TOP 40 câu Trắc nghiệm Bài luyện tập 7 (có đáp án 2023) – Hóa học 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 Bài 38: Bài luyện tập 7 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 8 Bài 38.

1 2,137 16/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 38: Bài luyện tập 7

Bài giảng Hóa 8 Bài 38: Bài luyện tập 7

Câu 1: Thành phần định tính của nước gồm hiđro và oxi. Tỉ lệ về khối lượng

A. H – 1 phần, O – 6 phần.

B. H – 1 phần, O – 8 phần.

C. H – 1 phần, O – 6 phần.

D. H – 2 phần, O – 1 phần.

Đáp án: B

Giải thích:

Công thức hóa học của nước là H2O.

Tỉ lệ về khối lượng: mHmO=2×116=18  → H – 1 phần, O – 8 phần.

Câu 2: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với nước ở điều kiện thường?

A. Fe.

B. Na.

C. K.

D. Ca.

Đáp án: A

Giải thích:

Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca, Ba ...) tạo thành bazơ tan và khí hiđro.

→ Kim loại Na, K, Ca tác dụng với nước ngay nhiệt độ thường, còn Fe thì không.

Phương trình hóa học:

2K + 2H2O → 2KOH + H2

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Câu 3: Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành bazơ?

A. K2O.

B. SO3.

C. Fe2O3.

D. CuO.

Đáp án: A

Giải thích:

Nước tác dụng với một số bazơ (Na2O, K2O, BaO, CaO …) tạo ra bazơ (NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 …).

Phương trình hoá học: K2O + H2O → 2KOH.

Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. H2SO4.

B. NaCl.

C. KOH.

D. HNO3.

Đáp án: C

Giải thích:

Hợp chất tạo ra do oxit bazơ hoá hợp với nước thuộc loại bazơ. Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

→ Dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là KOH.

Câu 5: Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

A. KOH.

B. Na2SO4.

C. NaNO3.

D. H­2SO4.

Đáp án: D

Giải thích:

Hợp chất tạo ra do nước hoá hợp với oxit axit thuộc loại axit. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

→ Dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành đỏ là H2SO4 (SO3 + H2O →H2SO4).

Câu 6: Có ba dung dịch gồm: NaOH, KNO3, H2SO4 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn. Để nhận biết các chất trên, ta dùng thuốc thử là

A. nước.

B. quỳ tím.

C. phenolphtalein.

D. dung dịch HCl.

Đáp án: B

Giải thích:

Lấy các mẫu thử.

Dùng quỳ tím:

Dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là NaOH.

Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là KNO3.

Dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành đỏ là H2SO4.

Câu 7: Tên gọi của chất có công thức hóa học Al2(SO4)3

A. nhôm(III) sunfat.

B. nhôm sunfat.

C. nhôm sunfit.

D. nhôm(III) sunfit.

Đáp án: B

Giải thích: Tên gọi của chất có công thức hóa học Al2(SO4)3 là nhôm sunfat.

Câu 8: Công thức hoá học của những muối có tên gọi: đồng(II) clorua, magie hiđrocacbonat, sắt(III) sunfat lần lượt là:

A. CuCl2, Mg(HCO3)2, FeSO4.

B. CuCl2, MgHCO3, FeSO4.

C. CuCl2, Mg(HCO3)2, Fe2(SO4)3.

D. CuCl3, Mg(HCO3)2, Fe2(SO4)3.

Đáp án: C

Giải thích:

Đồng(II) clorua: CuCl2.

Magie hiđrocacbonat: Mg(HCO3)2.

Sắt(III) sunfat: Fe2(SO4)3.

Câu 9: Cho 6,9 gam Na tác dụng với nước dư. Sau phản ứng thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 1,12.

C. 3,36.

D. 4,48.

Đáp án: C

Giải thích:

Phương trình hoá học: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.

nNa=6,923=0,3 (mol).

Theo phương trình hoá học:

nH2=12nNa=12×0,3=0,15 (mol).

VH2=0,15×22,4=3,36 (lít).

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 44,8 lít khí hiđro (ở đktc) với khí oxi. Khối lượng nước thu được là

A. 45 gam.

B. 36 gam.

C. 24 gam.

D. 18 gam.

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình hoá học: 2H2 + O2 to 2H2O.

nH2=44,822,4=2 (mol).

Theo phương trình hoá học: nH2O=nH2=2 (mol).

→ mH2O=2×18=36 (gam).

Câu 11: Cho kim loại kẽm tác dụng với dung dịch HCl dư. Để điều chế được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc) thì khối lượng kẽm cần dùng là

A. 6,50. gam.

B. 5,20 gam.

C. 4,55 gam.

D. 3,25 gam.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hóa học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑.

nH2=2,2422,4=0,1 (mol).

Theo phương trình hóa học:

nZn=nH2=0,1 (mol) → mZn=0,1×65=6,5 (gam).

Câu 12: Khử hoàn toàn 16 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro. Khối lượng đồng kim loại thu được là:

A. 6,4 gam.

B. 12,8 gam.

C. 16,0 gam.

D. 19,2 gam.

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình hóa học:

CuO + H2 to Cu + H2O.

nCuO=1680=0,2 (mol)

Theo phương trình hóa học:

nCu=nCuO=0,2 (mol)

mCu=0,2×64=12,8 (gam).

Câu 13: Cho 2,7 gam nhôm tác dụng với dung dịch axit chứa 8,76 gam HCl. Sau phản ứng chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam?

A. HCl dư; 3,65 gam.

B. HCl dư; 4,38 gam.

C. Al dư; 0,81 gam.

D. Al dư; 0,54 gam.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hoá học: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑.

nAl=2,727=0,1 (mol); nHCl=8,7636,5=0,24 (mol).

Nhận xét: → nAl2=0,05>nHCl6=0,04 Al dư, HCl hết.

→ Phương trình hoá học tính theo HCl.

Theo phương trình hoá học:

 nAl(pư)13nHCl=13×0,24=0,08 (mol).

→ nAl(dư) = 0,1 - 0,08 =0,02 (mol)

→ mAl(dư) = 0,02 × 27 = 0,54 (gam).

Câu 14: Cho 10,8 gam một oxit sắt tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 19,05 gam một muối sắt clorua. Công thức phân tử của oxit sắt là

A. FeO.

B. Fe2O3.

C. Fe3O4.

D. không xác định được.

Đáp án: A

Giải thích:

Đặt công thức oxit sắt là FexOy.

Phương trình hoá học của phản ứng:

FexOy + 2yHCl → xFeCl2y/x + yH2O.

nFexOy=10,856x+16y(mol); nFeCl2y/x=19,0556+71yx (mol).

Theo phương trình hoá học:

nFeCl2y/x=xnFexOy19,0556+71yx=10,8x56x+16yx=y

→ Công thức phân tử của oxit sắt là FeO.

Câu 15: Cho 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 8,96 lít khí hiđro (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A. 57,82%.

B. 42,18%.

C. 49,09%.

D. 50,91%.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hóa học:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑ (1)

Fe + H2SO4 FeSO4 + H2↑ (2)

nH2=8,9622,4=0,4 (mol).

Gọi: nAl = x (mol); nFe = y (mol).

Theo phương trình hóa học (1):

nH2(1)=32nAl=1,5x (mol).

Theo phương trình hóa học (2):

nH2(2)=nFe=y(mol).

Ta có hệ phương trình:

mhh=mAl+mFenH2=nH2(1)+nH2(2)27x+56y=111,5x+y=0,4x=0,2y=0,1

→ %mFe=0,1×5611×100%=50,91%

Câu 16: Một trong những thuốc thử có thể dùng để phân biệt dung dịch natri sunfat và dung dịch natri cacbonat là:

A. Dung dịch bari clorua

B. Dung dịch axit clohidric

C. Dung dịch chì natri

D. Dung dịch nitrat bạc

Đáp án: B

Câu 17: Dung dịch làm phenolphtalein đổi màu

A. Muối

B. Axit

C. Bazơ

D. Nước

Đáp án: C

Câu 18: Khử 1,5g sắt (III) oxit bằng khí H2 Thể tích khí hidro (đktc ) cần dùng là

A. 2,34 lít

B. 1,2 lít

C. 0,63 lít

D. 0,21 lít

Đáp án: C

Câu 19: Công thức hóa học của muối ăn:

A. NaCl

B. NaI

C. KCl

D. KI

Đáp án: A

Câu 20: Hợp chất nào sau đây là bazơ:

A. Đồng (II) nitrat

B. Kali clorua

C. Sắt (II) sunfat

D. Canxi hidroxit

Đáp án: D

Câu 21: Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

A. Na

B. Ca

C. Ba

D. Fe

Đáp án: D

Câu 22: Trong số những chất dưới đây, chất nào làm cho quỳ tím hóa xanh:

A. Đường

B. Muối ăn

C. Nước vôi

D. Dấm ăn

Đáp án: C

Câu 23: Cho 1,35 gam nhôm tác dụng với dung dịch chứa 7,3 gam HCl. Khối lượng muối tạo thành là:

A. 3,3375g

B. 6,775g

C. 7,775g

D. 10,775g

Đáp án: B

Câu 24: Tên muối KMnO4 là:

A. Kali clorat

B. Kali pemanganat

C. Kali sunfat

D. Kali manganoxit

Đáp án: B

Câu 25: Cho kim loại A, hóa trị (II) tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. Biết rằng sau phản ứng thu được 3,36 lít khí thoát ra ở đktc và khối lượng của bazo thu được là 11,1 gam. Tìm A

A. Ba

B. Ca

C. Na

D. Cu

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Đơn chất và hợp chất – phân tử có đáp án 

Trắc nghiệm Bài luyện tập 1 có đáp án 

Trắc nghiệm Công thức hóa học có đáp án  

Trắc nghiệm Hóa trị có đáp án  

Trắc nghiệm Bài luyện tập 2 có đáp án

1 2,137 16/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: