TOP 40 câu Trắc nghiệm Pha chế dung dịch (có đáp án 2023) – Hóa học 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 Bài 43: Pha chế dung dịch có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 8 Bài 43.

1 1409 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 43: Pha chế dung dịch

Bài giảng Hóa 8 Bài 43: Pha chế dung dịch

Câu 1: Để pha chế được 50 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 10% ta thực hiện như sau:

A. hoà tan 5 gam CuSO4 vào cốc đựng 50 gam nước cất, khuấy nhẹ.

B. hoà tan 5 gam CuSO4 vào cốc đựng 45 gam nước cất, khuấy nhẹ.

C. hoà tan 8 gam CuSO4 vào cốc đựng 45 gam nước cất, khuấy nhẹ.

D. hoà tan 8 gam CuSO4 vào cốc đựng 50 gam nước cất, khuấy nhẹ.

Đáp án: B

Giải thích:

Khối lượng chất tan: mCuSO4=10×50100=5(gam).

Khối lượng dung môi (nước): mdm = mdd - mct = 50 - 5 = 45 (gam).

Cách pha chế: Hoà tan 5 gam CuSO4 vào cốc đựng 45 gam (hoặc 45 ml) nước cất, khuấy nhẹ.

Câu 2: Để pha chế được 100 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 2M ta thực hiện như sau:

A. Cân lấy 32 gam CuSO4 vào cốc. Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 100 ml dung dịch.

B. Cân lấy 16 gam CuSO4 vào cốc. Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 100 ml dung dịch.

C. Cân lấy 32 gam CuSO4 vào cốc. Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 150 ml dung dịch.

D. Cân lấy 16 gam CuSO4 vào cốc. Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 150 ml dung dịch.

Đáp án: A

Giải thích:

Số mol chất tan: (mol).

mCuSO4=0,2×160=32→ (gam).

Cách pha chế: Cân lấy 32 gam CuSO4 vào cốc. Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 100 ml dung dịch.

Câu 3:  Để pha chế 100 ml dung dịch MgCl2 1M từ dung dịch MgCl2 2M, ta thực hiện như sau:

A. lấy 80 ml dung dịch MgCl2 2M vào cốc chia độ, thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100ml và khuấy đều.

B. lấy 50 ml dung dịch MgCl2 2M vào cốc chia độ, thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100ml và khuấy đều.

C. lấy 60 ml dung dịch MgCl2 2M vào cốc chia độ, thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100ml và khuấy đều.

D. lấy 40 ml dung dịch MgCl2 2M vào cốc chia độ, thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100ml và khuấy đều.

Đáp án: B

Giải thích:

100 ml dung dịch MgCl2 1M: (mol).

Thể tích dung dịch MgCl2 2M trong đó có chứa 0,1 mol MgCl2 là:

Vdd=nCM=0,12=0,05(lít) = 50 (ml).

Cách pha chế: lấy 50 ml dung dịch MgCl2 2M vào cốc chia độ, thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100ml và khuấy đều, ta được 100 ml dung dịch MgCl2 1M.

Câu 4: Khối lượng nước cần dùng để pha chế 150 gam dung dịch NaCl 5% từ dung dịch NaCl 10% là

A. 56,8 gam.

B. 67,5 gam.

C. 60,8 gam.

D. 59,4 gam.

Đáp án: B

Giải thích:

150 gam dung dịch NaCl 5%: mNaCl=5×150100=7,5(gam).

Khối lượng dung dịch NaCl 10% là:

mdd=mct×100%C%=7,5×10010=75a2+b2(gam).

Khối lượng nước cần dùng: = 75 – 7,5 = 67,5 (gam).

Câu 5: Hòa tan 35 gam KOH vào 300 gam nước thì thu được dung dịch có nồng độ phần trăm là

A. 12,03%.

B. 10,45%.

C. 11,56%.

D. 10,86%.

Đáp án: B

Giải thích:

C%=mctmdd×100%=mKOHmdd×100%C%KOH=35300+35×100%=10,45%

Câu 6: Khối lượng CaCl2  cần thiết để pha chế 200 gam dung dịch CaCl2 20% là

A. 80 gam.

B. 20 gam.

C. 40 gam.

D. 100 gam.

Đáp án: C

Giải thích: mCaCl2=mdd×C%100%=200×20100=40 (gam).

Câu 7: Thêm 40 ml nước vào 10 ml dung dịch KCl 5M thì thu được dung dịch mới có nồng độ là

A. 1M.

B. 2M.

C. 3M.

D. 4M.

Đáp án: A

Giải thích:

nKCl = 5×0,01 = 0,05 (mol).

Nồng độ mol dung dịch mới là:

CM=nV=0,050,04+0,01=1M

Câu 8: Khối lượng nước cần thiết để pha chế 240 gam dung dịch CaCl2 20% là

A. 192 gam.

B. 180 gam.

C. 198 gam.

D. 200 gam.

Đáp án: A

Giải thích:

mCaCl2=mdd×C%100%=240×20100=48(gam).

mH2O=mddmCaCl2=24048=192→ (gam).

Câu 9: Số mol NaOH cần thiết để pha chế 100 ml dung dịch NaOH 1,8 M là

A. 0,12 mol.

B. 0,15 mol.

C. 0,17 mol.

D. 0,18 mol.

Đáp án: D

Giải thích: nNaOH=CM x V = 1, 8 x 0,1 = 0,18 (mol).

Câu 10: Tính thể tích nước cần dùng để hòa tan 0,2 mol NaCl thu được dung dịch có nồng độ 0,25 M. Coi thể tích nước thay đổi không đáng kể sau khi pha NaCl.

A. 600 ml.

B. 800 ml.

C. 500 ml.

D. 700 ml.

Đáp án: B

Giải thích: VH2O=Vdd=nCM=0,20,25=0,8 (lít) = 800 (ml).

Câu 11: Cần thêm bao nhiêu ml nước vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M để thu được dung dịch mới có nồng độ 0,1M?

A. 400 ml.

B. 300 ml.

C. 200 ml.

D. 100 ml.

Đáp án: A

Giải thích:

Dung dịch Ca(OH)2 0,5M: CM(1)=nV1 (M).

Dung dịch Ca(OH)2 0,1M: CM(2)=nV2 (M).

CM(1)CM(2)=V2V10,50,1=V2100V2=500→ (ml).

VH2O=V2V1=500100=400→ (ml).

Câu 12: Số gam CuCl2 cần thiết thêm vào 100 gam dung dịch CuCl2 5% để được dung dịch mới có nồng độ 10% là

A. 3,50 gam.

B. 4,25 gam.

C. 5,56 gam.

D. 6,12 gam.

Đáp án: C

Giải thích:

Dung dịch 1: 100 gam dung dịch CuCl2 5%.

mCuCl2=5×100100=5 (gam).

Dung dịch 2: dung dịch CuCl2 10% (gọi lượng CuCl2 thêm vào là a gam).

C%(2)=mCuCl2mdd(2)×100%10%=5+a100+a×100%a5,56.

Câu 13: Để pha chế được 100 ml dung dịch H2SO4 1M từ dung dịch H2SO4 2M thì thể tích nước cất cần thêm vào là

A. 100 ml.

B. 80 ml.

C. 60 ml.

D. 50 ml.

Đáp án: D

Giải thích:

100 ml dung dịch H2SO4 1M:  (mol).

Dung dịch H2SO4 2M (có số mol H2SO4 không thay đổi):

Vdd=nCM=0,12=0,05→ (lít) = 50 (ml).

→ Thể tích nước cất cần thêm vào là: 100 – 50 = 50 (ml)

Câu 14: Làm bay hơi 40 gam nước của dung dịch CuCl2 10% thu được dung dịch mới có nồng độ 20%. Khối lượng dung dịch CuCl2 ban đầu là

A. 60 gam.

B. 80 gam.

C. 100 gam.

D. 120 gam.

Đáp án: B

Giải thích:

Nồng độ phần trăm của dung dịch lúc đầu là:

C%=mctmdd×100%=mCuCl2mdd×100%=10% .

Nồng độ phần trăm của dung dịch lúc sau là:

C%=mctmdd(sau)×100%=mCuCl2mdd40×100%=20% .

Chia hai vế của 2 phương trình ta có:

 mddmdd40=2010mdd=80(gam).

Câu 15: Đun nóng 100 gam dung dịch CuSO4 30%  cho tới khi nồng độ dung dịch bằng 50%. Khối lượng nước đã bay hơi là

A. 40 gam.

B. 30 gam.

C. 20 gam.

D. 50 gam.

Đáp án: A

Giải thích:

Khối lượng CuSO4 trong dung dịch là:

mct=mdd×C%100%=100×30100=30(gam).

Nồng độ dung dịch mới bằng 50% .

→ Khối lượng của dung dịch sau là:

mdd(sau)=mct×100%50%=30×10050=60(gam).

→ Khối lượng nước đã bay hơi là: 100 – 60 = 40 (gam).

Câu 16: Cách cơ bản đề nhận biết kim loại chất rắn tan hay không tan là

A. Quỳ tím

B. Nước

C. Hóa chất

D. Cách nào cũng được

Đáp án: B

Câu 17: Chỉ dung duy nhất một chất để phân biệt Cu và Ag

A. Nước

B. Quỳ tính

C. AgCl2

D. NaOH

Đáp án: C

Câu 18: Thể tích nước cần thêm vào 1 lít dung dịch NaOH 1M để được dung dịch có nồng độ 0,1M là:

A. 8 lít

B. 9 lít

C. 7 lít

D. 6 lít

Đáp án: B

Câu 19: Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?

A. Tính số gam H2SO4 có trong 100 gam dung dịch

B. Tính số gam H2SO4 có trong 1 lít dung dịch

C. Tính số gam H2SO4 có trong 1000 gam dung dịch

D. Tính số mol H2SO4 có trong 10 lít dung dịch

Đáp án: A

Câu 20: Để pha 100g dung dịch BaSO4 7% thì khối lượng nước cần lấy là

A. 93 gam

B. 9 gam

C. 90 gam

D. 7 gam

Đáp án: A

Câu 21: Cho 3 mẫu thử mất nhãn là Fe2O3,CuO, Al2O3. Để phân biệt mấy dung dịch trên, cần sử dụng mấy chất để phân biệt? là những chất nào

A. Nước, NaOH

B. NaOH,HCl

C. CuCl2, NH3

D. Chất nào cũng được

Đáp án: B

Câu 22: Đem pha loãng 40 ml dung dịch H2SO4 8M thành 160 ml. Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng là:

A. 0,5M

B. 1M

C. 1,5M

D. 2M

Đáp án: D

Câu 23: Cần thêm bao nhiêu gam Na2O vào 400 gam NaOH 10% để được dung dịch NaOH 25%

A. 75 gam

B. 89 gam

C. 80 gam

D. 62 gam

Đáp án: C

Câu 24: Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%.

A. Hoà tan 15g NaCl vào 90g H2O

B. Hoà tan 15g NaCl vào 100g H2O

C. Hoà tan 30g NaCl vào 170g H2O

D. Hoà tan 15g NaCl vào 190g H2O

Đáp án: C

Câu 25: Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, người ta làm thế nào?

A. Tính số gam KOH có trong 100g dung dịch

B. Tính số gam KOH có trong 1 lít dung dịch

C. Tính số gam KOH có trong 1000g dung dịch

D. Tính số mol KOH có trong 1 lít dung dịch

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Dung dịch có đáp án

Trắc nghiệm Độ tan của một chất trong nước có đáp án

Trắc nghiệm Nồng độ dung dịch có đáp án

Trắc nghiệm Bài luyện tập 8 có đáp án

1 1409 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: