TOP 40 câu Trắc nghiệm Axit – bazơ – muối (có đáp án 2023) – Hóa học 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 Bài 37: Axit – bazơ – muối có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa 8 Bài 37.

1 17,454 16/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 37: Axit – bazơ – muối

Bài giảng Hóa 8 Bài 37: Axit – bazơ – muối

Câu 1: Phân tử axit gồm có

A. một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (– OH).

B. một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

C. một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

D. một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với một nguyên tử phi kim.

Đáp án: B

Giải thích:

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Ví dụ: HCl, H2SO4, HNO3 ...

Câu 2: Công thức hóa học của axit có gốc axit (= S) và (≡ PO4) lần lượt là:

A. HS2; H3PO4.

B. H2S; H(PO4)3.

C. H2S; H3PO4.

D. HS; HPO4.

Đáp án: C

Giải thích: Công thức hóa học của axit có gốc axit (= S) và (≡ PO4) lần lượt là: H2S; H3PO4.

Câu 3: Chất nào sau đây là axit?

A. H2SO4.

B. NaCl.

C. Ba(OH)2.

D. MgSO4.

Đáp án: A

Giải thích:

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Axit: H2SO4.

Bazơ: Ba(OH)2.

Muối: NaCl; MgSO4.

Câu 4: Cho các chất sau: H2SO3, KOH, FeCl3, Na2CO3, Ca(OH)2, HNO3, CuSO4. Số axit, bazơ và muối lần lượt là:

A. 3, 2, 2.

B. 2, 3, 2.

C. 2, 2, 3.

D. 1, 3, 3.

Đáp án: C

Giải thích:

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

→ Axit: H2SO3, HNO3.

Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (– OH).

→ Bazơ: KOH, Ca(OH)2.

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

→ Muối: FeCl3, Na2CO3, CuSO4.

Câu 5: Tên gọi của chất có công thức hóa học H2SO4

A. axit sunfuric.

B. axit sunfurơ.

C. axit sunfuhiđric.

D. axit lưu huỳnh.

Đáp án: A

Giải thích:

H2SO4: axit có nhiều oxi.

→ Tên axit: axit + tên của phi kim + ic.

→ H2SO4: axit sunfuric.

Câu 6: Tên gọi của các chất có công thức hóa học: HCl, NaOH, Al2(SO4)3 lần lượt là:

A. axit clohiđric, natri hiđroxit, nhôm(III) sunfat.

B. axit cloric, natri hiđroxit, nhôm sunfat.

C. axit clohiđric, natri(I) hiđroxit, nhôm(III) sunfat.

D. axit clohiđric, natri hiđroxit, nhôm sunfat.

Đáp án: D

Giải thích:

HCl: axit clohiđric.

NaOH: natri hiđroxit.

Al2(SO4)3: nhôm sunfat.

Câu 7: Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là

A. Fe(OH)2.

B. Fe2O3.

C. Fe(OH)3.

D. FeO.

Đáp án: C

Giải thích: Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là Fe(OH)3.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây không có sự phù hợp giữa tên gọi và công thức hóa học?

A. HNO3: axit nitric.

B. CuSO4: đồng(II) sunfat.

C. Fe2O3: sắt(III) oxit.

D. FeS: sắt sunfua.

Đáp án: D

Giải thích: FeS: sắt(II) sunfua.

Câu 9: Công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit H2SO4, H2CO3, HNO3, H3PO4 lần lượt là:

A. SO2, CO2, N2O5, P2O5.

B. SO3, CO2, N2O5, P2O5.

C. SO2, CO, N2O5, P2O5.

D. SO3, CO2, N2O5, P2O3.

Đáp án: B

Giải thích:

Axit

H2SO4

H2CO3

HNO3

H3PO4

Oxit axit tương ứng

SO3

CO2

N2O5

P2O5

Câu 10: Công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit K2O, MgO, BaO, Fe2O3 lần lượt là:

A. KOH, Mg(OH)3, Ba(OH)2, Fe(OH)3.

B. KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)2.

C. KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)3.

D. K(OH)2, Mg(OH)3, Ba(OH)2, Fe(OH)2.

Đáp án: C

Giải thích:

Oxit

K2O

MgO

BaO

Fe2O3

Bazơ

KOH

Mg(OH)2

Ba(OH)2

Fe(OH)3

Câu 11: Công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3, Ca(OH)2 lần lượt là

A. MgO, CuO, Fe2O3, CaO.

B. Mg2O, CuO, FeO, CaO.

C. MgO, Cu2O, Fe2O3, CaO.

D. MgO, CuO, FeO, CaO.

Đáp án: A

Giải thích:

Bazơ

Mg(OH)2

Cu(OH)2

Fe(OH)3

Ca(OH)2

Oxit

MgO

CuO

Fe2O3

CaO

Câu 12: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. KOH, BaCl2, H2SO4, NaOH.

B. NaOH, K2SO4, NaCl, KOH.

C. NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2.

D. KOH, Ba(NO3)2, HCl, NaOH.

Đáp án: C

Giải thích: Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2.

Câu 13: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

A. HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3, NaCl.

B. HCl, H2SO4, Ba(NO3)2, K2CO3, NaOH.

C. Ba(OH)2, Na2SO4, H3PO4, HNO3, H2SO3.

D. HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3, H3PO3.

Đáp án: D

Giải thích: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ: HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3, H3PO3.

Câu 14: Có 3 chất rắn là: Cu, Fe, CuO đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn. Để nhận biết 3 chất rắn trên, ta dùng thuốc thử là

A. dung dịch NaOH.

B. dung dịch CuSO4.

C. dung dịch HCl.

D. khí O2.

Đáp án: C

Giải thích:

Lấy các mẫu thử.

Khi cho từng chất tác dụng với dung dịch HCl:

- Chất không tác dụng (không tan) là Cu.

- Chất tan, cho khí bay ra là Fe.

Phương trình hóa học: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.

- Chất tan nhưng không có khí thoát ra và tạo thành dung dịch màu xanh là CuO.

Phương trình hóa học: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.

Câu 15: Cho 320 gam lưu huỳnh trioxit tác dụng với nước. Số mol axit sunfuric thu được là

A. 4 mol.

B. 6 mol.

C. 8 mol.

D. 10 mol.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hóa học: SO3 + H2O → H2SO4.

nSO3=32080=4 (mol).

Theo phương trình hóa học: nH2SO4=nSO3=4 (mol).

Câu 16: Axit là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?

A. Xanh

B. Đỏ

C. Tím

D. Vàng

Đáp án: B

Câu 17: Tìm phát biểu đúng:

A. Bazơ là hợp chất mà phân tử có chứa nguyên tử kim loại

B. Axit là hợp chất mà phân tử có chứa một hay nhiều nguyên tử H

C. Bazơ hay còn gọi là kiềm

D. Chỉ có bazơ tan mới gọi là kiềm

Đáp án: D

Câu 18: Muối nào trong đó có kim loại hóa trị II trong các muối sau: Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4; BaCl2; CuSO4

A. K2SO4; BaCl2

B. Al2(SO4)3

C. BaCl2; CuSO4

D. Na2SO4

Đáp án: C

Câu 19: Bazơ không tan trong nước là:

A. Cu(OH)2

B. NaOH

C. KOH

D. Ca(OH)2

Đáp án: A

Câu 20: Tên gọi của NaOH:

A. Natri oxit

B. Natri hidroxit

C. Natri (II) hidroxit

D. Natri hidrua

Đáp án: B

Câu 21: Công thức của bạc clorua là:

A. AgCl2

B. Ag2Cl

C. Ag2Cl3

D. AgCl

Đáp án: D

Câu 22: Để nhận biết HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng:

A. Quỳ tím

B. Phenolphtalein

C. Kim loại

D. Phi kim

Đáp án: A

Câu 23: Chất không tồn tại là:

A. NaCl

B. CuSO4

C. BaCO3

D. HgCO3

Đáp án: D

Câu 24: Để hòa tan hoàn toàn 7,2 gam một kim loại M hóa trị (II) thì cần dùng hết 200ml dung dịch axit HCl 3M. Kim loại M là:

A. Zn

B. Mg

C. Fe

D. Mn

Đáp án: B

Câu 25: Chọn câu đúng:

A. Các hợp chất muối của Na và K hầu như không tan

B. Ag2SO4 là chất ít tan

C. H3PO4 là axit mạnh

D. CuSO4 là muối không tan

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tính theo công thức hóa học có đáp án  

Trắc nghiệm Tính theo phương trình hóa học có đáp án  

Trắc nghiệm Bài luyện tập 4 có đáp án

Trắc nghiệm Bài luyện tập 7 có đáp án

Trắc nghiệm Bài luyện tập 3 có đáp án

1 17,454 16/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: