TOP 40 câu Trắc nghiệm Bài luyện tập 6 (có đáp án 2023) – Hóa học 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 Bài 34: Bài luyện tập 6 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 8 Bài 34.

1 1,545 16/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 34: Bài luyện tập 6

Bài giảng Hóa 8 Bài 34: Bài luyện tập 6

Câu 1: Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây dùng để điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm?

A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.

B. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑.

C. 2H2O đin phân 2H2↑ + O2↑.

D. CuO + H2 to Cu + H2O.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong phòng thí nghiệm, khí hidro được điều chế bằng cách cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại kẽm (hoặc sắt, nhôm).

→ Phương trình hóa học của phản ứng dùng để điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑.

Câu 2: Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng của H2 với Fe2O3 (ở điều kiện thích hợp) loại loại phản ứng gì?

A. Phản ứng phân huỷ.

B. Phản ứng thế.

C. Phản ứng hoá hợp.

D. Phản ứng oxi hoá - khử.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hoá học: Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O.

Trong phản ứng trên xảy ra đồng thời:

- Sự oxi hoá H2 thành H2O.

- Sự khử Fe2O3 thành Fe.

→ Phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử.

Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.

B. CaCO3 to CaO + CO2.

C. Fe + S to FeS.

D. CuO + CO to Cu + CO2.

Đáp án: A

Giải thích:

Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.

→ Phản ứng thế: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ (nguyên tử của đơn chất Fe thay thế nguyên tử của nguyên tố H trong hợp chất HCl).

Câu 4: Cho phương trình hoá học: Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O. Chất oxi hoá là

A. H2.

B. Fe2O3.

C. Fe.

D. H2O.

Đáp án: B

Giải thích:

Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hoá, chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.

→ Trong phản ứng trên: Fe2O3 là chất oxi hoá; H2 là chất khử.

Câu 5: Lập phương trình hoá học của phản ứng sau:

cacbon đioxit + nước  axit cacbonic (H2CO3)

A. CO + H2O  H2CO3.

B. CO2 + H2O  H2CO3.

C. CO3 + H2O  H2CO3.

D. C + H2O  H2CO3.

Đáp án: B

Giải thích: Phương trình hoá học: CO2 + H2O  H2CO3.

Câu 6: Khử hoàn toàn 9,6 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro. Thể tích khí hiđro (ở đktc) cần dùng là

A. 2,464 lít.

B. 2,688 lít.

C. 2,912 lít.

D. 3,360 lít.

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình hoá học: CuO + H2  to Cu + H2O.

nCuO=9,680=0,12 (mol).

Theo phương trình hoá học: nH2=nCuO=0,12 (mol).

→ VH2=0,12×22,4=2,688 (lít)

Câu 7: Để khử hoàn toàn m gam sắt(III) oxit cần dùng 2,688 lít khí CO (đktc). Giá trị của m là

A. 1,6.

B. 3,2.

C. 4,8.

D. 6,4.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hoá học:

Fe2O3 + 3CO to 2Fe + 3CO2.

nCO=2,68822,4=0,12 (mol).

Theo phương trình hoá học:

 nFe2O3=13nCO=13×0,12=0,04 (mol).

mFe2O3=0,04×160=6,4 (gam).

Câu 8: Khử hoàn toàn 11,6 gam Fe3O4 bằng khí hiđro dư. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là

A. 5,60 gam.

B. 7,84 gam.

C. 8,40 gam.

D. 8,96 gam.

Đáp án: C

Giải thích:

Phương trình hoá học:

Fe3O4 + 4H2 to 3Fe + 4H2O.

nFe3O4=11,6232=0,05 (mol).

Theo phương trình hoá học:

nFe=3nFe3O4=3×0,05=0,15 (mol).

mFe=0,15×56=8,4 (gam).

Câu 9: Cho 0,81 gam nhôm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được V (lít) khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 0,784.

B. 1,008.

C. 0,896.

D. 1,120.

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình hoá học:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

nAl=0,8127=0,03 (mol).

Theo phương trình hoá học:

nH2=32nAl=32×0,03=0,045 (mol).

VH2=0,045×22,4=1,008 (lít).

Câu 10: Cho 9,75 gam kẽm tác dụng với dung dịch HCl dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối rắn là

A. 20,4 gam.

B. 13,6 gam.

C. 27,2 gam.

D. 34,0 gam.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hoá học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑.

nZn=9,7565=0,15 (mol).

Theo phương trình hoá học:

nZnCl2=nZn=0,15 (mol).

→ mrắn = mmuối = mZnCl2=0,15×136=20,4 (gam).

Câu 11: Khử hoàn toàn 10,4 gam đồng(II) oxit bằng khí CO. Lượng khí thu được sau phản ứng cho qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 11.

B. 12.

C. 13.

D. 14.

Đáp án: C

Giải thích:

Phương trình hoá học:

CuO + CO to Cu + CO2↑ (1)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (2)

nCuO=10,480=0,13(mol).

Theo phương trình hoá học (1) và (2):

nCaCO3=nCO2=nCuO=0,13(mol).

mCaCO3=0,13×100=13(gam).

Câu 12: Để khử hoàn toàn m gam đồng(II) oxit cần vừa đủ 11,2 lít khí hỗn hợp CO và H2 (ở đktc). Giá trị của m là

A. 40.

B. 32.

C. 24.

D. 16.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hoá học:

CuO + CO to Cu + CO2 (1)

CuO + H2  to Cu + H2O (2)

(mol).

Theo phương trình hoá học (1):nCuO(1)=nCO .

Theo phương trình hoá học (2): nCuO(2)=nH2.

→ n(CO,H2)=11,222,4=0,5 (mol).

→ mCuO = 0,5 × 80 = 40 (gam).

Câu 13: Cho 5,4 gam nhôm tác dụng với dung dịch axit chứa 10,95 gam HCl. Sau phản ứng chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam?

A. HCl dư; 1,85 gam.

B. HCl dư; 3,65 gam.

C. Al dư; 1,35 gam.

D. Al dư; 2,70 gam.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hoá học:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑.

nAl=5,427=0,2(mol); nHCl=10,9536,5=0,3 (mol).

Nhận xét: nAl2=0,1>nHCl6=0,05 → Al dư, HCl hết.

Theo phương trình hoá học:

nAl(pư)13nHCl=13×0,3=0,1 (mol).

→ nAl(dư) = 0,2 - 0,1 =0,1 (mol)

→ mAl(dư) = 0,1 × 27 = 2,7 (gam).

Câu 14: Cho 12,1 gam hỗn hợp Fe và Zn vào dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A. 8,40 gam.

B. 7,28 gam.

C. 6,72 gam.

D. 5,60 gam.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hoá học:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ (1)

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑ (2)

nH2=4,4822,4=0,2 (mol).

Gọi: nFe = x (mol); nZn = y (mol).

Theo phương trình hoá học (1): nH2(1)=nFe=x (mol).

Theo phương trình hoá học (2): nH2(2)=nZn=y (mol).

Ta có hệ phương trình:

mFe+mZn=12,1nH2(1)+nH2(2)=0,256x+65y=12,1x+y=0,2x=0,1y=0,1

→ mFe = 0,1 × 56 = 5,6 (gam).

Câu 15: Để khử hoàn toàn 12 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 cần dùng 4,48 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu là

A. 33,33%.

B. 66,67%.

C. 38,12%.

D. 61,88%.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hoá học:

CuO + H2 to Cu + H2O        (1)

Fe2O3 + 3H2  to2Fe + 3H2O (2)

nH2=4,4822,4=0,2 (mol).

Gọi: nCuO=x (mol); nFe2O3=y (mol).

Theo phương trình hoá học: nH2(1)=nCuO=x (mol);nH2(2)=3nFe2O3=3y  (mol).

Ta có hệ phương trình:

→ mCuO+mFe2O3=12nH2(1)+nH2(2)=0,280x+160y=12x+3y=0,2x=0,05y=0,05

%mCuO=0,05×8012×100%33,33%

Câu 16: Ở chương trình lớp 8, hidro thể hiện tính:

A. Tính oxi hóa

B. Tính khử

C. Tác dụng với kim loại

D. Tác dụng với oxi

Đáp án: B

Câu 17: Cho hỗn hợp kim loại gồm 4,6 gam Na và 3,9 gam K tác dụng với nước dư. Thể tích khí H2 (đktc) thoát ra là:

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 4,48 lít

Đáp án: C

Câu 18: Trong các loại phản ứng dưới đây, phản ứng nào chắc chắn là phản ứng oxi hóa – khử

A. Phản ứng hóa hợp

B. Phản ứng thế

C. Phản ứng thủy phân

D. Phản ứng phân hủy

Đáp án: B

Câu 19: Tính m gam H2O khi cho 2,4 lít H2 tác dụng với 7,6 lít O2 (đktc)

A. 1,92g

B. 1,93g

C. 4,32g

D. 0,964g

Đáp án: B

Câu 20: Cho thanh đồng ngâm vào 400ml dung dịch axit sunfuric loãng 2M thấy trong dung dịch có khí và V bằng bao nhiêu?

A. 1,75 lít

B. 12,34 lít

C. 4,47 lít

D. 17,92 lít

Đáp án: D

Câu 21: Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 30,4 gam FeSO4. Giá trị của m là:

A. 10,2 gam

B. 11,2 gam

C. 12,2 gam

D. 13,2 gam

Đáp án: B

Câu 22: Cho thanh Al ngâm vào dung dịch axit clohidric thấy có khí bay lên. Xác định khí đó

A. Cl2

B. H2O

C. H2

D. NH3

Đáp án: C

Câu 23: Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng

A. Cu

B. Zn

C. Al

D. Fe

Đáp án: A

Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất:

A. Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thế chỗ nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất

B. Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó có sự tham gia của hợp chất và các chất

C. Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó có sự tham gia của hợp chất và đơn chất tạo thành chất mới

D. Phản ứng thế là quá trình tạo thành nhiều chất mới từ 2 hay nhiều chất ban đầu

Đáp án: A

Câu 25: Cho 6,5 gam Zn vào dung dịch có chứa 10,95 gam HCl. Thể tích khí H2 (đktc) thu được là:

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 4,48 lít

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Nước có đáp án  

Trắc nghiệm Axit – bazơ – muối có đáp án  

Trắc nghiệm Bài luyện tập 7 có đáp án

Trắc nghiệm Tính chất - ứng dụng của hiđro có đáp án  

Trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa – khử có đáp án

1 1,545 16/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: