Chương 7 Luật Hàng không dân dụng việt nam 2006: Trách nhiệm dân sự
Số hiệu: | 66/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2007 |
Ngày công báo: | 07/11/2006 | Số công báo: | Từ số 7 đến số 8 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hành khách chết hoặc bị thương do tai nạn xảy ra trong tàu bay, trong thời gian người vận chuyển đưa hành khách lên tàu bay hoặc rời tàu bay.
1. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi do sự kiện xảy ra từ thời điểm người gửi hàng, hành khách giao hàng hóa, hành lý ký gửi cho người vận chuyển đến thời điểm người vận chuyển trả hàng hóa, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận; đối với vận chuyển hàng hóa, thời gian trên không bao gồm quá trình vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ nội địa được thực hiện ngoài cảng hàng không, sân bay.
2. Trường hợp xảy ra mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hành lý xách tay, người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu người vận chuyển có lỗi gây ra thiệt hại.
Trường hợp hàng hóa, hành lý đã được bồi thường nhưng sau đó hàng hóa, hành lý lại đến địa điểm đến thì người nhận hàng, hành khách vẫn có quyền nhận số hàng hóa, hành lý đó và hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận cho người vận chuyển.
3. Trường hợp hàng hóa đã được người vận chuyển hàng không tiếp nhận thì bất kỳ thiệt hại nào cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra khi vận chuyển bằng đường hàng không mà không phụ thuộc vào phương thức vận chuyển thực tế, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được thiệt hại xảy ra trong giai đoạn vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa. Trường hợp người vận chuyển thay thế một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển bằng đường hàng không bằng phương thức vận chuyển khác mà không được sự đồng ý của người gửi hàng thì việc vận chuyển bằng phương thức khác đó được coi là vận chuyển bằng đường hàng không.
4. Người vận chuyển phải hoàn trả cho người gửi hàng, hành khách cước phí vận chuyển đối với số hàng hóa, hành lý ký gửi bị thiệt hại.
1. Mức bồi thường của người vận chuyển đối với mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý được tính như sau:
a) Theo thoả thuận giữa các bên, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế;
b) Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hóa, hành lý ký gửi tại địa điểm đến. Trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế;
c) Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị;
d) Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay.
2. Trong trường hợp hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng và không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này.
Người vận chuyển phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ của hành khách, việc mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý và do vận chuyển chậm hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm khác đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển quy định tại Điều 166 của Luật này.
1. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra do vận chuyển chậm, trừ trường hợp chứng minh được mình, nhân viên và đại lý của mình không thể áp dụng hoặc đã áp dụng mọi biện pháp để tránh thiệt hại nhưng thiệt hại vẫn xảy ra.
2. Việc bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này.
1. Trong trường hợp chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Trong trường hợp chứng minh được thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ của hành khách xảy ra do lỗi của hành khách, người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của hành khách; người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ của hành khách nếu thiệt hại đó hoàn toàn do tình trạng sức khoẻ của hành khách gây ra.
3. Người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường đối với hàng hóa, hành lý ký gửi bị thiệt hại một cách tương ứng trong các trường hợp sau đây:
a) Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hóa, hành lý ký gửi;
b) Do quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa, hành lý ký gửi;
c) Do xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang;
d) Do lỗi của người gửi, người nhận hàng hóa, hành lý ký gửi hoặc do lỗi của người áp tải được người gửi hàng hoặc người nhận hàng cử đi kèm hàng hóa. Bổ sung
1. Người vận chuyển được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
a) Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách là một trăm nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách;
b) Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm là bốn nghìn một trăm năm mươi đơn vị tính toán cho mỗi hành khách;
c) Đối với vận chuyển hành lý, bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là một nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách; trường hợp hành khách có kê khai giá trị của việc nhận hành lý ký gửi tại địa điểm đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trị đã được kê khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế;
d) Đối với vận chuyển hàng hóa, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là mười bảy đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam hàng hóa; trường hợp người gửi hàng có kê khai giá trị của việc nhận hàng hóa tại nơi đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trị đã được kê khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế.
2. Đơn vị tính toán là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt. Đơn vị tính toán được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.
3. Trọng lượng của kiện hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc bị vận chuyển chậm được sử dụng để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong trường hợp vận chuyển hàng hóa. Trường hợp phần hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc vận chuyển chậm làm ảnh hưởng đến giá trị của các kiện hàng hóa khác trong cùng một vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa thì trọng lượng của toàn bộ các kiện hàng hóa được sử dụng để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển.
4. Người vận chuyển chỉ được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của mình hoặc hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba.
5. Người vận chuyển không được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này trong trường hợp người vận chuyển, nhân viên hoặc đại lý của người vận chuyển thực hiện hành vi gây thiệt hại một cách cố ý hoặc do sự cẩu thả nhưng với nhận thức rằng thiệt hại có thể xảy ra. Trong trường hợp hành vi đó do nhân viên hoặc đại lý thực hiện thì phải chứng minh được rằng nhân viên hoặc đại lý đó đã hành động khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
6. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Mọi thoả thuận của người vận chuyển với hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng nhằm miễn, giảm mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển quy định tại Điều 166 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.
2. Người vận chuyển có thể thoả thuận với hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng về các mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cao hơn các mức giới hạn trách nhiệm quy định tại Điều 166 của Luật này.
Hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng phải bồi thường thiệt hại cho người vận chuyển nếu gây thiệt hại cho người vận chuyển hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba mà người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường.
1. Trong trường hợp xảy ra tai nạn tàu bay gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của hành khách thì người vận chuyển phải trả ngay một khoản tiền cho hành khách hoặc người có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Mức tiền trả trước này do người vận chuyển quyết định và được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
2. Khoản tiền trả trước theo quy định tại khoản 1 Điều này không phải là bằng chứng để xác định lỗi của người vận chuyển và được trừ vào số tiền bồi thường thiệt hại mà người vận chuyển phải trả.
1. Hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại, khởi kiện người vận chuyển để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm hại.
2. Trước khi khởi kiện về mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, vận chuyển chậm hàng hóa, hành lý ký gửi, người có quyền khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải khiếu nại bằng văn bản đến người vận chuyển trong thời hạn sau đây:
a) Bảy ngày, kể từ ngày nhận hành lý trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hành lý;
b) Mười bốn ngày, kể từ ngày nhận hàng trong trường hợp thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa; hai mươi mốt ngày, kể từ ngày phải trả hàng trong trường hợp mất mát hàng hóa;
c) Hai mươi mốt ngày, kể từ ngày người có quyền nhận đã nhận được hành lý hoặc hàng hóa trong trường hợp vận chuyển chậm.
3. Người vận chuyển phải thông báo cho người khiếu nại biết việc chấp nhận hoặc không chấp nhận khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp khiếu nại không được chấp nhận hoặc quá thời hạn trên mà không nhận được thông báo trả lời thì người khiếu nại có quyền khởi kiện.
4. Việc khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người vận chuyển chỉ được thực hiện theo các điều kiện và mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Luật này.
5. Trường hợp việc khiếu nại không được thực hiện trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này thì việc khởi kiện không có giá trị, trừ trường hợp có sự lừa dối từ phía người vận chuyển hoặc người có quyền khiếu nại có lý do chính đáng.
1. Trong trường hợp nhân viên, đại lý của người vận chuyển bị khiếu nại về bồi thường thiệt hại thì nhân viên, đại lý đó có quyền hưởng các giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển theo quy định tại Mục 1 Chương VII của Luật này nếu nhân viên, đại lý đó đã hành động trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ.
2. Tổng số tiền bồi thường thiệt hại mà người vận chuyển, nhân viên, đại lý của người vận chuyển phải chịu không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.
1. Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế hành khách, hành lý, hàng hóa theo lựa chọn của người khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người vận chuyển có trụ sở chính hoặc địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam;
b) Người vận chuyển có địa điểm kinh doanh và giao kết hợp đồng vận chuyển tại Việt Nam;
c) Việt Nam là địa điểm đến của hành trình vận chuyển.
2. Hợp đồng vận chuyển quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này là hợp đồng vận chuyển mà theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, địa điểm xuất phát và địa điểm đến trên lãnh thổ của hai quốc gia hoặc trên lãnh thổ của một quốc gia nhưng có địa điểm dừng thoả thuận trên lãnh thổ của một quốc gia khác, không kể có gián đoạn trong vận chuyển hoặc chuyển tải.
3. Đối với tranh chấp về thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành khách bị chết hoặc bị thương thì ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp hành khách có nơi cư trú chính và thường xuyên tại Việt Nam vào thời điểm xảy ra tai nạn, với điều kiện:
a) Người vận chuyển có hoạt động khai thác vận chuyển hành khách trực tiếp bằng tàu bay của mình hoặc bằng tàu bay của người vận chuyển khác theo hợp đồng giao kết giữa những người vận chuyển về việc liên danh khai thác các chuyến bay vận chuyển hành khách;
b) Người vận chuyển sử dụng trụ sở của mình hoặc trụ sở của người vận chuyển khác có hợp đồng liên danh giao kết với mình để kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không tại Việt Nam.
4. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự của Việt Nam.
1. Các bên của hợp đồng vận chuyển hàng hóa có thể thoả thuận giải quyết tranh chấp phát sinh bằng Trọng tài. Thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản.
2. Đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển, việc giải quyết bằng Trọng tài tại Việt Nam chỉ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 172 của Luật này.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này được coi là một phần của bất kỳ điều khoản hoặc thoả thuận trọng tài nào. Mọi điều khoản và thoả thuận trọng tài trái với quy định này đều bị coi là vô hiệu.
Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển đối với thiệt hại xảy ra cho hành khách, hành lý, hàng hóa là hai năm, kể từ ngày tàu bay đến địa điểm đến, ngày tàu bay phải đến địa điểm đến hoặc từ ngày việc vận chuyển bị chấm dứt, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn nhất.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân ở mặt đất bị thiệt hại do tàu bay đang bay, người, vật, chất trong tàu bay đang bay gây ra (sau đây gọi là người thứ ba ở mặt đất) có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu chứng minh được rằng tàu bay đang bay, người, vật, chất từ tàu bay đang bay rơi xuống trực tiếp gây ra thiệt hại đó.
2. Trong Mục này, tàu bay được coi là đang bay kể từ thời điểm tàu bay nổ máy để cất cánh cho đến thời điểm tắt máy sau khi hạ cánh; đối với khí cầu hoặc thiết bị bay tương tự thì kể từ thời điểm rời khỏi mặt đất cho đến thời điểm chạm đất.
1. Người khai thác tàu bay phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra cho người thứ ba ở mặt đất.
2. Người sử dụng tàu bay bất hợp pháp gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất thì phải bồi thường. Người chiếm hữu tàu bay phải chịu trách nhiệm liên đới với người sử dụng bất hợp pháp tàu bay về thiệt hại đã gây ra nếu không chứng minh được rằng mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc sử dụng bất hợp pháp đó.
3. Người khai thác tàu bay quy định tại Chương này là người trực tiếp sử dụng tàu bay hoặc nhân viên của người đó sử dụng tàu bay trong quá trình thực hiện công việc tại thời điểm xảy ra thiệt hại.
1. Trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì mức bồi thường của người gây ra thiệt hại được giảm tương ứng với mức độ lỗi của người bị thiệt hại; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
2. Người khai thác tàu bay được miễn trách nhiệm bồi thường nếu thiệt hại là hậu quả trực tiếp của chiến tranh, xung đột vũ trang hoặc tàu bay đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền trưng dụng.
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có quyền khởi kiện để truy đòi đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc gây ra thiệt hại.
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay quy định tại Mục này đối với mỗi tàu bay và mỗi sự kiện gây thiệt hại không quá một nghìn đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam trọng lượng tàu bay.
Trọng lượng tàu bay là trọng lượng cất cánh tối đa được phép của tàu bay theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, trừ ảnh hưởng của khí nâng khi sử dụng.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay trong trường hợp người thứ ba ở mặt đất bị chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khoẻ không quá một trăm năm mươi nghìn đơn vị tính toán cho mỗi người.
3. Trong trường hợp thiệt hại do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau thì người thứ ba ở mặt đất có quyền được bồi thường đến mức tổng số các giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với mỗi tàu bay; người có trách nhiệm bồi thường của mỗi tàu bay gây thiệt hại chỉ phải bồi thường đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay.
1. Thiệt hại xảy ra do lỗi của người khai thác tàu bay, nhân viên, đại lý của người khai thác tàu bay.
2. Thiệt hại xảy ra khi tàu bay bị sử dụng bất hợp pháp.
1. Trong trường hợp chỉ có yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc về tài sản thì số tiền bồi thường cho mỗi yêu cầu được giảm theo tỷ lệ tương ứng với giá trị thiệt hại thực tế.
2. Trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại về cả tính mạng, sức khoẻ và tài sản thì tổng số tiền bồi thường được ưu tiên sử dụng để đáp ứng yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ; nếu không đủ thì chia theo tỷ lệ của các yêu cầu đó; phần tiền còn lại được sử dụng để đáp ứng yêu cầu bồi thường về tài sản chưa được giải quyết.
1. Người bảo hiểm, người bảo đảm được miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp quy định tại Điều 178 của Luật này.
2. Người bảo hiểm, người bảo đảm được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra khi hợp đồng bảo hiểm hoặc việc bảo đảm hết hiệu lực. Trường hợp tàu bay đang bay mà hợp đồng bảo hiểm hoặc việc bảo đảm hết hiệu lực thì thời hạn bảo hiểm hoặc bảo đảm được kéo dài cho đến khi tàu bay hạ cánh ở điểm tiếp theo trong hành trình, nhưng không quá hai mươi bốn giờ, kể từ thời điểm hợp đồng bảo hiểm hoặc việc bảo đảm hết hiệu lực. Việc kéo dài thời hạn bảo hiểm hoặc bảo đảm chỉ được áp dụng khi có lợi cho người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra ở ngoài phạm vi được bảo hiểm về không gian quy định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc bảo đảm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trong tình huống khẩn cấp.
Tòa án nơi xảy ra thiệt hại có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của người thứ ba ở mặt đất, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba ở mặt đất là hai năm, kể từ ngày phát sinh sự kiện gây thiệt hại.
Các quy định tại Mục này được áp dụng đối với tàu bay đang bay gây thiệt hại cho tàu, thuyền, công trình của Việt Nam ở vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vùng biển, vùng đất không thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.
1. Trong trường hợp xảy ra thiệt hại do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay được xác định như sau:
a) Thiệt hại xảy ra do lỗi của một bên thì bên có lỗi phải bồi thường;
b) Thiệt hại xảy ra do lỗi của nhiều bên thì trách nhiệm bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của mỗi bên; trường hợp không xác định được mức độ lỗi thì các bên có trách nhiệm bồi thường ngang nhau.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không cản trở việc yêu cầu người vận chuyển bồi thường thiệt hại. Người vận chuyển có quyền yêu cầu người khai thác tàu bay có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền đã bồi thường.
Khi hai hoặc nhiều tàu bay đang bay do va chạm hoặc gây cản trở cho nhau mà gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất thì người khai thác tàu bay của mỗi tàu bay gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại đó theo mức độ lỗi của mỗi bên.
Section 1. RIGHTS AND CIVIL LIABILITY OF CARRIERS
Article 160.- Compensation for damage to passengers
The carrier is liable for damage sustained in case of death or injury of a passenger when the accident which caused the death or injury took place on board the aircraft or in the course of any of the operations of embarking or disembarking.
Article 161.- Compensation of damage to cargo and baggage
1. The carrier is liable for damage sustained in the case of loss or lack of, or damage to, cargo and checked baggage when the event which caused the loss, lack or damage took place during the period from the time the consignor and passenger deliver the cargo and checked baggage to the carrier to the time the carrier returns the cargo and checked baggage to the entitled recipient; in case of carriage of cargo, this period does not extend to any carriage by sea, land, rail or inland waterway performed outside an airport or airfield.
2. In case of loss or lack of, or damage to, hand baggage, the carrier is liable only if the damage resulted from its fault.
When an amount has been compensated for the cargo or baggage but such cargo or baggage latter arrives at the place of destination, the consignee or passenger is still entitled to receive such cargo and baggage and shall refund the received compensation amount to the carrier.
3. If the cargo has been received by the carrier, any damage shall be regarded as the result of the event which took place during the carriage by air regardless of the actual mode of transport, except for the case the carrier proves that such damage was sustained during the stage of carriage by sea, land, rail or inland waterway. If the carrier, without the consent of the consignor, substitutes carriage by another mode of transport for the whole or part of the carriage by air, the carriage by another mode shall be deemed to be the carriage by air.
4. The carrier shall refund the consignor and the passenger the freight with respect to the quantity of the damaged cargo and checked baggage.
Article 162.- Level of compensation for damage to cargo and baggage
1. The level of compensation payable by the carrier for the loss or lack of, or damage to, cargo and baggage is calculated as follows:
a/ As agreed upon by the parties but not in excess of the actual damage value;
b/ Based on the declared value upon receipt of the cargo and checked baggage at the place of destination. When the carrier proves that the declared value is higher than the actual value, the level of compensation shall be calculated based on the actual damage value;
c/ Based on the actual damage value, for cargo and checked baggage whose value is not declared;
d/ Based on the actual damage value, for hand baggage.
2. In case of loss or lack of, or damage to, cargo and checked baggage whose value is not declared and it is impossible to determine the actual damage value, the level of compensation payable by the carrier shall be up to the limits of liability provided for in Article 166 of this Law.
Article 163.- Compulsory insurance for carriers' liability
The carrier shall buy compulsory insurance for the liability for the death and injury of passengers, for the loss or lack of, and damage to, cargo and baggage, for damage caused by delay or for the implementation of other security measures up to the limits of liability applicable to the carrier provided for in Article 166 of this Law.
Article 164.- Compensation for damage caused by delay
1. The carrier is liable for damage caused by delay, unless it proves that it and its servants and agents took all measures to avoid the damage or that it was impossible for it or them to take such measures.
2. The compensation sum payable for damage caused by delay must not exceed the limits of liability provided for in Article 166 of this Law.
1. If the carrier proves that the damage was due to the fault of the person entitled to claim compensation, it shall be wholly or partly exonerated from its liability to the claimant corresponding to the extent of the latter's fault.
2. In case of death or injury of a passenger, if the carrier proves that the damage was caused by the fault of such passenger, it shall likewise be wholly or partly exonerated from its liability corresponding to the extent of the passenger's fault; the carrier is not liable for the death or injury of a passenger if such damage was totally due to the passenger's health conditions.
3. The carrier shall be partly or wholly exonerated from its liability for the damage to the cargo or checked baggage at a corresponding level in the following cases:
a/ Natural characteristics or inherent defect of the cargo or checked baggage;
b/ A decision of the court or a competent state agency in relation to the cargo or checked baggage;
c/ The break-out of war or an armed conflict;
d/ The fault of the consignor or the consignee or the cargo escorter appointed by the consignor or the consignee.
Article 166.- Limits of liability applicable to the carrier
1. The carrier is entitled to the limits of liability as follows:
a/ For carriage of passengers, the limit of liability for the death or injury of passengers is one hundred and thousand units of account per passenger;
b/ For carriage of cargo, the limit of liability for damage caused by delay is four thousand one hundred and fifty units of account per passenger;
c/ For carriage of baggage, including both checked and hand baggage, the limit of liability for the loss or lack of, or damage to, baggage or delay is one thousand units of account per passenger; in case a passenger has declared the value of the delivery of checked baggage at the place of destination and paid a supplementary charge therefor, the carrier is liable to pay a compensation sum based on the declared value, unless it proves that such value is higher than the actual value;
d/ For carriage of cargo, the limit of liability for the loss, lack, damage or delay shall be seventeen units of account per kilogram of cargo; in case the consignor has declared the value of the acceptance of checked baggage at the place of destination and has paid a supplementary charge therefor, the carrier shall be liable to pay a compensation sum based on the declared value, unless it proves that such value is higher than the actual value;
2. The unit of account is the currency determined by the International Monetary Fund and established as the Special Drawing Rights. It shall be converted into Vietnamese dong at the official exchange rate publicized at the time of payment by the State Bank of Vietnam.
3. The weight of the lost, lacked, damaged or delayed cargo package shall be taken into consideration in determining the carrier's liability in case of carriage of cargo. If the loss or lack of, or the damage to, or delay of, the cargo affects the value of other cargo packages covered by the same air waybill or cargo receipt, the total weight of all cargo packages shall be taken into consideration in determining the limit of liability of the carrier.
4. The carrier is only entitled to the limit of liability specified at Point a, Clause 1 of this Article if it proves that the sustained damage was not due to his/her fault or was totally due to the fault of a third party.
5. The carrier is not entitled to the limits of liability specified at Points b, c and d, Clause 1 of this Article if the carrier, his servants and agents committed acts of causing damage intentionally or recklessly and with knowledge that damage would probably result. If such act was committed by a servant or agent, the carrier shall prove that such servant or agent was acting within the scope of its assigned work.
6. In case of necessity, the Government shall decide to increase the limits of liability provided for in Clause 1 of this Article.
Article 167.- Agreement on limits of liability
1. All agreements between the carrier and the passenger, consignor and consignee aiming to exempt or reduce the limits of liability of the carrier provided for in Article 166 of this Law shall not be legally valid.
2. The carrier may reach agreement with the passenger, consignor and consignee on limits of liability which are higher than those provided for in Article 166 of this Law.
Article 168.- Compensation for damage to carriers
If causing damage to the carrier or to third parties to whom the carrier is liable, passengers, the consignor or the consignee shall pay compensations to the carrier.
Article 169.- Advance payments
1. In case of an aircraft accident resulting in death or injury of passengers, the carrier shall make advance payments without delay to passengers or persons who are entitled to claim compensation.
The level of such advance payment shall be decided by the carrier and stated in the carriage rules.
2. Advance payments made under the provisions of Clause 1 of this Article do not constitute a recognition of the carrier's liability and may be offset against any amounts subsequently paid as damages by the carrier.
Article 170.- Complaints and lawsuits against carriers
1. Passengers, the consignor, the consignee or their lawful representatives are entitled to lodge complaints or initiate lawsuits against the carrier in order to protect their infringed legitimate rights and interests.
2. Before initiating a lawsuit about the loss or lack of, damage to, or delay of the cargo, or checked baggage, the persons entitled to initiate lawsuits provided for in Clause 1 of this Article shall lodge written complaints to the carrier within the following time limit:
a/ Seven days, counting from the day of receipt of baggage in case of loss or deficit of, or damage to, baggage;
b/ Fourteen days, counting from the date of receipt of cargo in case of loss of or damage to the cargo; twenty one days, counting from the date of delivery of cargo in case of loss of the cargo;
c/ Twenty one days, counting from the date the person entitled to claim receives baggage or the cargo in case of delay in the carriage.
3. The carrier shall notify the complainants of the acceptance or rejection of their complaints within thirty days after the date of receipt of such complaints. If the complaint is rejected or the complainant receives no reply at the expiration of the said time limit, he/she may initiate a lawsuit.
4. The initiation of lawsuits about the carrier's liability is subject to the conditions and the limits of liability specified in this Law.
5. If a complaint is not lodged within the time limit specified in Clause 2 of this Article, the initiation of a lawsuit is invalid, unless there is a fraud on the part of the carrier or a plausible reason given by the person entitled to complain.
Article 171.- Rights of carriers' employees and agents when being complained about
1. If a complaint is lodged against a servant or agent of the carrier arising out of damage, such servant or agent is entitled to the limits of liability applicable to the carrier as specified in Section 1, Chapter VII of this Law if such servant or agent proves that it acted within the scope of its assigned work.
2. The aggregate of the amounts payable by the carrier, its servants and agents must not exceed the limits of liability provided for in this Law.
Article 172.- Jurisdiction of Vietnamese courts to settle disputes in international air carriage
1. Vietnamese courts have jurisdiction to settle disputes arising from the contract of international carriage by air of passengers, baggage and cargo at the option of the plaintiff in the following cases:
a/ The carrier has its head office or principal place of business in Vietnam;
b/ The carrier has a place of business in Vietnam at which the contract of carriage has been concluded;
c/ Vietnam is the place of destination of the cargo journey.
2. Contract of international carriage stated in Clause 1 of this Article is a contract of carriage under which, as agreed upon by the parties to the contract, the place of departure and the place of destination, whether or not there is a break in the carriage or a transshipment, are situated either within the territories of two states or within the territory of a single state if there is an agreed stopping place in the territory in another state.
3. For a dispute over the damage resulting from the death or injury of a passenger, apart from the provisions of Clause 1 of this Article, the Vietnamese court shall have jurisdiction to settle the dispute when the passenger has his/her principal and permanent residence in Vietnam at the time the accident took place, provided that:
a/ The carrier operates the carriage of passengers either on its own aircraft or on another carrier's aircraft pursuant to a contract signed between these two carriers on their joint operation of carriage of passengers by air;
b/ The carrier uses its head office or the head office of another carrier with which it has a joint operation contract to conduct its business of carriage of passengers by air in Vietnam.
4. The order and procedures for the settlement of disputes shall comply with the provisions of this Law and the civil procedure law of Vietnam.
Article 173.- Settlement of disputes by arbitration
1. The parties to the contract of carriage for cargo may reach agreement on the settlement of arising disputes by arbitration. Such arbitration agreement must be made in writing.
2. For disputes arising from contracts of international carriage for cargo and related to the carrier's liability, the settlement thereof by Vietnamese arbitration may only be effected in the cases specified in Clause 1 and Clause 2, Article 172 of this Law.
3. The provisions of Clause 2 of this Article are regarded to be part of every arbitration clause or agreement. All arbitration clauses and agreements which are contrary to this provision shall be considered invalid.
Article 174.- Statute of limitations for initiating lawsuits about carriers' liability
The statute of limitations for initiation of lawsuits concerning the carrier's liability for damage to passengers, baggage and cargo is two years, counting from the date the aircraft arrives at the place of destination, the date the aircraft ought to have arrived at the place of destination or from the date on which carriage stopped, whichever is the later.
Section 2. LIABILITY FOR DAMAGE TO THIRD PARTIES ON THE SURFACE
Article 175.- The right to claim damages
1. Agencies, organizations and individuals on the surface that suffer from damage caused by the aircraft in flight or by persons, articles or substances falling therefrom (hereinafter referred to as third parties on the surface) are entitled to compensation if they prove that the aircraft in flight or persons, articles, substances falling therefrom directly cause such damage.
2. In this Section, the aircraft shall be considered to be in flight from the moment when power is applied for the purpose of takeoff until the moment when the landing run ends; for an airship or a similar flying device, this shall be from the moment of detaching from the surface until the moment of again attaching thereto.
Article 176.- Compulsory insurance for aircraft operators' liability
The aircraft operator shall buy compulsory insurance for liability toward third parties on the surface or take other security measures up to the limits of its liability provided for in Article 180 of this Law.
1. The aircraft operator is liable for damage sustained to third parties on the surface.
2. The person who was making illegal use of the aircraft and caused damage to third parties on the surface shall pay compensation therefor. The possessor of the aircraft are severally and jointly responsible with the illegal user of the aircraft for the caused damage, unless it proves that it has applied every necessary measure to prevent such illegal use.
3. The aircraft operator stated in this Chapter means the person is personally using the aircraft or when his/her servants are using the aircraft in the course of their employment at the time the damage occurred.
Article 178.- Exoneration from and reduction of liability
1. When the person who suffers the damage is at fault in causing the damage, the level of liability of the person who causes the damage shall be reduced to the extent of fault of the former; if the damage is solely due to the fault of the person who suffers the damage, the person who causes the damage is not liable therefor.
2. The aircraft operator is not liable if the damage is the direct consequence of war, armed conflict or its aircraft is requisitioned by a competent state agency.
Article 179.- Right to recourse of persons liable for damage
A person liable for damage is entitled to recourse against organizations and individuals related to the damage.
Article 180.- Limits of liability applicable to aircraft operators
1. The aircraft operator's liability provided for in this Section for each aircraft and incident does not exceed one thousand units of accounts per kilogram of the aircraft.
The weight of an aircraft is the maximum weight authorized by the certificate of airworthiness for takeoff, excluding the effect of lifting gas when used.
2. The aircraft operator's liability in case of death, injury or other damage to the health of third parties on the surface does not exceed one hundred and fifty thousand units of account per person killed or injured.
3. In case of damage caused by aircraft which have collided or interfered with each other in flight, third parties are entitled to claim compensation up to the aggregate of the limits of liability applicable to each of the aircraft involved; the person liable for damage caused by each aircraft shall bear the liability up to the limit specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. In case of necessity, the Government shall decide to increase the limits of liability applicable to the aircraft operator.
Article 181.- Cases where the aircraft operator loses the right to the limits of liability
1. The damage is due to the fault of the aircraft operator or its servants and agents.
2. The damage occurs during the time the aircraft is illegally used.
Article 182.- Settlement of compensation in case the total actual damage value exceeds the aircraft operator's limit of liability
1. If the claims are exclusively in respect of death or injury or exclusively in respect of damage to property, the compensation amount for each claim shall be reduced in proportion to the actual damage value.
2. If the claims are both in respect of death or injury and in respect of damage to property, the total sum distributable shall be appropriated preferentially to meet proportionately the claims in respect of death or injury. The remainder, if any, of the total sum distributable shall be distributed proportionately among the claims in respect of damage to property.
Article 183.- Cases where insurers and securers enjoy exoneration from or reduction of liability
1. Insurers and securers shall enjoy exoneration from or reduction of liability in the cases specified in Article 178 of this Law.
2. Insurers and securers shall be exonerated from their liability in the following cases:
a/ The damage occurred after the insurance contract or the security ceases to be effective. If the insurance contract or the security ceases to be effective when the aircraft is in flight, the insurance or security period shall be prolonged till the aircraft lands at the next place in the flight but for no longer than twenty four hours as from the time the insurance contract or the security ceases to be effective. The prolongation of the insurance or security period shall apply only in the interest of the person who suffers the damage;
b/ The damage occurs outside the territorial limits provided for in the insurance or security contract, except in force majeure or emergency circumstances.
Article 184.- Exemption from seizure of insurance or security sums
Any insurance or security sums specified in Article 176 of this Law shall be exempt from seizure and execution by creditors of the aircraft operator until claims of third parties on the surface have been satisfied.
Article 185.- Adjudicating competence of courts
The court of the place where the damage occurs shall have jurisdiction to settle claims of third parties on the surface, unless otherwise provided for by treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 186.- Statute of limitations for initiating lawsuits to claim compensation
The statute of limitations for third parties on the surface initiating lawsuits to claims is two years, counting from the date of the incident which caused the damage.
Article 187.- Application of provisions on damage compensation
The provisions of this Section apply to the aircraft in flight that cause damage to Vietnamese ships and works in the sea waters under the sovereignty, sovereign rights and national jurisdiction of Vietnam or sea waters and land areas not falling under the sovereignty, sovereign rights and jurisdiction of any state.
Section 3. LIABILITY FOR DAMAGE CAUSED BY AIRCRAFT WHICH COLLIDED OR INTERFERED WITH EACH PTHER
Article 188.- Liability of the operators of the aircraft which have collided or interfered with each other in flight
1. In case of damage caused by the aircraft which have collided or interfered with each other in flight, the liabilities of the aircraft operators shall be determined as follows:
a/ If the damage is due to the fault of one party, the party at fault shall pay damages;
b/ If the damage is due to the fault of many parties, the liability shall be determined according to the extent of fault of each party; if it is impossible to determine the extent of fault, the parties shall pay equivalent compensations.
2. The provision of Clause 1 of this Article does not prejudice the claims for the carrier to pay compensations. The carrier is entitled to request the aircraft operator liable for the damage provided for in Clause 1 of this Article to perform the obligation to reimburse the paid compensation sums.
Article 189.- Several and joint liability
When two or more aircraft collide or interfere with one another in flight and cause damage to third parties on the surface, the operator of each aircraft is severally and jointly liable for such damage according to the extent of its fault.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Chính sách phát triển hàng không dân dụng
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 11. Phí, lệ phí và giá dịch vụ hàng không
Điều 14. Xoá đăng ký quốc tịch tàu bay
Điều 21. Quy định chi tiết về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
Điều 27. Quy định chi tiết về khai thác tàu bay
Điều 47. Cảng hàng không, sân bay
Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 56. Quy hoạch cảng hàng không, sân bay
Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
Điều 79. Tổ chức, sử dụng vùng trời
Điều 80. Quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay
Điều 92. Quản lý chướng ngại vật
Điều 94. Quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay
MỤC 2. DỊCH VỤ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY
Điều 95. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
Điều 102. Phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn
Điều 109. Kinh doanh vận chuyển hàng không
Điều 110. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
Điều 112. Quyền vận chuyển hàng không
Điều 115. Quyền vận chuyển hàng không nội địa
Điều 116. Giá cước vận chuyển hàng không
Điều 119. Đơn giản hoá thủ tục trong vận chuyển hàng không
Điều 120. Vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam
Điều 121. Báo cáo và cung cấp số liệu thống kê
Điều 126. Hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính
Điều 128. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Điều 143. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý
Điều 145. Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách
Điều 147. Quyền của hành khách
Điều 157. Vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, thư
Điều 158. Vận chuyển hàng nguy hiểm
Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân
Điều 161. Bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý
Điều 165. Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
MỤC 4. KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay
Điều 13. Đăng ký quốc tịch tàu bay
Điều 14. Xoá đăng ký quốc tịch tàu bay
Điều 15. Dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký của tàu bay
Điều 16. Quy định chi tiết về quốc tịch tàu bay
Điều 29. Đăng ký các quyền đối với tàu bay
Điều 33. Thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay
Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
MỤC 4. KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 79. Tổ chức, sử dụng vùng trời
Điều 80. Quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay
Điều 85. Khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay
Điều 88. Xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
Điều 53. Điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
Điều 56. Quy hoạch cảng hàng không, sân bay
Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
MỤC 4. KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay
Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cảng hàng không
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 11. Phí, lệ phí và giá dịch vụ hàng không
Điều 17. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay
Điều 23. Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay
Điều 29. Đăng ký các quyền đối với tàu bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
Điều 69. Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không
Điều 95. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
Điều 110. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
Điều 123. Điều kiện, thủ tục mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
Điều 38. Yêu cầu đối với thuê tàu bay
Điều 112. Quyền vận chuyển hàng không
Điều 113. Thủ tục cấp quyền vận chuyển hàng không
Điều 114. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế
Điều 115. Quyền vận chuyển hàng không nội địa
Điều 123. Điều kiện, thủ tục mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
Điều 124. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
Điều 141. Xuất vận đơn hàng không thứ cấp
Điều 145. Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 97. Trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên, giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 97. Trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên, giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng