Lý thuyết Bài luyện tập 3 (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 8

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 17: Bài luyện tập 3 ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 17.

1 2,658 15/02/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 8 Bài 17: Bài luyện tập 3

Bài giảng Hóa 8 Bài 17: Bài luyện tập 3

Kiến thức cần nhớ

1. Phản ứng hóa học

- Hiện tượng hóa học là có sự biến đổi chất này thành chất khác. Quá trình biến đổi như trên được gọi là phương trình hóa học.

- Trong phản ứng hóa học:

+ Chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử biến đổi, kết quả là chất biến đổi.

+ Số nguyên tử mỗi nguyên tố được giữ nguyên trước và sau phản ứng.

- Xét phương trình dạng:

A + B → C + D

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mA + mB = mC + mD

⇒ Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng tính được khối lượng của một chất khi biết khối lượng của các chất còn lại.

2. Phương trình hóa học

- Phương trình hóa học gồm công thức hóa học của các chất trong phản ứng với hệ số thích hợp sao cho số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai bên đều bằng nhau.

- Để lập phương trình hóa học, ta phải cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.

Thí dụ: Lập phương trình hóa học của phản ứng giữa Fe và HCl.

Bước 1: Lập sơ đồ phản ứng

Fe + HCl  FeCl2 + H2

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố

Nhận thấy, ở mỗi vế đều có 1 nguyên tử sắt và sau phản ứng có 2 Cl trong phân tử FeCl2, 2 H trong phân tử H2; còn trước phản ứng có 1H, 1Cl trong phân tử HCl ⇒ chỉ cần điền số 2 trước HCl.

Bước 3: Viết phương trình hóa học

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Từ phương trình hóa học, ta rút ra được tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất chất trong phản ứng, tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số trước công thức hóa học mỗi chất.

Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 Bài 17: Bài luyện tập 3

Câu 1: Dấu hiệu nào có thể giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?

A. Xuất hiện chất kết tủa (chất không tan tạo ra từ trong dung dịch).

B. Có xuất hiện chất khí thoát ra (gây ra hiện tượng sủi bọt khí).

C. Có sự thay đổi màu sắc hoặc mùi của chất.

D. Một trong số các dấu hiệu trên.

Câu 2: Khi điện cúp vào ban đêm thì người dân hay dùng nến thắp sáng. Khi đốt cháy một cây nến thì đã xảy ra những hiện tượng gì?

A. Hiện tượng vật lý.      

B. Hiện tượng hóa học.

C. Cả A và B đều sai.      

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn x (gam) magie trong lọ khí oxi (O2) thì thu được y (gam) magie oxit. Khối lượng của khí oxi đã phản ứng là

A. (x + y)  gam.              

B. (x–y) gam.                 

C. (y–x) gam.                

D. (2y – 2x) gam.

Câu 4: Kết luận nào dưới đây là đúng trong mọi phản ứng hóa học?

A. Phản ứng hóa học chỉ xảy ra được khi có chất xúc tác.

B. Lượng các chất sản phẩm tăng dần, lượng các chất tham gia giảm dần.

C. Lượng các chất tham gia không thay đổi.

D. Lượng các chất sản phẩm giảm dần, lượng các chất tham gia tăng dần.

Câu 5: Nung nóng chất X thì xảy ra phản ứng:  X(rắn) → Y(rắn) + Z(khí). Sau khi phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn thu được có thay đổi gì so với chất rắn ban đầu?

A. Khối lượng chất rắn không thay đổi.

B. Khối lượng chất rắn tăng lên.

C. Khối lượng chất rắn giảm xuống.   

D. Khối lượng chất rắn có thể tăng hoặc giảm.

Câu 6: Nhận định nào sau đây luôn đúng trong mọi phương trình hóa học?

A. Tổng hệ số của chất tham gia bằng tổng hệ số các sản phẩm.

B. Tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố không thay đổi.

C. Tổng số chất trước phản ứng bằng tổng số chất sau phản ứng.

D. Tổng số phân tử chất tham gia luôn nhiều hơn tổng số phân tử chất sản phẩm.

Câu 7: Đốt cháy một mẩu nhôm trong khí oxi thì nhôm tác dụng với khí oxi tạo thành một chất có tên nhôm oxit. Phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của nhôm với khí oxi là

A. 2Al + 3O2 → Al2O3   

B. 4Al + 3O2 → 2Al2O3

C. 4Al + 6O → 2Al2O3   

D. 2Al2 + 3O2 → 2Al2O3

Câu 8: Cho một số nhận định sau:

(a) Dũa một thanh kim loại nhôm thì thu được chất mới là bột nhôm.

(b) Thanh sắt bị gỉ (sét) trong không khí sẽ chuyển dần sang màu nâu đỏ hoặc nâu đen… vì có tạo ra chất mới bám trên thanh sắt.

(c) Khi làm lạnh nước lỏng đến 0C thì có xảy ra phản ứng hóa học.

(d) Cho muối ăn vào nước thì thu được chất mới là nước muối.

(e) Cho vôi sống khan vào nước thì có tỏa nhiều nhiệt và thu được chất mới là vôi tôi (canxi hiđroxit).

 (g) Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì có xảy ra phản ứng hóa học, tạo ra chất canxi cacbonat không tan trong nước, làm cho nước vôi trong bị vẩn đục.

Số nhận định sai là:

A. 5.

B. 4.

C. 3.               

D. 2.

Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng: Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2. Sau khi cân bằng với các hệ số nguyên tối giản thì tổng hệ số trong phương trình hóa học là:

A. 9

B. 8

C. 5

D. 6

Câu 10: Người ta sản xuất vôi sống bằng cách nung đá vôi (canxi cacbonat), thu được vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit (khí cacbonic). Để phản ứng nung vôi xảy ra nhanh, người ta thực hiện những biện pháp nào sau đây?

A. Đập nhỏ đá vôi.         

B. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao.

C. Mở miệng lò nung vôi.         

D. Tất cả các biện pháp A, B, C.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 18: Mol  

Lý thuyết Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất  

Lý thuyết Bài 20: Tỉ khối của chất khí  

Lý thuyết Bài 21: Tính theo công thức hóa học 

Lý thuyết Bài 22: Tính theo phương trình hóa học

1 2,658 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: