Thông tư 53/2012/TT-BGTVT bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng
Số hiệu: | 53/2012/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 25/12/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2013 |
Ngày công báo: | 10/01/2013 | Số công báo: | Từ số 13 đến số 14 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2012/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2012 |
QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Môi trường;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay là tổ chức được cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Điều 51 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Người khai thác tàu bay là tổ chức, cá nhân tham gia khai thác tàu bay theo quy định tại Điều 22 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
MỤC 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀU BAY
1. Tàu bay khai thác tại Việt Nam phải tuân thủ các yêu cầu về tiếng ồn tàu bay do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) quy định tại Phần 2 (Part 2), Quyển 1 (Volume 1), Phụ ước 16 (Annex 16) của Công ước Chi-ca-gô về hàng không dân dụng quốc tế.
2. Tàu bay khai thác tại Việt Nam phải có Giấy chứng nhận tiếng ồn do Cục Hàng không Việt Nam cấp, thừa nhận theo quy định của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
Điều 4. Khí thải động cơ tàu bay
1. Động cơ tàu bay khai thác tại Việt Nam phải tuân thủ các yêu cầu về khí thải động cơ tàu bay do ICAO quy định tại Chương 2 (Chapter 2), Phần 2 (Part 2) và Chương 2 (Chapter 2), Phần 3 (Part 3), Quyển 2 (Volume 2), Phụ ước 16 (Annex 16) của Công ước Chi-ca-gô về hàng không dân dụng quốc tế.
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất để Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ phê duyệt các đường bay có khả năng giảm lượng nhiên liệu tiêu hao, giảm lượng khí thải động cơ tàu bay vào khí quyển.
Điều 5. Bảo vệ môi trường trong khai thác tàu bay
Người khai thác tàu bay có trách nhiệm:
1. Áp dụng các giải pháp công nghệ, quy trình khai thác tàu bay nhằm giảm thiểu lượng khí thải động cơ tàu bay vào khí quyển.
2. Áp dụng quy trình hoạt động của tàu bay tại cảng hàng không, sân bay nhằm giảm thiểu khí thải động cơ tàu bay vào không khí, bao gồm: Hạn chế thời gian hoạt động của động cơ tàu bay trong quá trình lăn, chuẩn bị cất cánh; tăng cường sử dụng xe kéo tàu bay nhằm hạn chế thời gian hoạt động của động cơ tàu bay nhưng không gây ùn tắc hoạt động tại khu bay.
3. Xây dựng quy trình nội bộ kiểm soát việc thu gom, phân loại chất thải từ tàu bay và tổ chức thực hiện.
4. Sử dụng hóa chất diệt côn trùng và vệ sinh trong tàu bay tuân thủ quy định tại Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế được phép đăng ký để sử dụng, được phép đăng ký nhưng hạn chế sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Y tế ban hành.
5. Quy định quy trình sử dụng từng loại hóa chất để diệt côn trùng, vệ sinh tàu bay nhằm bảo đảm chất lượng khí trong tàu bay đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
MỤC 3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 6. Kế hoạch bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay
1. Kế hoạch bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay bao gồm các nội dung:
a) Kế hoạch xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường;
b) Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và quy trình ứng phó sự cố môi trường;
c) Kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ môi trường; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân viên;
d) Kế hoạch giám sát môi trường khu vực cảng hàng không, sân bay;
đ) Kế hoạch tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay và chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường; định kỳ đánh giá, điều chỉnh kế hoạch bảo vệ môi trường cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của mình trong từng thời kỳ.
3. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của người khai thác cảng hàng không, sân bay và của cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay.
Điều 7. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay
1. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Điểm trung chuyển chất thải rắn;
b) Hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải.
2. Điểm trung chuyển chất thải rắn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với quy hoạch chi tiết của cảng hàng không, sân bay;
b) Không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường;
c) Không làm mất mỹ quan cảng hàng không, sân bay;
d) Thuận tiện cho việc vận chuyển chất thải đến/đi.
3. Hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải phải đảm bảo chất lượng nước thải khi xả vào nguồn tiếp nhận đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm xây dựng, duy trì hoạt động của hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay.
5. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong phạm vi hoạt động của mình đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay.
Điều 8. Bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay tại cảng hàng không, sân bay có vị trí nằm liền kề khu vực dân cư sinh sống có trách nhiệm:
a) Xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay theo hướng dẫn của ICAO về phương pháp, trình tự thực hiện; trong đó đường đẳng âm trong bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay được lấy tương ứng với các mức giới hạn đối với các công trình công cộng, dân sinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, tiêu chuẩn vệ sinh lao động do Bộ Y tế ban hành;
b) Gửi bản đồ tiếng ồn đã xây dựng đến Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không và Ủy ban nhân dân cấp quận (huyện) liền kề cảng hàng không, sân bay để làm tài liệu tham khảo khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong và xung quanh khu vực cảng hàng không, sân bay.
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
a) Căn cứ điều kiện kinh tế xã hội và khả năng thực hiện của cảng hàng không, sân bay xác định danh mục cảng hàng không, sân bay cần xây dựng bản đồ tiếng ồn ứng với từng giai đoạn và thông báo cho Người khai thác cảng hàng không, sân bay biết, thực hiện;
b) Kiểm tra, giám sát việc xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay theo quy định của Thông tư này.
Điều 9. Kiểm soát tiếng ồn tại cảng hàng không, sân bay
Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, ban hành, áp dụng các giải pháp hạn chế tiếng ồn tại cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận bao gồm:
1. Khuyến khích áp dụng quỹ đạo tiếp cận hạ cánh và khởi hành cất cánh của tàu bay nhằm gây ồn ít nhất cho khu dân cư.
2. Giảm thiều thời gian hoạt động của động cơ tàu bay trong khu bay.
3. Quy định khu vực thử động cơ tàu bay gây ồn ít nhất đến người lao động, khu vực lân cận và áp dụng biện pháp giảm âm tại khu thử.
Điều 10. Kiểm soát khí thải tại cảng hàng không, sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm thiết lập các tuyến giao thông nội cảng hợp lý nhằm giảm thiểu quãng đường hoạt động của phương tiện.
2. Người khai thác hệ thống phương tiện, trang thiết bị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các giải pháp giảm thiểu khí thải bao gồm:
a) Thực hiện bảo dưỡng hệ thống phương tiện, trang thiết bị đúng chế độ quy định;
b) Hạn chế hoạt động của động cơ khi phương tiện, thiết bị tạm dừng hoạt động;
c) Áp dụng tốc độ, chế độ tăng tốc hợp lý khi phương tiện, thiết bị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay;
d) Khuyến khích sử dụng nguồn cấp điện, thiết bị điều hòa không khí trên mặt đất bằng thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hoặc sử dụng nhiên liệu sạch;
đ) Có kế hoạch thay thế tiến đến loại trừ việc sử dụng các thiết bị làm lạnh có sử dụng chất làm lạnh nhóm CFC (Clorofluorocacbon).
3. Cơ sở bảo dưỡng tàu bay có trách nhiệm áp dụng các biện pháp giảm thiểu khí thải động cơ tàu bay trong quá trình thử nghiệm động cơ tàu bay. Khuyến khích sử dụng hệ thống thu, khử khí thải động cơ tàu bay trong thử nghiệm động cơ tàu bay.
Điều 11. Kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay thực hiện việc thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu xả thải vào hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thoát nước thải của cảng hàng không, sân bay;
b) Tổ chức thu gom, xử lý nước thải từ tàu bay đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách và quy định về bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay.
c) Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng nước thải từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý.
2. Cơ sở bảo dưỡng tàu bay, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, bao gồm:
a) Ngăn chặn rò rỉ trực tiếp hoặc gián tiếp nhiên liệu, dầu mỡ, hóa chất ra khu vực cảng hàng không, sân bay trong quá trình bảo dưỡng tàu bay, trong quá trình khai thác, bảo dưỡng hệ thống phương tiện và trang thiết bị;
b) Phân tách dầu mỡ lẫn trong nước thải từ hoạt động bảo dưỡng tàu bay, phương tiện, trang thiết bị trước khi xả thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải của cảng hàng không, sân bay;
c) Thực hiện bảo dưỡng, rửa tàu bay, phương tiện, trang thiết bị tại khu vực có hệ thống thu gom và phân tách dầu mỡ khỏi nước thải.
Điều 12. Quản lý chất thải rắn tại cảng hàng không, sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay có phát sinh chất thải rắn tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, thực hiện quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.
2. Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng chất thải rắn từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý.
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay thực hiện quy trình thu gom, xử lý, tập kết chất thải rắn về điểm trung chuyển chất thải rắn tại cảng hàng không, sân bay đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ môi trường tại cảng.
4. Tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại cảng hàng không, sân bay phải áp dụng biện pháp ngăn ngừa việc phát thải bụi, rơi vãi chất thải rắn trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
Điều 13. Quản lý chất thải nguy hại tại cảng hàng không, sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay có phát sinh chất thải nguy hại phải đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, tổ chức phân loại, quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
2. Tổ chức, cá nhân có Giấy phép hành nghề vận chuyển, quản lý chất thải nguy hại mới được phép vận chuyển chất thải nguy hại trong khu vực cảng hàng không, sân bay.
Điều 14. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Lập kế hoạch phòng ngừa, quy trình ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay và chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành xử lý sự cố môi trường;
b) Lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường chung và hướng dẫn chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường;
c) Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;
d) Tuân thủ quy định về an toàn lao động, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên;
đ) Có trách nhiệm thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.
2. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của cảng hàng không, sân bay bao gồm các nội dung:
a) Khái quát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay; dự báo khả năng gây ra sự cố môi trường; sơ đồ các khu vực chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường; tên và số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân là đầu mối trong trường hợp có sự cố môi trường;
b) Kịch bản xử lý sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay: quản lý hiện trường; làm sạch dầu tràn, hóa chất rò rỉ; danh mục vật liệu nguy hại có thể rò rỉ tại hiện trường; thiết bị khẩn nguy tại hiện trường; các thông số môi trường cần quan trắc; quy trình giám sát, xử lý và hoàn nguyên môi trường.
3. Hoạt động triển khai ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện như sau:
a) Thiết lập vùng nguy hiểm và cách ly những người không có trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường khỏi khu vực nguy hiểm;
b) Liên hệ, thông báo cho Cảng vụ hàng không, Cục Hàng không Việt Nam để phối hợp giải quyết;
c) Tiếp cận vùng nguy hiểm theo hướng gió để giảm thiểu tiếp xúc với hơi, khí độc hại;
d) Sử dụng biển báo, nhãn sản phẩm trên thùng chứa, đơn hàng để xác định, cung cấp thông tin về hóa chất bị rò rỉ cho người có trách nhiệm ứng phó;
đ) Đánh giá sự cố môi trường theo đặc điểm: có lửa hay không có lửa, có hiện tượng tràn hoặc rò rỉ nhiên liệu hay không, tình hình thời tiết, địa hình, những nguy cơ đối với người, tài sản, môi trường;
e) Thực hành ứng phó sự cố môi trường: áp dụng phương pháp ứng phó thích hợp; thiết lập đường dây liên lạc; thiết lập tuyến điều hành ứng phó; tổ chức phối hợp ứng phó đồng bộ;
g) Báo cáo chi tiết toàn bộ kết quả ứng phó sự cố môi trường về Cục Hàng không Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải.
4. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay có khả năng xảy ra sự cố môi trường có trách nhiệm:
a) Xây dựng năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phù hợp với kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của Người khai thác cảng hàng không, sân bay;
b) Thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong khu vực mình quản lý khi có sự cố môi trường; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho Người khai thác cảng hàng không, sân bay và Cảng vụ hàng không để phối hợp xử lý.
5. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay.
Điều 15. Áp dụng hệ thống quản lý môi trường tại cảng hàng không, sân bay
Khuyến khích người khai thác cảng hàng không, sân bay; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay nghiên cứu, đầu tư áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại đơn vị mình nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu pháp lý về bảo vệ môi trường; tăng tính cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ; hợp nhất các kế hoạch, chương trình bảo vệ môi trường vào một hệ thống và tăng tính linh hoạt khi hoàn cảnh thay đổi; vì mục tiêu phát triển bền vững.
MỤC 4. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Điều 16. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc xả nhiên liệu, thả hàng hóa, hành lý hoặc các đồ vật khác từ tàu bay
Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm đề xuất Bộ Giao thông vận tải công bố khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa và các đồ vật khác từ tàu bay theo quy định tại Điều 88 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường cho khu vực này.
Điều 17. Yêu cầu đối với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để phun rải từ tàu bay, sử dụng tại cảng hàng không, sân bay phải tuân thủ quy định tại Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Điều 18. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các trang thiết bị có phát xạ
1. Chủ cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ để kiểm tra hành lý, hàng hóa và dùng trong y tế tại cảng hàng không, sân bay phải thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ.
2. Chủ cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ vô tuyến điện, giới hạn bức xạ và tuân thủ quy định về vệ sinh lao động của Bộ Y tế.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay báo cáo tình hình công tác bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay về Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không trước ngày 30 tháng 11 hàng năm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, số liệu trong báo cáo.
2. Người khai thác tàu bay báo cáo tình hình công tác bảo vệ môi trường của mình về Cục Hàng không Việt Nam trước ngày 30 tháng 11 hàng năm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, số liệu trong báo cáo.
3. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay báo cáo tình hình công tác bảo vệ môi trường cho Người khai thác cảng hàng không, sân bay trước ngày 30 tháng 10 theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin, số liệu trong báo cáo.
4. Cảng vụ hàng không báo cáo về Cục Hàng không Việt Nam kết quả kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình công tác bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay và đề xuất, kiến nghị trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
Điều 20. Quản lý hồ sơ công tác bảo vệ môi trường
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay; người khai thác tàu bay; cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay lập, quản lý hồ sơ liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của đơn vị mình bao gồm:
a) Giấy chứng nhận tiếng ồn và các quy trình, giải pháp, danh mục, kế hoạch liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường đã được quy định trong Thông tư này;
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được phê duyệt;
c) Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất (nếu có);
d) Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (nếu có);
đ) Giấy xác nhận đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có);
e) Quyết định ban hành chức năng, nhiệm vụ của bộ phận, cá nhân chuyên trách hoặc kiêm nhiệm bảo vệ môi trường;
g) Hợp đồng thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, chất thải lỏng;
h) Kết quả quan trắc môi trường định kỳ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được phê duyệt và kết quả quan trắc khác theo quy định của pháp luật;
i) Các kết quả kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
2. Hồ sơ công tác bảo vệ môi trường là căn cứ để Người khai thác cảng hàng không, sân bay, người khai thác tàu bay, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường đã thực hiện và là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường tại đơn vị.
1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của Thông tư này tại các cảng hàng không, sân bay.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2013.
2. Bãi bỏ Điều 58 Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay và Quyết định số 09/2001/QĐ-CHK ngày 05 tháng 7 năm 2001 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam về ban hành Quy chế về bảo vệ môi trường ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
Điều 23. Điều khoản thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này có phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 53/2012/TT-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Thông tin chung
- Tên cảng hàng không, sân bay:
- Địa chỉ:
- Điện thoại: - Fax:
- Sơ đồ mặt bằng của cảng hàng không, sân bay:
- Sản lượng thông qua cảng hàng không trong năm:
- Các đơn vị thành viên:
- Lĩnh vực hoạt động:
- Quy mô hoạt động:
- Địa chỉ:
- Điện thoại: - Fax:
- Số lượng cán bộ theo dõi công tác môi trường (ghi cụ thể tên, đơn vị công tác, trình độ, chuyên ngành đào tạo, số điện thoại liên lạc).
2. Hiện trạng môi trường của cảng hàng không, sân bay
2.1. Liệt kê các nguồn thải chính: Khí thải, tiếng ồn, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại của cảng hàng không, sân bay
2.2. Môi trường không khí, tiếng ồn
2.2.1. Kết quả quan trắc
2.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn
2.3. Môi trường nước
2.3.1. Kết quả quan trắc
2.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt, nước ngầm, nguồn nước cấp, nước thải của cảng hàng không, sân bay
2.3.3. Hệ thống xử lý nước thải:
- Công nghệ xử lý; chi phí vận hành, xử lý; hiệu suất xử lý
- Đơn vị thu gom, xử lý nước thải
- Lượng nước xả thải (m3/ngày đêm): Nguồn thải, lưu lượng xả thải (m3/ngày đêm)
- Quy trình thu gom nước thải, xử lý nước thải, xả thải (có sơ đồ).
2.4. Chất thải rắn
2.4.1. Loại chất thải rắn
2.4.2. Khối lượng chất thải rắn
2.4.3. Đơn vị thu gom, xử lý chất thải rắn
2.4.4. Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn (có sơ đồ)
2.4.5. Đánh giá mức độ tác động môi trường của chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của cảng hàng không, sân bay.
2.5. Chất thải nguy hại
2.5.1. Loại chất thải nguy hại
2.5.2. Khối lượng chất thải nguy hại
2.5.3. Đơn vị thu gom, xử lý chất thải nguy hại
2.5.4. Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại (có sơ đồ);
2.5.5. Đánh giá mức độ tác động môi trường của chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của cảng hàng không, sân bay.
2.6. Chất thải rắn, lỏng người khai thác cảng hàng không thu gom từ tàu bay
2.6.1. Loại chất thải rắn từ tàu bay
2.6.2. Khối lượng chất thải rắn
2.6.3. Quy trình thu gom chất thải rắn từ tàu bay
2.6.4. Khối lượng chất thải lỏng từ tàu bay
2.6.5. Quy trình thu gom chất thải lỏng từ tàu bay.
2.7. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại cảng hàng không, sân bay
3. Tình hình quản lý môi truờng của người khai thác cảng hàng không, sân bay
3.1. Các chính sách, quy định hiện hành có liên quan đến bảo vệ môi trường; Các giải pháp cụ thể đã được áp dụng trong bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường
3.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước thải, tiếng ồn; biện pháp quản lý chất thải rắn, nguy hại
3.3. Hiện trạng bản đồ tiếng ồn, chính sách tiếng ồn
3.4. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
3.5. Hệ thống quản lý môi trường đang sử dụng
3.6. Bộ phận quản lý môi trường của người khai thác cảng hàng không, sân bay
- Cơ quan/bộ phận quản lý
- Cán bộ chuyên trách/kiêm nhiệm (ghi cụ thể tên, đơn vị công tác, trình độ, chuyên ngành đào tạo, số điện thoại liên lạc).
3.7. Kế hoạch phân bổ tài chính và sử dụng vốn đầu tư của cảng hàng không, sân bay đối với bảo vệ môi trường
3.8. Kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm và đánh giá kết quả thực hiện
3.9. Cập nhật hồ sơ công tác bảo vệ môi trường.
|
………., ngày....tháng....năm.... |
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CỦA NGƯỜI KHAI THÁC TÀU BAY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 53/2012/TT-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Thông tin chung
- Tên doanh nghiệp:
- Địa chỉ
- Điện thoại: - Fax:
- Đặc điểm khai thác
- Số lượng, loại tàu bay đang khai thác;
- Tuyến bay đang thực hiện (trong nước, quốc tế);
- Các cảng hàng không, sân bay đi/đến;
- Cảng hàng không, sân bay căn cứ;
- Lượng nhiên liệu tiêu thụ từng loại tàu bay;
- Sản lượng vận chuyển hành khách, hàng hóa trong năm.
- Các đơn vị thành viên
- Lĩnh vực hoạt động;
- Địa chỉ;
- Điện thoại: - Fax:
2. Thông tin chung về quản lý môi trường của người khai thác tàu bay
2.1. Quản lý tiếng ồn tàu bay, khí thải động cơ tàu bay
- Các giải pháp công nghệ, quy trình khai thác tàu bay nhằm giảm thiểu tiếng ồn, khí thải động cơ tàu bay đang và sẽ áp dụng;
- Các biện pháp, quy trình, quy định nhằm giảm thiểu tiếng ồn, khí thải động cơ tàu bay hoạt động tại cảng hàng không, sân bay đang và sẽ áp dụng;
- Tình trạng giấy chứng nhận tiếng ồn tàu bay: mức tiếng ồn áp dụng; giấy chứng nhận cấp lần đầu, cấp lại; cơ quan cấp;
- Các hoạt động khác có liên quan đến quản lý tiếng ồn, khí thải động cơ tàu bay.
2.2. Quản lý chất thải lỏng từ tàu bay tại lãnh thổ Việt Nam
- Khối lượng chất thải lỏng
- Đơn vị thu gom, xử lý chất thải lỏng từ tàu bay.
2.3. Chất thải rắn từ tàu bay tại lãnh thổ Việt Nam
- Loại chất thải rắn từ tàu bay
- Khối Iượng chất thải rắn
- Đơn vị thu gom, xử lý chất thải rắn
2.4. Quản lý chất thải nguy hại từ tàu bay tại lãnh thổ Việt Nam
- Loại chất thải nguy hại từ tàu bay
- Khối lượng chất thải nguy hại từ tàu bay
- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại từ tàu bay
- Đơn vị thu gom, xử lý chất thải nguy hại từ tàu bay
2.5. Quy trình nội bộ thu gom, phân loại, quản lý chất thải từ tàu bay.
2.6. Bộ phận quản lý môi trường của doanh nghiệp
- Cơ quan/bộ phận quản lý
- Cán bộ chuyên trách/kiêm nhiệm (ghi cụ thể tên, đơn vị công tác, trình độ, chuyên ngành đào tạo, số điện thoại liên lạc)
2.7. Danh mục hóa chất sử dụng để diệt côn trùng và vệ sinh trong tàu bay
2.8. Quy định quy trình sử dụng từng loại hóa chất để diệt côn trùng, vệ sinh trong tàu bay
2.9. Hệ thống quản lý môi trường đang áp dụng
2.10. Chi phí cho quản lý môi trường của doanh nghiệp
2.11. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để phun rải từ tàu bay.
2.12. Kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm của doanh nghiệp.
2.13. Cập nhật hồ sơ công tác bảo vệ môi trường.
|
………., ngày....tháng....năm.... |
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 53/2012/TT-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Thông tin chung
- Tên doanh nghiệp:
- Địa chỉ:
- Điện thoại: - Fax:
- Lĩnh vực hoạt động:
- Quy mô hoạt động:
- Các đơn vị thành viên:
- Địa chỉ
- Điện thoại: - Fax:
2. Hiện trạng môi trường của doanh nghiệp
2.1. Liệt kê các nguồn thải chính: nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn của doanh nghiệp.
2.2. Môi trường không khí, tiếng ồn
2.2.1. Kết quả quan trắc (nếu có)
2.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn
2.3. Môi trường nước
2.3.1. Kết quả quan trắc (nếu có)
2.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của doanh nghiệp.
2.3.3. Hệ thống xử lý nước thải:
- Công nghệ xử lý; chi phí vận hành, xử lý; hiệu suất xử lý.
- Đơn vị thu gom, xử lý nước thải của doanh nghiệp
- Lượng nước xả thải (m3/ngày đêm): Nguồn thải, lưu lượng xả thải (m3/ngày đêm).
- Quy trình thu gom nước mưa, nước thải, xử lý nước thải, xả thải (sơ đồ);
2.4. Chất thải rắn
2.4.1. Loại chất thải rắn
2.4.2. Khối lượng chất thải rắn
2.4.3. Đơn vị thu gom, xử lý chất thải rắn
2.4.4. Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn (sơ đồ);
2.4.5. Đánh giá mức độ tác động môi trường của chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.
2.5. Chất thải nguy hại
2.5.1. Loại chất thải nguy hại
2.5.2. Khối lượng chất thải nguy hại
2.5.3. Đơn vị thu gom, xử lý chất thải nguy hại
2.5.4. Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại (sơ đồ);
2.5.5. Đánh giá mức độ tác động môi trường của chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.
2.6. Chất thải rắn, lỏng doanh nghiệp thu gom từ tàu bay
2.6.1. Loại chất thải rắn từ tàu bay
2.6.2. Khối lượng chất thải rắn
2.6.3. Quy trình thu gom chất thải rắn từ tàu bay
2.6.4. Khối lượng chất thải lỏng từ tàu bay
2.6.5. Quy trình thu gom chất thải lỏng từ tàu bay.
2.7. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tại cảng hàng không, sân bay của doanh nghiệp.
3. Tình hình quản lý môi trường doanh nghiệp
3.1. Các chính sách, quy định hiện hành có liên quan đến bảo vệ môi trường;
Các giải pháp cụ thể đã được áp dụng trong bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường
3.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước thải, tiếng ồn; biện pháp quản lý chất thải rắn, nguy hại
3.3. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
3.4. Hệ thống quản lý môi trường đang sử dụng
3.5. Bộ phận quản lý môi trường của doanh nghiệp
- Cơ quan/bộ phận quản lý
- Cán bộ chuyên trách/kiêm nhiệm (ghi cụ thể tên, đơn vị công tác, trình độ, chuyên ngành đào tạo, số điện thoại liên lạc)
3.6. Kế hoạch phân bổ tài chính và sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường
3.7. Kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm và đánh giá kết quả thực hiện
3.8. Cập nhật hồ sơ công tác bảo vệ môi trường.
|
…………., ngày....tháng....năm.... |
MINISTRY OF TRANSPORT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 53/2012/TT-BGTVT |
Hanoi, December 25, 2012 |
ON ENVIRONMENTAL PROTECTION IN CIVIL AVIATION
Pursuant to the Vietnam’s Law on Civil Aviation dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law on Environmental Protection dated November 29, 2005;
Pursuant to the Government's Decree No. 51/2008/ND-CP dated April 22, 2008, defining the functions, rights and responsibilities and organizational structure of the Ministry of Transport;
Upon request of the Director of the Civil Aviation Authority of Vietnam and Directors of the Departments of Environment;
The Minister of Education and Training hereby issues this Circular on environmental protection in civil aviation;
Article 1. Scope of governing and subjects of application
1. This Circular stipulates environmental protection in civil aviation in Vietnam.
2. This Circular applies to entities engaging in civil aviation in Vietnam.
1. Airport operator is an organization which obtains the airport operations license under Article 51 of the Law on Civil Aviation.
2. Aircraft operator is an entity that participates in operations of an aircraft as stipulated in Article 22 of the Law on Civil Aviation.
SECTION 2. ENVIRONMENTAL PROTECTION IN AIRCARFT OPERATIONS
1. Every aircraft operating in Vietnam shall conform to requirements for aircraft noise stipulated by International Civil Aviation Organization (ICAO) in Part 2, Volume 1, Annex 16 of the Chicago Convention on International Civil Aviation.
2. Every aircraft in Vietnam shall acquire an aircraft noise certificate granted by the Civil Aviation Authority of Vietnam in accordance with the Circular No.01/2011/TT-BGTVT dated January 01, 2011 by the Minister of Transport on introduction of the Civil Aviation Safety Regulations.
Article 4. Aircraft engine exhaust emissions
1. The engine of aircraft in Vietnam shall meet requirements for engine exhaust emission stipulated by the Chapter 2, Part 2 and Chapter 2, part 3, Volume 2, Annex 16 of the Chicago Convention on International civil Aviation.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall research and propose the Ministry of Transport to submit the flights routes which may help conserve fuel and reduce emissions to the atmosphere to the Government for approval.
Article 5. Environmental protection in aircraft operations
Every aircraft operator shall:
1. Apply technology solutions for reducing aircraft engine exhaust emissions.
2. Apply appropriate operating procedures to reduce exhaust emissions. To be specific: reducing the duration of engine operation in the process of taxiing, using tow tractors for reducing operation duration of the engine.
3. Develop internal rules for waste collection and classification and implementation organizations.
4. Use insecticides and hygiene chemicals for aircraft according to the List of insecticides, antibacterial chemicals and preparations in medicine and households which are permitted, limited and prohibited in Vietnam issued by the Ministry of Health.
5. Stipulate usage of each insecticide and hygiene chemical to ensure the air quality inside the aircraft under the national technical regulations on ambient air quality and national technical regulation on toxic substances in ambient air.
SECTION 3. ENVIRONMENTAL PROTECTION IN AIRPORTS
Article 6. Airport environmental protection plans
1. An Airport environmental protection plan consists of:
a) Environmental infrastructure plans;
b) Environmental emergency prevention and response plans and procedures;
c) Environmental protection training and education plans;
d) Airport environmental monitoring plans;
dd) Environmental protection financial plans;
2. Every airport operator, business establishment's owner and service provider at the airport shall prepare an environmental protection plan; periodically assess and adjust the environmental protection plan according to the reality and business activities.
3. The airport authority shall inspect and supervise implementation of environmental protection plans by airport operators, business establishments and service providers at the airport.
Article 7. Airport environmental infrastructures
1. Airport environmental infrastructures include:
a) Solid waste transfer stations;
b) Wastewater collection, treatment and drainage systems;
2. Every transfer station shall:
a) be conformable to the airport detailed planning;
b) be not harmful to the environment;
c) not affect the scenic beauty of the airport;
d) facilitate transport of wastes.
3. Wastewater collection, treatment and drainage treatments shall be designed to be able to treat wastewater in accordance with the national technical regulation on domestic water and national technical regulation on industrial water.
4. Airport operators shall be responsible for constructing and operating environmental infrastructures in the airport.
5. Business establishment’s owners and service providers in airports shall be responsible for constructing environmental infrastructures within the scope of operation in the harmony with airport environmental infrastructures.
Article 8. Airport noise exposure maps
1. Every operator of the airport which is in the vicinity of residential areas shall:
a) Develop noise exposure maps according to ICAO's guidelines, in which equal-loudness contours show points that are equal of the limits of noise to public construction works and residential areas under the national technical regulation on noise issued by the Ministry of Natural Resources and Environment and occupational hygiene standards issued by the Ministry of Health;
b) Submit the noise exposure maps to the Civil Aviation Authority of Vietnam, airport authority and People’s Committee of districts in the vicinity of the airport as a reference to land-use planning inside and surrounding the airport;
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall:
a) Determine airports which need noise exposure maps by phase according to the reality and socio-economic conditions and notify such airports for implementation;
b) Inspect and supervise development of noise exposure maps under provisions hereof.
Article 9. Airport noise control
Every airport operator shall prepare, introduce and apply noise reduction measures to the airport and adjacent areas:
1. Encourage to have the aircraft taken off and landed by the orbits which may reduce the noise.
2. Reduce the operating time of aircraft engines.
3. Designate an aircraft engine testing area where it least affects residents and adjacent areas, and apply noise reduction measures to the testing area.
Article 10. Emission control at the airport
1. Every airport operator shall establish internal traffic routes to shorten the length of moving.
2. Operators of accoutrements and facilities at the airport shall prepare and apply emission reduction measures, including:
a) Properly maintain facilities and accoutrements
b) Turn off the engine when facilities and equipment are off.
c) Operate devices at a proper speed;
d) Encourage to use energy-conserving devices and green fuel;
dd) Plan to replace and remove CFC-based chillers.
3. Aircraft maintenance workshops shall apply emission reduction measures during process of testing aircraft engines. Emission depletion systems should be applied during the process of testing of aircraft engines.
Article 11. Airport wastewater control
1. Every airport operator shall:
a) Instruct business establishments’ owners and service providers at the airport to collect and treat wastewater until such treated water meets the requirement for discharge into the airport wastewater treatment and drainage system;
b) Collect and treat wastewater from the aircraft according to airport environmental protection regulations.
c) Disinfect wastewater from the aircraft prior to treatment when receiving warnings about infectious epidemics from the international quarantine agency.
2. Every maintenance workshop at the airport shall prepare and apply measures for reducing water pollution which include:
a) Prevention of leakage of fuel, grease &oil and chemicals into the airport during the processes of maintenance and operation of the aircraft, facility and devices;
b) Separation of grease &oil from wastewater before discharging into the airport wastewater collection and treatment system;
c) Maintain and wash aircraft and devices at areas where have systems for collecting wastewater and separating grease and oil from wastewater.
Article 12. Solid waste management
1. Every airport operator, business establishment’s owner and service provider at the airport who generates solid wastes shall prepare and implement regulations on classification, collection, storage, transport and treatment of solid wastes under regulations of laws on solid waste management.
2. Solid wastes from the aircraft prior to treatment shall be disinfected in case any warning about infectious epidemics is issued by the international quarantine agency.
3. Every airport operator shall instruct business establishments and service providers at the airport to carry out the proper procedure for collection, treatment and transport of solid wastes to transfer stations in accordance with requirements for environmental protection.
4. Entities collecting and transporting solid wastes shall take measures for preventing dusts and solid waste from dropping during the process of collection and transport.
Article 13. Hazardous waste management
1. Airport operators, business establishments’ owners and service providers at airports generating hazardous wastes shall register for the sources of hazardous wastes, classify and manage such hazardous wastes in accordance with the Circular No.12/2011/TT-BTNMT on hazardous waste management dated April 14, 2011 by the Minister of Natural Resources and Environment.
2. Only entities having the hazardous waste transport and management practicing certificate are permissible to transport hazardous wastes in the airport.
Article 14. Environmental emergency prevention and response at airports
1. Every airport operator shall develop and apply environmental emergency prevention and response measures to the airport, including:
Prepare emergency prevention and response measures and procedures, and take charge of environmental emergency response;
b) Have environmental emergency response accoutrements installed and instruct owners of business establishments and service providers to install environmental emergency response accoutrements;
c) Provide training in on-the-spot emergency response;
d) Comply with occupational safety regulation and conduct regular inspection;
dd) Apply or request the competent authority to punctually apply proper measures for preventing environmental emergency events.
2. An environmental emergency prevention and response plan consists of:
a) A business brief descriptions; forecasts about environmental emergency; maps indicating areas affected by environmental emergency events; name and contact number of responsible entities in case of environmental emergency events;
b) Environmental emergency response scenarios which specify site management; oil spill and chemical cleanup ; list of hazardous materials which may be leaked in the site; on-site emergency equipment, environment indicators expected to be monitored; procedures for supervision, treatment and remediation of the environment.
3. Environmental emergency response at the airport shall be conducted as follows:
a) Zone unsafe areas and isolate non-duty persons from such unsafe areas;
b) Notify and request the airport authority and the Civil Aviation Authority of Vietnam to cooperate in emergency response;
c) Approach unsafe places downwind to minimize contact with noxious gases;
d) Provide information on leaked chemicals according to their labels on barrels and invoices for competent persons;
dd) Environmental emergencies are assessed by the following features: flammability, fuel leakage, weather, and topography, risks to life, property and environment;
e) Practice environmental emergency response by applying appropriate response measures; creating contact networks and emergency response coordination systems; and cooperate in synchronous response;
g) Submit detailed report on emergency response to the Civil Aviation Authority of Vietnam and Ministry of Transport.
4. Every owner of business establishment and service provider at the airport where environmental emergencies may occur shall:
a) Be well-prepared for environmental emergency response according to the airport operator’s environmental emergency response plan;
b) Take urgent measure to ensure the safety of human life and property within the management; save and rescue people and property, and punctually inform the airport operator and airport authority for cooperation in emergency response.
5. The airport authority shall inspect and supervise preparation and implementation of environmental emergency response at the airport.
Article 15. Application of environmental management systems to airports
Encourage airport operators, business establishments and service providers at the airport to research and apply ISO 14001 environmental management systems to enhance the legal capacity for environmental protection;
Enhance the competiveness in services; incorporate environmental plans and programs into a system and be able to flexibly respond to environmental emergency for sustainable development.
SECTION 4. ENVIRONENTAL PROTECTION IN OTHER CIVIL AVIATION-RELATED ACTIVITIES
Article 16. Requirements for fuel discharge and dropping of cargos or objects from aircraft
The Civil Aviation Authority of Vietnam shall request the Ministry of Transport Government Inspectorate to publish the regions permissible to discharge fuel and dropping objects from aircraft as stipulated in Article 88 of the Law on Civil Aviation and measures for mitigating environment impact.
Article 17. Requirement for use of plant protection products
Plant protection products sprayed by aircraft and at the airports shall be conformable to the List of plant protection products which are permitted, limited and prohibited in Vietnam issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 18. Requirements for radiation equipment
1. Entities using radiological equipment for checking luggage and cargo and for medical purposes at airports shall comply with provisions of laws on radiation safety.
2. Air traffic control service providers shall comply with laws on EM radiation safety, radiation limits, and shall comply with regulations on occupational hygiene stipulated by the Ministry of Health.
1. Every airport operator shall submit an annual report on airport environmental protection made by using Annex 1 attached hereto to the Civil Aviation Authority of Vietnam and airport authority before November 30th of every year, and shall be accountable for information and data in the report.
2. Every aircraft operator shall submit an annual report on environmental protection made by using Annex 2 attached hereto to the Civil Aviation Authority of Vietnam before November 30th of every year, and shall be accountable for information and data in the report.
3. Every business establishment’s owner and service provider in the airport shall submit an annual report on airport environmental protection made by using Annex 3 attached hereto to the airport operator before October 30th of every year, and shall be accountable for information and data in the report.
4. The airport authority shall report inspection, supervision and assessment of environmental protection at the airport and submit environmental protection proposals to the Civil Aviation Authority of Vietnam dated December 15th of every year.
Article 20. Management of environmental protection records
1. Every airport operator, aircraft operator, business establishment and service provider at the airport shall prepare and manage its environmental protection-related records, including:
a) Noise certificates and environmental protection measures, procedures and plans as stipulated herein;
b) Approved environmental impact assessment reports, commitments to environment protection, general and detailed environmental protection proposals.
c) Licenses to explore extract and use groundwater (if any);
d) Permits to discharge wastewater into water bodies (if any);
dd) Documents certifying that environmental protection measures have been taken during operation of construction works as stipulated in laws on environmental protection (if any);
e) Decisions defining the functions and responsibilities of entities in charge of environmental protection;
g) Contracts for collection, transport, recycling and treatment of solid wastes, hazardous wastes and liquid wastes;
h) periodic environment monitoring results according to the approved environmental impact assessment reports, commitments to environment protection, general and detailed environmental protection proposals and other monitoring results required by laws;
Environmental protection inspection results by competent authorities (if any).
2. Environmental protection records will lay the foundation for assessment of environmental protection by airport operators, aircraft operators, business establishment and service providers at airports, and for inspection and supervision compliance with laws on environmental protection.
Article 21. Implementation organizations
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall be responsible for implementing this Circular.
2. Airport authorities shall supervise and inspect compliance with provisions hereof at the airports.
1. This Circular enters into force from march 01, 2013.
2. Article 58 of the Circular No.16/2010/TT-BGTVT dated June 30, 2010 by the Minister of Transport detailing management and operation of airports and the Decision No.09/2001/QD-CHK dated July 05, 2001 by the Director of the Civil Aviation Authority of Vietnam on introduction of Civil Aviation Environmental Protection Regulation shall be abrogated.
The Chief of the Ministry Office, Ministerial Chief Inspector, Directors of the Civil Aviation Authority of Vietnam and relevant entities shall be responsible for implementing this Circular.
Any issue arising in connection to implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Transport./.
|
MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực