trong nguyên tử canxi lần lượt là:

A. 20, 20, 4.

B. 20, 18, 4.

C. 20, 20, 2.

D. 20, 18, 2.

Đáp án: C

Giải thích:

Theo mô hình nguyên tử canxi, mỗi chấm tương ứng với một electron.

Trong nguyên tử canxi, số proton (p) = số electron (e) = 20.

Nguyên tử canxi có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron.

Câu 10: Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?

A. Khối lượng của proton rất bé, không đáng kể.

B. Khối lượng của nơtron rất bé, không đáng kể.

C. Khối lượng của pronton, nơtron và electron chênh lệch rất nhỏ.

D. Khối lượng của electron rất bé, không đáng kể.

Đáp án: D

Giải thích:

Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron.

Proton và nơtron có khối lượng gần bằng nhau, còn electron có khối lượng rất bé (chỉ bằng khoảng 0,0005 lần khối lượng của proton), không đáng kể. Vì vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.

Câu 11: Cho các phát biểu sau:

(1) Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ.

(2) Nguyên tử trung hòa về điện.

(3) Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron.

(4) Trong nguyên tử, proton và electron không mang điện.

(5) Nguyên tử oxi có 8 proton nên số electron cũng là 8.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Đáp án: B

Giải thích:

Phát biểu đúng: (1), (2), (3), (5)

Phát biểu sai: (4). Vì trong nguyên tử, proton mang điện tích dương (+), electron mang điện tích âm (–) và nơtron không mang điện.

Câu 12: Một nguyên tử có tổng số hạt cơ bản là 34. Trong đó, số hạt không mang điện là 12. Số proton trong nguyên tử đó là

A. 12.

B. 10.

C. 11.

D. 13.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong nguyên tử, proton (p) mang điện tích dương (+), electron (e) mang điện tích âm (–) và nơtron (n) không mang điện.

→ Số n = 12

→ Số p + Số e = 34 – 12 = 22

Trong nguyên tử, số proton (p) = số electron (e) = 11.

Câu 13: Tổng số hạt hạt cơ bản trong một nguyên tử X là 28. Trong đó, số hạt không mang điện là 10. Số proton, nơtron và electron trong nguyên tử X lần lượt là:

A. 10, 10, 8.

B. 10, 8, 10.

C. 9, 9, 10.

D. 9, 10, 9.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong nguyên tử, proton (p) mang điện tích dương (+), electron (e) mang điện tích âm (–) và nơtron (n) không mang điện.

→ Số n = 10

→ Số p + Số e = 28 – 10 = 18

Trong nguyên tử, số proton (p) = số electron (e) = 9.

Câu 14: Một nguyên tử có 19 proton và 20 nơtron. Phần trăm số nơtron có trong nguyên tử đó là

A. 34,48%.

B. 32,75%.

C. 48,12%.

D. 45,61%

Đáp án: A

Giải thích:

Trong nguyên tử, số proton (p) = số electron (e) = 19.

→ p + n + e  = 19 + 20 + 19 = 58.

%n=2058×100%34,48%.

Câu 15: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Số proton trong nguyên tử X là

A. 12.

B. 13.

C. 14.

D. 15.

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tử X được cấu tạo các hạt proton (p) mang điện tích dương, nơtron (n) không mang điện và electron (e) mang điện tích âm.

Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40 → p + n + e = 40.

Trong nguyên tử, số p = số e → 2p + n = 40 (1)

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 → 2p – n = 12 (2).

Từ (1) và (2), ta có:

2p+n=402pn=12n=402p2p(402p)=12p=13n=14

Câu 16: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau do nhờ có loại hạt nào?

A. Electron

B. Prôton

C. Nơtron

D. Tất cả đều sai

Đáp án: A

Câu 17: Một nguyên tử Z có 19 proton. Số lớp electron của nguyên tử đó là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Câu 18: Đường của nguyên tử cỡ khoảng bao nhiêu mét?

A. 10-6m

B. 10-8m

C. 10-10m

D. 10-20m

Đáp án: C

Câu 19: Khối lượng của nguyên tử cỡ bao nhiêu kg?

A. 10-6kg

B. 10-10kg

C. 10-20kg

D. 10-27kg

Đáp án: D

Câu 20: Chọn câu phát biểu đúng về cấu tạo của hạt nhân trong các phát biểu sau: Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi:

A. Prôton và electron

B. Nơtron và electron

C. Prôton và nơtron

D. Prôton, nơtron và electron

Đáp án: C

Câu 21: Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?

A. Gam

B. Kilôgam

C. Đơn vị cacbon (đvC)

D. Cả 3 đơn vị trên

Đáp án: C

Câu 22: Đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng bao nhiêu lần?

A. 1000 lần

B. 4000 lần

C. 10.000 lần

D. 20.000 lần

Đáp án: C

Câu 23: Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì?

A. Prôton

B. Nơtron

C. Cả Prôton và Nơtron

D. Không có gì (trống rỗng)

Đáp án: D

Câu 24: Các câu sau, câu nào đúng?

A. Điện tích của electron bằng điện tích của nơtron

B. Khối lượng của prôton bằng điện tích của nơtron

C. Điện tích của proton bằng điện tích của nơtron

D. Có thể chứng minh sự tồn tại của electron bằng thưc nghiệm

Đáp án: D

Câu 25: Nếu tổng số hạt proton, notron và electron trong môt nguyên tử là 28 và số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35% thì số electron của nguyên tử là:

A. 7

B. 8

C. 9

D. 10

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Nguyên tố hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Đơn chất và hợp chất – phân tử có đáp án

Trắc nghiệm Bài luyện tập 1 có đáp án

Trắc nghiệm Công thức hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Hóa trị có đáp án

1 1924 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: