Thông tư 01/2016/TT-BGTVT chương trình an ninh hàng không kiểm soát chất lượng 2016
Số hiệu: | 01/2016/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 01/02/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2016 |
Ngày công báo: | 03/03/2016 | Số công báo: | Từ số 207 đến số 208 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không, bao gồm: biện pháp kiểm soát an ninh phòng ngừa, xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng;…
I. Biện pháp kiểm soát an ninh phòng ngừa
Quy định về việc ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế theo Thông tư số 01:
- Người, phương tiện khi ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép ra, vào khu vực đó.
- Người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực hạn chế phải đúng cổng, cửa quy định, tuân thủ sự hướng dẫn và các quy định về an ninh, an toàn, khai thác tại khu vực hạn chế; chịu sự kiểm tra, giám sát an ninh hàng không thích hợp.
II. Xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
Thông tư 01/2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định nguyên tắc xử lý vi phạm, theo đó:
- Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bố trí nơi xử lý, giải quyết vụ việc vi phạm; bảo đảm xử lý vi phạm nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và hạn chế gây ách tắc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay và chuyến bay.
- Thông tư 01/2016/BGTVT quy định cảng vụ hàng không, các đơn vị, doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có lực lượng bảo vệ phải tổ chức trực ban 24 giờ trong ngày và cả tuần, công bố số máy điện thoại trực để tiếp nhận thông tin và xử lý kịp thời vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay.
III. Hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng
Các cơ quan, đơn vị chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng, trong đó, Thông tư 01 năm 2016 quy định:
Người khai thác cảng hàng không, sân bay; hãng hàng không Việt Nam; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung phải thiết lập tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của mình độc lập về chức năng, nhiệm vụ và không kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác; trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không gửi Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt phải quy định cụ thể người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không đáp ứng tiêu chuẩn của ICAO và người đứng đầu các bộ phận thuộc tổ chức bảo đảm an ninh hàng không.
IV. Công trình, trang bị, thiết bị, phương tiện và vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ bảo đảm an ninh hàng không
Yêu cầu đối với thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không:
- Thiết bị, phương tiện tại khoản 1 Điều 100 Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định;
- Hệ thống thiết bị sử dụng cho việc cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất toàn ngành;
- Thiết bị, phương tiện tại khoản 1 Điều 100 Thông tư 01/2016/BGTVT phải đầy đủ hồ sơ, lý lịch; hệ thống máy soi tia X phải được cấp phép an toàn bức xạ.
V. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không
Thông tư số 01 năm 2016 của Bộ GTVT quy định việc quản lý rủi ro về an ninh hàng không như sau:
- Quản lý rủi ro về an ninh hàng không là việc thu thập, đánh giá và xác định mức độ của các mối đe doạ tiềm ẩn để đề ra các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không phù hợp tương xứng.
- Cục Hàng không Việt Nam thiết lập hệ thống báo cáo tự nguyện, báo cáo mật để thu thập các thông tin an ninh hàng không từ các nguồn hành khách, tổ bay, nhân viên trong ngành hàng không dân dụng và các nguồn khác thích hợp phục vụ cho hoạt động kiểm soát chất lượng và quản lý rủi ro về an ninh hàng không.
Thông tư 01 có hiệu lực từ ngày 01/05/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về an ninh hàng không dân dụng, bao gồm: biện pháp kiểm soát an ninh phòng ngừa, xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng; công trình, trang bị, thiết bị, phương tiện và vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ bảo đảm an ninh hàng không; kiểm soát chất lượng an ninh hàng không; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo đảm an ninh hàng không.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam hoặc hoạt động hàng không dân dụng trong vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động hàng không dân dụng ở nước ngoài nếu pháp luật của nước ngoài không có quy định khác.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng tàu bay công vụ nhằm mục đích dân dụng.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hóa được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính.
2. Công cụ hỗ trợ gồm:
a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Các loại lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;
đ) Động vật nghiệp vụ.
3. Điểm kiểm tra an ninh hàng không là các vị trí kiểm tra an ninh hàng không được thiết lập tại các cổng, cửa, lối đi giữa khu vực công cộng và khu vực hạn chế.
4. Đồ vật phục vụ trên tàu bay là vật phẩm để hành khách, tổ bay sử dụng, bán trên tàu bay, trừ suất ăn; các vật phẩm phục vụ cho khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
5. Đồ vật, hành lý không xác nhận được chủ là đồ vật bị bỏ tại cảng hàng không, sân bay mà không có căn cứ xác định được chủ của đồ vật đó.
6. Giám sát an ninh hàng không là việc sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp con người, động vật, thiết bị kỹ thuật để quản lý, theo dõi nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm về an ninh hàng không.
7. Giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không là sự xác nhận của Cục Hàng không Việt Nam cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
8. Hàng hóa là tài sản được chuyên chở bằng tàu bay trừ bưu gửi, hành lý, đồ vật phục vụ trên tàu bay và suất ăn.
9. Hàng hóa, bưu gửi trung chuyển là hàng hóa, bưu gửi được vận chuyển tiếp nối trên hai chuyến bay khác nhau trở lên hoặc bằng hai loại hình vận chuyển khác nhau trở lên, trong đó có loại hình vận chuyển bằng đường hàng không.
10. Hành lý là tài sản của hành khách hoặc tổ bay được chuyên chở bằng tàu bay.
11. Hành lý xách tay là hành lý được hành khách, thành viên tổ bay mang theo người lên tàu bay và do hành khách, thành viên tổ bay bảo quản trong quá trình vận chuyển.
12. Hành lý ký gửi là hành lý của hành khách, thành viên tổ bay được chuyên chở trong khoang hàng của tàu bay và do người vận chuyển bảo quản trong quá trình vận chuyển.
13. Hành lý không có người nhận là hành lý đến một cảng hàng không, sân bay mà không được hành khách, tổ bay lấy hoặc nhận.
14. Hành lý thất lạc là hành lý của hành khách, tổ bay bị tách rời khỏi hành khách, tổ bay trong quá trình vận chuyển.
15. Hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, tạm dừng nội địa là hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi lên lại cùng một chuyến bay tại một cảng hàng không mà hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi đã đến trước đó.
16. Hành khách, hành lý nối chuyến là hành khách, hành lý tham gia trực tiếp vào hai chuyến bay khác nhau trở lên trong một hành trình.
17. Hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không bao gồm thanh tra, kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không:
a) Thanh tra an ninh hàng không là hoạt động thanh tra chuyên ngành hàng không được thực hiện theo các quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành;
b) Kiểm tra chất lượng an ninh hàng không là việc kiểm tra sự tuân thủ một số hoặc toàn bộ các quy định trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không;
c) Thử nghiệm an ninh hàng không là việc sát hạch hiệu quả của một biện pháp bảo đảm an ninh cụ thể bằng cách công khai hoặc bí mật tiến hành một hành vi vi phạm giả định về an ninh hàng không;
d) Khảo sát an ninh hàng không là việc thu thập các thông tin, số liệu để định lượng các nhu cầu an ninh và xác định các trọng điểm cần tập trung bảo vệ;
đ) Điều tra an ninh hàng không là việc tiến hành làm rõ hành vi can thiệp bất hợp pháp, hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm an ninh hàng không;
e) Đánh giá an ninh hàng không là việc thẩm định sự tuân thủ một số hoặc toàn bộ các tiêu chuẩn, quy định về an ninh hàng không do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, nhà chức trách hàng không nước ngoài, hãng hàng không tiến hành.
18. Khu vực cách ly là khu vực được xác định từ điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách đến cửa tàu bay.
19. Khu vực lưu giữ hành lý là nơi lưu giữ hành lý ký gửi chờ chuyển lên tàu bay, lưu giữ hành lý thất lạc hoặc hành lý không có người nhận.
20. Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay là khu vực phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay; bao gồm sân đỗ tàu bay, công trình, nhà xưởng, bãi đỗ phương tiện và hệ thống đường giao thông nội bộ.
21. Kiểm soát an ninh nội bộ là biện pháp an ninh phòng ngừa nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện để đối tượng khủng bố, tội phạm có thể lợi dụng, móc nối, lôi kéo nhân viên hàng không tiếp tay hoặc trực tiếp thực hiện hành vi khủng bố, phạm tội và các hành vi vi phạm khác.
22. Kiểm tra an ninh hàng không tàu bay là việc kiểm tra bên trong và bên ngoài tàu bay theo danh mục nhằm phát hiện vật đáng ngờ, vật phẩm nguy hiểm.
23. Kiểm tra trực quan là việc nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trực tiếp sử dụng tay, mắt và các giác quan khác để kiểm tra người, phương tiện, đồ vật nhằm nhận biết và phát hiện vật đáng ngờ, vật phẩm nguy hiểm.
24. Kiểm tra lý lịch là việc thẩm tra, xác minh nhân thân của một người để đánh giá sự thích hợp với vai trò nhân viên hàng không; cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn.
25. Nhân viên an ninh trên không là người được chính phủ quốc gia khai thác tàu bay hoặc chính phủ quốc gia đăng ký tàu bay ủy quyền, bố trí làm nhiệm vụ trên tàu bay với mục đích bảo vệ tàu bay và hành khách chống lại hành vi can thiệp bất hợp pháp.
26. Niêm phong an ninh là sự xác nhận hàng hóa, đồ vật, phương tiện đã qua kiểm tra an ninh hàng không hoặc tình trạng nguyên vẹn của đồ vật, phương tiện được niêm phong.
27. Sân đỗ tàu bay là khu vực được xác định trong khu bay dành cho tàu bay đỗ để đón, trả hành khách, hành lý, bưu gửi, hàng hóa, tiếp nhiên liệu hoặc bảo dưỡng.
28. Suất ăn là đồ ăn, đồ uống, các dụng cụ sử dụng cho bữa ăn trên tàu bay.
29. Vụ việc vi phạm an ninh hàng không là hành vi vi phạm an ninh hàng không nhưng chưa đến mức là hành vi can thiệp bất hợp pháp.
30. Tàu bay đang bay là tàu bay theo quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
31. Tàu bay đang khai thác là tàu bay mang quốc tịch của Việt Nam hoặc nước ngoài đang đỗ tại sân đỗ, bãi đậu tàu bay để chuẩn bị thực hiện hoạt động bay và có sự giám sát an ninh hàng không liên tục bằng biện pháp thích hợp nhằm phát hiện việc tiếp cận, xâm nhập tàu bay trái phép.
32. Tàu bay không khai thác là tàu bay mang quốc tịch của Việt Nam hoặc nước ngoài đỗ tại sân đỗ, bãi đậu tàu bay trên 12 giờ hoặc không có sự giám sát an ninh hàng không liên tục.
33. Tia X là một dạng của sóng điện từ, có bước sóng trong khoảng từ 0,01 na-nô-mét đến 10 na-nô-mét tương ứng với dãy tần số từ 30 pe-ta-héc đến 30 e-xa-héc và năng lượng từ 120 eV đến 120 keV.
34. Túi nhựa an ninh là túi nhựa chuyên biệt để đựng chất lỏng, các chất đặc sánh, dung dịch xịt mua tại cửa hàng trong khu cách ly quốc tế, trên chuyến bay quốc tế. Túi trong suốt có quy cách theo Phụ lục XXV ban hành kèm theo Thông tư này, bên trong có chứng từ để ở vị trí đọc được một cách dễ dàng mà không cần mở túi có ghi các nội dung:
a) Ngày bán hàng (ngày/tháng/năm);
b) Mã quốc tế nơi bán (quốc gia, cảng hàng không, hãng hàng không);
c) Số chuyến bay; tên hành khách (nếu có);
d) Số lượng và danh sách hàng trong túi.
35. Vị trí đỗ biệt lập là khu vực trong sân bay dành cho tàu bay đỗ trong trường hợp bị can thiệp bất hợp pháp nhằm cách ly với các tàu bay khác và các công trình của cảng hàng không, sân bay kể cả các công trình, thiết bị ngầm dưới mặt đất để triển khai phương án khẩn nguy.
36. Vũ khí bao gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
a) Vũ khí quân dụng gồm: súng cầm tay hạng nhỏ (súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự); vũ khí hạng nhẹ (súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét, súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai) và các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự; các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi và hoả cụ; vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
b) Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao;
c) Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
d) Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đinh ba, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, côn.
37. ICAO là tên viết tắt của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
1. Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay do doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan tại cảng hàng không, sân bay xây dựng trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.
2. Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không; Quy chế an ninh hàng không của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay do hãng hàng không, người khai thác tàu bay, doanh nghiệp chủ quản cơ sở xây dựng trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt, chấp thuận theo quy định.
3. Nội dung Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và hãng hàng không Việt Nam phải được xây dựng theo đề cương quy định tại các Phụ lục I, II, III và IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi 03 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chương trình an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay.
2. Trường hợp nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra thực tế và ra quyết định phê duyệt nếu Chương trình an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư này hoặc có văn bản yêu cầu người khai thác cảng hàng không, sân bay bổ sung, sửa đổi nếu Chương trình an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay chưa đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư này.
3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu người khai thác cảng hàng không, sân bay bổ sung.
1. Hãng hàng không gửi 03 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
2. Thời gian, quy trình thủ tục thẩm định, phê duyệt Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không Việt Nam như quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Thông tư này.
1. Hãng hàng không gửi 03 bộ hồ sơ bằng tiếng Anh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không;
c) Bảng đánh giá nội dung khác biệt của Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không với quy định của pháp luật Việt Nam và các biện pháp nhằm khắc phục các khác biệt.
2. Thời gian, quy trình thủ tục thẩm định, chấp thuận Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không như quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 5 của Thông tư này.
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay gửi 03 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp.
2. Thời gian, quy trình thủ tục thẩm định, phê duyệt Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không như quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Thông tư này.
1. Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không được sửa đổi, bổ sung khi không còn phù hợp với quy định hiện hành hoặc không đáp ứng yêu cầu trong quá trình triển khai, thực hiện theo đề nghị của doanh nghiệp hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Cục Hàng không Việt Nam.
2. Thủ tục phê duyệt, chấp thuận Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không sửa đổi, bổ sung được thực hiện theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 và 8 của Thông tư này.
1. Việc xác định độ mật của tài liệu an ninh hàng không được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Tài liệu an ninh hàng không là tài liệu hạn chế, bao gồm:
a) Các Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt, chấp thuận;
b) Khuyến cáo, thông báo, kết luận thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, khảo sát, các đánh giá nguy cơ về an ninh hàng không và hồ sơ các vụ việc vi phạm về an ninh hàng không;
c) Các quy chế phối hợp, văn bản hiệp đồng về an ninh hàng không giữa các cơ quan, đơn vị ngành hàng không với các cơ quan đơn vị liên quan;
d) Tài liệu về an ninh hàng không của ICAO hoặc do nước ngoài cung cấp được ICAO và phía nước ngoài xác định là tài liệu hạn chế;
đ) Các văn bản, tài liệu về an ninh hàng không khác mà Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam xác định là tài liệu hạn chế.
3. Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo quản lý, sử dụng tài liệu an ninh hạn chế đúng mục đích.
4. Tài liệu an ninh hàng không hạn chế chỉ cung cấp cho nơi nhận có ghi trong tài liệu. Việc cung cấp tài liệu cho đầu mối ngoài danh mục nơi nhận tài liệu phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng đơn vị ban hành tài liệu và ký nhận. Đối với các tài liệu an ninh hàng không được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải có dòng chữ “tài liệu hạn chế” tại tất cả các trang của tài liệu.
1. Hệ thống thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không bao gồm:
a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn và loại có giá trị sử dụng ngắn hạn được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay;
b) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ loại có giá trị sử dụng dài hạn và loại có giá trị sử dụng ngắn hạn được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế riêng của doanh nghiệp;
c) Thẻ nhận dạng tổ bay của hãng hàng không loại có giá trị sử dụng dài hạn được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế có liên quan đến nhiệm vụ của tổ bay.
2. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải được bảo mật, chống làm giả. Cục Hàng không Việt Nam quy định, thống nhất cách thức, biện pháp bảo mật đối với từng loại thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không.
a) Cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn tại một cảng hàng không, sân bay cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội cấp Trung ương và các cơ quan, tổ chức nước ngoài;
b) Cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn tại nhiều cảng hàng không, sân bay thuộc quyền quản lý của các Cảng vụ hàng không khác nhau cho tất cả các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 16 của Thông tư này.
a) Cấp thẻ, giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn tại một hoặc nhiều cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội cấp địa phương và các doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Cấp thẻ, giấy phép có giá trị sử dụng ngắn hạn tại một cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý cho tất cả các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 16 của Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay được Cục Hàng không Việt Nam ủy quyền cấp thẻ, giấy phép dài hạn, ngắn hạn tại một cảng hàng không trong phạm vi quản lý cho cán bộ, nhân viên, phương tiện của mình và người, phương tiện mà người khai thác cảng hàng không, sân bay thuê làm nhiệm vụ xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị, công trình của mình.
4. Hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài cấp thẻ nhận dạng tổ bay có giá trị sử dụng dài hạn cho tổ bay để thực hiện nhiệm vụ trong chuyến bay.
5. Doanh nghiệp chủ quản khu vực hạn chế cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn tại các khu vực hạn chế sử dụng riêng cho doanh nghiệp.
1. Cục Hàng không Việt Nam ban hành mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay.
2. Hãng hàng không Việt Nam ban hành mẫu thẻ nhận dạng tổ bay, doanh nghiệp chủ quản khu vực hạn chế ban hành mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ; các mẫu này không được giống với mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay và phải được thông báo cho Cảng vụ hàng không nơi hãng hàng không khai thác để giám sát.
3. Hãng hàng không nước ngoài phải thông báo mẫu thẻ nhận dạng tổ bay cho Cảng vụ hàng không nơi hãng hàng không khai thác để giám sát.
4. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn cấp cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, cơ quan, tổ chức nước ngoài, các hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay có thời hạn hiệu lực tối đa không quá 02 năm kể từ ngày cấp; thẻ, giấy phép cấp cho các tổ chức khác có thời hạn hiệu lực tối đa không quá 01 năm kể từ ngày cấp;
5. Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn có thời hạn hiệu lực căn cứ vào yêu cầu của người đề nghị cấp và kết quả đánh giá, thẩm định hồ sơ, bao gồm thẻ được sử dụng 01 lần trong vòng 01 ngày (24 giờ) kể từ thời điểm thẻ được cấp có hiệu lực và thẻ được sử dụng nhiều lần trong thời hạn tối đa không quá 10 ngày kể từ thời điểm thẻ được cấp có hiệu lực.
6. Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng ngắn hạn sẽ có thời hạn hiệu lực căn cứ vào yêu cầu của người đề nghị cấp và kết quả đánh giá, thẩm định hồ sơ nhưng tối đa không quá 01 ngày (24 giờ) kể từ thời điểm giấy phép được cấp có hiệu lực.
7. Thẻ nhận dạng tổ bay của hãng hàng không Việt Nam; thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ loại có giá trị sử dụng dài hạn có thời hạn hiệu lực tối đa không quá 02 năm kể từ ngày cấp; thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ loại có giá trị sử dụng ngắn hạn có thời hạn hiệu lực như quy định tại các khoản 5 và 6 của Điều này.
8. Đối tượng được cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay phải chịu chi phí cấp thẻ, giấy phép theo quy định của pháp luật.
1. Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn phải có các thông tin cơ bản sau đây:
a) Số thẻ; ký hiệu cảng hàng không, sân bay được phép vào và hoạt động;
b) Thời hạn hiệu lực của thẻ;
c) Họ và tên của người được cấp thẻ;
d) Chức danh của người được cấp thẻ;
đ) Tên cơ quan, đơn vị của người được cấp thẻ;
e) Ảnh của người được cấp thẻ;
g) Khu vực hạn chế được phép vào và hoạt động;
h) Quy định về sử dụng thẻ.
2. Thẻ kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng dài hạn phải có các thông tin cơ bản sau đây:
a) Số thẻ; ký hiệu của doanh nghiệp;
b) Thông tin theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này.
3. Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có các thông tin cơ bản quy định tại các điểm a, b, c, g và h khoản 1 Điều này và số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn hoặc số thẻ kiểm soát an ninh nội bộ của người được cấp thẻ.
Thẻ kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có các thông tin cơ bản quy định tại các điểm a, b, g và h khoản 1 Điều này.
4. Từng khu vực hạn chế trên thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay, thẻ kiểm soát an ninh nội bộ được phân định tương ứng bằng chữ cái, con số, màu sắc hoặc được mã hóa.
5. Thẻ nhận dạng tổ bay có các thông tin cơ bản sau đây:
a) Số thẻ;
b) Thời hạn hiệu lực của thẻ;
c) Họ và tên của người được cấp thẻ;
d) Chức danh của người được cấp thẻ;
đ) Tên, biểu tượng hãng hàng không;
e) Ảnh của người được cấp thẻ.
1. Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn; giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng dài hạn phải có các thông tin cơ bản sau đây:
a) Số giấy phép;
b) Thời hạn hiệu lực của giấy phép;
c) Loại phương tiện;
d) Biển kiểm soát phương tiện;
đ) Khu vực hạn chế được phép vào và hoạt động;
e) Cổng ra; cổng vào;
g) Tên cơ quan, đơn vị chủ quản phương tiện.
2. Giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có các thông tin cơ bản quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều này.
3. Từng khu vực hạn chế trên giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ được phân định tương ứng bằng chữ cái, con số hoặc màu sắc.
1. Đối tượng được xem xét cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn bao gồm:
a) Cán bộ, nhân viên có hợp đồng không xác định thời hạn của các hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
b) Nhân viên của doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh du lịch; doanh nghiệp giao nhận hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không và doanh nghiệp thực hiện khảo sát, thi công, sửa chữa, bảo dưỡng công trình tại cảng hàng không, sân bay;
c) Cán bộ, nhân viên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội cấp Trung ương và địa phương;
d) Người của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Người điều khiển phương tiện quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.
2. Cục Hàng không Việt Nam quy định số lượng thẻ cấp cho người của các cơ quan đại diện ngoại giao, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch phù hợp với yêu cầu kiểm soát an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay.
3. Điều kiện để đối tượng quy định tại khoản 1 của Điều này được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn bao gồm:
a) Không có án tích theo quy định của pháp luật;
b) Được cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ làm việc thường xuyên tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay, trừ đối tượng điều khiển phương tiện quy định tại điểm c khoản 6 Điều này;
c) Chỉ những người của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phục vụ chuyên cơ và được giao nhiệm vụ chuyên trách thường xuyên phục vụ chuyến bay, đoàn khách chuyên cơ mới được cấp vào khu vực chuyên cơ.
4. Đối tượng được xem xét cấp thẻ có giá trị sử dụng ngắn hạn bao gồm:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không đủ điều kiện cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn;
b) Người có công việc đột xuất tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay.
5. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này được cấp thẻ có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không hoặc người của cơ quan chủ quản khu vực hạn chế giám sát; đối với khu vực cách ly và sân bay phải có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không đi hộ tống để hướng dẫn, giám sát.
6. Phương tiện được cấp giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn bao gồm:
a) Phương tiện hoạt động thường xuyên tại khu vực hạn chế của sân bay phục vụ chuyến bay chuyên cơ, khu vực đường cất hạ cánh của sân bay;
b) Phương tiện hoạt động thường xuyên tại khu vực hạn chế của sân bay nhưng không được Cảng vụ hàng không cấp biển kiểm soát an ninh;
c) Phương tiện thuộc quản lý của cơ quan Đảng, Nhà nước và chuyên phục vụ các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương trở lên; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tổng tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
7. Đối với phương tiện hoạt động thường xuyên tại khu vực hạn chế của sân bay, biển kiểm soát an ninh do Cảng vụ hàng không cấp đồng thời là giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, trừ trường hợp quy định tại điểm a, khoản 6 Điều này.
8. Điều kiện bổ sung để phương tiện quy định tại điểm a khoản 6 Điều này được cấp giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn:
a) Được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng các yêu cầu của phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của Bộ Giao thông vận tải về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
9. Phương tiện được xem xét cấp giấy phép có giá trị sử dụng ngắn hạn gồm:
a) Phương tiện sử dụng để đưa đón khách quốc tế từ cấp Bộ trưởng trở lên;
b) Phương tiện quy định tại điểm b khoản 6 Điều này có nhiệm vụ phục vụ chuyến bay chuyên cơ;
c) Phương tiện có nhiệm vụ đột xuất để: phục vụ các đối tượng đặc biệt; thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; phục vụ hoạt động của cảng hàng không, sân bay tại khu vực hạn chế.
10. Phương tiện quy định tại khoản 9 của Điều này sau khi được cấp giấy phép vào hoạt động trong khu vực hạn chế phải có phương tiện của người khai thác cảng hàng không, sân bay hoặc nhân viên kiểm soát an ninh hàng không hoặc nhân viên có giấy phép khai thác phương tiện mặt đất hướng dẫn.
11. Phạm vi cấp thẻ, giấy phép cụ thể như sau:
a) Người làm việc tại mỗi cảng hàng không, sân bay chỉ được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn vào đúng cảng hàng không, sân bay nơi mình làm việc;
b) Người làm nhiệm vụ tại nhiều cảng hàng không được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn vào các cảng hàng không, sân bay;
c) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chỉ được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn vào cảng hàng không quốc tế;
d) Thẻ có giá trị sử dụng ngắn hạn, giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn chỉ có giá trị sử dụng tại một cảng hàng không, sân bay.
12. Trong trường hợp áp dụng biện pháp an ninh tăng cường, khẩn nguy sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay quyết định hạn chế người, phương tiện đã được cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh vào các khu vực hạn chế và phải gửi ngay quyết định cho Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không có liên quan.
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người xin cấp thẻ kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng dài hạn chịu trách nhiệm kiểm tra án tích của người xin cấp thẻ tại cơ quan tư pháp trước khi làm thủ tục xin cấp thẻ.
2. Việc kiểm tra án tích của người được cấp thẻ phải được thực hiện khi cấp thẻ lần đầu, cấp lại do hết thời hạn sử dụng.
1. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không mất giá trị sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Thẻ, giấy phép bị hỏng; nội dung trên thẻ, giấy phép bị mờ;
b) Thẻ, giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa;
c) Thẻ, giấy phép bị mất;
d) Người được cấp thẻ không còn đáp ứng về đối tượng, điều kiện quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này;
đ) Phương tiện được cấp giấy phép không còn đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 6 và 8 Điều 16 của Thông tư này;
e) Thẻ, giấy phép hết hạn sử dụng;
g) Vì lý do đảm bảo an ninh;
h) Trường hợp chuyển công tác mà không trả lại thẻ, giấy phép cho đơn vị cấp.
2. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh được xem xét cấp lại trong những trường hợp sau:
a) Khi ban hành mẫu thẻ, giấy phép mới;
b) Còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Hết thời hạn sử dụng; bị mất; bị thu giữ do vi phạm hoặc bị kỷ luật; do thay đổi vị trí công tác.
1. Cơ quan đề nghị cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đương bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với các doanh nghiệp phải có bản sao chứng thực của tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân, chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp, trừ trường hợp là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
c) Tờ khai cá nhân của người đề nghị cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này có dán ảnh màu 04 cen-ti-mét x 06 cen-ti-mét, đóng dấu giáp lai (ảnh chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ);
d) 01 ảnh màu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này hoặc chụp trực tiếp tại cơ quan cấp thẻ.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá và thẩm định hồ sơ về đối tượng và điều kiện cấp thẻ như sau:
a) Cấp thẻ trong trường hợp đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này;
b) Trường hợp không đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp hồ sơ có vấn đề chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
1. Cơ quan đề nghị cấp lại thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua đương bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam, cụ thể như sau:
a) Trường hợp cấp lại do ban hành mẫu thẻ mới, thẻ hết thời hạn sử dụng, hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 19 của Thông tư này;
b) Trường hợp cấp lại do thẻ còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 19 của Thông tư này và nộp lại thẻ bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Trường hợp cấp lại do bị mất thẻ, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 19 của Thông tư này và văn bản xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị về thời gian, địa điểm, nguyên nhân mất;
d) Trường hợp cấp lại do bị thu giữ thẻ, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 19 của Thông tư này kèm theo văn bản kết quả xử lý vi phạm, kỷ luật và bản kiểm điểm cá nhân có nhận xét đánh giá của cơ quan xử lý vi phạm, kỷ luật;
đ) Trường hợp cấp lại do thay đổi vị trí công tác khác cơ quan, đơn vị, hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này; trường hợp thay đổi vị trí công tác trong cùng cơ quan, đơn vị, hồ sơ gồm công văn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục V và danh sách trích ngang theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá và thẩm định hồ sơ về đối tượng và điều kiện cấp thẻ như sau:
a) Cấp thẻ cho người đề nghị trong trường hợp đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này;
b) Trường hợp không đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp hồ sơ có những vấn đề chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
1. Cơ quan đề nghị cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua đương bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không; hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không đánh giá và thẩm định hồ sơ về đối tượng và điều kiện cấp thẻ như sau:
a) Cấp thẻ trong trường hợp đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này;
b) Trường hợp không đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp hồ sơ có vấn đề chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
1. Cơ quan đề nghị cấp lại thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không, hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không đánh giá và thẩm định hồ sơ về đối tượng và điều kiện cấp thẻ như sau:
a) Cấp thẻ cho người đề nghị trong trường hợp đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này;
b) Trường hợp không đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp hồ sơ có những vấn đề chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
1. Cơ quan đề nghị cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp đến Cảng vụ hàng không và xuất trình một trong các giấy tờ còn hiệu lực (chứng minh nhân dân, chứng minh thư ngoại giao, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân, thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn), hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh sách theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn không quá 60 phút kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không thẩm định hồ sơ, cấp thẻ; trường hợp không cấp thẻ, thông báo trực tiếp lý do cho người nộp hồ sơ.
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Danh sách cán bộ, nhân viên đề nghị cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tờ khai cá nhân của người đề nghị cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này có dán ảnh màu 04 cen-ti-mét x 06 cen-ti-mét, đóng dấu giáp lai (ảnh chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ);
c) 01 ảnh màu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
2. Sau 05 ngày làm việc kể từ khi cấp, người khai thác cảng hàng không, sân bay được ủy quyền phải gửi danh sách những người được cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không liên quan.
1. Hồ sơ cụ thể như sau:
a) Trường hợp cấp lại do ban hành mẫu thẻ mới, thẻ hết thời hạn sử dụng, hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Thông tư này;
b) Trường hợp cấp lại do thẻ còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 24 của Thông tư này và nộp lại thẻ bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Trường hợp cấp lại do bị mất thẻ, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 24 của Thông tư này và văn bản xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị về thời gian, địa điểm, nguyên nhân mất thẻ;
d) Trường hợp cấp lại do bị thu giữ thẻ do vi phạm hoặc bị kỷ luật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 24 của Thông tư này kèm theo văn bản kết quả xử lý vi phạm, kỷ luật và bản kiểm điểm cá nhân có nhận xét đánh giá của cơ quan xử lý vi phạm, kỷ luật;
đ) Trường hợp cấp lại do thay đổi vị trí công tác, hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Thông tư này.
2. Sau 05 ngày làm việc kể từ khi cấp, người khai thác cảng hàng không, sân bay được ủy quyền phải gửi danh sách những người được cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không liên quan.
1. Cơ quan đề nghị cấp giấy phép cho phương tiện quy định tại khoản 6 Điều 16 nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
2. Thủ tục cấp giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn tại một cảng hàng không, sân bay thuộc người khai thác cảng hàng không, sân bay cho phương tiện của mình theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không đánh giá và thẩm định hồ sơ, trường hợp đáp ứng thì cấp giấy phép; trường hợp không đáp ứng, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
4. Sau 05 ngày làm việc kể từ khi cấp, người khai thác cảng hàng không, sân bay được ủy quyền phải gửi danh sách phương tiện được cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không liên quan.
1. Cơ quan đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, bao gồm:
a) Cấp lại do ban hành mẫu giấy phép mới, giấy phép hết thời hạn sử dụng, hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Thông tư này;
b) Cấp lại do giấy phép còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 26 của Thông tư này; cơ quan đề nghị cấp thẻ phải nộp lại giấy phép bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Cấp lại do bị mất giấy phép, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 24 của Thông tư này; cơ quan đề nghị cấp thẻ phải có văn bản xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị về thời gian, địa điểm, nguyên nhân mất giấy phép.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép đánh giá và thẩm định hồ sơ; trường hợp đáp ứng thì cấp giấy phép; trường hợp không đáp ứng, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ có những vấn đề chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
3. Sau 05 ngày làm việc kể từ khi cấp, người khai thác cảng hàng không, sân bay được ủy quyền phải gửi danh sách phương tiện được cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không liên quan.
1. Cơ quan đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp đến cho cơ quan cấp giấy phép và xuất trình Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn tối đa 60 phút kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép, thông báo trực tiếp lý do cho người nộp hồ sơ.
1. Cơ quan công an, hải quan cửa khẩu tại các cảng hàng không, sân bay quốc tế chịu trách nhiệm về hồ sơ, lý lịch, nhân thân, nhiệm vụ của người được cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh sách cán bộ, nhân viên làm việc thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay quốc tế, bao gồm các thông tin về họ và tên, chức vụ, đơn vị làm việc, khu vực hoạt động của người đề nghị cấp thẻ;
c) Hai ảnh màu 04 cen-ti-mét x 06 cen-ti-mét (ảnh chụp mặc trang phục của ngành trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ) hoặc ảnh chụp trực tiếp tại cơ quan cấp thẻ.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không thẩm định hồ sơ và cấp thẻ. Trường hợp không cấp có văn bản trả lời nêu rõ lý do không cấp.
1. Hồ sơ cấp thẻ, giấy phép phải được lưu trữ, tiêu hủy theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Tại nơi cấp thẻ, giấy phép phải niêm yết quy định về hồ sơ và quy trình cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, thông báo trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến thủ tục cấp thẻ, giấy phép.
3. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý và quy trình, biểu mẫu có liên quan trong việc tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định, cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
1. Cơ quan cấp thẻ, giấy phép chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ và các nội dung sau đây để cấp thẻ, giấy phép:
a) Đối tượng cấp thẻ, giấy phép;
b) Điều kiện cấp thẻ, giấy phép;
c) Phạm vi cấp thẻ, giấy phép;
d) Thời hạn cấp thẻ, giấy phép;
đ) Cảng hàng không, khu vực hạn chế được cấp trong thẻ, giấy phép.
2. Cơ quan, đơn vị và cá nhân người đề nghị cấp thẻ, giấy phép có trách nhiệm giải trình và cung cấp các tài liệu chứng minh cho cơ quan cấp thẻ, giấy phép để làm rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này trong quá trình thẩm định hồ sơ.
3. Cơ quan cấp thẻ, giấy phép có quyền từ chối nếu đơn vị và cá nhân người đề nghị cấp thẻ, giấy phép từ chối giải trình và cung cấp tài liệu chứng minh hoặc vi phạm các quy định về việc quản lý, sử dụng thẻ, giấy phép hoặc phát hiện hành vi khai, xác nhận không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ, giấy phép.
4. Việc cấp thẻ, giấy phép phải tuân thủ nguyên tắc làm việc tại cảng hàng không và khu vực hạn chế thì được cấp vào đúng cảng hàng không và khu vực hạn chế được phép hoạt động; đối tượng làm nhiệm vụ đến thời điểm nào thì cấp đến thời điểm đó.
1. Doanh nghiệp cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ, thẻ nhận dạng tổ bay phải quy định đối tượng, điều kiện được cấp thẻ, giấy phép; mẫu thẻ, giấy phép; hồ sơ, thủ tục cấp thẻ, giấy phép; trách nhiệm, thẩm quyền quản lý, cấp, thu hồi thẻ, giấy phép trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.
2. Mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ, thẻ nhận dạng tổ bay không được gây nhầm lẫn với mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay.
1. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không chỉ được phép sử dụng khi làm nhiệm vụ được giao, không được phép sử dụng cho mục đích cá nhân khác, sử dụng sai quy định hoặc có hành vi vi phạm sẽ bị tạm giữ, thu hồi.
2. Người được cấp thẻ, người sử dụng phương tiện được cấp giấy phép phải bảo quản, giữ gìn thẻ, giấy phép; không cho người khác sử dụng dưới bất cứ hình thức nào; không được tẩy xoá, làm sai lệch nội dung trên thẻ, giấy phép; trường hợp người, phương tiện được cấp thẻ, giấy phép không còn nhiệm vụ tại khu vực hạn chế, phải trả lại thẻ, giấy phép cho đơn vị cấp; trường hợp bị rách, mờ không rõ các nội dung trên thẻ, giấy phép phải xin cấp lại. Trường hợp bị mất phải báo ngay cho đơn vị cấp thẻ, giấy phép và cơ quan chủ quản của mình.
3. Người sử dụng thẻ, người sử dụng phương tiện được cấp giấy phép vi phạm quy định về an ninh, an toàn hàng không, gây rối trật tự kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay; vi phạm quy định về sử dụng thẻ, giấy phép, không còn đáp ứng điều kiện cấp thẻ, giấy phép sẽ bị tạm giữ, thu hồi.
4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được cấp thẻ, giấy phép chịu trách nhiệm:
a) Quy định việc quản lý và sử dụng thẻ, giấy phép của các cá nhân, phương tiện của đơn vị mình khi được cấp để bảo đảm sử dụng đúng mục đích; không được sử dụng thẻ cho mục đích cá nhân;
b) Thu hồi và bàn giao cho đơn vị cấp: thẻ, giấy phép mất giá trị sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này, ngoại trừ thẻ, giấy phép hết hạn sử dụng; thẻ, giấy phép bị thu hồi theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này các trường hợp mất thẻ, giấy phép cho đơn vị cấp thẻ, giấy phép;
c) Tiêu hủy thẻ, giấy phép hết hạn sử dụng.
5. Cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu sử dụng thẻ kiểm soát an ninh hàng không để ra, vào khu vực hạn chế, không phải đeo thẻ trong quá trình làm việc theo quy định.
6. Cơ quan cấp thẻ, giấy phép phải thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này các trường hợp mất thẻ, giấy phép do đơn vị mình cấp cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng bảo vệ khu vực hạn chế ghi trên thẻ, giấy phép bị mất và Cục Hàng không Việt Nam để kịp thời ngăn chặn việc sử dụng thẻ, giấy phép đã mất.
1. Căn cứ thực tế cơ sở hạ tầng và hoạt động hàng không dân dụng, các khu vực hạn chế sau đây phải được thiết lập:
a) Khu vực hành khách sau khi đã kiểm tra soi chiếu người và hành lý chờ để đi tàu bay (khu vực cách ly);
b) Khu vực sân đỗ tàu bay, đường hạ cất cánh, đường lăn và các khu vực khác trong sân bay (sân bay);
c) Khu vực phục vụ hành lý ký gửi sau khi đã được kiểm tra an ninh hàng không để đưa lên tàu bay (khu vực phân loại hành lý);
d) Khu vực dành cho hành khách quá cảnh, nối chuyến chờ để chuyển tiếp chuyến bay (khu vực quá cảnh);
đ) Khu vực phục vụ hàng hóa, bưu gửi sau khi đã kiểm tra soi chiếu để đưa lên tàu bay (khu vực phân loại, lưu giữ, chất xếp hàng hóa, bưu gửi);
e) Nhà khách phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay ưu tiên;
g) Khu vực giao nhận hành lý cho hành khách tại nhà ga đến;
h) Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt tàu bay;
i) Khu vực sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn;
k) Khu vực kho nhiên liệu cung cấp cho tàu bay;
l) Trung tâm hiệp đồng khẩn nguy cảng hàng không; Trung tâm chỉ huy điều hành bay; khu vực đài kiểm soát không lưu; khu vực trạm ra đa, thông tin VHF;
m) Trạm cấp điện, nước của cảng hàng không, sân bay;
n) Khu vực từ quầy làm thủ tục, băng chuyền hành lý vào bên trong khu vực soi chiếu hành lý ký gửi;
o) Khu vực làm thủ tục tiếp nhận hàng hóa, bưu gửi để vận chuyển bằng tàu bay.
2. Căn cứ khoản 1 Điều này, người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan xác định các khu vực hạn chế và ranh giới cụ thể của từng khu vực hạn chế thuộc nhà ga, sân bay và khu vực hạn chế thuộc quyền quản lý, khai thác riêng của người khai thác cảng hàng không, sân bay khi xây dựng Chương trình an ninh hàng không.
3. Căn cứ khoản 1 Điều này, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay chủ trì phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan xác định khu vực hạn chế và ranh giới cụ thể của từng khu vực hạn chế thuộc quyền quản lý, khai thác đối với khu vực nằm ngoài nhà ga, sân bay khi xây dựng Quy chế an ninh hàng không; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi thiết lập khu vực hạn chế đối với các khu vực không thuộc cảng hàng không, sân bay.
4. Trong trường hợp phải tăng cường đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, xét thấy cần thiết tạm thời thiết lập khu vực hạn chế mới, người khai thác cảng hàng không, sân bay thiết lập và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng không, các cơ quan, đơn vị hoạt động thường xuyên tại khu vực đó. Việc thiết lập tạm thời khu vực hạn chế phải đảm bảo yêu cầu sau:
a) Có thời hạn;
b) Có hàng rào cứng hoặc mềm làm ranh giới; có biển, tín hiệu cảnh báo phù hợp;
c) Có điểm kiểm tra an ninh hàng không và bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để kiểm tra, giám sát trong thời gian thiết lập;
d) Có biện pháp bảo đảm an ninh hàng không phù hợp;
đ) Nếu thời hạn thiết lập tạm thời khu vực hạn chế trên 24 giờ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Hàng không Việt Nam.
5. Thiết lập các khu vực hạn chế và áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát an ninh hàng không cho từng khu vực hạn chế phải phù hợp với mục đích bảo đảm an ninh hàng không và không gây cản trở cho người, phương tiện ra, vào, hoạt động bình thường tại khu vực hạn chế.
1. Người, phương tiện khi ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép ra, vào khu vực đó.
2. Thẻ phải đeo ở vị trí phía trước ngực bảo đảm quan sát được mặt trước của thẻ trong suốt thời gian hoạt động trong khu vực hạn chế, trừ trường hợp cán bộ, nhân viên thuộc các đơn vị công an, hải quan cửa khẩu tại cảng hàng không, sân bay khi đang làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; giấy phép phải để ở phía trước buồng lái hoặc tại vị trí dễ nhận biết của phương tiện.
3. Người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực hạn chế phải đúng cổng, cửa quy định, tuân thủ sự hướng dẫn và các quy định về an ninh, an toàn, khai thác tại khu vực hạn chế; chịu sự kiểm tra, giám sát an ninh hàng không thích hợp.
4. Người, phương tiện sử dụng thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn khi hoạt động trong khu vực hạn chế phải có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không hoặc nhân viên của đơn vị chủ quản khu vực hạn chế đó đi cùng hộ tống và hướng dẫn.
5. Phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế phải chạy đúng luồng, tuyến, đúng tốc độ, dừng, đỗ đúng vị trí quy định; chịu sự kiểm tra, giám sát và tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ tại khu vực đó.
6. Việc tổ chức quay phim, chụp ảnh trong khu vực hạn chế không thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải được đơn vị chủ quản cho phép bằng văn bản.
7. Trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy, cứu nạn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ quản của người và phương tiện tham gia thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy, cứu nạn có trách nhiệm phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng bảo vệ của đơn vị chủ quản khu vực hạn chế để kiểm soát hoạt động của người và phương tiện mà không cần thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, kiểm soát an ninh nội bộ.
8. Trong khu vực hạn chế, hành lý ký gửi, hàng hóa, bưu gửi phải được bảo đảm nguyên vẹn:
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống trộm cắp tài sản trong hành lý ký gửi và hàng hóa, bưu gửi thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Cảng vụ hàng không giám sát việc thực hiện quy định này của các đơn vị;
b) Người khai thác cảng hàng không, sân bay, các doanh nghiệp phục vụ hàng hóa, phục vụ mặt đất chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn trong dây chuyền phục vụ hành lý, hàng hóa;
c) Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì ban hành quy định cụ thể danh mục người, phương tiện được phép ra, vào cho từng cổng, cửa, lối đi cụ thể; quy định danh mục đồ vật nhân viên không được mang theo người vào làm việc tại các khu vực hạn chế;
đ) Các hãng hàng không thông tin, tuyên truyền cho hành khách biết các quy định về vận chuyển đồ vật có giá trị cao trong hành lý ký gửi; các thủ tục khiếu nại, khiếu kiện và đền bù trong trường hợp bị mất mát, thất lạc hành lý trong quá trình vận chuyển;
e) Các biện pháp cụ thể về công tác phòng, chống trộm cắp tài sản được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không và Quy chế an ninh hàng không của các doanh nghiệp.
1. Việc mang, quản lý, sử dụng vật phẩm nguy hiểm trong khu vực hạn chế phải được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan trên cơ sở Danh mục các vật phẩm nguy hiểm cấm hoặc hạn chế mang theo người và hành lý lên tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam ban hành.
2. Đơn vị sử dụng vật phẩm nguy hiểm là công cụ phục vụ cho công việc của các cơ quan, đơn vị trong khu vực hạn chế quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 34 của Thông tư này phải đăng ký với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh hàng không khu vực đó.
3. Đơn vị chủ quản tổ chức quản lý và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng, đảm bảo an ninh, an toàn đối với vật phẩm nguy hiểm quy định tại khoản 2 của Điều này.
1. Tại các cổng, cửa, lối đi từ khu vực công cộng vào khu vực hạn chế phải thiết lập các điểm kiểm tra an ninh hàng không.
2. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có các tài liệu sau đây:
a) Quy trình kiểm tra người, đồ vật, phương tiện khi ra, vào khu vực hạn chế;
b) Mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép vào khu vực;
c) Danh sách những người, phương tiện bị mất thẻ, giấy phép; bị thu hồi nhưng không nộp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
d) Danh bạ các số điện thoại liên quan và các biểu mẫu, biên bản, phiếu đăng ký vật phẩm nguy hiểm, thiết bị điện tử, thiết bị đặc chủng, đồ vật có giá trị cao, phương tiện vào khu vực hạn chế;
đ) Sổ giao ca, ghi chép tình hình và kết quả kiểm tra, giám sát an ninh.
3. Tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có biển báo, chỉ dẫn thích hợp, bố trí nhân viên, thiết bị an ninh thích hợp để bảo đảm việc kiểm tra an ninh hàng không được duy trì liên tục. Cổng, cửa, hàng rào di động tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải luôn trong trạng thái đóng (khóa) và chỉ được mở khi người, phương tiện đã được kiểm tra, đủ điều kiện ra, vào.
4. Phải có ca-me-ra giám sát an ninh, bố trí máy soi tia X, cổng từ và thiết bị phát hiện kim loại cầm tay để kiểm tra, soi chiếu người, đồ vật, hành lý từ khu vực công cộng vào các khu vực hạn chế được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 34 của Thông tư này và Trung tâm chỉ huy điều hành bay (trừ các cổng, cửa, lối đi được thiết lập tạm thời).
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải tổ chức giám sát liên tục đối với hành khách, người, phương tiện hoạt động trong các khu vực hạn chế bằng các biện pháp thích hợp nhằm phát hiện những biểu hiện nghi ngờ, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm; kiểm tra, xử lý hành lý, đồ vật không xác nhận được chủ và thực hiện các biện pháp an ninh hàng không khác.
2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải tổ chức tuần tra, canh gác để kịp thời ngăn chặn người, phương tiện, gia súc xâm nhập vào các khu vực hạn chế hoặc vi phạm các quy định bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.
3. Tại cảng hàng không, sân bay dùng chung giữa dân dụng và quân sự, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quân đội đóng tại cảng hàng không, sân bay thực hiện tuần tra, canh gác, bảo vệ khu vực giáp ranh giữa khu vực sử dụng cho hoạt động hàng không dân dụng và khu vực sử dụng cho hoạt động quân sự.
4. Việc tổ chức giám sát, tuần tra, canh gác được mô tả chi tiết trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan.
1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, nhân viên bảo vệ chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật đưa vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế.
2. Người, phương tiện, đồ vật đưa vào khu vực hạn chế ngoại trừ khu vực hạn chế quy định tại các điểm n và o của khoản 1 Điều 34 phải được kiểm tra an ninh hàng không các nội dung sau:
a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
b) Người và đồ vật mang theo;
c) Phương tiện và đồ vật trên phương tiện đó;
d) Vật phẩm nguy hiểm.
3. Người, phương tiện, đồ vật đưa vào và hoạt động tại khu vực hạn chế quy định tại các điểm n và o của khoản 1 Điều 34 phải được giám sát an ninh hàng không bằng các biện pháp thích hợp.
4. Người, phương tiện, đồ vật đưa ra ngoài khu vực hạn chế được lực lượng kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra khi có biểu hiện nghi ngờ như: trộm cắp tài sản, buôn lậu và gian lận thương mại hoặc trong các trường hợp tăng cường bảo đảm an ninh hàng không hoặc theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nội dung kiểm tra gồm:
a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
b) Người và đồ vật mang theo;
c) Phương tiện và đồ vật trên phương tiện đó;
d) Vật phẩm nguy hiểm.
5. Quy trình kiểm tra người như sau:
a) Kiểm tra thẻ kiểm soát an ninh hàng không, quan sát đối chiếu thực tế;
b) Kiểm tra người bằng cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay ở những nơi có cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay. Khi cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay báo động thì phải tiếp tục kiểm tra trực quan. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên tối thiểu 5% trong trường hợp cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay không có báo động. Kiểm tra trực quan tại những điểm không có cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay;
c) Thứ tự, động tác kiểm tra thẻ, kiểm tra trực quan, sử dụng thiết bị phát hiện kim loại cầm tay; quy trình kiểm tra bằng cổng từ được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
6. Quy trình kiểm tra đồ vật như sau:
a) Đưa đồ vật qua máy soi tia X ở những nơi có máy soi tia X. Khi qua máy soi tia X có nghi ngờ thì tiếp tục tiến hành kiểm tra trực quan.
b) Kiểm tra trực quan đồ vật tại những điểm không có máy soi tia X;
c) Thứ tự, động tác kiểm tra trực quan, kiểm tra bằng máy soi tia X được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
7. Quy trình kiểm tra phương tiện như sau:
a) Yêu cầu người điều khiển phương tiện và những người đi cùng rời khỏi phương tiện;
b) Kiểm tra giấy phép của phương tiện;
c) Quan sát, kiểm tra bên ngoài phương tiện;
d) Dùng gương soi kiểm tra gầm, bề mặt phía trên của phương tiện;
đ) Kiểm tra trực quan bên trong buồng lái của phương tiện;
e) Kiểm tra khoang chở người, hàng của phương tiện (trừ các trường hợp khoang chở hàng được niêm phong theo quy định);
g) Kiểm tra các niêm phong của phương tiện, hàng hóa chuyên chở trên phương tiện;
h) Thứ tự, động tác kiểm tra trực quan và sử dụng gương soi gầm, bề mặt phía trên của phương tiện được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay, Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
8. Quy định về việc kiểm soát đồ vật mang vào, ra khu vực hạn chế:
a) Tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải lưu giữ tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI của Thông tư này;
b) Người mang các vật phẩm nguy hiểm, thiết bị đặc chủng, đồ vật có giá trị cao vào khu vực hạn chế phải đăng ký tại tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI của Thông tư này; vào cửa nào phải ra cửa đó;
c) Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải thu tờ khai, đối chiếu với các đồ vật mang vào, ra và ghi nhận sự thay đổi về số lượng nếu có sử dụng trong khu vực hạn chế, trừ trường hợp nhân viên kiểm soát an ninh hàng không mang theo công cụ hỗ trợ được trang bị trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không;
d) Sổ sách, tài liệu về việc kiểm soát đồ vật mang vào, ra khu vực hạn chế phải được quản lý và lưu giữ theo quy định về văn thư, lưu trữ.
9. Quy trình kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với từng khu vực hạn chế cụ thể phải được mô tả chi tiết trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không của đơn vị.
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và các cơ quan công an, giao thông phân luồng, tuyến và lắp đặt các loại biển báo, biển chỉ dẫn tại các trục đường giao thông công cộng, bãi đỗ xe, khu vực đón tiễn dành cho hành khách và các khu vực công cộng khác tại cảng hàng không, sân bay.
2. Người, phương tiện đi lại và hoạt động tại các khu vực công cộng phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, các quy định của cảng hàng không, sân bay, chấp hành theo sự hướng dẫn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, quy định về đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn văn minh, lịch sự.
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không chủ trì, phối hợp với cơ quan công an thiết lập các chốt kiểm soát, bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, thiết bị phù hợp để tuần tra, giám sát, hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông; duy trì trật tự tại các khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay; phối hợp với Cảng vụ hàng không liên quan, lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương trong trường hợp cần tăng cường bảo đảm an ninh hàng không, trật tự công cộng, xử lý vi phạm.
2. Việc bố trí lực lượng tuần tra, giám sát, thiết bị chuyên dụng, trình tự kiểm tra, giám sát an ninh phải bảo đảm phát hiện và xử lý kịp thời đồ vật, hành lý, hàng hóa, phương tiện không xác nhận được chủ, hành vi gây rối, vi phạm pháp luật tại khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay và phải được mô tả cụ thể trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không.
3. Trong trường hợp tăng cường bảo đảm an ninh hàng không hoặc do nhà ga, khu vực công cộng cảng hàng không không đáp ứng được yêu cầu khai thác, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thiết lập các chốt kiểm soát an ninh hàng không ở khu vực công cộng để hạn chế, điều tiết số lượng người, phương tiện vào, hoạt động tại nhà ga, khu vực công cộng cảng hàng không, sân bay và thông báo cho Cảng vụ hàng không để giám sát.
4. Đồ vật, hành lý, tài sản của hành khách đi tàu bay hoặc người đưa tiễn gửi ở khu vực trông giữ tại khu vực công cộng của nhà ga hành khách phải được kiểm tra an ninh hàng không trước khi tiếp nhận bằng các biện pháp thích hợp.
1. Cảng vụ hàng không chủ trì cùng với người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương liên quan thực hiện công tác tuyên truyền các quy định về an ninh, an toàn hàng không cho người dân cư trú trong khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
2. Cảng vụ hàng không cùng với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương liên quan trong việc bảo đảm thực hiện các quy định về an ninh hàng không; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật tại khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
3. Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương tổ chức đánh giá các vị trí có nguy cơ tấn công tàu bay bằng tên lửa phòng không vác vai.
4. Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với công an các cấp khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay xây dựng và thực hiện phương án phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay đối với tàu bay, việc sử dụng tên lửa phòng không vác vai và các loại vũ khí khác để tấn công tàu bay trong giai đoạn cất, hạ cánh.
5. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng bảo vệ của các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với công an cấp phường, xã khu vực liên quan tuần tra khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay, khu vực hạn chế bên ngoài cảng hàng không, sân bay khi có yêu cầu nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
1. Thùng đựng hàng hóa, bưu gửi, kiện hàng hóa rời, hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận, tủ, túi đựng suất ăn, thùng, túi đựng đồ vật phục vụ trên tàu bay, trừ đồ vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 56 của Thông tư này, sau khi được kiểm tra an ninh hàng không phải được niêm phong an ninh; phương tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay sau khi tiếp nhận nhiên liệu để nạp cho tàu bay phải niêm phong an ninh các cửa nạp, cửa xả; tàu bay không khai thác phải niêm phong an ninh các cửa của tàu bay.
2. Niêm phong an ninh phải bảo đảm không thể bóc, gỡ sau khi niêm phong hoặc nếu bóc, gỡ sẽ bị hỏng, không thể niêm phong lại; kích cỡ, chủng loại niêm phong phải phù hợp với vật được niêm phong.
3. Mẫu niêm phong an ninh, chế độ quản lý, thống kê, cấp, phát, sử dụng niêm phong an ninh phải được quy định cụ thể trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không có liên quan. Yêu cầu về niêm phong an ninh theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hãng hàng không chỉ được phép chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên tàu bay khi hành khách có vé, thẻ lên tàu bay và giấy tờ về nhân thân theo quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này và đã được kiểm tra an ninh hàng không; hành lý ký gửi của từng hành khách phải làm thủ tục chấp nhận riêng, không làm chung cho nhiều người. Trước khi cho hành khách lên tàu bay, nhân viên làm thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu hành khách với giấy tờ về nhân thân và thẻ lên tàu bay để bảo đảm sự trùng khớp của hành khách với giấy tờ và chuyến bay.
2. Hành khách có hành lý ký gửi, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải có mặt tại quầy làm thủ tục hàng không để làm thủ tục. Nhân viên làm thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu hành khách với vé và giấy tờ về nhân thân, phỏng vấn hành khách về hành lý; nếu có nghi vấn phải thông báo cho người phụ trách an ninh tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.
3. Hành khách được ủy quyền cho người đại diện thay mình làm thủ tục trong các trường hợp sau:
a) Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên trung ương Đảng, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương trở lên; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tổng tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
b) Các trường hợp khẩn cấp do Giám đốc Cảng vụ hàng không quyết định và chịu trách nhiệm.
4. Hành khách không có hành lý ký gửi được tự làm thủ tục cho mình qua hệ thống làm thủ tục trực tuyến, quầy tự làm thủ tục được hãng hàng không và các cơ quan chức năng có liên quan cho phép mà không cần có mặt tại quầy làm thủ tục hàng không.
5. Hành khách, hành lý xách tay phải được kiểm tra an ninh bằng soi chiếu an ninh hàng không 100%; hành khách từ chối soi chiếu an ninh hàng không sẽ bị từ chối vận chuyển.
6. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có buồng để tiến hành lục soát an ninh hàng không; có máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ, thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
7. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra, đối chiếu giấy tờ về nhân thân của hành khách với vé, thẻ lên tàu bay bằng giấy hoặc trên thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính…) và hành khách;
b) Hướng dẫn hành khách thực hiện các yêu cầu cởi bỏ vật dụng cá nhân, đặt hành lý, đồ vật lên băng chuyền máy soi tia X;
c) Kiểm tra hành khách bằng thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ, kiểm tra trực quan, lục soát hành khách;
d) Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 30 phút sau đó;
đ) Tiếp nhận hành lý, đồ vật cần kiểm tra theo yêu cầu của nhân viên quan sát màn hình máy soi tia X và chuyển cho nhân viên làm nhiệm vụ kiểm tra trực quan, lục soát;
e) Kiểm tra trực quan, lục soát hành lý xách tay, đồ vật;
g) Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra an ninh hàng không; luân chuyển vị trí làm việc của các nhân viên trong ca; xử lý các vướng mắc, vi phạm khi nhân viên báo cáo; không trực tiếp thực hiện các công việc của các nhân viên nêu tại các điểm a, b, c, d, đ và e của khoản này.
8. Hành khách phải tuân thủ mọi hướng dẫn, yêu cầu của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không và chấp hành quy trình soi chiếu an ninh hàng không đối với người và hành lý xách tay như sau:
a) Hành khách cởi bỏ áo khoác, mũ, giầy, dép, thắt lưng, vật dụng cá nhân và các đồ vật khác mang theo người; đặt các đồ vật, chất lỏng, thiết bị điện tử vào khay đưa qua máy soi tia X trước khi đi qua cổng từ;
b) Hành khách đi qua cổng từ, nếu cổng từ báo động thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sử dụng kết hợp thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan;
c) Hành khách đặt hành lý xách tay lên băng chuyền đưa qua máy soi tia X; khi hành lý có nghi vấn, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải tiến hành kiểm tra trực quan hoặc lục soát an ninh hàng không theo quy định.
9. Hành khách, hành lý xách tay đã hoàn tất thủ tục kiểm tra an ninh hàng không phải được giám sát liên tục bằng biện pháp thích hợp cho đến khi lên tàu bay.
10. Việc kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách tàn tật, thương binh, bệnh nhân sử dụng xe đẩy, cáng cứu thương, có gắn các thiết bị phụ trợ y tế trên người được thực hiện bằng trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác tại nơi phù hợp.
11. Việc kiểm tra trực quan hành khách, hành lý xách tay được thực hiện tại điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc tại buồng lục soát. Việc kiểm tra trực quan hành khách tại điểm kiểm tra an ninh hàng không do người cùng giới tính thực hiện, trong trường hợp cần thiết, nhân viên nữ có thể kiểm tra hành khách nam. Việc kiểm tra trực quan tại buồng lục soát phải do người cùng giới tính thực hiện, có người thứ ba cùng giới chứng kiến và phải lập biên bản kiểm tra trực quan.
12. Trường hợp phát hiện vật phẩm nguy hiểm không được mang theo người, hành lý xách tay lên tàu bay theo quy định thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Thông tư này.
13. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên bổ sung tối thiểu 10% sau kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý xách tay. Việc kiểm tra trực quan ngẫu nhiên được thực hiện tại điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc đưa hành khách vào buồng lục soát khi có yêu cầu.
1. Trường hợp hành khách quá cảnh, tạm dừng nội địa ở lại trên tàu bay, tàu bay đó phải được giám sát liên tục bằng biện pháp thích hợp cho tới khi xuất phát, không cho phép hành khách xuống khỏi tàu bay.
2. Hành khách nối chuyến, quá cảnh, tạm dừng nội địa xuống khỏi tàu bay phải mang theo đồ vật cá nhân, hành lý xách tay, không được để lại trên tàu bay.
3. Người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm kiểm tra để bảo đảm đồ vật cá nhân, hành lý xách tay của hành khách nối chuyến, quá cảnh, tạm dừng nội địa xuống khỏi tàu bay, không để lại trên tàu bay.
4. Hành khách nối chuyến, quá cảnh, tạm dừng nội địa và hành lý xách tay phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu như hành khách xuất phát trước khi lên lại tàu bay, trừ trường hợp đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Hành khách được dán thẻ hành khách tạm dừng, nối chuyến, quá cảnh;
b) Từ lúc xuống khỏi tàu bay, hành khách đi theo luồng riêng không lẫn với bất kỳ luồng hành khách nào khác và được giám sát an ninh liên tục.
1. Người khai thác tàu bay phải cung cấp danh sách tổ bay cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không trước khi tổ bay làm thủ tục kiểm tra an ninh hàng không. Tổ bay phải mặc trang phục theo quy định, tự đóng gói hành lý và chỉ được phép mang hành lý theo quy định của pháp luật liên quan.
2. Thành viên tổ bay phải xuất trình thẻ nhận dạng tổ bay tại điểm kiểm tra an ninh hàng không. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra, đối chiếu danh sách tổ bay của chuyến bay do người khai thác tàu bay cung cấp với thẻ nhận dạng tổ bay.
3. Việc soi chiếu, giám sát, lục soát an ninh đối với thành viên tổ bay và hành lý của họ được thực hiện như đối với hành khách, hành lý xách tay của hành khách xuất phát.
4. Hãng hàng không quy định chi tiết việc kiểm soát hành lý, đồ vật của tổ bay khi lên tàu bay trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
1. Nhân viên làm thủ tục vận chuyển phải yêu cầu từng hành khách xác định đúng hành lý ký gửi của mình mới được phép làm thủ tục vận chuyển, không làm thủ tục nhóm (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 44 của Thông tư này); trường hợp thấy có dấu hiệu nghi vấn phải thông báo cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để tăng cường kiểm tra.
2. Hành lý ký gửi của hành khách xuất phát, nối chuyến phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng máy soi tia X; nếu có nghi vấn phải được tiếp tục kiểm tra trực quan, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ hoặc các biện pháp thích hợp khác. Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hành lý ký gửi phải được lục soát an ninh hàng không.
3. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
a) Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 30 phút sau đó;
b) Kiểm tra trực quan, lục soát an ninh hàng không;
c) Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.
4. Trình tự, thủ tục kiểm tra, giám sát an ninh hành lý ký gửi được quy định chi tiết tại Chương trình an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay.
5. Kiểm tra trực quan đối với hành lý ký gửi của hành khách được thực hiện với sự có mặt của chủ sở hữu hành lý đó hoặc người đại diện hợp pháp của họ hoặc đại diện hãng hàng không vận chuyển, trừ trường hợp khẩn nguy.
6. Hành lý ký gửi quá cảnh, nối chuyến, đi chuyến bay tạm dừng nội địa đã đưa xuống khỏi tàu bay, trước khi đưa lên tàu bay phải qua kiểm tra an ninh hàng không như hành lý ký gửi xuất phát, trừ các trường hợp đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Hành lý không rời khỏi sân đỗ tàu bay hoặc có sự giám sát an ninh hàng không liên tục từ khi đưa xuống khỏi tàu bay cho đến khi được đưa lại lên tàu bay;
b) Hành lý có dán thẻ quá cảnh, nối chuyến, tạm dừng nội địa.
1. Hành lý ký gửi của hành khách xuất phát, nối chuyến, quá cảnh sau khi làm thủ tục chấp nhận vận chuyển và kiểm tra an ninh hàng không phải được giám sát liên tục bằng biện pháp thích hợp cho đến khi đưa lên tàu bay, không được để những người không có trách nhiệm tiếp cận.
2. Khu vực băng chuyền hành lý ký gửi, khu vực phân loại hành lý ký gửi phải được kiểm soát và giám sát liên tục bằng biện pháp thích hợp, người không có trách nhiệm không được phép tiếp cận những khu vực này.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hành lý ký gửi từ nhà ga ra tàu bay và ngược lại chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn ngừa việc mất mát tài sản trong hành lý ký gửi và ngăn chặn việc đưa hành lý ký gửi không được phép vận chuyển lên băng chuyền, xe chở hành lý.
4. Hành lý ký gửi bị rách, vỡ, bung khóa không còn nguyên vẹn trước khi chất xếp lên tàu bay hoặc có dấu hiệu bị can thiệp trái phép phải được tái kiểm tra an ninh hàng không. Việc tái kiểm tra an ninh hàng không phải được lập biên bản. Quy trình quản lý, giám sát, xử lý cụ thể đối với hành lý không còn nguyên vẹn trước khi chất xếp lên tàu bay hoặc có dấu hiệu bị can thiệp trái phép phải được quy định trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan.
1. Hành lý của mỗi hành khách phải được vận chuyển cùng với hành khách trên một chuyến bay trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 149 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định.
2. Hãng hàng không hoặc người khai thác tàu bay phải bảo đảm:
a) Mỗi kiện hành lý ký gửi phải có thẻ hành lý ghi rõ số chuyến bay, ngày, tháng, năm và mã số của kiện hành lý đó;
b) Trước chuyến bay, lập bảng kê hành lý ký gửi và thực hiện đối chiếu hành lý ký gửi với danh sách hành khách của chuyến bay;
c) Ký bảng kê danh mục hành lý ký gửi đã chất xếp lên tàu bay.
3. Trong trường hợp hành khách đã được cấp thẻ lên tàu bay nhưng không có mặt để thực hiện chuyến bay, hãng hàng không có trách nhiệm đảm bảo tất cả hành lý của hành khách đó phải được đưa xuống tàu bay trước khi cho tàu bay khởi hành.
4. Trừ túi ngoại giao, túi lãnh sự, hành lý ký gửi vận chuyển không cùng với hành khách trên chuyến bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam phải áp dụng ít nhất một trong các biện pháp kiểm tra an ninh hàng không bổ sung sau đây và phải được lập thành biên bản:
a) Soi chiếu bằng máy soi tia X đối với đồ vật ở các tư thế khác nhau;
b) Kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ.
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách chịu trách nhiệm bố trí khu vực để lưu giữ hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận cho đến khi hành lý này được chuyển đi, chuyển tới chủ sở hữu. Khu vực lưu giữ hành lý phải được bảo vệ, người không có trách nhiệm không được vào khu vực này.
2. Hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phục vụ hành khách, hành lý có trách nhiệm lưu giữ và lập hồ sơ theo dõi hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận, phải ghi rõ số lượng, trọng lượng, chuyến bay, đường bay và các biện pháp giải quyết. Hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu và niêm phong an ninh trước khi đưa vào khu vực lưu giữ, trước khi được đưa lên tàu bay phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu.
3. Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận phải được lục soát an ninh hàng không.
1. Túi ngoại giao, túi lãnh sự được miễn soi chiếu tia X, kiểm tra trực quan, lục soát an ninh hàng không trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc kiểm tra túi ngoại giao, túi lãnh sự được nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện như sau:
a) Kiểm tra niêm phong, những dấu hiệu nhận biết bên ngoài của túi ngoại giao, túi lãnh sự theo quy định của pháp luật về ngoại giao và lãnh sự;
b) Kiểm tra hộ chiếu, giấy ủy quyền mang túi ngoại giao, túi lãnh sự, văn bản của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự xác nhận số kiện của túi ngoại giao, túi lãnh sự.
3. Trong trường hợp có cơ sở xác thực để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự có chứa vật phẩm nguy hiểm không được phép vận chuyển trên tàu bay theo quy định thì túi ngoại giao, túi lãnh sự đó bị từ chối chuyên chở.
4. Khi từ chối chuyên chở phải tiến hành lập biên bản nêu rõ lý do, có sự xác nhận của giao thông viên ngoại giao hoặc giao thông viên lãnh sự và Cảng vụ hàng không liên quan, biên bản phải được gửi cho cơ quan đại diện ngoại giao.
5. Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự hay đại diện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và đồ vật mang theo khi vào khu vực hạn chế để gửi hay đi cùng túi ngoại giao, túi lãnh sự phải được kiểm tra an ninh hàng không theo quy định tại các Điều 39 và 44 của Thông tư này.
6. Túi ngoại giao, túi lãnh sự được soi chiếu tia X trong trường hợp hãng hàng không trực tiếp vận chuyển có yêu cầu bằng văn bản gửi người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay. Việc soi chiếu tia X phải được ghi nhận bằng biên bản có sự xác nhận của hãng hàng không, giao thông viên ngoại giao hoặc giao thông viên lãnh sự, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không và Cảng vụ hàng không liên quan; biên bản phải được gửi cho cơ quan đại diện ngoại giao.
1. Việc kiểm tra, giám sát an ninh đối với thành viên tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện, tuân thủ theo quy định tại các Điều 44, 46, 47 và 48 của Thông tư này, trừ trường hợp các quy định của pháp luật có quy định khác.
2. Cục Hàng không Việt Nam thống nhất với Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an và các cơ quan liên quan ban hành quy chế kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với thành viên tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ.
3. Việc miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra giấy tờ (tờ khai người gửi hàng, hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng gửi của chuyến bay quốc tế), ghi tài liệu về từng lô hàng được kiểm tra;
b) Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 30 phút sau đó; kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ;
c) Niêm phong an ninh, kiểm tra trực quan, lục soát an ninh hàng không;
d) Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.
2. Trình tự, thủ tục kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi được quy định chi tiết tại Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan.
3. Hàng hóa, bưu gửi xuất phát phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu 100%, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này và các trường hợp miễn soi chiếu được quy định tại Điều 55 của Thông tư này. Trường hợp có nghi vấn phải tiếp tục kiểm tra trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác. Việc kiểm tra trực quan được thực hiện với sự có mặt của chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp hoặc đại diện hãng hàng không vận chuyển. Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hàng hóa, bưu gửi phải được lục soát an ninh hàng không.
4. Hàng hóa, bưu gửi xuất phát sau khi đã được kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều này phải được giám sát an ninh liên tục bằng biện pháp thích hợp cho tới khi đưa lên tàu bay. Khi phát hiện hàng hóa, bưu gửi không còn nguyên vẹn hoặc thùng đựng thiếu niêm phong an ninh trước khi chất xếp lên tàu bay, nhân viên phục vụ hàng hóa, bưu gửi có trách nhiệm thông báo kịp thời cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp tái kiểm tra an ninh hàng không thích hợp nhằm phát hiện, ngăn ngừa vật phẩm nguy hiểm theo quy định.
5. Hàng hóa, bưu gửi xuất phát đã được kiểm tra an ninh hàng không mà phải vận chuyển qua các khu vực công cộng để ra tàu bay, phương tiện vận chuyển phải có người hộ tống hoặc có biện pháp giám sát thích hợp liên tục trong quá trình vận chuyển để ngăn ngừa việc đưa trái phép vật phẩm nguy hiểm vào hàng hóa, bưu gửi.
6. Hàng hóa, bưu gửi trung chuyển phải được soi chiếu, giám sát an ninh hàng không như hàng hóa, bưu gửi xuất phát, trừ trường hợp có xác nhận bằng văn bản hoặc niêm phong xác nhận việc kiểm tra an ninh hàng không đã được thực hiện tại điểm xuất phát.
7. Hàng hóa, bưu gửi trên tàu bay vận chuyển hành khách không phải kiểm tra an ninh hàng không trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển không rời khỏi tàu bay, sân đỗ tàu bay hoặc có sự giám sát an ninh hàng không thích hợp liên tục;
b) Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển được vận chuyển từ sân đỗ tàu bay vào khu vực lưu giữ hàng hóa qua khu vực công cộng và ngược lại được niêm phong an ninh và có biện pháp giám sát an ninh thích hợp liên tục trong quá trình vận chuyển để ngăn ngừa việc đưa trái phép vật phẩm nguy hiểm vào hàng hóa, bưu gửi.
8. Biện pháp kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi phải được quy định chi tiết tại Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan.
9. Hồ sơ khai thác hàng hóa, bưu gửi, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các biên bản phải được lưu giữ theo quy định của pháp luật.
1. Chỉ những cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi có lưu lượng hàng hóa, bưu gửi lớn vận chuyển bằng đường hàng không đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, con người để bảo đảm an ninh hàng không, có Quy chế an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt mới được thiết lập điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không.
2. Cục Hàng không Việt Nam chỉ định lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ kiểm tra an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không trên cơ sở bảo đảm an ninh hàng không và lợi ích của các bên liên quan.
3. Doanh nghiệp chủ quản cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, bảo vệ cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi theo Quy chế an ninh hàng không được phê duyệt; thực hiện các biện pháp kiểm soát, giám sát an ninh hàng không thích hợp đối với hàng hóa, bưu gửi sau khi tiếp nhận, lưu giữ, vận chuyển hàng hóa, bưu gửi sau kiểm tra an ninh hàng không đến cảng hàng không, sân bay.
4. Cục Hàng không Việt Nam ban hành quy định cụ thể các biện pháp, quy trình, thủ tục kiểm soát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi trong toàn bộ chuỗi cung ứng vận chuyển bằng đường hàng không phù hợp với bản chất của từng loại hàng hóa, bưu gửi. Các doanh nghiệp liên quan đến vận chuyển hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không phải thực hiện các biện pháp, quy trình, thủ tục kiểm soát an ninh hàng không do Cục Hàng không Việt Nam ban hành nhằm loại trừ việc vận chuyển vật phẩm nguy hiểm trái phép.
1. Miễn soi chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với thi thể người vận chuyển bằng tàu bay được đặt trong hòm kẽm gắn kín. Quá trình đóng gói và niêm phong hòm kẽm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền giám sát. Hòm kẽm phải còn nguyên niêm phong và có văn bản xác nhận của cơ quan y tế giám sát kèm theo giấy chứng tử.
2. Miễn soi chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với các sản phẩm làm từ máu, bộ phận nội tạng dùng cho việc cấy ghép, vắc-xin, các loại dược phẩm phải duy trì đóng gói kín. Bao bì phải có niêm phong, kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
3. Miễn soi chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với những hàng hóa nguy hiểm mà việc soi chiếu hoặc kiểm tra trực quan sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không như các vật liệu cho nghiên cứu hạt nhân, vật liệu phóng xạ. Bao bì phải có niêm phong, kèm theo văn bản xác nhận tình trạng đóng gói an toàn, văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Đối với hài cốt, tro cốt, việc kiểm tra an ninh hàng không được thực hiện như đối với hàng hóa, hành lý thông thường, trừ trường hợp có đề nghị miễn soi chiếu tia X của cá nhân, cơ quan nhà nước có liên quan, cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài và phải được người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay chấp nhận.
5. Đối với động vật sống, vật phẩm dễ bị hỏng trong trường hợp có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền không thể kiểm tra bằng soi chiếu tia X thì phải kiểm tra trực quan hoặc biện pháp khác thích hợp.
6. Vận chuyển hàng nguy hiểm phải tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không. Hàng nguy hiểm phải được đóng gói, dán nhãn đúng quy định và khai báo trước khi chấp nhận để vận chuyển. Hãng hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra, xác định sự tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không trước khi chấp nhận vận chuyển hàng nguy hiểm. Khi kiểm tra an ninh hàng không phát hiện hàng nguy hiểm, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải thông báo cho hãng vận chuyển xem xét quyết định.
7. Việc mang theo trang thiết bị y tế là vật phẩm nguy hiểm theo người lên tàu bay để chăm sóc bệnh nhân và đối tượng cảnh vệ phải được đề nghị bằng văn bản, được sự đồng ý của đại diện hãng hàng không và người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay.
8. Tất cả các vật phẩm đặc biệt nêu tại các khoản 1, 2, 4, 5 và 7 của Điều này phải được kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ.
1. Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn hàng không (sau đây gọi chung là doanh nghiệp suất ăn) có trách nhiệm triển khai công tác bảo đảm an ninh hàng không đối với suất ăn theo Quy chế an ninh của doanh nghiệp đã được phê duyệt.
2. Khu vực sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn phải được bảo vệ; việc vào và hoạt động tại các khu vực này phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phù hợp. Phương tiện vận chuyển suất ăn từ nơi cung ứng qua khu vực công cộng ra tàu bay phải có nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp áp tải hoặc triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp.
3. Các mẫu suất ăn phải được lưu giữ ít nhất 24 giờ kể từ khi đưa lên phục vụ trên tàu bay.
4. Tủ hoặc túi đựng suất ăn phục vụ trên tàu bay sau khi được kiểm tra an ninh hàng không phải được niêm phong an ninh. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không chỉ cho phép vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, tổ bay chỉ được tiếp nhận lên tàu bay nếu tủ, túi đựng suất ăn còn nguyên niêm phong an ninh hàng không của doanh nghiệp suất ăn.
5. Trường hợp tủ, túi đựng suất ăn không có hoặc niêm phong an ninh không còn nguyên vẹn thì phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng soi chiếu tia X hoặc kiểm tra trực quan trước khi đưa vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không để đưa lên tàu bay và phải được giám sát an ninh hàng không liên tục.
1. Đồ vật phục vụ trên tàu bay phải có thùng hoặc túi đựng, được kiểm tra an ninh hàng không bằng soi chiếu tia X. Thùng, túi đựng đồ vật phục vụ trên tàu bay phải được niêm phong an ninh hàng không sau khi được kiểm tra an ninh hàng không bằng soi chiếu tia X và được giám sát liên tục bằng biện pháp thích hợp cho tới khi đưa lên tàu bay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Khu vực kho chứa các đồ vật phục vụ trên tàu bay phải được bảo vệ; việc vào và hoạt động phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phù hợp.
3. Người khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu số lượng, chủng loại đồ vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay khi đưa lên, đưa xuống tàu bay và ghi nhận bằng văn bản; xuất trình cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi vào và ra khỏi khu vực hạn chế.
1. Doanh nghiệp cung ứng nhiên liệu có trách nhiệm triển khai công tác bảo đảm an ninh hàng không đối với nhiên liệu theo Quy chế an ninh của doanh nghiệp đã được phê duyệt.
2. Khu vực kho chứa nhiên liệu, phương tiện vận chuyển phải được bảo vệ; việc vào và hoạt động tại khu vực này phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không.
3. Các cửa nạp, cửa xả của phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không sau khi tiếp nhận nhiên liệu để nạp cho tàu bay phải được niêm phong an ninh; phương tiện phải có bảo vệ doanh nghiệp áp tải hoặc có các biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp khi lưu thông tại các khu vực công cộng.
4. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát phương tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay trước khi vào sân bay, bảo đảm niêm phong an ninh các cửa xả và cửa nạp của phương tiện tra nạp còn nguyên vẹn.
1. Khi làm thủ tục hàng không, người áp giải phải xuất trình lệnh hoặc quyết định áp giải của cơ quan có thẩm quyền.
2. Đại diện hãng hàng không phối hợp với người áp giải đánh giá nguy cơ trong việc vận chuyển hành khách bị áp giải và quyết định các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn phù hợp; thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và Cảng vụ hàng không cảng hàng không, sân bay nơi đi.
3. Người áp giải và người bị áp giải có thể được bố trí kiểm tra an ninh hàng không tại khu vực riêng. Người bị áp giải và hành lý, vật dụng của họ phải được kiểm tra trực quan.
4. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với người áp giải quản lý, giám sát chặt chẽ trong quá trình đưa người bị áp giải lên, xuống tàu bay.
5. Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ và người áp giải cùng với công cụ hỗ trợ họ mang theo. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp cần thiết nếu có.
1. Hãng hàng không chịu trách nhiệm về hành khách do hãng chuyên chở bị Việt Nam từ chối nhập cảnh, cụ thể:
a) Chuyên chở hành khách rời khỏi Việt Nam trong thời gian sớm nhất;
b) Phối hợp với công an cửa khẩu tạm giữ giấy tờ về nhân thân của hành khách và làm thủ tục để có các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách đó nếu hành khách không có giấy tờ về nhân thân hợp lệ;
c) Thông báo cho công an cửa khẩu, Cảng vụ hàng không liên quan danh sách hành khách, thời gian, địa điểm quản lý hành khách bị từ chối nhập cảnh và chuyến bay chuyên chở hành khách rời khỏi Việt Nam;
d) Giữ giấy tờ về nhân thân hoặc các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp và chỉ giao lại khi hành khách đã được bàn giao cho nhà chức trách có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu bay đến.
2. Trường hợp hãng hàng không chuyên chở hành khách bị từ chối nhập cảnh tại nước ngoài về Việt Nam, hãng hàng không có trách nhiệm phối hợp với nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại để có giấy tờ về nhân thân của hành khách đó hoặc các giấy tờ khác do nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách đó.
3. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay quản lý, giám sát hành khách cho tới khi đưa hành khách lên chuyến bay rời khỏi Việt Nam. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh không tự nguyện về nước, hãng hàng không phải bố trí nhân viên an ninh áp giải trên chuyến bay, tối thiểu 01 nhân viên áp giải 01 hành khách.
4. Hãng hàng không chịu mọi chi phí liên quan đến hành khách bị từ chối nhập cảnh.
5. Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách bị từ chối nhập cảnh và những người áp giải cùng với công cụ hỗ trợ họ mang theo. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay hoặc nhà chức trách nước ngoài nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp cần thiết.
1. Hành khách mất khả năng làm chủ hành vi bao gồm:
a) Mất khả năng làm chủ hành vi do bị bệnh tâm thần;
b) Mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác.
2. Không chấp nhận chuyên chở hành khách mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng chất kích thích.
3. Việc chấp nhận chuyên chở hành khách bị bệnh tâm thần do đại diện hãng hàng không đánh giá và quyết định. Khi chấp nhận chuyên chở phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Hành khách bị bệnh tâm thần phải có bác sĩ hoặc thân nhân đi kèm có khả năng kiềm chế được hành vi bất thường của hành khách. Trong trường hợp cần thiết, hành khách bị bệnh tâm thần cần phải được gây mê trước khi lên tàu bay, thời gian bay không được lâu hơn thời gian tác dụng của thuốc;
b) Hành khách bị bệnh tâm thần và hành lý, vật dụng của họ phải được kiểm tra trực quan; việc kiểm tra có thể được bố trí tại khu vực riêng;
c) Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của đại diện hãng hàng không, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải hộ tống hành khách bị bệnh tâm thần lên tàu bay và ngược lại;
d) Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách bị bệnh tâm thần. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho người khai thác cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp nếu xét thấy cần thiết.
1. Trường hợp hành khách chưa lên tàu bay, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không ngăn chặn không cho phép hành khách lên tàu bay, tạm giữ người, giấy tờ về nhân thân của hành khách, lập biên bản vi phạm theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV của Thông tư này, thông báo cho Cảng vụ hàng không liên quan và đại diện hãng hàng không liên quan. Việc xử lý phải đảm bảo hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay.
2. Trường hợp hành khách đã lên tàu bay và tàu bay đang ở mặt đất, người chỉ huy tàu bay phải áp dụng biện pháp xử lý thích hợp theo thẩm quyền; quyết định tạm dừng chuyến bay nếu xét thấy cần thiết vì lý do bảo đảm an toàn, an ninh cho chuyến bay; thông báo cho đại diện hãng hàng không; đại diện hãng hàng không thông báo vụ việc cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và Cảng vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay để phối hợp xử lý.
3. Trường hợp tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay phải áp dụng biện pháp xử lý thích hợp theo thẩm quyền; quyết định cho tàu bay hạ cánh nếu xét thấy cần thiết vì lý do bảo đảm an toàn, an ninh cho chuyến bay; thông báo cho đại diện hãng hàng không nếu nơi hạ cánh là cảng hàng không, sân bay trong nước; thông báo cho nhà chức trách của cảng hàng không, sân bay nếu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay nước ngoài; người chỉ huy tàu bay tổ chức lập biên bản vi phạm theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV của Thông tư này, bàn giao vụ việc cho nhà chức trách của nước sở tại để xử lý theo các quy định của pháp luật nước đó.
4. Khi nhận được thông báo, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay lên ngay tàu bay để phối hợp với tổ bay, áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để áp giải hành khách xuống khỏi tàu bay, tạm giữ giấy tờ về nhân thân của hành khách, đồ vật vi phạm; tổ bay lập bản tường trình báo cáo vụ việc chuyển giao cho Cảng vụ hàng không để xử lý theo thẩm quyền và đại diện hãng hàng không phải có mặt chứng kiến, phối hợp trong quá trình xử lý vụ việc.
5. Cảng vụ hàng không liên quan nhận được thông báo phải đến ngay nơi xử lý vụ việc để trực tiếp đánh giá và quyết định việc xử lý theo thẩm quyền; giám sát toàn bộ quá trình xử lý vụ việc, kể cả trên tàu bay; chủ trì phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không đánh giá vụ việc, quyết định áp dụng các biện pháp an ninh cần thiết; yêu cầu tổ bay lập bản tường trình báo cáo vụ việc làm cơ sở xem xét xử lý vụ việc vi phạm trên tàu bay; đình chỉ hoặc cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay; lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp vượt quá thẩm quyền, chuyển vụ việc cho cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền.
1. Hãng hàng không có quyền từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh trong các trường hợp được pháp luật quy định.
2. Quy trình, thủ tục và thẩm quyền quyết định từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không. Việc từ chối vận chuyển hành khách phải được thông báo ngay cho Cảng vụ hàng không liên quan để giám sát theo thẩm quyền.
3. Cục Hàng không Việt Nam ban hành quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời hạn hoặc vĩnh viễn đối với hành khách có các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; tùy tính chất, mức độ vi phạm, Cục Hàng không Việt Nam xem xét quyết định áp dụng các biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc đối với người có hành vi vi phạm về an ninh, trật tự kỷ luật trên tàu bay tại các cảng hàng không, sân bay.
4. Cục Hàng không Việt Nam thường xuyên cập nhật và thông báo danh sách hành khách bị cấm vận chuyển, hành khách phải kiểm tra trực quan bắt buộc cho các Cảng vụ hàng không, hãng hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay.
5. Hãng hàng không phải có biện pháp thích hợp, hiệu quả để cảnh báo, phát hiện ngay đối tượng bị cấm vận chuyển, đối tượng phải áp dụng các biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc khi đối tượng đặt chỗ, làm thủ tục đi tàu bay để ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
1. Hành khách, hành lý xách tay đã kiểm tra an ninh hàng không nhưng ra khỏi khu vực cách ly khi trở lại phải tái kiểm tra an ninh hàng không.
2. Trường hợp có sự tiếp xúc, trộn lẫn giữa hành khách, hành lý xách tay đã qua kiểm tra và người chưa qua kiểm tra an ninh hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải áp dụng ngay các biện pháp sau:
a) Tất cả hành khách, hành lý xách tay phải được chuyển sang một khu vực khác, kiểm tra lại toàn bộ khu vực cách ly liên quan;
b) Tái kiểm tra an ninh hàng không toàn bộ hành khách, hành lý xách tay trước khi cho lên tàu bay;
c) Trường hợp hành khách đã lên tàu bay, toàn bộ hành khách, hành lý xách tay và khoang hành khách của tàu bay phải được tái kiểm tra an ninh hàng không.
3. Trường hợp niêm phong an ninh không còn nguyên vẹn hoặc hành lý ký gửi, hàng hóa, bưu gửi, đồ vật phục vụ trên tàu bay, tủ, túi đựng suất ăn bị rách, vỡ phải tái kiểm tra an ninh hàng không trước khi chất xếp lên tàu bay.
4. Việc tái kiểm tra an ninh hàng không được quy định tại các khoản 2 và 3 của Điều này phải được lập thành biên bản.
1. Khi phát hiện hoặc nghi vấn bom, mìn, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, chất cháy, vật liệu phóng xạ, chất độc có nguy cơ gây nguy hiểm, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải lập tức đánh giá nguy cơ để có biện pháp xử lý thích hợp. Trường hợp là bom, mìn, vật liệu nổ nếu không biết rõ về cơ chế nổ thì để nguyên tại chỗ, nhanh chóng phong tỏa khu vực đó, sơ tán hành khách đến nơi an toàn và thông báo ngay cho lực lượng phá dỡ bom mìn của ngành công an, quân đội đến để tháo gỡ. Việc di chuyển chất cháy, vật liệu phóng xạ, chất độc thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Khi phát hiện vật phẩm nguy hiểm không có giấy phép theo quy định của pháp luật, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải lập biên bản sự việc và chuyển giao người, hồ sơ, vật phẩm nguy hiểm cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho hãng hàng không liên quan để có biện pháp giải quyết thích hợp.
3. Khi phát hiện vật phẩm nguy hiểm không tuân thủ các điều kiện bảo đảm vận chuyển an toàn bằng đường hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay hướng dẫn hành khách bỏ lại hoặc thực hiện thủ tục vận chuyển theo quy định hoặc từ chối hoàn thành thủ tục kiểm tra an ninh hàng không và yêu cầu hãng hàng không, đại diện hợp pháp của người gửi hàng, hành khách tuân thủ các điều kiện vận chuyển.
4. Khi phát hiện vũ khí, vật liệu nổ trong người hành khách, phải nhanh chóng bằng biện pháp thích hợp khống chế, ngăn chặn để xử lý; phát hiện vũ khí, vật liệu nổ trong hành lý xách tay của hành khách phải cách ly ngay hành khách với hành lý, khống chế hành khách để xử lý.
1. Khu vực cách ly phải được kiểm tra an ninh hàng không trước khi đưa vào khai thác hàng ngày và giám sát an ninh chặt chẽ, liên tục trong suốt thời gian khai thác.
2. Khi không hoạt động, tất cả các cửa vào, cửa ra của khu vực cách ly phải được khóa hoặc có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không canh gác, bảo vệ.
3. Cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước, doanh nghiệp hoạt động tại cảng hàng không, sân bay và những người khác cùng đồ vật mang theo khi vào khu cách ly phải qua kiểm tra, giám sát an ninh hàng không như đối với hành khách, hành lý xuất phát.
4. Trình tự, thủ tục kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với khu vực cách ly phải được quy định cụ thể, chi tiết tại Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan.
1. Tàu bay đỗ tại sân đỗ tàu bay phải được bảo vệ bằng các biện pháp thích hợp nhằm phát hiện, ngăn chặn người, phương tiện tiếp cận, đưa đồ vật lên, xuống hoặc để lại trên tàu bay một cách trái phép.
2. Tàu bay không khai thác phải được thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này và các yêu cầu sau:
a) Cầu thang, cầu ống dẫn khách, băng chuyền và các phương tiện phục vụ khác phải được di dời khỏi tàu bay;
b) Người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm đóng, khóa cửa tàu bay; niêm phong cửa tàu bay; tàu bay đỗ ban đêm phải được chiếu sáng.
3. Tàu bay đang khai thác phải được thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này và các yêu cầu sau:
a) Được giám sát an ninh hàng không liên tục hoặc được đóng, khóa, niêm phong cửa tàu bay;
b) Người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm tổ chức ghi nhận và lưu giữ danh sách người, phương tiện được phép tiếp cận và phục vụ tàu bay.
1. Trước khi tiếp nhận hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi lên tàu bay và sau khi hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi xuống hết khỏi tàu bay, người khai thác tàu bay phải kiểm tra an ninh hàng không tàu bay theo danh mục của từng loại tàu bay nhằm phát hiện các vật phẩm nguy hiểm có thể được cất giấu hoặc người trốn trên tàu bay. Người khai thác tàu bay phải quy định chi tiết quy trình, thủ tục kiểm tra an ninh hàng không tàu bay trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
2. Kiểm tra, lục soát an ninh tàu bay phải được tiến hành theo danh mục. Trên mỗi tàu bay phải có danh mục kiểm tra an ninh hàng không, lục soát an ninh tàu bay và nội dung danh mục kiểm tra an ninh hàng không phải được quy định trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
1. Trong suốt thời gian tàu bay đang bay, cửa buồng lái phải được khóa từ bên trong và có phương thức trao đổi thông tin bí mật giữa tiếp viên với tổ lái khi phát hiện nghi ngờ hoặc có dấu hiệu uy hiếp an ninh hàng không trong khoang hành khách.
2. Tàu bay có trọng lượng cất cánh tối đa từ 45.500 kilôgam trở lên hoặc có sức chở từ 60 hành khách trở lên phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Cửa buồng lái tàu bay có khả năng chống lại vũ khí hạng nhẹ, mảnh lựu đạn hoặc việc sử dụng vũ lực để vào buồng lái trái phép;
b) Có trang bị, thiết bị để tổ lái giám sát toàn bộ khu vực bên ngoài cửa buồng lái tàu bay nhằm nhận biết những người có yêu cầu vào buồng lái, phát hiện những hành vi nghi ngờ hoặc nguy cơ đe dọa tiềm ẩn.
3. Người khai thác tàu bay phải đảm bảo sau khi các cửa của tàu bay được đóng để khởi hành, không ai được phép vào buồng lái cho đến khi các cửa của tàu bay được mở ra để hành khách rời khỏi tàu bay ngoại trừ những đối tượng sau đây nếu Người chỉ huy tàu bay đồng ý:
a) Thành viên tổ bay đang làm nhiệm vụ;
b) Người được người khai thác tàu bay cho phép;
c) Người được phép vào buồng lái theo quy định pháp luật.
4. Thành viên tổ lái không được phép rời buồng lái khi chưa được người chỉ huy tàu bay cho phép; trong buồng lái phải luôn có mặt 02 người là thành viên tổ lái. Trong trường hợp bất khả kháng, chỉ có 01 thành viên tổ lái thì bắt buộc phải có mặt 01 tiếp viên và thành viên tổ lái đó.
1. Khi hành khách lên tàu bay, hãng hàng không chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đối chiếu giấy tờ về nhân thân, thẻ lên tàu bay của hành khách để đảm bảo đúng người, đúng chuyến bay. Biện pháp kiểm tra phải được quy định chi tiết trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
2. Trước khi cho tàu bay khởi hành, người chỉ huy tàu bay phải có trách nhiệm tổ chức đối chiếu tổng số hành khách đã được cấp thẻ lên tàu bay với tổng số hành khách thực có trên tàu bay bằng biện pháp thích hợp; nếu không có sự trùng khớp phải làm rõ lý do mới được phép khởi hành.
3. Trong thời gian tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng không, duy trì trật tự, kỷ luật trên tàu bay; được áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp, vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh hàng không, hành vi gây rối, vi phạm trật tự kỷ luật, không tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của tổ bay theo quy định pháp luật; tổ chức bàn giao người vi phạm, tang vật và biên bản hoặc báo cáo vi phạm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay. Người chỉ huy tàu bay tổ chức việc giám sát an ninh hàng không, duy trì trật tự kỷ luật trên tàu bay trong suốt chuyến bay.
4. Thành viên tổ bay phải tuân thủ mệnh lệnh, sự chỉ huy, điều hành của người chỉ huy tàu bay; thường xuyên quan sát khoang hành khách để kịp thời phát hiện hành vi bất thường của hành khách, thông báo cho người chỉ huy tàu bay biết để xử lý; phối hợp với nhân viên an ninh trên không giải quyết và xử lý các trường hợp tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp.
5. Cục Hàng không Việt Nam là đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Công an, nhà chức trách có thẩm quyền của nước ngoài và các hãng hàng không trong việc bố trí nhân viên an ninh trên không đi trên các chuyến bay.
1. Việc vận chuyển đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, có người áp giải. Trên một chuyến bay chỉ được vận chuyển không quá 05 người thuộc đối tượng này. Chuyến bay chuyên cơ thuê khoang không vận chuyển hành khách là bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Đối với chuyến bay từ nước ngoài về Việt Nam, trong trường hợp quy định của pháp luật của nước sở tại khác với quy định tại khoản 1 của Điều này, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá và quyết định giới hạn chuyên chở.
3. Chỗ ngồi của đối tượng bị áp giải được chỉ định ở các hàng ghế xa cửa lên, xuống, xa cửa thoát hiểm. Nhân viên áp giải ngồi ghế cạnh lối đi, đối tượng bị áp giải ngồi ghế trong, trường hợp số nhân viên áp giải gấp hai lần số đối tượng bị áp giải, đối tượng bị áp giải ngồi ghế giữa hai nhân viên áp giải.
4. Đối tượng bị áp giải phải được người áp giải giám sát trong suốt chuyến bay kể cả khi vào phòng vệ sinh, đối tượng bị áp giải có thể được mời ăn với sự đồng ý của người áp giải; người áp giải và đối tượng bị áp giải không được sử dụng các loại chất kích thích hoặc dung dịch có cồn.
5. Không được khóa tay hoặc chân đối tượng bị áp giải vào bất cứ bộ phận nào của tàu bay.
6. Hãng hàng không phải bố trí cho người áp giải và người bị áp giải lên trước và rời khỏi tàu bay sau cùng so với các hành khách khác.
7. Việc vận chuyển hành khách bị trục xuất tự nguyện trở về với số lượng nhiều hơn quy định tại khoản 1 của Điều này được thực hiện khi đủ khả năng bảo đảm an ninh. Hãng hàng không chịu trách nhiệm đánh giá và quyết định.
1. Việc vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, vật liệu phóng xạ và các vật phẩm nguy hiểm khác trên tàu bay vào hoặc qua lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Danh mục các vật phẩm nguy hiểm mà hành khách, tổ bay không được mang theo người, hành lý xách tay, hành lý ký gửi lên tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam ban hành.
3. Đối với vật phẩm nguy hiểm là hàng nguy hiểm khi vận chuyển phải được đại diện của hãng hàng không chấp nhận vận chuyển trên tàu bay theo đúng quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.
4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải niêm yết danh mục các vật phẩm nguy hiểm không được mang theo người, hành lý xách tay, hành lý ký gửi tại điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách; thông báo bằng hình thức thích hợp tại nhà ga danh mục các vật phẩm nguy hiểm không được mang lên tàu bay quy định tại khoản 2 của Điều này.
Hãng hàng không phải tổ chức niêm yết danh mục các vật phẩm nguy hiểm không được mang theo người, hành lý xách tay, hành lý ký gửi tại nơi bán vé, quầy làm thủ tục hàng không.
1. Người mang vũ khí, công cụ hỗ trợ khi làm thủ tục đi tàu bay tại quầy thủ tục phải:
a) Xuất trình vũ khí, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép liên quan cho nhân viên hàng không kiểm tra khi làm thủ tục đi tàu bay;
b) Trường hợp mang súng theo người lên tàu bay, phải hoàn thành tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp ký gửi súng, đạn, phải hoàn thành tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nhân viên làm thủ tục của hãng hàng không thông báo cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để kiểm tra các loại giấy phép liên quan đến vũ khí, công cụ hỗ trợ. Trường hợp là súng, đạn, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra nội dung khai báo và ký xác nhận vào tờ khai.
3. Quy trình tiếp nhận, vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ:
a) Người có súng phải tháo rời hộp tiếp đạn khỏi súng; tháo rời hoặc ngắt nguồn điện của công cụ hỗ trợ; bảo đảm chắc chắn vũ khí, công cụ hỗ trợ trong trạng thái an toàn;
b) Đạn phải được đóng gói và chất xếp theo đúng quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm. Đại diện hãng hàng không ký xác nhận vào tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Nhân viên phục vụ mặt đất vận chuyển súng, đạn từ điểm làm thủ tục lên tàu bay phải có nhân viên an ninh hàng không giám sát, hộ tống;
d) Vũ khí, công cụ hỗ trợ phải để ở nơi hành khách không thể tiếp cận được trong suốt chuyến bay;
đ) Đại diện hãng hàng không phải điện thông báo bằng hình thức thích hợp cho đại diện của hãng tại cảng hàng không, sân bay đến để tiếp nhận và giám sát.
4. Người chỉ huy tàu bay phải được thông báo về số lượng súng, đạn được vận chuyển trên chuyến bay.
5. Tại cảng hàng không, sân bay đến, quy trình bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:
a) Nhân viên phục vụ mặt đất có trách nhiệm vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ từ tàu bay vào khu vực trả hành lý; đối chiếu giấy tờ về nhân thân, thẻ lên tàu bay với thẻ hành lý ký gửi; bàn giao vũ khí, đạn, công cụ hỗ trợ cho hành khách tại nơi trả hành lý ký gửi;
b) Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm giám sát quá trình vận chuyển, bàn giao, đăng ký vào số và giám sát việc hành khách mang vũ khí, công cụ hỗ trợ ra khỏi khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay.
6. Quy trình, thủ tục tiếp nhận, quản lý, vận chuyển, bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được quy định chi tiết trong Chương trình an ninh hàng không dân dụng của hãng hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay.
1. Khi qua điểm kiểm tra an ninh hàng không vào khu vực cách ly quốc tế, mỗi hành khách, thành viên tổ bay chỉ được mang không quá 01 lít chất lỏng theo người và hành lý xách tay; dung tích của mỗi chai, lọ, bình chứa chất lỏng không quá 100 mi-li-lít, đồng thời phải được đóng kín hoàn toàn.
2. Không áp dụng khoản 1 Điều này đối với chất lỏng là thuốc chữa bệnh, sữa, thức ăn cho trẻ em nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Thuốc chữa bệnh có kèm theo đơn thuốc trong đó ghi rõ họ và tên, địa chỉ của người kê đơn thuốc, họ và tên người sử dụng thuốc phù hợp với họ và tên trên vé hành khách;
b) Sữa, thức ăn dành cho trẻ em, trẻ sơ sinh phải có trẻ em, trẻ sơ sinh đi cùng.
3. Chất lỏng mua tại cửa hàng trong khu cách ly quốc tế, trên chuyến bay quốc tế được phép mang theo người và hành lý xách tay không giới hạn dung tích với điều kiện phải đựng trong túi nhựa an ninh được dán kín.
1. Bảo đảm an ninh đối với tàu bay hoạt động hàng không chung được thực hiện như đối với tàu bay vận chuyển hàng không thương mại.
2. Bảo đảm an ninh đối với tàu bay hoạt động hàng không chung đỗ ngoài cảng hàng không, sân bay thực hiện như sau:
a) Người khai thác tàu bay phải xây dựng quy định về bảo vệ tàu bay phù hợp với hoạt động khai thác của mình; phối hợp, hiệp đồng với chính quyền địa phương tổ chức bảo vệ tàu bay; bố trí lực lượng canh gác tàu bay liên tục nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời người, phương tiện tiếp cận và lên tàu bay trái phép; thiết lập hệ thống hàng rào, chiếu sáng ban đêm thích hợp quanh khu vực tàu bay đỗ;
b) Cửa tàu bay phải được khóa hoặc niêm phong.
3. Người khai thác tàu bay hoạt động hàng không chung chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra an ninh hàng không đối với tàu bay trước khi cho người, đồ vật lên tàu bay và bảo đảm an ninh trong khi bay.
4. Tàu bay hoạt động hàng không chung có trọng lượng cất cánh tối đa trên 5.700 kg phải được bảo đảm an ninh như tàu bay vận chuyển hàng không thương mại.
5. Hãng hàng không thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải xây dựng Chương trình an ninh hàng không cho hoạt động khai thác của hãng. Nội dung phải quy định chi tiết các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không, bảo vệ tàu bay của hãng trong và ngoài phạm vi cảng hàng không, sân bay; thiết lập, duy trì bộ phận bảo đảm an ninh hàng không của hãng và chỉ định người chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác bảo đảm an ninh của hãng theo hệ thống độc lập, không kiêm nhiệm.
1. Việc kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, đồ vật đưa lên tàu bay hoạt động hàng không chung được thực hiện bằng biện pháp thích hợp và được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
2. Tàu bay xuất phát từ một cảng hàng không, sân bay, người khai thác tàu bay phải gửi danh sách người, đồ vật đưa lên tàu bay cho người khai thác cảng hàng không, sân bay để thực hiện kiểm tra, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay.
3. Tàu bay xuất phát từ nơi nằm ngoài cảng hàng không, sân bay, người khai thác tàu bay phải tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với người, đồ vật đưa lên tàu bay.
1. Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan thu thập, đánh giá thông tin về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của khủng bố, các tổ chức phản động và các loại tội phạm, âm mưu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng để quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh tăng cường cho từng cấp độ theo quy định của pháp luật.
2. Cục Hàng không Việt Nam, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin liên quan đến âm mưu tấn công can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
3. Quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường phải được triển khai ngay đến các cơ quan, đơn vị liên quan bằng hình thức thích hợp trong thời gian sớm nhất để thực hiện, đồng thời được gửi ngay để báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Công an qua số fax do Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an xác định.
1. Quy trình triển khai các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường áp dụng cho từng cấp độ phải được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không trên cơ sở nội dung quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường tương ứng với cấp độ được áp dụng. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu và các cơ quan, đơn vị liên quan phải thực hiện ngay theo chỉ đạo của Cục Hàng không Việt Nam.
1. Chỉ hãng hàng không liên quan đến việc vận chuyển hành khách, hàng hóa được phép khai thác, sử dụng thông tin về nhân thân hành khách, người gửi, người nhận hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hãng hàng không có trách nhiệm bảo mật thông tin cá nhân của hành khách; chỉ cung cấp thông tin về nhân thân hành khách, người gửi, người nhận hàng hóa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu vì mục đích phục vụ công tác quản lý nhà nước về an ninh, an toàn hàng không dân dụng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và các tội phạm hình sự khác.
1. Đơn vị chủ quản hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không phải xây dựng và ban hành các quy định về bảo vệ, quản lý, sử dụng để chống lại hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng, đánh cắp và làm sai lệch thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật.
2. Việc bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không phải được thực hiện từ giai đoạn lựa chọn nhà cung cấp và trong quá trình thiết kế lắp đặt, sử dụng hệ thống. Các biện pháp bảo vệ bao gồm:
a) Quản trị hệ thống thông qua việc ban hành tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục an ninh; lựa chọn và đào tạo cán bộ, đặc biệt là những người có quyền quản trị hệ thống; đánh giá mối đe dọa và rủi ro để xác định các lỗ hổng của hệ thống và khả năng bị tấn công; kiểm tra và thử nghiệm; bảo đảm an ninh chuỗi cung ứng;
b) Kiểm soát bằng tường lửa; mã hóa dữ liệu; sử dụng hệ thống phát hiện xâm nhập mạng và hệ thống chống vi-rút;
c) Bảo vệ hệ thống, đặc biệt là các máy chủ, phải nằm trong khu vực mà việc vào, ra và hoạt động trong khu vực đó được kiểm soát và hạn chế; chỉ những người có thẩm quyền được truy cập vào hệ thống bằng phương pháp đăng nhập sinh trắc học, mật khẩu; hạn chế số lượng người có quyền truy cập; kiểm soát và giám sát liên tục việc truy cập vào hệ thống; sử dụng hệ thống sao lưu đề phòng trường hợp hệ thống chính bị trục trặc; ghi lưu các hoạt động để phục vụ kiểm tra, đánh giá và cảnh báo khi có hoạt động bất thường.
3. Chương trình, Quy chế an ninh hàng không, phương án khẩn nguy, phương án ứng phó không lưu của các doanh nghiệp ngành hàng không liên quan phải quy định cụ thể về nội dung bảo vệ thông tin và hệ thống công nghệ thông tin; phương án phòng ngừa, đảm bảo an ninh thông tin, phương án ứng phó khi bị tấn công can thiệp bất hợp pháp bằng kỹ thuật điện tử.
4. Đơn vị chủ quản hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không phải thực hiện việc đánh giá nguy cơ uy hiếp an ninh, an toàn hàng không, mức độ thiệt hại nếu bị tấn công, can thiệp bất hợp pháp vào các thiết bị, hệ thống thông tin của đơn vị mình để có biện pháp bảo vệ thích hợp. Việc đánh giá dựa trên tiêu chí sau:
a) Mức độ uy hiếp trực tiếp đến hoạt động điều hành bay và tàu bay đang bay;
b) Mức độ uy hiếp trực tiếp đến tính mạng hành khách, nhân viên tại cảng hàng không, sân bay;
c) Mức độ uy hiếp trực tiếp đến hoạt động bình thường của các thiết bị điều hành bay, hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị bảo đảm an ninh hàng không.
5. Đơn vị chủ quản hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không phải phối hợp với các cơ quan an ninh thông tin của Bộ Công an để bảo vệ, chống hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và đánh cắp, làm sai lệch thông tin, dữ liệu; tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh thông tin.
1. Kiểm soát an ninh nội bộ được thực hiện thông qua việc xây dựng, duy trì thực hiện tiêu chuẩn chức danh công việc; nội quy, kỷ luật của cơ quan, đơn vị và công tác phối hợp với cơ quan chức năng trong phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và thẩm tra xác minh nhân thân.
2. Kiểm soát an ninh nội bộ phải được thực hiện trong tất cả các quy trình tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, quản lý, giám sát, xử lý vi phạm, đánh giá, nhận xét, bổ nhiệm, điều động của mỗi cơ quan, đơn vị; phải kết hợp chặt chẽ công tác kiểm soát an ninh nội bộ với công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
3. Đơn vị tuyển dụng, quản lý, sử dụng nhân viên hàng không phải tiến hành kiểm tra án tích tại cơ quan tư pháp; thẩm tra, xác minh lý lịch và nhân thân tại nơi cư trú và nơi họ đã làm việc trước khi quyết định tuyển dụng; định kỳ đánh giá nhân viên hàng không. Khi có biểu hiện bất thường về phẩm chất đạo đức, sinh hoạt, kinh tế, ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy của cơ quan, đơn vị, phải xác minh làm rõ.
1. Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không dân dụng; tạm đình chỉ hoạt động của nhân viên hàng không có dấu hiệu vi phạm pháp luật, uy hiếp an ninh, an toàn hàng không hoặc theo yêu cầu của cơ quan an ninh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an; chỉ đạo các doanh nghiệp ngành hàng không dân dụng trong việc phối hợp với các cơ quan công an liên quan thực hiện công tác kiểm soát an ninh nội bộ.
2. Doanh nghiệp quản lý, sử dụng nhân viên hàng không phải ban hành quy định về kiểm soát an ninh nội bộ gồm các nội dung sau:
a) Xác minh và định kỳ thực hiện đánh giá nhân thân đối với nhân viên hàng không khi tuyển dụng, đề nghị cấp phép, năng định chuyên môn và giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhân viên thuộc đơn vị mình;
b) Thường xuyên quán triệt, nhắc nhở, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, phẩm chất đạo đức của cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị;
c) Kiểm soát chặt chẽ việc đi lại, mang đồ vật ra, vào khu vực hạn chế, lên, xuống tàu bay; hoạt động thực hiện nhiệm vụ của nhân viên trong các khu vực hạn chế;
d) Có người hoặc bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát an ninh nội bộ, lập hồ sơ quản lý nhân viên; phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, chính quyền địa phương để trao đổi, nắm bắt thông tin liên quan đến người lao động; tích cực, chủ động phối hợp kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm pháp luật và khắc phục thiếu sót; triển khai công tác kiểm tra lý lịch nhân viên hàng năm;
đ) Doanh nghiệp quản lý, sử dụng nhân viên hàng không phải xây dựng các tiêu chí để tuyển dụng, bố trí sắp xếp phù hợp đối với từng loại nhân viên hàng không; phối hợp với cơ quan an ninh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an để kiểm tra nhân thân đối với nhân viên hàng không là người nước ngoài.
1. Mọi vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được xử lý kịp thời, nhanh chóng, không để vi phạm lan rộng và hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả.
Việc xử lý căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Việc lên tàu bay của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để trấn áp, cưỡng chế, áp giải đối tượng vi phạm được thực hiện theo yêu cầu của người chỉ huy tàu bay hoặc Cảng vụ hàng không trừ trường hợp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bố trí nơi xử lý, giải quyết vụ việc vi phạm; bảo đảm việc xử lý vi phạm nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và hạn chế đến mức tối thiểu việc gây ách tắc làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay và chuyến bay.
3. Cảng vụ hàng không chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hoạt động tại cảng hàng không, sân bay để thống nhất những vấn đề cụ thể trong phối hợp xử lý vi phạm về an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay và giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không phối hợp với công an, chính quyền địa phương trong xử lý vi phạm về an ninh hàng không xảy ra tại khu vực nằm ngoài cảng hàng không, sân bay trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp.
4. Cảng vụ hàng không, các đơn vị, doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có lực lượng bảo vệ phải tổ chức trực ban 24 giờ trong ngày và trong cả tuần, công bố số máy điện thoại trực để tiếp nhận thông tin và xử lý kịp thời vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay.
5. Hồ sơ, thủ tục, biên bản, quyết định xử lý vi phạm phải được lập và lưu giữ theo quy định của pháp luật.
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ của doanh nghiệp tại cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm xử lý ban đầu các vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng xảy ra tại cảng hàng không, sân bay thuộc quyền quản lý. Quy trình xử lý như sau:
a) Ngăn chặn hành vi vi phạm; tạm giữ đối tượng vi phạm;
b) Kiểm tra, lục soát, thu giữ tang vật, chứng cứ;
c) Đưa người, tang vật vi phạm về nơi quy định để giải quyết, xử lý vi phạm;
d) Thông báo ngay vụ việc cho Cảng vụ hàng không, cơ quan công an (nếu vụ việc có dấu hiệu hình sự) và các cơ quan, đơn vị liên quan tại cảng hàng không, sân bay;
đ) Bảo vệ hiện trường nếu xét thấy cần thiết;
e) Lập hồ sơ ban đầu (Biên bản vi phạm, Biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV của Thông tư này) và bàn giao hồ sơ, bằng chứng, tang vật, người vi phạm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không.
2. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không trong quá trình xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
3. Người chỉ huy tàu bay chịu trách nhiệm tổ chức xử lý đối với vụ việc vi phạm an ninh hàng không trên tàu bay đang bay. Nhân viên an ninh trên không hoạt động bí mật, không tham gia xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
4. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, hãng hàng không và lực lượng bảo vệ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không khác chịu trách nhiệm xử lý ban đầu đối với vụ việc vi phạm an ninh hàng không xảy ra tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không, sân bay do mình quản lý; quy trình xử lý theo quy định tại các điểm a, b, c và đ của khoản 1 Điều này; lập hồ sơ ban đầu (Biên bản vi phạm, Biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV của Thông tư này), bàn giao hồ sơ, bằng chứng, tang vật, người vi phạm cho cơ quan chức năng tại địa phương và phối hợp xử lý tiếp theo đối với các vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
5. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm cử người trực tiếp đến ngay địa điểm đang giải quyết vi phạm ngay sau khi nhận được thông báo theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này để giám sát việc xử lý ban đầu, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, thẩm quyền giải quyết vụ việc và quyết định việc xử lý tiếp theo như sau:
a) Trường hợp vi phạm xét thấy chưa tới mức xử phạt hành chính thì tiếp nhận vụ việc và có văn bản yêu cầu cơ quan có người vi phạm xem xét xử lý kỷ luật đối với người vi phạm và thông báo kết quả xử lý cho Cảng vụ hàng không biết;
b) Trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải thì Cảng vụ hàng không nhận bàn giao và tiến hành các công việc cần thiết theo quy định của pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cho người, cơ quan có thẩm quyền;
c) Trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan công an, vi phạm có dấu hiệu hình sự thì yêu cầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ bàn giao cho cơ quan công an để cơ quan công an xử lý, điều tra. Cảng vụ hàng không tiếp tục theo dõi, phối hợp với cơ quan công an trong quá trình xử lý để đảm bảo việc xử lý đạt hiệu quả;
d) Trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan Hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thì yêu cầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý; Cảng vụ hàng không tiếp tục theo dõi, phối hợp với cơ quan thụ lý vụ việc trong quá trình xử lý để đảm bảo việc xử lý đạt hiệu quả;
đ) Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan, thì Giám đốc Cảng vụ hàng không phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử phạt để quyết định theo quy định của pháp luật.
6. Khi bàn giao vụ việc cho Cảng vụ hàng không, Công an, Hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không lập biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV của Thông tư này và phối hợp thực hiện các biện pháp dẫn giải, giữ người, phương tiện, tang vật vi phạm khi được yêu cầu.
7. Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không khác phải trang bị cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng bảo vệ của đơn vị mình máy ghi hình, máy ghi âm, máy ảnh, ống nhòm và các thiết bị hỗ trợ phù hợp khác để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm và ghi nhận, thu thập lại toàn bộ diễn biến của vụ việc vi phạm một cách chính xác, đầy đủ, phục vụ cho việc xử lý được nhanh chóng, đúng người, đúng tính chất, mức độ vi phạm và đúng quy định của pháp luật hiện hành.
8. Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và các doanh nghiệp khác hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải trang bị máy điện thoại có chức năng hiển thị, lưu số gọi đến, gọi đi và ghi âm với thời gian tối thiểu 03 giờ đồng hồ cho các số điện thoại trực ban, trực khẩn nguy, đường dây nóng, giải đáp thông tin cho hành khách. Các đơn vị phải sử dụng dịch vụ thông báo nhanh số máy gọi đi, gọi đến các số máy điện thoại của đơn vị để kịp thời tra cứu khi nhận được thông tin đe dọa qua điện thoại; thiết lập hòm thư tiếp nhận các thông tin về các vụ việc vi phạm, các hành vi can thiệp bất hợp pháp.
1. Vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được rút kinh nghiệm, giảng bình để khắc phục những sơ hở, thiếu sót:
a) Căn cứ tính chất, mức độ của từng vụ việc vi phạm xảy ra tại cảng hàng không, sân bay, Cảng vụ hàng không quyết định giao cho cơ quan, đơn vị thích hợp chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình cấp cơ sở hoặc Cảng vụ hàng không chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình cấp Cảng vụ hàng không hoặc đề nghị Cục Hàng không Việt Nam chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình;
b) Đơn vị chủ quản cơ sở nằm ngoài cảng hàng không chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình đối với vụ việc vi phạm xảy ra tại cơ sở của mình;
c) Cục Hàng không Việt Nam chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình cấp Cục đối với vụ việc vi phạm nghiêm trọng, phức tạp hoặc theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia.
2. Thời gian tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình phải được tiến hành sớm nhất có thể, chậm nhất không quá 05 ngày làm việc đối với cấp cơ sở, 07 ngày làm việc đối với cấp Cảng vụ và 10 ngày làm việc đối với cấp Cục kể từ ngày xảy ra vi phạm.
3. Nội dung rút kinh nghiệm, giảng bình tối thiểu phải bao gồm:
a) Biện pháp, quy trình xử lý của đơn vị, cá nhân liên quan trong quá trình xử lý vụ việc vi phạm: đúng, sai, nguyên nhân;
b) Công tác phối hợp xử lý vụ việc vi phạm của đơn vị, cá nhân liên quan: đúng, sai, nguyên nhân;
c) Những bất cập trong các quy định của pháp luật, Chương trình, Quy chế an ninh hàng không, quy định và các văn bản có liên quan cần phải được bổ sung, sửa đổi;
d) Những sơ hở, thiếu sót của từng đơn vị, cá nhân liên quan, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
1. Việc đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng thực hiện theo các quy định của pháp luật và tuân thủ phương án khẩn nguy đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng do cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Khi nhận được thông tin về một hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu liên quan có trách nhiệm phân tích, đánh giá sơ bộ về tính chất của thông tin để xem xét triển khai phương án khẩn nguy thích hợp; báo cáo ngay thông tin, kết quả đánh giá và kiến nghị biện pháp đối phó bằng cách thức phù hợp về Cục Hàng không Việt Nam. Huy động lực lượng, phương tiện của đơn vị mình tổ chức đối phó ban đầu theo quy định; trường hợp cần thiết, Cục Hàng không Việt Nam trực tiếp chỉ đạo các lực lượng hàng không thực hiện phương án khẩn nguy ban đầu.
3. Mọi biện pháp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng phải ưu tiên bảo đảm an toàn cho tàu bay và tính mạng con người. Đối với tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan ưu tiên trợ giúp tối đa để bảo đảm an toàn cho tàu bay trong vùng trời của Việt Nam, vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
4. Sau khi kết thúc việc đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nhanh chóng thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo đưa cảng hàng không, sân bay trở lại hoạt động bình thường; bố trí cho hành khách tiếp tục hành trình trong thời gian sớm nhất có thể.
1. Kế hoạch khẩn nguy đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp của cảng hàng không, sân bay do người khai thác cảng hàng không, sân bay xây dựng trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt phải phù hợp với Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành và Phương án khẩn nguy của Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không cấp tỉnh, thành phố, huyện đảo.
2. Doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay xây dựng Kế hoạch khẩn nguy của cơ sở bảo đảm hoạt động bay; doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải xây dựng Kế hoạch ứng phó không lưu trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt và tổ chức thực hiện. Kế hoạch khẩn nguy, Kế hoạch ứng phó không lưu phải phù hợp với Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành và Phương án khẩn nguy của Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không cấp tỉnh, thành phố, huyện đảo.
3. Kế hoạch khẩn nguy, Kế hoạch ứng phó không lưu đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp được quản lý theo chế độ mật.
4. Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia chủ trì phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn xây dựng và thực hiện các Kế hoạch khẩn nguy, Kế hoạch ứng phó không lưu.
Việc cung cấp thông tin, phát ngôn và họp báo liên quan đến hành vi can thiệp bất hợp pháp và công tác đối phó thực hiện theo Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, đơn vị chủ quản của khu vực hạn chế ngoài cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm báo cáo ban đầu bằng văn bản về Cục Hàng không Việt Nam trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp; báo cáo 02 lần trên 01 ngày trong thời gian đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; báo cáo sơ bộ trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm kết thúc việc đối phó.
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông vận tải bằng văn bản trong trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm nhận được báo cáo của đơn vị về công tác đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp.
1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thông báo những thông tin về tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp hạ cánh trong lãnh thổ Việt Nam cho nhà chức trách hàng không của quốc gia liên quan trong thời gian sớm nhất có thể.
Thông tin bao gồm: loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, đường bay, số lượng hành khách, tổ bay trên chuyến bay và những yêu cầu đề nghị các quốc gia liên quan trợ giúp. Thông báo được gửi tới các địa chỉ sau qua đường fax:
a) Quốc gia nơi tàu bay đăng ký;
b) Quốc gia của nhà khai thác tàu bay;
c) Quốc gia có các công dân bị chết, bị thương hoặc bị giữ do hành vi can thiệp bất hợp pháp;
d) Quốc gia có công dân là hành khách trên tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp;
đ) ICAO.
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm báo cáo ICAO về các hành vi can thiệp bất hợp pháp như sau:
a) Báo cáo sơ bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 30 ngày kể từ ngày vụ việc xảy ra;
b) Báo cáo chính thức theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 60 ngày kể từ ngày vụ việc xảy ra.
1. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan trong và ngoài ngành hàng không tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp ngành tối thiểu 03 năm một lần tại 01 cảng hàng không hoặc 01 cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.
2. Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức diễn tập cấp cơ sở tại mỗi cảng hàng không, mỗi cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu tối thiểu 02 năm 01 lần.
3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài có thể được mời tham quan diễn tập đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
4. Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải về kế hoạch tổ chức diễn tập cấp ngành.
1. Phòng An ninh hàng không thuộc Cục Hàng không Việt Nam có nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh hàng không của các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không dân dụng và triển khai trách nhiệm của nhà chức trách hàng không trong lĩnh vực an ninh hàng không.
2. Phòng Giám sát an ninh hàng không thuộc Cảng vụ hàng không khu vực thực hiện nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh hàng không của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân tại cảng hàng không, sân bay.
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay; hãng hàng không Việt Nam; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung phải thiết lập tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của mình độc lập về chức năng, nhiệm vụ và không kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác; trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không gửi Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt phải quy định cụ thể người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không đáp ứng tiêu chuẩn của ICAO và người đứng đầu các bộ phận thuộc tổ chức bảo đảm an ninh hàng không.
4. Người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không và người đứng đầu các bộ phận thuộc tổ chức bảo đảm an ninh hàng không quy định tại khoản 3 Điều này chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác bảo đảm an ninh hàng không và có đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm để triển khai thực hiện Chương trình, Quy chế an ninh hàng không.
5. Hãng hàng không Việt Nam khai thác các chuyến bay thường lệ ở nước ngoài phải chỉ định người chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm an ninh hàng không của hãng tại quốc gia đó và phải thông báo bằng văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam.
6. Các hãng hàng không nước ngoài khai thác các chuyến bay thường lệ đến Việt Nam phải chỉ định và thông báo bằng văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam người chịu trách nhiệm về an ninh hàng không của hãng tại Việt Nam.
7. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức bảo đảm an ninh hàng không quy định tại các khoản 1, 2, và 3 của Điều này.
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bao gồm cán bộ, nhân viên của các tổ chức an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay; hãng hàng không Việt Nam; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung được quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 93 của Thông tư này.
2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không là lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không thực hiện chức năng tham mưu, quản lý, giám sát và trực tiếp thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, phòng ngừa, đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp và vụ việc vi phạm an ninh hàng không theo quy định.
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế của cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
4. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải được đào tạo huấn luyện nghiệp vụ phù hợp với chức danh, nhiệm vụ công việc được giao theo quy định về đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
5. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không:
a) Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
b) Không có tiền án, tiền sự theo quy định của pháp luật; không nghiện ma túy (sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng).
1. Tiêu chuẩn người đứng đầu tổ chức an ninh hàng không (Post Hoder)
a) Là công dân Việt Nam, có kiến thức, kinh nghiệm về hàng không, an ninh hàng không và có thời gian công tác liên tục tối thiểu 02 năm trong lĩnh vực an ninh hàng không;
b) Có chứng chỉ hoặc chứng nhận hoàn thành khóa học trong nước hoặc quốc tế về bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý an ninh hàng không.
2. Nhiệm vụ của người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay:
a) Tham mưu cho Giám đốc Cảng hàng không thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay được quy định trong Thông tư này và các quy định khác của pháp luật. Chủ trì xây dựng Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay; triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình sau khi được phê duyệt;
b) Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp, quy trình, thủ tục bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không; công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; công tác bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành; triển khai kế hoạch khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp đã được phê duyệt;
c) Duy trì liên lạc hiệu quả với các cơ quan, đơn vị trong nội bộ, Cảng vụ hàng không, hãng hàng không, các cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không và các cơ quan chức năng có liên quan tại cảng hàng không; thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao nhận thức về an ninh hàng không và tinh thần cảnh giác của tất cả những người làm việc tại cảng hàng không, sân bay;
d) Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của Cục Hàng không Việt Nam, Giám đốc Cảng hàng không trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không và xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không;
đ) Đảm bảo năng lực ứng phó hiệu quả đối với các mối đe dọa, vụ việc vi phạm an ninh hàng không; thực hiện các biện pháp khắc phục theo yêu cầu, khuyến cáo an ninh hàng không của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền;
e) Tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ xin cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không theo thẩm quyền;
g) Tham gia thẩm định các tiêu chuẩn và yêu cầu an ninh hàng không trong quy hoạch, thiết kế xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng của cảng hàng không, sân bay; tham gia tuyển dụng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, mua sắm trang bị, thiết bị an ninh hàng không;
h) Tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không theo quy định; lưu trữ hồ sơ, tài liệu của tất cả các vụ việc vi phạm an ninh hàng không và các hành vi can thiệp bất hợp pháp xảy ra tại cảng hàng không, sân bay.
3. Nhiệm vụ của người đứng đầu tổ chức an ninh hàng không của hãng hàng không Việt Nam:
a) Tham mưu cho Tổng giám đốc (Giám đốc điều hành) hãng hàng không thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của hãng hàng không được quy định trong Thông tư này và các quy định khác của pháp luật. Xây dựng Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không; triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình an ninh hàng không của hãng sau khi được phê duyệt;
b) Triển khai các biện pháp, quy trình, thủ tục bảo đảm an ninh hàng không công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; công tác bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành và các nhiệm vụ khác thuộc trách nhiệm của hãng hàng không theo quy định;
c) Duy trì liên lạc hiệu quả với các cơ quan, đơn vị trong nội bộ, Cảng vụ hàng không, tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, các cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không và các cơ quan chức năng có liên quan tại cảng hàng không, sân bay; thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao nhận thức về an ninh hàng không của tất cả cán bộ, nhân viên của hãng hàng không;
d) Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của Cục Hàng không Việt Nam, Tổng giám đốc (Giám đốc điều hành) hãng hàng không trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không và xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không;
đ) Đảm bảo năng lực ứng phó hiệu quả với mối đe dọa, vụ việc vi phạm an ninh hàng không đối với hãng hàng không;
e) Trực tiếp phê duyệt hồ sơ xin cấp thẻ nhận dạng tổ bay thuộc thẩm quyền của hãng hàng không;
g) Tham gia thẩm định các tiêu chuẩn và yêu cầu an ninh hàng không trong việc khai thác tàu bay, trang thiết bị an ninh hàng không, hệ thống thông tin của hãng hàng không; tham gia tuyển dụng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không;
h) Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng an ninh hàng không theo quy định; khảo sát, đánh giá an ninh hàng không; các biện pháp khắc phục sơ hở, thiếu sót theo yêu cầu, khuyến cáo của cơ quan, người có thẩm quyền;
i) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân của hãng hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được quy định trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không;
k) Triển khai các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường trên các chuyến bay hoặc đường bay cụ thể theo quy định;
l) Nghiên cứu, nắm vững luật và các quy định về an ninh hàng không liên quan được áp dụng trong các khu vực, quốc gia mà hãng hàng không có các chuyến bay khai thác thường lệ; triển khai các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến khai thác vận chuyển hàng không cho các tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không cho hãng tại nước ngoài.
4. Nhiệm vụ của người đứng đầu tổ chức an ninh hàng không của doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung:
a) Tham mưu cho Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp được quy định trong Thông tư này và các quy định khác của pháp luật, xây dựng Quy chế an ninh hàng không và triển khai thực hiện hiệu quả Quy chế sau khi được phê duyệt;
b) Triển khai thực hiện đầy đủ hiệu quả các biện pháp, quy trình, thủ tục bảo đảm an ninh hàng không; công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; công tác bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành và các nhiệm vụ khác thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp;
c) Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng an ninh hàng không trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp. Chịu sự kiểm soát chất lượng của các cơ quan, đơn vị theo quy định tại Thông tư này; thực hiện các biện pháp khắc phục sơ hở, thiếu sót theo yêu cầu, khuyến cáo của cơ quan, người có thẩm quyền;
d) Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của Cục Hàng không Việt Nam và Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không và xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
5. Người đứng đầu tổ chức an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu có nhiệm vụ như sau:
a) Tham mưu cho Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp được quy định trong Thông tư này và các quy định khác của pháp luật. Chủ trì xây dựng Quy chế an ninh hàng không và triển khai thực hiện hiệu quả Quy chế sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ hiệu quả các biện pháp, quy trình, thủ tục bảo đảm an ninh hàng không; công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; công tác bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành và các nhiệm vụ khác thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp;
c) Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng an ninh hàng không trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp; chủ trì tổ chức đánh giá đe dọa và nguy cơ đối với các cơ sở bảo đảm hoạt động bay. Chịu sự kiểm soát chất lượng của các cơ quan, đơn vị theo quy định tại Thông tư này; hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các biện pháp khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện và theo yêu cầu, khuyến cáo của cơ quan, người có thẩm quyền;
d) Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của Cục Hàng không Việt Nam, Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không và xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không;
đ) Tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu của tất cả các vụ việc vi phạm an ninh hàng không và các hành vi can thiệp bất hợp pháp xảy ra tại các cơ sở của doanh nghiệp;
e) Tổ chức thẩm định, đề nghị phê duyệt hồ sơ xin cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh bộ;
g) Tham gia thẩm định các tiêu chuẩn và yêu cầu an ninh hàng không trong quy hoạch, thiết kế xây dựng mới và cải tạo nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, mua sắm trang bị, thiết bị an ninh hàng không của doanh nghiệp; tham gia tuyển dụng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
6. Người được chỉ định chịu trách nhiệm về an ninh hàng không của hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm:
a) Trình Cục Hàng không Việt Nam Chương trình an ninh hàng không của hãng và triển khai thực hiện Chương trình sau khi được chấp thuận;
b) Duy trì liên lạc hiệu quả với Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không và xử lý các sự cố an ninh hàng không liên quan; thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao nhận thức về an ninh hàng không của tất cả cán bộ, nhân viên của hãng;
c) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân của hãng hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm được quy định trong Chương trình an ninh hàng không của hãng.
1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không là người trực tiếp thực hiện kiểm tra, soi chiếu, giám sát và lục soát an ninh hàng không bao gồm nhân viên kiểm soát, nhân viên soi chiếu và nhân viên cơ động, khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy phép và năng định còn hiệu lực do Cục Hàng không Việt Nam cấp.
2. Giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có hiệu lực là 07 năm. Thời hạn hiệu lực của năng định nhân viên soi chiếu là 12 tháng; nhân viên cơ động, nhân viên kiểm soát là 24 tháng. Trường hợp không làm công việc được năng định trong thời gian 06 tháng liên tục, năng định được cấp sẽ mất hiệu lực, khi trở lại làm việc phải qua kỳ thi cấp năng định lại.
3. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được cấp giấy phép và năng định khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn nhân viên hàng không và nhân viên kiểm soát an ninh hàng không theo quy định; có chứng chỉ chuyên môn phù hợp; có thời gian thực tập nghiệp vụ chuyên môn phù hợp tối thiểu là 01 tháng do cơ quan chủ quản xác nhận;
b) Tham dự kỳ thi cấp giấy phép và năng định chuyên môn về an ninh hàng không phù hợp do Hội đồng kiểm tra cấp giấy phép, năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam tổ chức; đạt từ 85 điểm trở lên và không bị điểm 0 (không).
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lần đầu, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép, năng định cho nhân viên của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đối chiếu;
c) 02 ảnh màu chụp chính diện, mắt nhìn thẳng, rõ vành tai, kích thước 03 cen-ti-mét x 04 cen-ti-mét (chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ).
5. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực, mất, hỏng bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép cho nhân viên của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính giấy phép trong trường hợp giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực, bị hỏng. Trường hợp mất giấy phép có văn bản xác nhận của Thủ trưởng đơn vị;
c) Bản sao kết quả huấn luyện định kỳ phù hợp (trường hợp giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực);
d) 02 ảnh màu chụp chính diện, mắt nhìn thẳng, rõ vành tai, kích thước 03 cen-ti-mét x 04 cen-ti-mét (chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ).
6. Hồ sơ đề nghị gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao kết quả huấn luyện định kỳ phù hợp với năng định đề nghị gia hạn, phục hồi;
c) Bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đối chiếu với trường hợp bổ sung năng định;
d) Bản chính giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh.
7. Thủ tục cấp giấy phép, năng định:
a) Hồ sơ đề nghị cấp lần đầu, cấp lại giấy phép, gia hạn, bổ sung phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam;
b) Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và cấp, cấp lại giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong thời hạn tối đa 30 ngày đối với cấp giấy phép lần đầu, cấp lại giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định; tối đa 10 ngày đối với cấp lại giấy phép bị mất, hỏng kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;
c) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản về những nội dung chưa đầy đủ, yêu cầu người đề nghị bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ hoặc thông báo việc từ chối cấp và nêu rõ lý do.
8. Giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bị Cục Hàng không Việt Nam thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Thu hồi khi không còn đủ điều kiện để được cấp giấy phép theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Thu hồi giấy phép trong thời gian tối đa 01 tháng trong các trường hợp: bị kỷ luật khiển trách; có sai phạm về chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa gây ra hậu quả mất an ninh, an toàn; uống rượu, bia trong khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Thu hồi giấy phép trong thời gian tối đa 03 tháng đối với các trường hợp kỷ luật khiển trách lần thứ 02 hoặc cảnh cáo;
d) Thu hồi giấy phép trong thời gian tối đa 06 tháng đối với các trường hợp thực hiện nhiệm vụ không đúng với nghiệp vụ chuyên môn được cấp phép, năng định;
đ) Thu hồi vĩnh viễn trong trường hợp: sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng; có hành vi vi phạm hoặc sai phạm về chuyên môn nghiệp vụ gây ra hậu quả mất an toàn, an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; có hành vi che dấu lỗi vi phạm quy định về an toàn, an ninh hàng không.
9. Người bị thu hồi giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không quy định tại các điểm b, c và d khoản 8 của Điều này khi trở lại làm việc phải qua kỳ kiểm tra để cấp lại giấy phép.
1. Hàng năm, Thủ trưởng đơn vị quản lý nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải đánh giá bằng văn bản nhân viên kiểm soát an ninh về các nội dung sau đây:
a) Năng lực chuyên môn nghiệp vụ;
b) Chấp hành nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị;
c) Trách nhiệm, thái độ phục vụ trong công việc.
2. Đánh giá quy định tại khoản 1 của Điều này là căn cứ để xếp loại nhân viên kiểm soát an ninh hàng không ở 4 mức độ: xuất sắc, tốt, trung bình, kém. Kết quả phân loại là cơ sở để bố trí sắp xếp nhân viên và đào tạo, huấn luyện bổ sung nhân viên kiểm soát an ninh hàng không. Trường hợp xếp loại kém phải đưa ra biện pháp và thời hạn khắc phục hoặc đưa ra khỏi lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.
3. Văn bản đánh giá và xếp loại nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải được lưu giữ tại đơn vị chủ quản.
1. Chủ đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, sửa chữa công trình hàng không, kết cấu hạ tầng cảng hàng không khi lập dự án, khảo sát, thiết kế xây dựng phải tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn về an ninh hàng không được quy định tại Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình hàng không, kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay phải thẩm định các yêu cầu, tiêu chuẩn về an ninh hàng không bảo đảm tuân thủ quy định tại Thông tư này.
1. Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không của nhà ga, sân bay bao gồm:
a) Công trình phục vụ bảo đảm an ninh vành đai sân bay: hàng rào, đường tuần tra, hệ thống cảnh báo xâm nhập, hệ thống chiếu sáng, bốt gác, cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng không, hệ thống đèn chiếu sáng vị trí đỗ của tàu bay ban đêm;
b) Cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng không tại lối vào sân đỗ tàu bay và cổng, cửa, lối đi từ khu vực công cộng vào khu vực hạn chế;
c) Trung tâm hiệp đồng khẩn nguy; vị trí đỗ biệt lập cho tàu bay; hầm xử lý bom mìn, vật phẩm nguy hiểm; khu vực tập kết hành khách, hành lý, hàng hóa trong trường hợp tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp;
d) Hệ thống ca-me-ra giám sát an ninh toàn bộ nhà ga, sân đỗ tàu bay, đường giao thông liền kề nhà ga và phòng giám sát điều khiển hệ thống ca-me-ra;
đ) Điểm (khu vực) kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa gồm cả phòng lục soát, kiểm tra trực quan tại nhà ga;
e) Phòng trực ban của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, Cảng vụ hàng không tại nhà ga; phòng quản lý hành khách bị từ chối nhập cảnh tại nhà ga quốc tế.
2. Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không nằm ngoài nhà ga, sân bay bao gồm:
a) Hàng rào, hệ thống đèn chiếu sáng vành đai; hệ thống ca-me-ra giám sát an ninh toàn bộ các khu vực hạn chế; hàng rào ngăn cách khu vực hạn chế với khu vực công cộng;
b) Bốt gác, cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng không tại lối vào khu vực hạn chế từ khu vực công cộng.
3. Yêu cầu đối với công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không:
a) Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không phải được kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của pháp luật và phải có đầy đủ hồ sơ, lý lịch; khi có hư hỏng phải khắc phục kịp thời;
b) Hàng rào an ninh giữa khu vực hạn chế với khu vực công cộng phải có khả năng ngăn chặn, cảnh báo việc xâm nhập qua hàng rào;
c) Số lượng cổng, cửa vào khu vực hạn chế từ khu vực công cộng phải hạn chế ở mức tối thiểu cần thiết;
d) Bảo đảm sự tách biệt giữa hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi đã được kiểm tra an ninh hàng không với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi chưa kiểm tra an ninh hàng không;
đ) Vị trí trung tâm khẩn nguy; vị trí đỗ biệt lập cho tàu bay; hầm xử lý bom mìn, vật phẩm nguy hiểm; khu vực tập kết hành khách, hành lý, hàng hóa trong trường hợp tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp phải thuận tiện cho việc xử lý các tình huống khẩn cấp và thực hiện kế hoạch khẩn nguy;
e) Bảo đảm tách biệt luồng hành khách đi, đến, nối chuyến và quá cảnh; luồng hành khách, hàng hóa quốc tế và nội địa;
g) Khu vực bố trí điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý phải có đủ diện tích để tránh gây ùn tắc và bảo đảm thuận lợi cho việc kiểm tra, soi chiếu hành khách, hành lý;
h) Khu vực cách ly phải được ngăn cách tuyệt đối với khu vực công cộng hoặc khu vực hạn chế khác bằng vật liệu bền vững;
i) Sử dụng nguyên vật liệu phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất, thiệt hại đối với người, thiết bị của nhà ga, sân bay khi xảy ra cháy, nổ;
k) Đến năm 2020, các cảng hàng không, sân bay đã xây dựng nhưng chưa có công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không phải đáp ứng đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Yêu cầu, tiêu chuẩn về hàng rào, cổng, cửa, rào chắn, hệ thống chiếu sáng, hệ thống ca-me-ra giám sát, vọng gác, đường tuần tra an ninh được quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không bao gồm:
a) Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay; thiết bị, dụng cụ chuyên dụng phát hiện chất nổ, vũ khí, vật phẩm nguy hiểm;
b) Phương tiện sử dụng cho tuần tra; thiết bị ghi âm, ghi hình, quan sát, nhận dạng, phát hiện giấy tờ, tài liệu giả chuyên dụng; thiết bị sử dụng cho việc cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
c) Phương tiện, thiết bị thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy, điều hành, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; mũ, áo giáp và các trang bị, công cụ chuyên dụng cho đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; hầm, thiết bị phục vụ xử lý bom, mìn, vật phẩm nguy hiểm;
d) Dụng cụ, thiết bị sử dụng cho thử nghiệm, đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không; vũ khí, công cụ hỗ trợ.
2. Yêu cầu đối với thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không:
a) Thiết bị, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
b) Hệ thống máy soi tia X phải có bộ mẫu thử của nhà sản xuất; cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, thiết bị phát hiện chất nổ phải có bộ mẫu thử của nhà sản xuất hoặc đơn vị vận hành, khai thác;
c) Hệ thống thiết bị sử dụng cho việc cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong toàn ngành;
d) Thiết bị, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có đầy đủ hồ sơ, lý lịch; hệ thống máy soi tia X phải được cấp phép an toàn bức xạ của cơ quan có thẩm quyền.
đ) Khi đầu tư mới thiết bị an ninh hàng không, phải đảm bảo thiết bị đáp ứng công nghệ tiên tiến trên thế giới.
1. Khai thác, quản lý, bảo trì thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không phải tuân thủ theo quy định của nhà sản xuất và đơn vị khai thác, sử dụng thiết bị, phương tiện; phải có sổ sách theo dõi các hỏng hóc và việc sửa chữa, bảo trì thiết bị, phương tiện.
2. Dữ liệu hình ảnh từ máy soi tia X, ca-me-ra giám sát an ninh phải được lưu giữ tối thiểu 90 ngày. Dữ liệu hình ảnh từ máy soi tia X, ca-me-ra giám sát, có liên quan đến các hành vi can thiệp bất hợp pháp, vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được lưu trữ tối thiểu 05 năm.
3. Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay phải được kiểm tra bằng bộ mẫu thử trước khi sử dụng hàng ngày, hàng tuần hoặc bị ngừng do mất điện trong khi hoạt động.
a) Đối với máy soi tia X: yêu cầu kiểm tra, các bước tiến hành kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với cổng từ: yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đối với thiết bị phát hiện kim loại cầm tay: yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, thiết bị phát hiện chất nổ, ca-me-ra giám sát an ninh, hệ thống cảnh báo xâm nhập phải định kỳ bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất để bảo đảm các thiết bị hoạt động ổn định. Thiết bị an ninh hàng không khi kiểm tra không đạt tiêu chuẩn phải ngừng khai thác sử dụng. Sổ kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa đột xuất phải được ghi chép rõ ràng, chính xác và phải có các thông tin sau:
a) Tên thiết bị, vị trí, người, thời gian lắp đặt;
b) Ngày, tháng, năm tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng; nội dung, kết quả kiểm tra, bảo dưỡng; tên nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng.
5. Định kỳ tháng 12 hàng năm, các cơ quan, đơn vị quản lý khai thác thiết bị an ninh báo cáo bằng văn bản về Cục Hàng không Việt Nam tổng hợp tình hình công tác quản lý thiết bị an ninh hàng không; phân loại về số lượng, chất lượng, thiết bị; cập nhật thiết bị bổ sung mới, hỏng, tiêu hủy.
6. Đơn vị quản lý khai thác thiết bị an ninh hàng không chịu trách nhiệm ban hành quy trình quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị an ninh hàng không.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay; hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, trang bị, thiết bị tàu bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không khác thực hiện thủ tục xin giấy phép trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
2. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ khi làm nhiệm vụ, phải có giấy phép sử dụng và xuất trình khi cơ quan chức năng kiểm tra; khi đi công tác ra ngoài cơ quan, đơn vị, nếu được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy phép sử dụng, giấy điều động công tác của Thủ trưởng cơ quan và giấy tờ về nhân thân để xuất trình khi cơ quan chức năng kiểm tra. Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
3. Đối tượng được trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ:
a) Đối tượng nêu tại các điểm a, b, d và đ khoản 4 Điều này được trang bị, sử dụng mũ chống đạn, áo chống đạn; lá chắn, găng tay điện; lựu đạn hơi cay; súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; các loại phương tiện xịt hơi cay, gây mê; roi điện, dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;
b) Cấp Trưởng, Phó thuộc Trung tâm (Tổ, Đội), nhân viên an ninh kiểm soát khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác tại các trạm gác thuộc khu vực đường cất hạ cánh, đường lăn, cổng, cửa vào, ra tiếp giáp sân bay, khu vực hạn chế, khu vực công cộng (nhà ga, bãi đỗ xe) được trang bị, sử dụng súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; roi điện, dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;
c) Cấp Trưởng, Phó thuộc Trung tâm (Tổ, Đội), nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ tăng cường đảm bảo an ninh cho chuyến bay, cưỡng chế, áp giải hành khách gây rối, hành khách bị từ chối nhập cảnh được trang bị, sử dụng súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; roi điện, dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;
d) Trưởng ca trực khi thực hiện nhiệm vụ tại điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa được trang bị, sử dụng súng bắn hơi cay; roi điện, dùi cui điện, dùi cui cao su;
đ) Cấp Trưởng, Phó thuộc Trung tâm (Tổ, Đội), nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, áp tải hàng hóa ngoài phạm vi cảng hàng không, sân bay được trang bị, sử dụng roi điện, dùi cui điện, dùi cui cao su.
4. Những đối tượng quy định dưới đây được trang bị, sử dụng vũ khí quân dụng khi làm nhiệm vụ:
a) Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp xảy ra tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay;
b) Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi làm nhiệm vụ trong thời gian thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không tăng cường cấp độ 2 và cấp độ 3;
c) Cấp Trưởng, Phó thuộc Trung tâm (Tổ, Đội);
d) Nhân viên an ninh cơ động, nhân viên kiểm soát an ninh làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác ban đêm;
đ) Nhân viên an ninh trên không khi thực hiện nhiệm vụ được trang bị súng và đạn phù hợp sử dụng trên tàu bay.
5. Bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ:
a) Cấp Trưởng, Phó thuộc Trung tâm (Tổ, Đội), nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi làm nhiệm vụ phải nghiêm chỉnh chấp hành chế độ kiểm tra, bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị. Khi hoàn thành nhiệm vụ hoặc kết thúc ca trực phải bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người có trách nhiệm để quản lý hoặc bàn giao cho người trực ca sau. Việc bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo chặt chẽ và cập nhật vào sổ, có chữ ký của người nhận và người giao;
b) Đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ sử dụng thường xuyên, đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phải có tủ đựng vũ khí, công cụ hỗ trợ riêng biệt, duy trì chế độ bảo dưỡng hàng ngày và tổ chức kiểm tra chất lượng bảo quản vào cuối tuần;
c) Đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ không sử dụng thường xuyên phải bố trí người chuyên trách bảo quản, phải có kho, tủ riêng để bảo quản. Kho bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật an toàn phòng, chống cháy, nổ, có nội quy ra, vào kho; vũ khí, công cụ hỗ trợ bảo quản trong kho phải được bôi dầu, mỡ thường xuyên; phải sắp xếp hợp lý, để riêng từng chủng loại, nhãn hiệu. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật, tiến hành bảo dưỡng theo đúng định kỳ và quy trình bảo dưỡng của nhà sản xuất;
d) Người được giao chuyên trách bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ phải có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm; đã qua lớp đào tạo, huấn luyện cơ bản về bảo quản, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ; chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra, bảo quản và có sổ sách theo dõi việc bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ.
6. Cấp Trưởng, Phó thuộc Trung tâm (Tổ, Đội), nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có chứng nhận đã được đào tạo, huấn luyện cơ bản về bảo quản, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ do cơ quan công an, quân đội hoặc đơn vị được phép theo quy định của pháp luật thì mới đủ điều kiện được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
7. Định kỳ tháng 12 hàng năm, các cơ quan, đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phải báo cáo bằng văn bản về Cục Hàng không Việt Nam tổng hợp tình hình công tác quản lý vũ khí và công cụ hỗ trợ và đào tạo, huấn luyện về bảo quản, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ; phân loại về số lượng, chất lượng vũ khí, công cụ hỗ trợ; thời hạn giấy phép sử dụng; vũ khí, công cụ hỗ trợ bổ sung mới, hỏng, tiêu hủy.
8. Cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ chịu trách nhiệm ban hành quy định quản lý, sử dụng, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
1. Cục Hàng không Việt Nam thực hiện kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra tại tất cả các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không, hãng hàng không và các phương tiện, trang bị, thiết bị hoạt động hàng không dân dụng trong cả nước. Cảng vụ hàng không thực hiện kiểm tra, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra tại các cảng hàng không, hãng hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không và các phương tiện, trang bị, thiết bị hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi quản lý. Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra nội bộ tại cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của mình. Các doanh nghiệp có Chương trình, Quy chế an ninh hàng không thực hiện kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra nội bộ và đánh giá theo quy định.
2. Hoạt động kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không được thực hiện theo Kế hoạch hoạt động kiểm soát chất lượng hàng năm hoặc đột xuất phát sinh khi xét thấy cần thiết. Không thực hiện thử nghiệm đối với tàu bay đang bay hoặc chuyến bay chuyên cơ.
3. Kế hoạch hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không hàng năm bao gồm các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá được xây dựng căn cứ vào đánh giá nguy cơ, các nguồn lực về con người, kinh phí được cấp và các yếu tố khác có liên quan và phải bảo đảm tính thống nhất không chồng chéo trong toàn ngành, tính bí mật đối với hoạt động thử nghiệm bí mật. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
a) Hàng năm trước ngày 15 tháng 10, Cảng vụ hàng không xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không năm sau, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam;
b) Hàng năm trước ngày 30 tháng 10, Cục Hàng không Việt Nam ban hành kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không năm sau của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không, gửi các đơn vị và doanh nghiệp có Chương trình, Quy chế an ninh hàng không;
c) Hàng năm trước ngày 30 tháng 11, căn cứ kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không và doanh nghiệp có Chương trình, Quy chế an ninh hàng không xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không nội bộ, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không liên quan để giám sát.
4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá và hoạt động khảo sát, điều tra đột xuất do người có thẩm quyền quyết định khi xét thấy cần thiết.
5. Cục Hàng không Việt Nam ban hành Sổ tay Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không để triển khai thực hiện hiệu quả, thống nhất trong toàn ngành.
1. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, điều tra của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không:
a) Có quyết định thành lập đoàn của người có thẩm quyền. Kế hoạch kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, điều tra phải được người ra quyết định thành lập đoàn phê duyệt;
b) Trưởng đoàn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, điều tra và báo cáo kết quả thực hiện với người ra quyết định thành lập đoàn chậm nhất 10 ngày làm việc tính từ ngày kết thúc các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, điều tra;
c) Trưởng đoàn đình chỉ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của người có hành vi vi phạm, thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn an ninh hàng không trong khi thực hiện kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, điều tra;
d) Sau 15 ngày làm việc tính từ ngày kết thúc các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, điều tra, người ra quyết định thành lập đoàn phải có văn bản kết luận, trong đó nêu rõ những sơ hở, thiếu sót và yêu cầu, khuyến cáo khắc phục, nếu có;
đ) Sau 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận được kết luận kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, điều tra, đơn vị chịu sự kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, điều tra phải gửi kế hoạch khắc phục sơ hở, thiếu sót trong đó nêu cụ thể biện pháp khắc phục, cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm khắc phục và thời gian hoàn thành việc khắc phục;
e) Sau 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được kế hoạch khắc phục, người ra quyết định thành lập đoàn phải có văn bản phản hồi về kế hoạch khắc phục sơ hở, thiếu sót gửi đơn vị, trong đó nêu rõ việc chấp thuận hay không chấp thuận với từng nội dung. Với những nội dung không chấp thuận, phải trao đổi thống nhất lại với đơn vị; trường hợp không thống nhất được, người ra quyết định thành lập đoàn sẽ quyết định.
2. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, điều tra, đánh giá của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không và các doanh nghiệp khác có Chương trình, Quy chế an ninh hàng không:
a) Phải có kế hoạch kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, điều tra, đánh giá được người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không phê duyệt;
b) Sau 10 ngày làm việc tính từ ngày kết thúc kiểm tra, khảo sát, điều tra, thử nghiệm nội bộ, đánh giá phải ban hành kết luận và kế hoạch khắc phục sơ hở, thiếu sót sau kiểm tra, khảo sát, điều tra, trong đó nêu cụ thể biện pháp khắc phục, cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm khắc phục và thời gian hoàn thành việc khắc phục, nếu có;
c) Sau 15 ngày, kết luận kiểm tra, khảo sát, điều tra, thử nghiệm và kế hoạch khắc phục sơ hở, thiếu sót phải gửi Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không liên quan. Đối với kết luận của hoạt động đánh giá phải được gửi đến các đơn vị chịu sự đánh giá, Cảng vụ hàng không liên quan và Cục Hàng không Việt Nam;
d) Hoạt động đánh giá của các hãng hàng không Việt Nam tại các cảng hàng không nước ngoài do hãng hàng không chịu chi phí phải có sự tham gia của Cục Hàng không Việt Nam. Hoạt động đánh giá của nhà chức trách, hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam phải được Cục Hàng không Việt Nam cho phép.
3. Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không và các doanh nghiệp có Chương trình, Quy chế an ninh gửi báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm soát chất lượng an ninh hàng không về Cục Hàng không Việt Nam trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.
4. Hồ sơ, tài liệu hoạt động thanh tra, kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không phải được quản lý, lưu trữ theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ.
1. Thử nghiệm bí mật phải bảo đảm bí mật nội dung, thời gian, địa điểm, kế hoạch, phương án và toàn bộ quá trình thử nghiệm, chỉ thành viên trong đoàn mới được phổ biến. Thử nghiệm công khai phải thông báo trước nội dung, thời gian, địa điểm thử nghiệm cho đơn vị là đối tượng chịu sự thử nghiệm. Căn cứ kế hoạch thử nghiệm được phê duyệt, trưởng đoàn thử nghiệm xây dựng phương án thực hiện cho từng thử nghiệm cụ thể.
2. Phải bảo đảm an ninh, an toàn cho người, tài sản, các hoạt động của người thử nghiệm và đối tượng chịu sự thử nghiệm trong quá trình thử nghiệm. Khi thử nghiệm bí mật bị phát hiện, người thử nghiệm phải xuất trình ngay quyết định thử nghiệm cùng với Thẻ giám sát viên an ninh hàng không hoặc giấy tờ về nhân thân có ảnh của người thử nghiệm cho đối tượng chịu sự thử nghiệm biết, đối tượng chịu sự thử nghiệm phải hợp tác và bảo đảm an ninh, an toàn cho người, phương tiện, đồ vật thử nghiệm.
3. Ngay sau cuộc thử nghiệm kết thúc, người thử nghiệm phải tiến hành lập biên bản ghi nhận kết quả cuộc thử nghiệm và yêu cầu đối tượng chịu sự thử nghiệm ký vào biên bản. Kết thúc cuộc thử nghiệm, trưởng đoàn thử nghiệm phải tổ chức họp với các thành phần liên quan tại đơn vị chịu sự thử nghiệm để rút kinh nghiệm, giảng bình và thông báo sơ bộ về kết quả của cuộc thử nghiệm với người đứng đầu hoặc đại diện được ủy quyền của đơn vị chịu sự thử nghiệm.
4. Thử nghiệm bí mật được phép sử dụng người trong lực lượng công an, quân đội hoặc hành khách có nhân thân tốt và đủ độ tin cậy để bảo đảm yếu tố bí mật và hiệu quả của hoạt động thử nghiệm.
1. Trong khi kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, điều tra xét thấy những sơ hở, thiếu sót cần phải khắc phục ngay nếu không sẽ gây mất an ninh, an toàn, trưởng đoàn lập biên bản yêu cầu phải khắc phục ngay hoặc chuyển giao cho người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động để bảo đảm an ninh, an toàn.
2. Đơn vị được đánh giá, sau khi nhận được kết luận đánh giá, trong đó bao gồm các kiến nghị khắc phục sơ hở, thiếu sót phải xây dựng kế hoạch khắc phục, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam; trường hợp có những kết luận, kiến nghị chưa chính xác thì có văn bản phản hồi gửi đến tổ chức thực hiện đánh giá và Cục Hàng không Việt Nam.
3. Bộ phận kiểm soát chất lượng an ninh hàng không của cơ quan ban hành văn bản phản hồi về kế hoạch khắc phục sơ hở, thiếu sót có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đánh giá thực tế việc thực hiện kế hoạch khắc phục, báo cáo kết quả cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
4. Trường hợp không khắc phục đúng theo kế hoạch đã được chấp thuận, bộ phận kiểm soát chất lượng của cơ quan ban hành văn bản phản hồi về kế hoạch khắc phục khiếm khuyết, xem xét kiến nghị áp dụng hình thức chế tài cần thiết để bảo đảm việc khắc phục.
1. Giám sát viên an ninh hàng không là người thuộc Cảng vụ hàng không và Cục Hàng không Việt Nam thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng và các hoạt động giám sát an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam bổ nhiệm và cấp Thẻ giám sát viên an ninh hàng không. Mẫu Thẻ giám sát viên an ninh hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giám sát viên an ninh hàng không khi thực hiện nhiệm vụ có các quyền hạn sau đây:
a) Được phép tiếp cận, lên tàu bay, vào bất cứ khu vực hạn chế nào tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không, công trình, trang thiết bị, phương tiện;
b) Được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp giấy tờ, tài liệu hoặc đồ vật có liên quan; thu giữ giấy phép, thẻ kiểm soát an ninh hàng không có liên quan của nhân viên vi phạm; đình chỉ hoạt động của trang thiết bị, phương tiện vi phạm gây uy hiếp an ninh hàng không;
c) Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay các biện pháp khắc phục có thể; lập biên bản vi phạm, chuyển cho người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Giám sát viên an ninh nội bộ là người của các doanh nghiệp có Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không do doanh nghiệp thực hiện việc bổ nhiệm, cấp thẻ và quy định về quyền hạn và trách nhiệm cho giám sát viên an ninh nội bộ khi thực hiện nhiệm vụ. Mẫu Thẻ giám sát viên an ninh nội bộ phải được thông báo cho Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không liên quan.
4. Thành viên Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia và cán bộ của Văn phòng thường trực được cấp Thẻ; phương tiện của cơ quan, đơn vị phục vụ trực tiếp thành viên Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia được cấp Giấy phép có quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không quốc gia tại các cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không;
b) Tiếp cận và vào tất cả các khu vực hạn chế, phương tiện, thiết bị, tàu bay thuộc phạm vi giám sát an ninh hàng không theo quy định trong Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không; ra, vào Trung tâm chỉ huy khẩn nguy, khu vực hiện trường các vụ can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
c) Sử dụng Thẻ, Giấy phép đúng mục đích, nhiệm vụ có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh hàng không; xuất trình Thẻ còn hiệu lực khi thực hiện nhiệm vụ tại các khu vực hạn chế thuộc ngành hàng không dân dụng;
d) Phương tiện có Giấy phép Ủy ban An ninh hàng không quốc gia ra, vào khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay được miễn các khoản thu khi thực hiện nhiệm vụ.
5. Giám sát viên an ninh hàng không, Giám sát viên an ninh nội bộ, người được cấp Thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia khi thực hiện nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm về những việc làm của mình; sử dụng Thẻ đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
6. Tiêu chuẩn của Giám sát viên an ninh hàng không:
a) Có kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực được bổ nhiệm;
b) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực an ninh hàng không tối thiểu 03 năm hoặc tối thiểu 02 năm đối với trường hợp đã công tác trong lực lượng công an, quân đội;
c) Đã hoàn thành khóa học nghiệp vụ giám sát viên an ninh hàng không và được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận theo quy định.
7. Tiêu chuẩn Giám sát viên an ninh nội bộ:
a) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực an ninh hàng không tối thiểu 02 năm hoặc tối thiểu 01 năm đối với trường hợp đã công tác trong lực lượng công an, quân đội;
b) Đã hoàn thành khóa học nghiệp vụ giám sát viên an ninh hàng không và được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận theo quy định.
1. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu an ninh hàng không thống nhất trong toàn ngành hàng không dân dụng. Cơ sở dữ liệu an ninh hàng không phải được bảo vệ, tránh truy cập trái phép; chỉ những tổ chức, cá nhân được Cục Hàng không Việt Nam cho phép mới được truy cập và khai thác. Cơ sở dữ liệu về an ninh hàng không gồm:
a) Các hành vi can thiệp bất hợp pháp và các vụ việc vi phạm an ninh hàng không;
b) Đối tượng phải kiểm tra trực quan hàng không bắt buộc, bị từ chối vận chuyển vì lý do an ninh, cấm vận chuyển bằng đường hàng không;
c) Các sơ hở, thiếu sót qua hoạt động giám sát và các cuộc thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, đánh giá, điều tra an ninh hàng không;
d) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
đ) Hệ thống kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ;
e) Hệ thống tổ chức, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
2. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức quản trị cơ sở dữ liệu an ninh hàng không; Cảng vụ hàng không, các doanh nghiệp có Chương trình, Quy chế an ninh hàng không phải thường xuyên thống kê, cập nhật các nội dung nêu tại khoản 1 của Điều này vào cơ sở dữ liệu.
3. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn về việc thống kê, báo cáo, cập nhật, khai thác, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu an ninh hàng không.
1. Rủi ro an ninh hàng không là các mối đe doạ tiềm ẩn trong một giai đoạn nhất định đối với công tác bảo đảm an ninh hàng không, bao gồm: mối đe doạ từ các loại tội phạm; các sơ hở, thiếu sót trong hệ thống an ninh hàng không; các hành vi can thiệp bất hợp pháp, vi phạm an ninh hàng không đã xảy ra.
2. Quản lý rủi ro về an ninh hàng không là việc thu thập, đánh giá và xác định mức độ của các mối đe doạ tiềm ẩn để đề ra các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không phù hợp tương xứng với mức độ đe doạ được xác định.
3. Cục Hàng không Việt Nam thiết lập hệ thống báo cáo tự nguyện, báo cáo mật để thu thập các thông tin an ninh hàng không từ các nguồn hành khách, tổ bay, nhân viên trong ngành hàng không dân dụng và các nguồn khác thích hợp phục vụ cho hoạt động kiểm soát chất lượng và quản lý rủi ro về an ninh hàng không.
4. Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá và xác định mức độ của các mối đe đọa tiềm ẩn đối với an ninh hàng không trong toàn ngành mỗi năm một lần; chỉ đạo đánh giá và xác định mức độ của các mối đe dọa tiềm ẩn đối với công tác bảo đảm an ninh hàng không của các cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không Việt Nam và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
5. Cảng vụ hàng không chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá và xác định mức độ của các mối đe dọa tiềm ẩn đối với công tác bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay 6 tháng một lần.
6. Hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu đánh giá và xác định mức độ của các mối đe dọa tiềm ẩn đối với công tác bảo đảm an ninh hàng không của hãng, doanh nghiệp 6 tháng một lần.
7. Kết quả đánh giá và xác định mức độ của các mối đe dọa tiềm ẩn được phổ biến cho cơ quan, đơn vị liên quan để xem xét sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, biện pháp kiểm soát an ninh hàng không cần thiết trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không và trong các quy định khác có liên quan.
8. Các cơ quan, đơn vị quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này thành lập Hội đồng đánh giá rủi ro, ban hành nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Hội đồng để thực hiện trách nhiệm được giao. Các thành viên của Hội đồng đánh giá rủi ro về an ninh hàng không hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không đối với công tác bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật. Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh cho hoạt động hàng không dân dụng. Trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; Chương trình an ninh hàng không Việt Nam, Chương trình đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không Việt Nam, Chương trình kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực bảo đảm an ninh hàng không.
2. Phê duyệt, chấp thuận và giám sát thực hiện Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
3. Ban hành, công nhận và giám sát việc thực hiện:
a) Tiêu chuẩn cơ sở, quy trình, chỉ thị, hướng dẫn, tài liệu nghiệp vụ, khuyến cáo về an ninh hàng không;
b) Huấn lệnh, các biện pháp khẩn cấp bao gồm cả việc tạm ngừng hoạt động bay tại sân bay, đình chỉ chuyến bay và hoạt động của phương tiện, thiết bị, nhân viên hàng không, hoạt động của người khai thác tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay để bảo đảm an ninh hàng không;
c) Mẫu thẻ, mẫu giấy phép kiểm soát an ninh hàng không; Thẻ giám sát viên an ninh hàng không; giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn cho cán bộ an ninh hàng không, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không;
d) Danh mục các vật phẩm nguy hiểm bị cấm hoặc hạn chế mang theo người và hành lý lên tàu bay tuân thủ theo hướng dẫn kỹ thuật và yêu cầu của ICAO.
4. Tổ chức thực hiện, giám sát công tác cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không.
5. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thay đổi mẫu, nội dung thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không khi có đánh giá có nguy cơ về an ninh hàng không.
6. Tham gia thẩm định, đánh giá về việc áp dụng các tiêu chuẩn và yêu cầu an ninh hàng không trong việc thiết kế xây dựng, cải tạo cảng hàng không, sân bay.
7. Tổ chức điều tra, xác minh và chỉ đạo xử lý các vụ việc vi phạm, uy hiếp an ninh hàng không; giám sát việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp bao gồm việc đình chỉ chuyến bay và hoạt động của phương tiện, thiết bị, nhân viên hàng không để bảo đảm an ninh hàng không.
8. Tổ chức chỉ đạo các đơn vị trong ngành hàng không dân dụng thực hiện các biện pháp đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, thực hiện các biện pháp khẩn cấp phục vụ an ninh, quốc phòng, khẩn nguy quốc gia; đánh giá lại các biện pháp, thủ tục an ninh sau khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp và đưa ra các biện pháp khắc phục để ngăn ngừa các hành vi tương tự tái diễn.
9. Chỉ đạo các đơn vị trong ngành hàng không dân dụng về công tác bảo đảm an ninh hàng không, bao gồm:
a) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng; các biện pháp khẩn cấp phục vụ an ninh, quốc phòng, khẩn nguy quốc gia;
b) Diễn tập khẩn nguy về an ninh hàng không, kiểm soát chất lượng an ninh hàng không;
c) Hệ thống tổ chức lực lượng chuyên ngành bảo đảm an ninh hàng không trong ngành hàng không dân dụng đáp ứng tiêu chuẩn của ICAO;
d) Kiểm soát an ninh nội bộ, an ninh thông tin; xử lý, rút kinh nghiệm, giảng bình vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
10. Chỉ đạo Cảng vụ hàng không thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về an ninh hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay.
11. Kiểm tra, sát hạch, cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép và năng định chuyên môn cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không; cấp, thu hồi thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Thông tư này; bổ nhiệm, đình chỉ và cấp, thu hồi Thẻ giám sát viên an ninh hàng không.
12. Thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, khảo sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh hàng không đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng; ban hành các khuyến cáo, chỉ thị cần thiết nhằm phòng ngừa, ngăn chặn sự cố an ninh hàng không; xử phạt vi phạm hành chính đối với các vụ việc vi phạm an ninh hàng không; kiểm tra, giám sát việc xử lý, khắc phục, giảng bình vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
13. Thiết lập hệ thống báo cáo, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá nguy cơ đe dọa đến an ninh hàng không; quyết định áp dụng các biện pháp, quy trình, thủ tục phòng ngừa an ninh hàng không phù hợp với nguy cơ đe dọa.
14. Tổ chức đánh giá và quyết định không cho phép thực hiện các chuyến bay dân dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Tại cảng hàng không, sân bay của Việt Nam không đảm bảo các yêu cầu của pháp luật về bảo đảm an ninh hàng không;
b) Chuyến bay của hãng hàng không không tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không;
c) Chuyến bay xuất phát từ cảng hàng không, sân bay nước ngoài không đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của ICAO về an ninh hàng không.
15. Là đầu mối quan hệ, hợp tác quốc tế về an ninh hàng không của Việt Nam với ICAO, các tổ chức quốc tế liên quan, các quốc gia, chịu trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của Việt Nam trong các hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh hàng không;
b) Tiếp nhận, cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về an ninh hàng không với ICAO, các quốc gia, tổ chức, hãng hàng không nước ngoài;
c) Quyết định thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh khi các quốc gia, hãng hàng không nước ngoài có yêu cầu, kể cả việc khảo sát, đánh giá an ninh hàng không;
d) Thông báo cho ICAO các khác biệt giữa pháp luật Việt Nam về an ninh hàng không với các tiêu chuẩn của ICAO.
16. Kiểm soát việc áp dụng các quy định của pháp luật về giá các dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không để đảm bảo áp dụng giá dịch vụ đúng quy định, phù hợp thực tế.
17. Chấp thuận miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa và chịu trách nhiệm trong những trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thuộc Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
1. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng:
a) Tổ chức đào tạo, huấn luyện, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không;
b) Tiếp nhận, trao đổi, xử lý thông tin về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng khủng bố, các loại tội phạm; âm mưu can thiệp bất hợp pháp; đánh giá rủi ro và đe dọa đối với hoạt động hàng không dân dụng;
c) Bảo đảm an ninh chuyến bay khai thác thương mại có đối tượng chuyên cơ theo quy định của chuyến bay chuyên cơ;
d) Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, quốc phòng, công an nhân dân, phòng, chống khủng bố và pháp luật khác có liên quan đến bảo đảm an ninh hàng không;
đ) Ký kết và triển khai thực hiện các Quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong công tác bảo đảm an ninh hàng không;
e) Phối hợp với cơ quan an ninh có thẩm quyền của Bộ Công an để kiểm soát nhân thân của nhân viên hàng không nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, uy hiếp an ninh, an toàn hàng không.
2. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao:
a) Giải quyết các vấn đề liên quan trong trường hợp tàu bay mang quốc tịch Việt Nam bị can thiệp bất hợp pháp tại nước ngoài; tàu bay mang quốc tịch nước ngoài bị can thiệp bất hợp pháp tại Việt Nam;
b) Trao đổi, xử lý thông tin có yếu tố nước ngoài liên quan đến can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
3. Phối hợp với Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố, huyện đảo tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp ngành; cấp quốc gia theo quy định.
4. Phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc thực hiện bảo đảm an ninh hàng không và phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép trên các chuyến bay quốc tế; chỉ đạo việc bố trí thiết bị soi chiếu chung giữa lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và hải quan.
1. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh hàng không; các Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không; việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; việc xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay. Tham gia đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay theo quy định.
2. Quyết định đình chỉ chuyến bay, yêu cầu tàu bay hạ cánh trong trường hợp chuyến bay vi phạm các quy định về an ninh hàng không, phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; cho phép tàu bay bị đình chỉ tiếp tục thực hiện chuyến bay; tạm giữ tàu bay trong trường hợp không khắc phục vi phạm quy định về an ninh hàng không; đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, thu thẻ kiểm soát an ninh hàng không và giấy phép nhân viên hàng không của nhân viên hàng không vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh hàng không.
3. Xử phạt hành vi vi phạm hành chính xảy ra tại cảng hàng không, sân bay theo thẩm quyền trong lĩnh vực an ninh hàng không; chuyển giao vụ việc vi phạm không thuộc thẩm quyền cho các cơ quan chức năng liên quan.
4. Tổ chức cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay trong phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng không.
5. Chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động tại cảng hàng không, sân bay giải quyết các vướng mắc phát sinh, bảo đảm an ninh, trật tự và hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay. Chủ trì tổ chức đánh giá các vấn đề về bảo đảm an ninh tại cảng hàng không, sân bay trong các cuộc họp định kỳ hoặc bất thường giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức hoạt động tại cảng hàng không, sân bay. Giám đốc Cảng vụ hàng không xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về những vấn đề về bảo đảm an ninh hàng không phát sinh mà các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tại cảng hàng không, sân bay không thống nhất cách giải quyết và báo cáo ngay cho Cục Hàng không Việt Nam.
6. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trao đổi, nắm tình hình về an ninh, trật tự, tội phạm và vi phạm pháp luật khác có liên quan đến cảng hàng không, sân bay.
7. Tiếp nhận, truyền, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin, dữ liệu API (thông tin trước về hành khách) theo quy định. Thông báo để các hãng hàng không hoặc người khai thác các chuyến bay tư nhân biết về việc thực hiện cung cấp dữ liệu API theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức hệ thống bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này. Đảm bảo nguồn lực về con người, hệ thống kết cấu hạ tầng, trang thiết bị, kinh phí cho việc triển khai thực hiện Chương trình an ninh hàng không của cảng. Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
2. Chủ trì phối hợp với Cảng vụ hàng không, các cơ quan, đơn vị liên quan tại cảng hàng không xây dựng Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt. Cung cấp Chương trình an ninh của người khai thác cảng hàng không, sân bay được phê duyệt cho Cảng vụ hàng không liên quan, cung cấp phần thích hợp của Chương trình cho các hãng hàng không, cơ quan, doanh nghiệp liên quan hoạt động tại cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, điều tra an ninh của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không theo quy định.
3. Xây dựng kết cấu hạ tầng, bố trí phương tiện, trang bị, thiết bị an ninh hàng không và các điều kiện cần thiết cho việc bảo đảm an ninh hàng không, bảo vệ cảng hàng không, sân bay và duy trì trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay.
4. Chủ trì phối hợp với Cảng vụ hàng không xác định ranh giới các khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay. Cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ theo quy định.
5. Phối hợp với các cơ quan chức năng thu thập thông tin, tình hình và đánh giá rủi ro tại cảng hàng không, sân bay. Tham mưu cho Cục Hàng không Việt Nam, Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố, huyện đảo về tăng cường các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không thích hợp.
6. Xây dựng Trung tâm Khẩn nguy cảng hàng không, sân bay, trụ sở chính để chỉ huy điều hành việc đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay. Xây dựng phương án khẩn nguy đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay; chỉ huy, điều hành phối hợp các đơn vị hàng không hoạt động tại cảng hàng không, sân bay thực hiện phương án khẩn nguy đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay; bàn giao quyền chỉ huy trưởng cho đại diện của công an hoặc quân đội tùy từng trường hợp theo quy định của pháp luật khi đại diện đó đã sẵn sàng tiếp nhận, chịu sự chỉ huy của chỉ huy trưởng sau khi đã bàn giao. Tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp cơ sở, tham gia diễn tập cấp ngành, cấp quốc gia theo quy định.
7. Bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn về an ninh hàng không được áp dụng khi thiết kế, xây dựng, cải tạo các công trình thuộc cảng hàng không, sân bay.
8. Xây dựng và duy trì các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục cụ thể cho hoạt động kiểm tra, giám sát an ninh hàng không để thực hiện đầy đủ các quy định của Chương trình an ninh của người khai thác cảng hàng không, sân bay đã được phê duyệt. Tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ trong việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục an ninh hàng không để khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong công tác bảo đảm an ninh hàng không.
9. Tổ chức ký kết các Quy chế phối hợp về công tác bảo đảm an ninh hàng không, an ninh trật tự, an toàn xã hội với chính quyền địa phương, đơn vị công an, quân đội trên địa bàn cảng hàng không, sân bay và các cơ quan, đơn vị liên quan.
10. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện kiến thức an ninh hàng không cho cán bộ, nhân viên có liên quan theo quy định pháp luật.
11. Phối hợp với Cảng vụ hàng không, cơ quan công an, quân đội, chính quyền địa phương có liên quan trong việc giải quyết, xử lý các vụ việc, hành vi vi phạm an ninh hàng không và trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay.
12. Cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay theo quy định.
13. Xây dựng quy định về kiểm soát an ninh nội bộ và thực hiện trong tất cả các quy trình tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, quản lý, giám sát, xử lý vi phạm, đánh giá, nhận xét, bổ nhiệm, điều động của đơn vị; đề nghị cấp phép, năng định chuyên môn và định kỳ thực hiện đánh giá đối với nhân viên hàng không.
14. Xây dựng quy định về bảo vệ thông tin và hệ thống công nghệ thông tin hàng không được sử dụng trong hoạt động hàng không dân dụng chống lại hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và đánh cắp thông tin cần được bảo mật.
15. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên thuộc doanh nghiệp mình ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định về an ninh hàng không trừ tài liệu an ninh hàng không hạn chế.
16. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
1. Xây dựng Quy chế an ninh hàng không bao gồm phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt; cung cấp Quy chế an ninh hàng không được phê duyệt cho Cảng vụ hàng không liên quan và người khai thác cảng hàng không, sân bay. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá, thử nghiệm, khảo sát an ninh hàng không của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
2. Tổ chức hệ thống bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không làm công tác bảo đảm an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của doanh nghiệp; doanh nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không làm công tác bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
3. Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại các cơ sở cung cấp dịch vụ nằm ngoài khu vực cảng hàng không, theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, cơ quan công an, quân đội, chính quyền địa phương có liên quan trong việc giải quyết, xử lý các vụ việc, hành vi vi phạm an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của doanh nghiệp.
5. Thu thập thông tin, tình hình, đánh giá và xác định mức độ của các mối đe dọa tiềm ẩn đối với công tác bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở để tham mưu cho Cục Hàng không Việt Nam, Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố, huyện đảo về tăng cường các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không thích hợp.
6. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát, thử nghiệm, khảo sát, điều tra an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
7. Trong phạm vi nội bộ do mình quản lý, chịu trách nhiệm:
a) Xác định khu vực hạn chế của doanh nghiệp nằm ngoài cảng hàng không, sân bay. Cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ theo quy định;
b) Kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không. Tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ;
c) Bảo vệ thông tin và hệ thống công nghệ thông tin hàng không dân dụng do mình quản lý chống lại hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và đánh cắp thông tin cần được bảo mật theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng an ninh nội bộ theo quy định;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện kiến thức an ninh hàng không cho cán bộ, nhân viên có liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên của mình ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định về an ninh hàng không, trừ tài liệu an ninh hàng không hạn chế.
8. Tổ chức ký kết các văn bản phối hợp về công tác bảo đảm an ninh hàng không, an ninh trật tự, an toàn xã hội với chính quyền, công an địa phương, đơn vị quân đội liên quan nơi có cơ sở cung cấp dịch vụ.
9. Tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp cơ sở, tham gia diễn tập cấp ngành, cấp quốc gia theo quy định.
10. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
1. Xây dựng Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt, chấp thuận; cung cấp toàn bộ Chương trình an ninh đã được phê duyệt, chấp thuận cho Cảng vụ hàng không liên quan để kiểm tra, giám sát việc tuân thủ.
2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện về an ninh hàng không cho những cán bộ, nhân viên có liên quan theo đúng các quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không và những vi phạm khác liên quan đến tàu bay trong thời gian tàu bay đang khai thác, không khai thác.
4. Thực hiện kiểm tra an ninh hàng không tàu bay trước chuyến bay, phối hợp lục soát an ninh tàu bay khi có thông tin đe dọa theo quy định của pháp luật. Bảo đảm an ninh, duy trì trật tự kỷ luật trên tàu bay đang bay.
5. Hãng hàng không, người khai thác tàu bay Việt Nam:
a) Tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, duy trì an ninh, trật tự kỷ luật trên tàu bay và bảo đảm an ninh cho hoạt động khai thác tàu bay ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay;
b) Tổ chức hệ thống an ninh hàng không độc lập và có người đứng đầu chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác bảo đảm an ninh hàng không của hãng được phê chuẩn;
c) Tổ chức khảo sát, đánh giá công tác bảo đảm an ninh hàng không đối với hoạt động của hãng tại cảng hàng không, sân bay trong và ngoài nước; bảo đảm kinh phí cho Cục Hàng không Việt Nam tham gia hoạt động khảo sát, đánh giá của hãng tại cảng hàng không nước ngoài;
d) Phối hợp thực hiện Phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định. Tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp cơ sở; tham gia diễn tập cấp ngành, cấp quốc gia theo quy định;
đ) Xác định ranh giới khu vực hạn chế thuộc phạm vi quản lý nằm ngoài cảng hàng không, sân bay. Cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ, thẻ nhận dạng tổ bay theo quy định;
e) Bố trí chỗ ngồi trên chuyến bay cho nhân viên an ninh trên không đi làm nhiệm vụ trên chuyến bay theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
g) Thực hiện công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo quy định;
h) Bảo vệ thông tin và hệ thống công nghệ thông tin hàng không của hãng chống lại hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và đánh cắp thông tin cần được bảo mật bao gồm cả thông tin cá nhân của hành khách;
i) Phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên của mình ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; tuyên truyền, phổ biến các quy định về an ninh hàng không bằng các hình thức thích hợp cho hành khách đi tàu bay;
k) Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
6. Hãng hàng không nước ngoài phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về an ninh hàng không trong hoạt động khai thác của hãng tại Việt Nam; chỉ định và thông báo cho Cục Hàng không Việt Nam người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về bảo đảm an ninh hàng không trong hoạt động khai thác của hãng tại Việt Nam.
7. Trường hợp cảng hàng không, sân bay nước ngoài không đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của ICAO về an ninh hàng không thì Cục Hàng không Việt Nam đánh giá và quyết định không cho phép khai thác các chuyến bay dân dụng xuất phát từ cảng hàng không, sân bay đó đến Việt Nam.
1. Tuân thủ đầy đủ các quy định của Thông tư này, Chương trình an ninh của người khai thác cảng hàng không, sân bay khi hoạt động tại cảng hàng không, sân bay. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, thử nghiệm, khảo sát, đánh giá an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không liên quan và lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.
2. Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay:
a) Bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị, bảo đảm an ninh hàng không, trật tự cho các hoạt động của mình thông qua việc giao kết hợp đồng dịch vụ bảo đảm an ninh với người khai thác cảng hàng không, sân bay;
b) Phối hợp với Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không và trật tự xảy ra trong phạm vi quản lý của mình;
c) Đảm bảo cho những cán bộ, nhân viên có liên quan được huấn luyện về an ninh hàng không theo quy định của pháp luật;
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên thuộc doanh nghiệp mình ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không.
3. Hành khách, người gửi hàng phải thực hiện các quy định về bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này và quy định pháp luật về an ninh hàng không. Hành khách phải tuyệt đối chấp hành các chỉ dẫn về an ninh, trật tự của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, mệnh lệnh của thành viên tổ bay. Trong trường hợp không tuân thủ thì căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Nhân viên hàng không phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này và quy định pháp luật về an ninh hàng không; trong khi thực hiện nhiệm vụ không được uống rượu, bia; nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, thu hồi hoặc tạm giữ Thẻ kiểm soát an ninh hàng không và Giấy phép nhân viên hàng không.
1. Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia và Cục Hàng không Việt Nam căn cứ nhiệm vụ được giao hàng năm xây dựng dự toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, trình Bộ Giao thông vận tải và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Các doanh nghiệp tự bảo đảm toàn bộ kinh phí cho công tác bảo đảm an ninh hàng không thuộc trách nhiệm của mình được quy định trong Thông tư này và các quy định khác của pháp luật, bao gồm cả kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng, thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không của doanh nghiệp.
1. Phụ lục I: Đề cương Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
2. Phụ lục II: Đề cương Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không, người khai thác tàu bay Việt Nam.
3. Phụ lục III: Đề cương Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu.
4. Phụ lục IV: Đề cương Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
6. Phụ lục VI: Danh sách trích ngang cán bộ, nhân viên cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn.
7. Phụ lục VII: Mẫu tờ khai cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn.
8. Phụ lục VIII: Mẫu danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn.
9. Phụ lục IX: Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn.
10. Phụ lục X: Thông báo mất thẻ, giấy phép.
11. Phụ lục XI: Các yêu cầu đối với hàng rào, cổng, cửa, rào chắn, hệ thống chiếu sáng, ca-me-ra giám sát, vọng gác, đường tuần tra tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không.
12. Phụ lục XII: Niêm phong an ninh hàng không.
13. Phụ lục XIII: Giấy tờ về nhân thân, vé, thẻ lên tàu bay.
14. Phụ lục XIV: Mẫu Giấy xác nhận nhân thân.
15. Phụ lục XV: Tờ khai mang súng theo người lên tàu bay.
16. Phụ lục XVI: Tờ khai ký gửi súng, đạn trên chuyến bay.
17. Phụ lục XVII: Các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường tương ứng với từng cấp độ.
18. Phụ lục XVIII: Kiểm tra đối với máy soi tia X.
19. Phụ lục XIX: Kiểm tra đối với cổng từ.
20. Phụ lục XX: Kiểm tra đối với thiết bị phát hiện kim loại cầm tay.
21. Phụ lục XXI: Mẫu thẻ giám sát viên an ninh hàng không.
22. Phụ lục XXII: Báo cáo sơ bộ về hành vi can thiệp bất hợp pháp.
23. Phụ lục XXIII: Báo cáo chính thức về hành vi can thiệp bất hợp pháp.
24. Phụ lục XXIV: Các mẫu biên bản vi phạm an ninh hàng không.
25. Phụ lục XXV: Túi đựng chất lỏng được phép mang theo người, hành lý xách tay trên chuyến bay quốc tế.
26. Phụ lục XXVI: Mẫu tờ khai mang đô vật, phương tiện vào khu vực hạn chế.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 30/2012/TT-BGTVT ngày 01 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH AN NINH HÀNG KHÔNG CỦA NGƯỜI KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2016/TT-BGTVT ngày / /2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CHƯƠNG TRÌNH AN NINH HÀNG KHÔNG CẢNG HÀNG KHÔNG
… (tên cảng hàng không)
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.
2. Căn cứ xây dựng Chương trình.
3. Giải thích từ ngữ, chữ viết tắt.
4. Quản lý, sử dụng Chương trình an ninh hàng không và tài liệu an ninh hàng không hạn chế.
Chương II. KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG
(Các thông tin khái quát về cảng hàng không, đặc điểm, chức năng, ranh giới các khu vực và hoạt động của nó để liên hệ đến những vấn đề an ninh hàng không).
1. Kết cấu hạ tầng và các khu chức năng
Có sơ đồ tổng thể và sơ đồ từng khu vực.
- Sân đỗ tàu bay (diện tích, số lượng vị trí đỗ, ký hiệu các vị trí đỗ, chiếu sáng tại các vị trí đỗ).
- Đường hạ cất cánh, đường lăn (số lượng, chiều dài, ký hiệu, hệ thống đèn đêm).
- Hàng rào vành đai, hàng rào khu bay (Chiều dài, chiều cao, loại hàng rào đặc điểm, tính chất của hàng rào, hệ thống chiếu sáng hàng rào và các thiết bị gắn với hàng rào).
- Đường tuần tra vành đai (chiều dài, chiều rộng, loại đường, đặc điểm, tính chất: đường đất, bê tông…).
- Vị trí đỗ biệt lập.
- Hầm xử lý bom.
- Các khu vực tập kết hành khách, hành lý trong trường hợp khẩn nguy.
- Nhà ga hành khách (mô tả khái quát tổng diện tích, các khu vực hạn chế, khu vực công cộng số lượng quầy làm thủ tục hàng không, xuất nhập cảnh, số lượng cổng, cửa từ khu vực nhà ga ra sân đỗ tàu bay, từ khu vực công cộng vào khu vực hạn chế của nhà ga; số lượng các điểm kiểm tra an ninh hàng không trong nhà ga, số lượng luồng hành khách ra tàu bay, luồng đi dành cho nhân viên nội bộ).
- Nhà ga hàng hóa (mô tả tương tự nhà ga hành khách).
- Bãi đỗ xe (diện tích, sức chứa, ô tô, xe máy, các điểm kiểm tra an ninh hàng không ở khu vực công cộng).
- Hệ thống giao thông (mô tả khái quát hệ thống giao thông tại khu vực cảng).
- Các cơ sở xử lý hàng hóa bưu gửi, cơ sở sản xuất suất ăn, xăng dầu, sửa chữa bảo dưỡng tàu bay, thiết bị tàu bay, cơ sở bảo đảm hoạt động bay (liệt kê và mô tả khái quát chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở này).
- Khu vực văn phòng các cơ quan, đơn vị liên quan (liệt kê các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước, các hãng hàng không hoạt động tại cảng hàng không).
2. Khái quát hoạt động hàng không
Thời gian khai thác, lưu lượng hành khách, hàng hóa, số lượng các hãng hàng không, số lượng chuyến bay, giờ cao điểm, thấp điểm…
Chương III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Quy định trách nhiệm, nhiệm vụ của cơ quan, bộ phận, đơn vị có liên quan trong việc triển khai, phối hợp thực hiện chương trình an ninh hàng không cảng hàng không.
Chương IV. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG KIỂM SOÁT AN NINH HÀNG KHÔNG
1. Sơ đồ tổ chức an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
2. Người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không; trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ với giám đốc và các phòng ban của người khai thác cảng hàng không, sân bay, Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không và các cơ quan chức năng tại cảng hàng không.
3. Danh sách những người đứng đầu các bộ phận trong hệ thống tổ chức an ninh hàng không và nhiệm vụ, quyền hạn.
Chương V. CÁC BIỆN PHÁP AN NINH PHÒNG NGỪA
1. Hệ thống thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
1.1. Các loại thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng tại cảng hàng không… (tên cảng hàng không).
1.2. Quy định về thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ và thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay trường hợp được Cục Hàng không Việt Nam ủy quyền cấp.
2. Biện pháp bảo đảm an ninh khu vực công cộng bao gồm cả khu vực công cộng trong nhà ga; phối hợp đảm bảo an ninh khu vực lân cận cảng hàng không
2.1. Tổ chức tuần tra khu vực công cộng cảng hàng không (cách thức, tần suất tuần tra, khu vực tuần tra, nhiệm vụ cụ thể trong quá trình tuần tra; quy trình xử lý khi phát hiện bất thường).
2.2. Các chốt, điểm kiểm soát an ninh khu vực công cộng cảng hàng không
Thời gian hoạt động, địa điểm, số lượng, nhiệm vụ cụ thể của nhân viên an ninh hàng không tại chốt, điểm kiểm soát an ninh; quy trình xử lý khi phát hiện bất thường.
2.3. Hệ thống ca-me-ra giám sát (số lượng ca-me-ra, thời gian giám sát, khu vực giám sát, quy trình nghiệp vụ khi phát hiện bất thường).
2.4. Phối hợp đảm bảo an ninh khu vực lân cận cảng hàng không.
3. Kiểm soát an ninh vành đai sân bay và khu bay
3.1. Tổ chức tuần tra khu vực vành đai (cách thức, tần suất tuần tra, khu vực tuần tra, nhiệm vụ cụ thể trong quá trình tuần tra; quy trình xử lý khi phát hiện bất thường).
3.2. Các chốt, bốt gác, cổng, cửa, điểm kiểm tra, kiểm soát an ninh khu vực vành đai, khu bay (đường cất hạ cánh, đường lăn; thời gian hoạt động, địa điểm, số lượng, nhiệm vụ của nhân viên an ninh hàng không tại chốt, điểm kiểm soát an ninh; quy trình kiểm tra, kiểm soát tại từng chốt, bốt gác, cổng, cửa, điểm kiểm tra, kiểm soát an ninh).
3.3. Hệ thống ca-me-ra giám sát (số lượng ca-me-ra, thời gian giám sát, khu vực giám sát, quy trình nghiệp vụ khi phát hiện bất thường).
4. Kiểm soát an ninh sân đỗ tàu bay
4.1. Tổ chức tuần tra khu vực sân đỗ tàu bay (cách thức, tần suất tuần tra, khu vực tuần tra, nhiệm vụ cụ thể trong quá trình tuần tra; quy trình xử lý khi phát hiện bất thường).
4.2. Các chốt, cổng, cửa, điểm kiểm tra, kiểm soát an ninh khu vực sân đỗ tàu bay (thời gian hoạt động, địa điểm, số lượng, nhiệm vụ của nhân viên an ninh hàng không tại chốt, điểm kiểm soát an ninh; quy trình kiểm tra, kiểm soát tại từng chốt, bốt gác, cổng, cửa, điểm kiểm tra, kiểm soát an ninh).
4.3. Hệ thống ca-me-ra giám sát sân đỗ tàu bay (số lượng ca-me-ra, thời gian giám sát, khu vực giám sát, quy trình nghiệp vụ khi phát hiện bất thường).
5. Kiểm soát an ninh các khu vực hạn chế trong nhà ga hành khách, hàng hóa.
5.1. Liệt kê các khu vực hạn chế.
5.2. Mô tả các điểm, chốt, cổng, cửa kiểm tra, kiểm soát đối với từng khu vực hạn chế (địa điểm, thời gian, nhiệm vụ, số lượng nhân viên, quy trình kiểm tra, kiểm soát; người, phương tiện, đồ vật mang theo ra, vào).
5.3. Giám sát duy trì an ninh đối với từng khu vực hạn chế (cách thức, tần suất, thời gian, nhiệm vụ, số lượng nhân viên tuần tra; quy trình chuyên môn của nhân viên an ninh hàng không; quy trình xử lý khi phát hiện bất thường; số lượng ca-me-ra, thời gian giám sát, khu vực giám sát, quy trình nghiệp vụ khi phát hiện bất thường).
6. Kiểm soát an ninh hàng không đối với hành khách, tổ bay, hành lý xách tay và các đối tượng khác tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.
6.1. Địa điểm, thời gian, số lượng cổng từ, máy soi tia X, thiết bị khác, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, các loại tài liệu phải có ở mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không.
6.2. Quy trình kiểm tra, soi chiếu, lục soát.
6.2.1. Hành khách, hành lý xách tay xuất phát.
6.2.2. Hành khách hành lý xách tay quá cảnh, nối chuyến.
6.2.3. Nhân viên (tổ bay, công an, hải quan cửa khẩu, nhân viên hàng không…).
6.2.4. Hành khách đặc biệt (bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, người tàn tật…).
6.2.5. Hành khách, hành lý nghi ngờ.
6.2.6. Trường hợp từ chối soi chiếu, kiểm tra trực quan, lục soát.
6.2.7. Xử lý khi phát hiện vật phẩm nguy hiểm.
6.2.8. Xử lý với các vật phẩm bị tịch thu, bị bỏ lại.
6.2.9. Đồ điện, điện tử, chất lỏng.
6.2.10. Vũ khí, súng đạn.
6.2.11. Túi thư ngoại giao, lãnh sự.
6.2.12. Hành khách, tổ bay chuyến bay hoạt động hàng không chung.
6.2.13. Hàng hóa, đồ vật bán, sử dụng tại khu vực cách ly.
7. Kiểm soát an ninh hành lý ký gửi.
7.1. Địa điểm, thời gian, số lượng máy soi tia X, các thiết bị khác, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, các loại tài liệu phải có ở mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không.
7.2. Quy trình kiểm tra, soi chiếu, lục soát.
7.3. Xử lý khi phát hiện nghi ngờ.
7.4. Bảo vệ và giám sát hành lý sau khi kiểm tra, soi chiếu.
8. Kiểm soát an ninh hàng hóa, bưu gửi.
8.1. Địa điểm, thời gian, số lượng máy soi tia X, các thiết bị khác, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, các loại tài liệu phải có ở mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không.
8.2. Quy trình kiểm tra, soi chiếu, lục soát.
8.2.1. Hàng hóa thông thường.
8.2.2. Hàng hóa đặc biệt (giá trị cao, tươi sống, quá khổ, hàng nguy hiểm, vũ khí...).
8.2.3. Bưu gửi.
8.3. Xử lý khi phát hiện nghi ngờ.
8.4. Bảo vệ và giám sát hàng hóa, bưu gửi sau khi kiểm tra, soi chiếu.
9. Kiểm soát an ninh đối với suất ăn, nhiên liệu cho tàu bay, đồ vật phục vụ trên tàu bay.
9.1. Địa điểm, thời gian, số lượng máy soi tia X, các thiết bị khác, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, các loại tài liệu phải có ở mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không.
9.2. Quy trình kiểm tra, soi chiếu, lục soát.
9.2.1. Suất ăn.
9.2.2. Nhiên liệu cho tàu bay.
9.2.3. Đồ vật phục vụ trên tàu bay.
9.3. Xử lý khi phát hiện nghi ngờ.
9.4. Bảo vệ và giám sát sau khi kiểm tra, soi chiếu.
10. Kiểm soát an ninh đối với tàu bay tại sân đỗ.
11. Xử lý đối với hành lý, đồ vật không có người nhận, hành lý không nhận biết được chủ.
12. Biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không.
12.1. Danh mục các hệ thống thông tin chuyên ngành.
12.2. Các biện pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp trái phép.
13. Kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không.
13.1. Trách nhiệm, thẩm quyền.
13.2. Các biện pháp kiểm soát an ninh nội bộ.
14. Kiểm soát an ninh hàng không chuyên cơ.
14.1. Kiểm soát an ninh nhà khách chuyên cơ khi không phục vụ chuyên cơ.
14.2. Kiểm soát an ninh nhà khách chuyên cơ khi phục vụ chuyên cơ.
14.3. Kiểm tra soi chiếu hành khách, hành lý của đoàn khách chuyên cơ, người phục vụ, đón tiễn chuyên cơ.
14.3.1. Điểm kiểm tra, thời gian, số lượng máy soi tia X, cổng từ, thiết bị an ninh, số lượng nhân viên an ninh, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, quy trình nghiệp vụ, các tài liệu phải có ở điểm kiểm tra an ninh hàng không.
14.3.2. Tuần tra an ninh khu vực hạn chế nhà ga hàng hóa (tần suất, địa điểm, số lượng nhân viên, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, quy trình xử lý vụ việc phát sinh trong quá trình tuần tra).
14.3.3. Giám sát an ninh (cách thức giám sát, số lượng ca-me-ra, người giám sát, thời gian giám sát, địa điểm giám sát, quy trình xử lý khi có bất thường).
14.3.4. Bảo vệ tàu bay chuyên cơ tại sân đỗ.
15. Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường.
16. Tuyên truyền bảo đảm an ninh hàng không.
Chương VI. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐỐI PHÓ VỚI HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP
1. Xử lý vi phạm an ninh hàng không.
2. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
2.1. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị.
2.2. Ban chỉ huy khẩn nguy cảng hàng không, sân bay.
2.3. Cơ quan tham mưu, giúp việc ban chỉ huy khẩn nguy cảng hàng không, sân bay.
2.4. Kế hoạch khẩn nguy đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng cảng hàng không, sân bay.
2.5. Hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay.
Chương VII. HOẠT ĐỘNG ĐIỀU PHỐI, PHỐI HỢP ĐẢM BẢO AN NINH HÀNG KHÔNG
1. Giao ban liên ngành.
1.1. Cơ quan chủ trì, nhiệm vụ, quyền hạn.
1.2. Thời gian, địa điểm tổ chức giao ban.
1.3. Thành phần tham dự.
1.4. Nội dung giao ban.
1.5. Biên bản kết luận.
2. Xây dựng các Quy chế phối hợp, hiệp đồng.
3. Phối hợp trao đổi, chia sẻ thông tin và xử lý vi phạm về an ninh hàng không giữa các cơ quan, đơn vị tại cảng hàng không (tình hình, vụ việc vi phạm, vướng mắc phát sinh, phương thức trao đổi, sử dụng, bảo quản thông tin trao đổi…).
Chương VIII. TRANG BỊ, THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN AN NINH HÀNG KHÔNG VÀ VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
1. Danh mục trang bị, thiết bị, phương tiện an ninh hàng không và vũ khí, công cụ hỗ trợ.
2. Sơ đồ bố trí trang bị, thiết bị, phương tiện an ninh hàng không. Phương án trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ.
3. Quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa trang bị, thiết bị, phương tiện an ninh hàng không.
4. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
Chương IX. ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN VỀ AN NINH HÀNG KHÔNG
1. Huấn luyện nhận thức an ninh hàng không.
2. Đào tạo, huấn luyện nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
3. Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành cho cán bộ quản lý, giám sát viên an ninh nội bộ.
Chương X. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG AN NINH HÀNG KHÔNG
1. Trách nhiệm và tổ chức của bộ phận kiểm soát chất lượng an ninh hàng không.
2. Tiêu chuẩn và bổ nhiệm Giám sát viên an ninh nội bộ.
3. Hoạt động kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra nội bộ tại cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của mình.
4. Xây dựng Kế hoạch kiểm soát chất lượng.
5. Cập nhật cơ sở dữ liệu về an ninh hàng không.
6. Quản lý rủi ro về an ninh hàng không.
7. Lưu trữ hồ sơ kiểm soát chất lượng.
Chương XI. KINH PHÍ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN NINH
1. Nguyên tắc bố trí kinh phí.
2. Xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch kinh phí hàng năm.
Chương XII. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH AN NINH HÀNG KHÔNG CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG, NGƯỜI KHAI THÁC TÀU BAY VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CHƯƠNG TRÌNH AN NINH HÀNG KHÔNG
HÃNG HÀNG KHÔNG/NGƯỜI KHAI THÁC TÀU BAY
… (tên hãng hàng không/người khai thác tàu bay)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích, phạm vi áp dụng.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ xây dựng Chương trình.
3. Giải thích từ ngữ, chữ viết tắt.
4. Phân loại, quản lý và phân phối tài liệu, văn bản về an ninh hàng không
a) Chương trình an ninh hàng không hãng…
b) Chỉ thị, văn bản chỉ đạo về an ninh hàng không.
c) Các kết luận, biên bản các cuộc kiểm tra, cuộc họp về an ninh hàng không.
- …………….
II. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG
Phần này đưa ra những thông tin nhằm để cho người đọc biết được một cách khái quát về hoạt động của hãng hàng không, đặc điểm, trụ sở, các văn phòng đại diện, số lượng tàu bay, đường bay, hành khách vận chuyển… và hoạt động của hãng để liên hệ đến những vấn đề an ninh hàng không.
III. TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM
1. Người chịu trách nhiệm trực tiếp chuyên trách về công tác bảo đảm an ninh hàng không.
2. Phòng (ban) an ninh hàng không.
3. Tổ bay.
- Người chỉ huy tàu bay.
- Thành viên tổ bay khác.
4. Đại diện của hãng tại cảng hàng không.
5. Các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.
IV. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG AN NINH HÀNG KHÔNG
1. Sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụ và danh sách người đứng đầu của từng bộ phận cả lực lượng chuyên trách và kiêm nhiệm.
2. Sơ đồ bố trí lực lượng kiểm soát an ninh tại các khu vực hạn chế thuộc trách nhiệm quản lý của hãng hàng không.
V. AN NINH TÀU BAY
Quy định chung.
1. Kiểm soát tiếp cận, vào tàu bay.
2. Tuần tra, giám sát tàu bay.
3. Biện pháp phòng ngừa trước chuyến bay.
4. Kiểm tra, lục soát tàu bay.
5. Các biện pháp an ninh khi mức độ đe dọa cao.
6. Các biện pháp an ninh đối với chuyến bay bị đe dọa.
7. Các thông báo của tổ bay cho hành khách liên quan đến bảo đảm an ninh hàng không trên tàu bay.
8. Hệ thống thẻ nhận dạng tổ bay.
VI. BẢO VỆ TÀI LIỆU
VII. AN NINH ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ XÁCH TAY
1. Quy định chung.
2. Kiểm soát vũ khí, súng đạn chuyên chở trên tàu bay.
3. Túi ngoại giao, lãnh sự và tài liệu đưa lên chuyến bay.
4. Vận chuyển đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không.
VIII. AN NINH ĐỐI VỚI HÀNH LÝ KÝ GỬI
IX. ĐỒNG BỘ HÀNH KHÁCH VÀ HÀNH LÝ
X. AN NINH ĐỐI VỚI SUẤT ĂN VÀ ĐỒ VẬT PHỤC VỤ TRÊN TÀU BAY
XI. VỆ SINH TÀU BAY
XII. AN NINH HÀNG HÓA, BƯU GỬI
1. Quy định chung.
2. Hàng hóa chuyển tàu.
3. Hàng hóa có giá trị cao.
4. Hành lý, tài sản cá nhân không có người đi kèm.
5. Túi ngoại giao, lãnh sự.
6. Bảo vệ hàng hóa, bưu gửi.
7. Hàng nguy hiểm.
XIII. BẢO VỆ KHU VỰC BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TÀU BAY
XIV. BAY LIÊN DANH
XV. HUẤN LUYỆN AN NINH
1. Huấn luyện nhận thức an ninh.
2. Huấn luyện nghiệp vụ an ninh.
3. Tuyển dụng và thẩm tra lý lịch nhân viên.
4. Chương trình huấn luyện an ninh.
XVI. PHƯƠNG ÁN KHẨN NGUY
XVII. BÁO CÁO SỰ CỐ
XVIII. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
1. Hệ thống tổ chức của bộ phận kiểm soát chất lượng.
Trách nhiệm, quyền hạn, quy định về tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm Giám sát viên nội bộ.
2. Nội dung và các biện pháp kiểm soát chất lượng, kinh phí cho hoạt động.
- Kiểm tra.
- Đánh giá.
- Khảo sát.
- Thử nghiệm công khai, bí mật
- Điều tra nội bộ.
3. Kế hoạch kiểm soát chất lượng.
- Nội bộ trong hoạt động hãng hàng không.
- Các cảng hàng không, sân bay trong nước.
- Các cảng hàng không, sân bay nước ngoài.
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ cho hãng hàng không.
- Tổ chức, doanh nghiệp ngoài hãng hàng không.
4. Quản lý cơ sở dữ liệu về an ninh hàng không, quản lý rủi ro về an ninh hàng không.
5. Hồ sơ lưu trữ.
XIX. BẢO VỆ TỔ BAY VÀ TRỤ SỞ
XX. QUY CHẾ KIỂM SOÁT AN NINH NỘI BỘ ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
1. Kiểm tra lý lịch, nhân thân của cán bộ, nhân viên trước khi tuyển dụng.
2. Kiểm soát an ninh nội bộ trong bố trí, sắp xếp, quản lý sử dụng, bổ nhiệm cán bộ.
3. Kiểm soát an ninh nội bộ hàng năm; đề nghị cấp phép, năng định chuyên môn đối với nhân viên.
4. Nhận xét, đánh giá.
XXI. PHỤ LỤC
ĐỀ CƯƠNG QUY CHẾ AN NINH HÀNG KHÔNG CỦA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÔNG LƯU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
QUY CHẾ AN NINH HÀNG KHÔNG
CỦA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÔNG LƯU
1. Quy định chung
1.1. Mục đích, phạm vi, đối tượng áp dụng.
1.2. Căn cứ xây dựng quy chế.
1.3. Giải thích từ ngữ, chữ viết tắt.
1.4. Mô tả khái quát cơ cấu tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp.
2. Hệ thống tổ chức đảm bảo an ninh hàng không
2.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức đảm bảo an ninh hàng không.
2.2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân.
2.3. Trách nhiệm phối hợp đảm bảo an ninh hàng không.
3. Các biện pháp an ninh phòng ngừa
3.1. Quy định chung
3.1.1. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không.
a) Các loại thẻ, giấy phép.
b) Hồ sơ thủ tục cấp thẻ, giấy phép.
c) Quản lý, sử dụng thẻ, giấy phép.
3.1.2. Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật ra, vào khu vực hạn chế.
3.1.3. Giám sát, kiểm tra, lục soát an ninh khu vực hạn chế.
3.1.4. Kiểm soát vật phẩm nguy hiểm trong khu vực hạn chế.
3.1.5. Quản lý tài liệu an ninh hàng không.
3.1.6. Quy chế kiểm soát an ninh nội bộ.
- Kiểm tra lý lịch, nhân thân của cán bộ, nhân viên trước khi tuyển dụng.
- Kiểm soát an ninh nội bộ trong bố trí, sắp xếp, quản lý, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ.
- Kiểm soát an ninh nội bộ hàng năm; đề nghị cấp phép, năng định chuyên môn đối với nhân viên.
- Nhận xét, đánh giá.
3.1.6. Bảo đảm an ninh hệ thống thông tin chuyên ngành chống lại can thiệp bất hợp pháp vào điều hành bay.
3.1.7. Cấp độ kiểm soát an ninh hàng không tăng cường.
3.2. Đối với từng cơ sở cụ thể
Viết cụ thể cho từng cơ sở, nơi có công trình, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động bay, bao gồm các nội dung sau:
3.2.1. Mô tả khái quát cơ cấu tổ chức, hoạt động của cơ sở.
3.2.2. Thiết lập các khu vực hạn chế.
3.2.3. Hàng rào, cổng, cửa, thiết bị an ninh hàng không.
a) Hàng rào bao quanh khu vực doanh nghiệp.
b) Các cổng cửa ra vào khu vực doanh nghiệp.
c) Hệ thống chiếu sáng.
d) Hệ thống ca-me-ra giám sát và hệ thống phát hiện đột nhập khác.
đ) Hệ thống biển báo, cảnh báo.
e) Sơ đồ về các hệ thống hàng rào, chiếu sáng, giám sát và cổng cửa.
3.2.4. Tuần tra, canh gác.
3.2.5. Kiểm soát khu vực công cộng (nếu có), khu vực lân cận của các công trình, thiết bị phục vụ hoạt động bay ngoài khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay.
3.2.6. Tổ chức lực lượng an ninh hàng không tại cơ sở.
- Sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụ và danh sách người đứng đầu của từng bộ phận từ cấp tổ và tương đương trở lên;
- Sơ đồ bố trí lực lượng tại các điểm kiểm tra an ninh hàng không, giám sát an ninh và lực lượng tuần tra;
- Chế độ trực.
4. Trang phục, công cụ hỗ trợ của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
5. Công tác báo cáo
6. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không
6.1. Hệ thống tổ chức của bộ phận kiểm soát chất lượng.
Trách nhiệm, quyền hạn, quy định về tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm Giám sát viên nội bộ.
6.2 . Nội dung các biện pháp kiểm soát chất lượng, kinh phí cho hoạt động.
- Kiểm tra.
- Đánh giá.
- Khảo sát.
- Thử nghiệm công khai, bí mật
- Điều tra nội bộ.
6.3. Kế hoạch kiểm soát chất lượng.
Nội bộ trong hoạt động của doanh nghiệp.
6.4. Quản lý cơ sở dữ liệu về an ninh hàng không, quản lý rủi ro về an ninh hàng không.
6.5. Hồ sơ lưu trữ.
7. Tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện an ninh, diễn tập chống can thiệp bất hợp pháp
7.1. Tuyển dụng.
7.2. Đào tạo ban đầu.
a) Trách nhiệm.
b) Đối tượng.
c) Cơ sở đào tạo.
7.3. Chương trình thực tập cho nhân viên mới tuyển dụng.
7.4. Đào tạo, huấn luyện định kỳ.
a) Trách nhiệm về đào tạo, huấn luyện định kỳ.
b) Đối tượng đào tạo, huấn luyện định kỳ.
c) Cơ sở đảm bảo cho công tác đào tạo, huấn luyện định kỳ.
- Giảng viên.
- Tài liệu.
- Phòng học, trang thiết bị.
7.5. Các khóa đào tạo, huấn luyện, tập huấn khác.
7.6. Diễn tập.
8. Phương án khẩn nguy (Kế hoạch khẩn nguy cơ sở)
8.1. Quy định chung.
a) Phương châm chỉ đạo.
b) Phân loại tình huống khẩn nguy.
c) Hệ thống chỉ huy.
d) Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trực thuộc.
đ) Lực lượng tham gia phương án.
e) Trách nhiệm phối hợp.
g) Cơ chế thông tin, báo cáo, chế độ trực khẩn nguy.
h) Phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ phương án khẩn nguy.
i) Kinh phí.
k) Đào tạo, huấn luyện.
8.2. Phương án điều hành tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp.
9. Các phụ lục:
ĐỀ CƯƠNG QUY CHẾ AN NINH HÀNG KHÔNG CỦA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY; DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG TÀU BAY, THIẾT BỊ TÀU BAY; DOANH NGHIỆP XỬ LÝ HÀNG HÓA, BƯU GỬI ĐỂ ĐƯA LÊN TÀU BAY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
QUY CHẾ AN NINH HÀNG KHÔNG
CỦA … (tên đơn vị xây dựng quy chế)
CHƯƠNG 1. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích.
2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
3. Giải thích từ ngữ và chữ viết tắt.
3.1. Trong quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.2. Các từ ngữ viết tắt.
4. Cơ sở pháp lý và tài liệu viện dẫn:
Nêu thứ tự từ Luật - Nghị định - Thông tư - Tài liệu viện dẫn.
CHƯƠNG 2. PHÂN PHỐI, KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ VÀ SỬA ĐỔI, CẬP NHẬT QUY CHẾ
1. Phân phối Quy chế.
2. Quản lý và kiểm soát Quy chế.
3. Sửa đổi, cập nhật Quy chế.
4. Hủy Quy chế.
5. Danh mục các trang có hiệu lực.
6. Thông tin tóm tắt về lần sửa đổi sau cùng.
7. Danh mục các lần sửa đổi.
CHƯƠNG 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC, TRÁCH NHIỆM ĐẢM BẢO AN NINH HÀNG KHÔNG
1. Giới thiệu chung về hoạt động của công ty:
1.1. Giới thiệu chung về công ty.
1.2. Giới thiệu về các hoạt động của công ty.
2. Hệ thống tổ chức đảm bảo an ninh hàng không.
3. Trách nhiệm đảm bảo an ninh hàng không.
(Trong phần này nêu rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan đến công tác đảm bảo an ninh hàng không tại công ty).
4. Chế độ báo cáo công tác đảm bảo an ninh.
4.1. Báo cáo đột xuất.
4.2. Báo cáo định kỳ:
a) Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý;
b) Báo cáo định kỳ 6 tháng, năm.
5. Kinh phí công tác đảm bảo an ninh.
6. Phạm vi quản lý và khu vực hạn chế của công ty:
6.1. Phạm vi quản lý.
6.2. Khu vực hạn chế và cách ly.
6.3. Sơ đồ khu vực hạn chế, cách ly.
CHƯƠNG 4. RANH GIỚI KHU VỰC HẠN CHẾ CỦA CÔNG TY VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH
A. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XỬ LÝ HÀNG HÓA, BƯU GỬI ĐỂ ĐƯA LÊN TÀU BAY
1. Phạm vi quản lý và khu vực hạn chế, cách ly của doanh nghiệp.
2. Hệ thống cổng, hàng rào an ninh, thiết bị bảo vệ và công cụ hỗ trợ.
2.1. Hệ thống hàng rào quanh khu vực doanh nghiệp;
2.2. Cổng, cửa ra, vào khu vực công cộng và khu vực hạn chế doanh nghiệp;
2.3. Hệ thống chiếu sáng;
2.4. Hệ thống ca-me-ra giám sát và hệ thống phát hiện đột nhập;
2.5. Hệ thống biển báo, biển cảnh báo tại khu vực hạn chế, khu vực cách ly;
2.6. Hệ thống thông tin liên lạc;
2.7. Công cụ hỗ trợ;
2.8. Sơ đồ về các hàng rào, chiếu sáng, giám sát và cổng, cửa.
3. Tổ chức lực lượng bảo vệ chuyên trách và công tác tuần tra, canh gác tại doanh nghiệp.
4. Quy định chung về việc ra, vào, hoạt động tại khu vực hạn chế, cách ly hàng hóa.
5. Kiểm soát ra, vào đối với người, phương tiện tại cổng doanh nghiệp.
6. Kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa, bưu gửi.
7. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển.
8. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi nhập khẩu.
9. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hàng hóa là hàng đặc biệt.
10. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hàng hóa là túi ngoại giao, túi lãnh sự.
11. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hàng hóa là vũ khí, đạn dược do cơ quan có thẩm quyền cấp.
12. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với thi thể, hài cốt.
13. Tái kiểm tra an ninh hàng không.
14. Quản lý vật phẩm nguy hiểm, trang thiết bị trong khu vực hạn chế, khu vực cách ly.
15. Xử lý các trường hợp vi phạm.
16. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác bảo đảm an ninh.
B. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TÀU BAY, THIẾT BỊ TÀU BAY
1. Phạm vi quản lý và khu vực hạn chế của doanh nghiệp.
2. Hệ thống cổng, hàng rào an ninh, thiết bị bảo vệ và công cụ hỗ trợ:
2.1. Hệ thống hàng rào quanh khu vực doanh nghiệp;
2.2. Cổng, cửa ra, vào khu vực công cộng và khu vực hạn chế doanh nghiệp;
2.3. Hệ thống chiếu sáng;
2.4. Hệ thống ca-me-ra giám sát và hệ thống phát hiện đột nhập;
2.5. Hệ thống biển báo, biển cảnh báo tại khu vực hạn chế, khu vực cách ly;
2.6. Hệ thống thông tin liên lạc;
2.7. Công cụ hỗ trợ;
2.8. Sơ đồ về các hàng rào, chiếu sáng, giám sát và cổng, cửa.
3. Phương án tổ chức lực lượng an ninh hàng không tại các điểm kiểm tra an ninh hàng không và công tác tuần tra, canh gác.
4. Kiểm soát ra, vào và công tác đảm bảo an ninh hàng không tại khu vực hạn chế.
5. Kiểm soát ra, vào và công tác đảm bảo an ninh hàng không tại khu vực bảo dưỡng tàu bay.
6. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng tàu bay.
7. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không khi thực hiện công tác bảo dưỡng ngoại trường.
8. Kiểm tra, giám sát đối với tàu bay.
9. Quản lý vật phẩm nguy hiểm trong khu vực hạn chế.
10. Xử lý các trường hợp vi phạm.
11. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác bảo đảm an ninh.
C. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG SUẤT ĂN HÀNG KHÔNG
1. Phạm vi quản lý và khu vực hạn chế, cách ly của doanh nghiệp.
2. Hệ thống cổng, hàng rào an ninh, thiết bị bảo vệ và công cụ hỗ trợ:
2.1. Hệ thống hàng rào quanh khu vực doanh nghiệp;
2.2. Cổng, cửa ra, vào khu vực công cộng và khu vực hạn chế doanh nghiệp;
2.3. Hệ thống chiếu sáng;
2.4. Hệ thống ca-me-ra giám sát và hệ thống phát hiện đột nhập;
2.5. Hệ thống biển báo, biển cảnh báo tại khu vực hạn chế, khu vực cách ly;
2.6. Hệ thống thông tin liên lạc;
2.7. Công cụ hỗ trợ;
2.8. Sơ đồ về các hàng rào, chiếu sáng, giám sát và cổng, cửa.
3. Tổ chức lực lượng bảo vệ chuyên trách và công tác tuần tra, canh gác tại doanh nghiệp.
4. Kiểm tra, giám sát đối với người, phương tiện ra, vào doanh nghiệp, hoạt động trong khu vực hạn chế.
5. Kiểm tra, giám sát đối với người, phương tiện ra, vào và hoạt động tại khu vực sản xuất, chế biến suất ăn.
6. Kiểm tra, giám sát đối với nguyên liệu đầu vào.
7. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không trong quá trình sản xuất.
8. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với suất ăn, thực phẩm, nguyên liệu trong quá trình lưu kho.
9. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không tại khu vực chất xếp lên xe suất ăn.
10. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không trong quá trình vận chuyển và cung ứng suất ăn lên tàu bay.
11. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với đồ vật thu hồi sau chuyến bay.
12. Quản lý vật phẩm nguy hiểm, trang thiết bị trong khu vực hạn chế.
13. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ.
14. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với đồ vật phục vụ trên tàu bay (nếu có).
15. Xử lý các trường hợp vi phạm.
16. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác bảo đảm an ninh.
D. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CUNG CẤP NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG
1. Phạm vi quản lý và các khu vực hạn chế của doanh nghiệp.
2. Hệ thống cổng, hàng rào an ninh, thiết bị bảo vệ và công cụ hỗ trợ tại các kho nhiên liệu bay, kho sân bay:
2.1. Hệ thống hàng rào quanh khu vực doanh nghiệp;
2.2. Cổng, cửa ra, vào khu vực công cộng và khu vực hạn chế doanh nghiệp;
2.3. Hệ thống chiếu sáng;
2.4. Hệ thống ca-me-ra giám sát và hệ thống phát hiện đột nhập;
2.5. Hệ thống biển báo, biển cảnh báo tại khu vực hạn chế, khu vực cách ly;
2.6. Hệ thống thông tin liên lạc;
2.7. Công cụ hỗ trợ;
2.8. Sơ đồ về các hàng rào, chiếu sáng, giám sát và cổng, cửa.
3. Tổ chức lực lượng bảo vệ chuyên trách và công tác tuần tra, canh gác tại các kho nhiên liệu bay, kho sân bay.
4. Quy định chung về việc ra, vào, hoạt động tại khu vực hạn chế.
5. Kiểm tra, giám sát đối với người, phương tiện ra, vào hoạt động tại khu vực hạn chế tại các kho nhiên liệu bay, kho sân bay.
6. Kiểm tra, giám sát an ninh trong kho nhiên liệu, kho sân bay.
7. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện vận chuyển xăng dầu tại khu vực công cộng.
8. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không trong quá trình nhập xăng dầu hàng không.
9. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không trong quá trình xuất xăng dầu hàng không.
10. Bảo đảm an ninh đối với xe tra nạp trên đường đi làm nhiệm vụ tra nạp cho tàu bay.
11. Kiểm tra, giám sát an ninh tại nơi tra nạp cho tàu bay.
12. Quản lý vật phẩm nguy hiểm, trang thiết bị an ninh trong khu vực hạn chế.
13. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với xăng dầu hàng không phục vụ chuyến bay chuyên cơ.
14. Xử lý các trường hợp vi phạm.
15. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác bảo đảm an ninh.
Đ. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ MẶT ĐẤT
1. Phạm vi hoạt động trong khu vực hạn chế, cách ly của doanh nghiệp.
2. Hệ thống thiết bị an ninh hàng không:
2.1. Hệ thống thông tin liên lạc.
2.2. Hệ thống ca-me-ra giám sát.
2.3. Sơ đồ lắp đặt hệ thống ca-me-ra giám sát.
3. Quy định về việc ra, vào, hoạt động tại khu vực hạn chế.
4. Quy định về việc mang vật phẩm nguy hiểm ra, vào khu vực hạn chế.
5. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát.
6. Hành khách gây rối, có khả năng gây rối, hành khách bị mất khả năng làm chủ hành vi.
6.1. Quy trình xử lý đối với hành khách gây rối.
6.2. Quy trình xử lý đối với hành khách mất khả năng làm chủ hành vi.
7. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã.
8. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh.
9. Quy định về chất lỏng theo người và hành lý xách tay lên tàu bay.
10. Kiểm tra an ninh hàng không đối với vũ khí, đạn dược, công cụ hỗ trợ.
11. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay quá cảnh, nối chuyến, tạm dừng nội địa.
12. Quy định làm thủ tục đối với hành khách theo nhóm.
13. Kiểm tra an ninh hàng không đối với hành lý ký gửi.
14. Giám sát an ninh đối với hành lý ký gửi.
15. Vận chuyển đồng bộ hành khách và hành lý.
16. Xử lý đối với hành lý, đồ vật có nghi vấn, hành lý, đồ vật vô chủ.
17. Những đồ vật cấm để trong hành lý ký gửi.
18. Hành lý ký gửi không đi cùng với khách (bị thất lạc hoặc chuyển nhầm địa chỉ).
19. Xử lý hành lý ký gửi khi hành khách không lên tàu bay.
20. Kiểm soát hàng hóa.
21. Tiếp nhận, bàn giao và sử dụng hòm an ninh trên tàu bay (nếu có).
22. Kiểm soát thông tin và tài liệu chuyến bay.
23. Kiểm soát an ninh đối với người lên tàu bay làm nhiệm vụ.
24. Kiểm soát an ninh phương tiện hoạt động trên sân đỗ.
25. Kiểm soát vật tư, đồ dùng đưa lên tàu bay.
26. Kiểm soát an ninh thông tin đối với hệ thống làm thủ tục và các loại thẻ phụ trợ.
27. Quy định về công tác phối hợp phục vụ chuyến bay chuyên cơ.
28. Xử lý các trường hợp vi phạm.
29. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác bảo đảm an ninh.
E. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHÁC
Căn cứ vào hoạt động của từng doanh nghiệp để xây dựng các biện pháp đảm bảo an ninh hàng không cho phù hợp.
CHƯƠNG 5. HỆ THỐNG THẺ, GIẤY PHÉP KIỂM SOÁT AN NINH VÀ NIÊM PHONG AN NINH NỘI BỘ
1. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ.
2. Cấp, phát, thu hồi, cấp lại, đổi thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ.
3. Hồ sơ thủ tục cấp, đổi thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ.
4. Quản lý, sử dụng thẻ, giấy phép cảng hàng không, sân bay; thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ.
5. Niêm phong an ninh.
CHƯƠNG 6. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG AN NINH NỘI BỘ
1. Quy định chung về Kiểm soát chất lượng an ninh nội bộ.
2. Trách nhiệm kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra và đánh giá an ninh nội bộ.
3. Quy định về Giám sát viên an ninh nội bộ.
4. Kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh nội bộ.
5. Phạm vi và đối tượng kiểm tra, đánh giá.
6. Phương pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá.
7. Quy trình kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra và đánh giá.
8. Biện pháp khắc phục sơ hở, thiếu sót phát hiện qua hoạt động kiểm soát chất lượng.
9. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra, đánh giá.
CHƯƠNG 7. CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN NINH HÀNG KHÔNG
1. Mục tiêu huấn luyện.
2. Đối tượng huấn luyện.
3. Tổ chức huấn luyện:
3.1. Huấn luyện ban đầu;
3.2. Huấn luyện định kỳ.
4. Nội dung và chương trình huấn luyện.
5. Hồ sơ liên quan đến công tác huấn luyện an ninh hàng không.
CHƯƠNG 8. BẢO VỆ HỆ THỐNG THÔNG TIN CHUYÊN NGÀNH
1. Danh mục hệ thống thông tin chuyên ngành.
2. Các biện pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp trái phép.
CHƯƠNG 9. PHƯƠNG ÁN ĐỐI PHÓ KHẨN NGUY, SỰ CỐ
1. Nguyên tắc chung.
2. Đe dọa bom, mìn:
2.1. Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin.
2.2. Quy trình xử lý.
2.3. Lục soát và truy tìm bom, mìn.
3. Phát hiện vật đáng ngờ:
3.1. Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin.
3.2. Quy trình xử lý.
4. Quy trình xử lý khi phát hiện cháy.
5. Xâm nhập vào khu vực hạn chế và khu vực cách ly trái phép.
6. Hệ thống kiểm soát ra, vào bị hỏng.
7. Hệ thống điện bị hỏng.
8. Quy trình, phương án xử lý hệ thống ca-me-ra phát hiện đột nhập bị hỏng.
9. Quy trình và phương án xử lý hệ thống thông tin liên lạc bị hỏng.
10. Biểu tình, gây rối trật tự, hủy hoại tài sản.
11. Cấp độ tăng cường đảm bảo an ninh hàng không.
CHƯƠNG 10. KIỂM SOÁT AN NINH NỘI BỘ
1. Kiểm soát an ninh nội bộ.
2. Quy trình kiểm soát an ninh nội bộ
3. Kiểm tra, xác minh lý lịch, nhân thân của cán bộ và nhân viên trước khi tuyển dụng.
4. Tuyển dụng.
5. Đánh giá.
6. Bố trí, sắp xếp.
7. Quản lý.
8. Sàng lọc.
CHƯƠNG 11. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổ chức thực hiện.
2. Khen thưởng, kỷ luật.
3. Hiệu lực thi hành.
CHƯƠNG 12. PHỤ LỤC VÀ CÁC BIỂU MẪU
MẪU CÔNG VĂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên đơn vị đề nghị… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số (Number):……/……. |
… (location), ngày (date)…tháng (month)… năm (year)… |
Kính gửi: (tên cơ quan/đơn vị nhận công văn)
Attn: [Name of organisation will receive this official letter]
Căn cứ các quy định pháp luật liên quan đến việc (tóm tắt nội dung đề nghị: phê duyệt/chấp thuận Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không; cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không; cấp Giấy phép, năng định chuyên môn nhân viên kiểm soát an ninh hàng không) ……………. , (tên cơ quan/đơn vị đề nghị) ……………….. giải trình và đề nghị như sau:
In accordance with legal provisions regarding the issue/subject … [briefly describe the request: submit the Aviation Security Program (ASP) for approval, issuance security permit, licenses for security control staff], we [name of organization who sent this official letter] would like to request/discuss the issue/subject as follows:
1. Nội dung giải trình: 1……………………………………………………
Details of issue and subject and its justification.
2. Nội dung đề nghị: ………………………………………………………
Details of proposal.
3. Địa chỉ, số điện thoại, fax của cơ quan, đơn vị; thư điện tử, người được giao nhiệm vụ để giải trình, làm việc với cơ quan, đơn vị nhận công văn.
Contact details (address, telephone number, fax, email, etc.) of the designated person to liaise with the organization received this official letter.
Trân trọng cảm ơn./.
Yours sincerely,
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ |
Ghi chú: Nếu công văn có từ 02 trang trở lên phải đóng dấu giáp lai.
Note: should the official letter bearing 2 pages or more, the joint-page- seal mark must be attached.
DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ, NHÂN VIÊN CẤP THẺ KIỂM SOÁT AN NINH CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG DÀI HẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đơn vị…………………………. ………………………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
......., ngày .... tháng .... năm ....... |
DANH SÁCH TRÍCH NGANG CÁN BỘ, NHÂN VIÊN CẤP THẺ KIỂM SOÁT AN NINH CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG DÀI HẠN
Kính gửi: ………………………….. …………
Số TT |
Họ và tên |
Chức danh |
Đơn vị |
Số CMND/ Hộ chiếu |
Số thẻ đã cấp (nếu có) |
Thời hạn cấp |
Khu vực được cấp |
Ghi chú |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Nếu danh sách có từ 02 trang trở lên phải đóng dấu giáp lai.
MẪU TỜ KHAI CẤP THẺ KIỂM SOÁT AN NINH CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG DÀI HẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Independence - Freedom - Happiness
------------------------
Ảnh màu (dấu giáp lai đóng kèm) |
…, ngày … tháng … năm … …, date … month … year …
Kính gửi: … … … …… … … …… … … … To: … … … …… … … …… … … … |
BẢN KHAI CÁ NHÂN số: … … …2
Personal Statement Form No: … … …
1. Họ và tên (Full Name): … … … …… 2. Giới tính (Gender):………………
3. Ngày, tháng, năm sinh (Date of birth): … / … / … 4. Dân tộc (Ethnic group):……………
5. Quê quán (Hometown): ………………… … 6. Tôn giáo (Religion): ………………
7. Quốc tịch (Nationality): …………………………………………………………
8. Chức vụ (Position): ………………… … 9. Điện thoại liên lạc (Tel):…………
10. Chỗ ở hiện nay(Present address):………………………………………………
………………………………………………………………………………
11. Số Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân (National ID card)/ Hộ chiếu (Passport
No):………………………………………………………………………………
12. Ngày cấp (Date of issue): …………………Nơi cấp(Place of issue):………………
13. Tên, địa chỉ cơ quan, đơn vị hiện đang công tác (Working place):
………………………………………………………………………………
14. Thời hạn làm việc (Length of work):
14.1. Biên chế nhà nước (Permanent) £
14.2. Hợp đồng không xác định thời hạn (Undefined-term contract) £
14.3. Hợp đồng xác định thời hạn (Definite-term contract) £
Thời hạn từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …
Contract from date …month … year … to date … month … year …
14.4. Hợp đồng mùa vụ, công việc (Seasonal Contract) £
Thời hạn từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …
Contract from date …month … year … to date … month … year …
15. Đặc điểm nhận dạng (Identity): …………………………………………………
………………………………………………………………………………
(Kê khai theo đặc điểm nhận dạng của giấy Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân) (provide identity characteristics based on the national ID cards)
16. Tóm tắt lịch sử bản thân 5 năm trở lại đây (Brief personal background for the last five years):
Thời gian (Time) |
Đơn vị công tác (Working place) |
Chức vụ, công việc (Positions and duties) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
17. Kỷ luật (Discipline): … … … … … … … …… … … …… … … …… … … …… … …
18. Tiền án, tiền sự (Previous convictions): … … … …… … … …… … … …… … … ……
19. Số thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay đã cấp (nếu có) Security permit number (if any): … … … …… … … …… … … …… … … …… … … …… … … …… … … …
20. Mô tả nhiệm vụ tại khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay (Description of activities and duties at the airport/aerodrome restricted areas):… … … …… … … …… … … …… … … … …
20.1. Mức độ công việc tại khu vực hạn chế: (Levels of activities in restricted areas)
- Thường xuyên (Regular) £
- Không thường xuyên (Irregular) £
20.2. Công việc làm trong khu vực hạn chế (Activities in restricted areas)
Phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa (Passenger, baggage and cargo handling) |
£ |
Sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh tàu bay (Aircraft maintenance, repair and cleaning) |
£ |
Cung ứng suất ăn, nhiên liệụ… cho tàu bay (Aircraft catering, refueling…) |
£ |
Tuần tra, canh gác, kiểm soát an ninh tại nhà ga, sân bay (Aviation security patrol, guard and control at the terminal/ airport) |
£ |
Kiểm tra, giám sát an ninh, an toàn, khai thác tại nhà ga, sân bay (Security, safety and operation inspection, monitoring and supervision at the terminal/airport) |
£ |
Bảo dưỡng trang thiết bị của nhà ga, sân bay (Airport/ terminal equipment maintenance) |
£ |
Kinh doanh, phục vụ trong nhà ga (Providing business and services at the terminal) |
£ |
Làm các công việc khác phục vụ chuyến bay (Providing other services for flights) |
£ |
Phục vụ chuyên cơ (VVIP flights) |
£ |
Làm thủ tục visa cho khách du lịch (Assisting visa for tourists) |
£ |
Đón, tiễn khách của cơ quan, đơn vị (Welcoming and seeing off company’s visitors) |
£ |
Công tác nghiệp vụ của công an, quân đội, hải quan (Performing duties of the police, army and customs) |
£ |
Công tác nghiệp vụ của cơ quan chức năng khác (Professional tasks of competent authorities) |
£ |
Sửa chữa, xây dựng công trình trong nhà ga (Terminal facilities construction and repair) |
£ |
Sửa chữa, xây dựng công trình trong sân bay (Airport facilities construction and repair) |
£ |
Công việc khác (Other activities) |
£ |
20.3. Mô tả chi tiết công việc đã đánh dấu tại mục 20.2 trên (Detailed description of the activities selected at sub-paragraph 20.2 above):… … … … … … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …
20.4. Đề nghị được cấp vào khu vực nào (Which area(s) do you apply for?):
Khu vực từ điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách đến cửa làm thủ tục lên tàu bay (khu vực cách ly) (Area from the passenger security check point to the boarding gate (sterile area)) |
£ |
Khu vực sân đỗ tàu bay (Aircraft parking area) |
£ |
Khu vực đường hạ cất cánh, đường lăn (Runways and taxiways) |
£ |
Khu vực phân loại, chất xếp hành lý ký gửi đưa lên tàu bay (Baggage sorting and loading area) |
£ |
Khu vực quá cảnh, nối chuyến (Transit/transfer area) |
£ |
Khu vực phân loại, chất xếp hàng hóa bưu gửi đưa lên tàu bay (Cargo and mail sorting and loading area) |
£ |
Khu vực nhà khách phục vụ chuyến bay chuyên cơ (VVIP Flight Lounges) |
£ |
Khu vực nhận hành lý ký gửi tại ga đến (Baggage reclaim area at Arrival Terminal) |
£ |
Khu vực làm thủ tục cho hành khách đi tàu bay (Passenger check-in area) |
£ |
Khu vực tiếp nhận, lưu giữ hàng hóa, bưu gửi (Cargo and mail accepting and holding area) |
£ |
Trạm cấp điện, nước của cảng hàng không, sân bay (Airport/aerodrome water and electricity supply area) |
£ |
Các khu vực khác (Other areas) |
£ |
20.5. Đề nghị cấp thẻ vào những cảng hàng không nào Which airports do you apply for? (Specify the name of each airport):
Nội Bài |
£ |
Điện Biên |
£ |
Cát Bi |
£ |
Thọ Xuân |
£ |
Vinh |
£ |
Đồng Hới |
£ |
Đà Nẵng |
£ |
Phú Bài |
£ |
Chu Lai |
£ |
Pleiku |
£ |
Phù Cát |
£ |
Tuy Hoà |
£ |
Cam Ranh |
£ |
Buôn Ma Thuột |
£ |
Liên Khương |
£ |
Côn Sơn |
£ |
Cần Thơ |
£ |
Rạch Giá |
£ |
Cà Mau |
£ |
Phú Quốc |
£ |
Tân Sơn Nhất |
£ |
|
|
|
|
|
|
21. Cam kết của người đề nghị cấp thẻ (Applicant’s declaration):
21.1. Những lời khai trên đây của tôi là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức xử lý. (I hereby declare that the above statements are true; otherwise, I would take full responsibility and bear all forms of punishment).
21.2. Tôi đã đọc và hiểu rõ các quy định về sử dụng thẻ kiểm soát an ninh hàng không. Khi được cấp thẻ, tôi cam kết tuân thủ các quy định và chịu những hình thức xử phạt nếu vi phạm (I have read and understood the regulations on the use of aviation security control badge. When granted the badge, I am committed to complying with the provisions and subject to sanctions for violations).
|
Người khai ký và ghi rõ họ tên |
22. Xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị người xin cấp thẻ. (Certified by the Head of the Applicant’s Organization/Unit)
22.1. Tôi xác nhận Ông, bà: … … … … … là người của cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ đúng như mô tả tại mục 20. (I hereby certify that Mr./Mrs … … is our employee who is assigned with the duties as described at paragraph 20 above)
22.2. Tôi xác nhận đơn vị đã kiểm tra án tích tại cơ quan tư pháp, ông (bà) … … … … … không có án tích (Phiếu lý lịch tư pháp số … ngày … tháng … năm … do Sở Tư pháp … cấp); các mục từ 01 đến 21 khai là đúng sự thật. (I confirm that the Applicant’s criminal record has been verified at the Justice Agency and that Mr/Mrs … … has no previous convictions or offences (Criminal Record No. ... dated ... issued by the Justice Department); Statements in paragraphs from 01 to 21 are true and correct.
22.3. Tôi xác nhận tất cả các nội dung trong Bản khai này của ông (bà) … … … … là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu xử phạt theo quy định (I certify that all information provided in this application are true and correct, otherwise I would take full responsibility.)
|
Ngày … tháng … năm… |
Ghi chú:
- Bản khai phải ghi đầy đủ tất cả các nội dung được yêu cầu trong 22 mục; nếu ghi không đầy đủ sẽ là Bản khai không hợp lệ và không được xem xét để cấp thẻ (All fields in paragraph 22 must be filled, otherwise the application will be rejected).
- Đối với bản khai của người thuộc cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội cấp Trung ương và địa phương và bản khai của nhân viên ngoại giao không yêu cầu ghi vào phần (Phiếu lý lịch tư pháp số…ngày…tháng…năm…do Sở Tư pháp…cấp) tại mục 22.2 (The Criminal Record evidence is not required for applicants who are Vietnamese government officials and diplomats).
MẪU DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KIỂM SOÁT AN NINH CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG DÀI HẠN/ NGẮN HẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
ĐƠN VỊ ……………………. Số: ………………………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
.…., ngày… tháng … năm 20… |
DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN
(Kèm theo công văn số ………/…… ngày ….. tháng ….. năm ….. của (tên cơ quan/ đơn vị đề nghị)…………………………………………………)
Số TT |
Tên phương tiện |
Biển kiểm soát |
Giấy đăng ký phương tiện (1) / Giấy phép khai thác thiết bị hàng không (2) |
Sổ chứng nhận kiểm định ATKT và BVMT giao thông(1) / Biên bản kiểm định đủ tiêu chuẩn khai thác an toàn, kỹ thuật, môi trường (2) |
Thời hạn cấp |
Khu vực đề nghị |
Cổng vào |
Cổng ra |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ |
Ghi chú:
(1) Đối với phương tiện có tham gia giao thông ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay.
(2) Đối với phương tiện chuyên dùng hoạt động trong khu bay.
Yêu cầu: Nộp kèm bản sao các tài liệu đã khai. Nếu danh sách phương tiện có từ 02 trang trở lên phải đóng dấu giáp lai.
MẪU DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ KIỂM SOÁT AN NINH CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG NGẮN HẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
......., ngày ....... tháng ....... năm .......
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ KIỂM SOÁT AN NINH CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG NGẮN HẠN
(Kèm theo công văn số ………/…… ngày ….. tháng ….. năm ….. của (tên cơ quan/ đơn vị đề nghị)…………………………………)
STT |
Họ và tên |
Nam / Nữ |
Số CMND / Hộ chiếu |
Chức vụ |
Khu vực hạn chế hoạt động |
Hạn sử dụng của thẻ kiểm soát an ninh |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ |
Ghi chú: - Nếu danh sách có từ 02 trang trở lên phải đóng dấu giáp lai.
- CMND: Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân.
THÔNG BÁO MẤT THẺ, GIẤY PHÉP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(Đơn vị cấp thẻ) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
Hà Nội, ngày tháng năm 20… |
Kính gửi: - (Ghi tên các đơn vị nhận)
(Đơn vị cấp thẻ) thông báo thẻ/ giấy phép kiểm soát an ninh do (Đơn vị cấp thẻ) đã cấp, bị mất như sau:
Stt |
Họ và tên |
Chức vụ |
Đơn vị |
Số thẻ/Giấy phép KSAN đã bị mất |
Số thẻ, giấy phép KSAN cấp lại/ngày tháng năm cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Đơn vị cấp thẻ) yêu cầu:
1. Lực lượng an ninh hàng không của tất cả các cảng hàng không trong quá trình kiểm tra, kiểm soát chú ý phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng thẻ, giấy phép đã mất để vào khu vực hạn chế tại các cảng hàng không.
2. Khi phát hiện, thu hồi thẻ, giấy phép thông báo cho (Đơn vị cấp thẻ) theo số điện thoại…… và xử lý người vi phạm theo quy định hiện hành./.
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI HÀNG RÀO, CỔNG, CỬA, RÀO CHẮN, HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG, CA-ME-RA GIÁM SÁT, VỌNG GÁC, ĐƯỜNG TUẦN TRA TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY, CƠ SỞ CUNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Yêu cầu chung về hàng rào
1.1. Hàng rào vành đai của cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay; hàng rào bao quanh khu bay và khu vực hạn chế khác, trừ các khu vực hạn chế trong nhà ga phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể của cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay.
1.2. Hàng rào phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:
a) Khó leo trèo; không dễ bị uốn cong, bẻ gãy, ngăn chặn được người, gia súc xâm nhập qua hàng rào; không làm nhiễu loạn tín hiệu điều hành bay của các đài, trạm phục vụ hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay;
b) Chiều cao của hàng rào từ mặt đất tối thiểu là 2,45 mét. Trong đó phần thân hàng rào cao tối thiểu là 2,15 mét, phần ngọn cao tối thiểu 0,30 mét. Trong trường hợp chiều cao hàng rào có thể ảnh hưởng đến an toàn bay, chiều cao hàng rào có thể được xây dựng thấp hơn một cách phù hợp với yêu cầu về bảo đảm an ninh;
c) Hàng rào vành đai của cảng hàng không, sân bay; cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; cơ sở sửa chữa bảo dưỡng tàu bay phải có có hệ thống cảm biến phát hiện, cảnh báo xâm nhập, hệ thống ca-me-ra giám sát và hệ thống đèn chiếu sáng;
d) Đối với mương, cống thoát nước xuyên qua hàng rào: phải lắp đặt lưới kim loại, bảo đảm việc tiêu nước và ngăn cản được người và gia súc xâm nhập vào sân bay;
đ) Bên trong hàng rào vành đai cảng hàng không, sân bay có khoảng trống tối thiểu là 3 mét sử dụng làm đường tuần tra, trừ trường hợp bất khả kháng;
e) Căn cứ vào các yêu cầu về an ninh và mỹ quan của cảng hàng không, sân bay hay khu vực cần bảo vệ, có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại, một hoặc nhiều lớp hàng rào khác nhau cho thích hợp.
g) Không bị che khuất tầm nhìn bởi các loại chướng ngại vật.
2. Các loại hàng rào
2.1. Hàng rào dây kim loại bao gồm hàng rào lưới dây kẽm gai và hàng rào lưới dây kim loại trơn (lưới B40).
2.2. Hàng rào tường xây bằng các loại vật liệu như gạch, đá, bê tông áp dụng cho những khu vực của cảng hàng không, sân bay tiếp giáp với khu dân cư, nhà xưởng.
2.3. Hàng rào song sắt áp dụng cho những khu vực cần mỹ quan; phần tiếp xúc với mặt đất xây bằng gạch, bê tông hoặc đá, phần trên là song sắt.
3. Yêu cầu kỹ thuật hàng rào
3.1. Hàng rào dây kim loại.
3.1.1. Dây kim loại làm hàng rào có đường kính tối thiểu là 2,5 mi-li-mét. Các dây đan với nhau hình vuông hoặc mắt cáo, các lỗ của hàng rào tối đa không quá 12 cen-ti-mét x 12 cen-ti-mét.
3.1.2. Chân hàng rào xây bằng gạch, bê tông hoặc đá. Cột trụ bằng sắt hoặc bê tông cốt thép khoảng cách giữa hai cột trụ không quá 3 mét. Thân hàng rào là các tấm lưới đan gắn vào các cột trụ. Phần ngọn hàng rào sử dụng dây kẽm gai đơn, lưới kẽm gai hoặc các cuộn dây kẽm gai, nghiêng 45 độ hướng ra phía ngoài.
3.2. Hàng rào tường xây.
3.2.1. Phần thân là tường xây rộng tối thiểu 20 cen-ti-mét, cao tối thiểu 2,15 mét. Phần ngọn cao tối thiểu 0,30 mét là dây kẽm gai đơn hoặc các cuộn dây kẽm gai, nghiêng 45 độ hướng ra phía ngoài.
3.2.2. Phần ngọn hàng rào là dây kẽm gai đơn, lưới hoặc cuộn có đường kính dây tối thiểu là 2,5 mi-li-mét.
3.3. Hàng rào song sắt
3.3.1. Khoảng cách giữa hai song sắt tối đa không quá 15 cen-ti-mét. Chiều cao phần thân tối thiểu là 2,15 mét. Phần ngọn của song sắt nhọn hình mũi mác cao tối thiểu 0,30 mét, nghiêng 45 độ hướng ra phía ngoài.
3.3.2. Kích thước song sắt
a) Loại sắt đặc tròn: đường kính tối thiểu 14 mi-li-mét;
b) Loại sắt đặc vuông: kích thước tối thiểu 14 mi-li-mét x 14 mi-li-mét;
c) Loại sắt hộp: kích thước tối thiểu là 20 mi-li-mét x 20 mi-li-mét.
3.4. Hàng rào chắn mương, cống thoát nước: khoảng cách giữa hai thanh sắt tối đa không quá 15 cen-ti-mét; kích thước thanh sắt đường kính tối thiểu 14 mi-li-mét.
4. Vọng gác, đường tuần tra
4.1. Vọng gác.
4.1.1. Vọng gác được bố trí tại các cổng ra, vào và dọc theo hàng rào vành đai cảng hàng không, sân bay, cơ sở bảo đảm hoạt động bay và các khu vực hạn chế khác, trừ khu vực hạn chế trong nhà ga. Khoảng cách giữa hai vọng gác liền kề bảo đảm cho nhân viên tại hai vọng gác có thể quan sát khép kín và kiểm soát được tình hình ở những đoạn hàng rào chuyển hướng.
4.1.2. Khi thiết kế, xây dựng vọng gác phải bảo đảm hạn chế được tác động xấu của thời tiết đối với sức khỏe của nhân viên làm nhiệm vụ canh gác tại đó.
4.1.3. Vọng gác phải có cửa quan sát được tất cả các hướng, có thể lắp kính trong suốt để chắn được mưa, gió. Vọng gác được đặt thấp hoặc cao tùy theo địa hình của cảng hàng không, sân bay, cơ sở bảo đảm hoạt động bay, khu vực hạn chế khác và yêu cầu bảo vệ.
a) Vọng gác đặt thấp: sàn của vọng gác cao tối thiểu 50 cen-ti-mét so với mặt đất;
b) Vọng gác đặt cao: sàn của vọng gác cao tối thiểu 2,13 mét so với mặt đất.
4.2. Đường tuần tra: chiều rộng của mặt đường tuần tra tối thiểu 3 mét và liền kề với phía trong của hàng rào (áp dụng cho vành đai sân bay, trừ trường hợp bất khả kháng).
5. Cổng, rào chắn, cửa
5.1. Hạn chế tối đa cổng, cửa dành cho phương tiện hoặc người vào, ra các khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và các khu vực hạn chế khác.
5.2. Cổng ra, vào khu vực hạn chế phải bảo đảm các yêu cầu sau:
5.2.1. Cổng dùng cho phương tiện: trụ cổng phải xây bảo đảm vững chắc; cánh cổng làm bằng kim loại hoặc vật liệu bền vững khác và ngăn cản được việc đối tượng sử dụng phương tiện lao qua cổng, chiều cao của cánh cổng tối thiểu phải cao bằng chiều cao của hàng rào.
5.2.2. Cổng dành cho người ra, vào khu vực hạn chế: bố trí hệ thống thiết bị kiểm tra, soi chiếu (áp dụng đối với cảng hàng không quốc tế).
5.2.3. Có giám sát của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ của cơ quan, doanh nghiệp hoặc giám sát bằng thiết bị.
5.3. Rào chắn: cổng ra, vào khu vực hạn chế dùng cho phương tiện trong trường hợp không có cánh cổng phải có rào chắn. Trụ rào chắn phải xây bảo đảm vững chắc. Rào chắn phải làm bằng ống kim loại với đường kính tối thiểu 60 mi-li-mét. Chiều cao từ mặt đất đến mép trên của rào chắn là 01 mét.
5.4. Cửa ra, vào khu vực hạn chế phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
5.4.1. Các cửa từ nhà ga thông ra sân đỗ tàu bay: trụ và cánh cửa phải chắc chắn, có khóa an toàn bảo đảm độ kín, khít; bảo đảm không có dụng cụ hỗ trợ không thể phá được cửa.
5.4.2. Cửa dành cho nhân viên nội bộ ra, vào các khu vực hạn chế của nhà ga: bố trí hệ thống thiết bị kiểm tra, soi chiếu; (áp dụng đối với cảng hàng không quốc tế).
5.5. Cổng, cửa từ khu vực công cộng vào khu vực hạn chế phải có hệ thống đèn chiếu sáng và hệ thống ca-me-ra giám sát.
6. Hệ thống chiếu sáng, ca-me-ra giám sát
6.1. Hệ thống chiếu sáng hàng rào và các cổng, cửa ra, vào phải bố trí hợp lý, độ chiếu sáng phải đủ để kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện và phát hiện đột nhập vào ban đêm, nhưng không làm chói loá gây khó khăn cho việc quan sát khi tuần tra và cho các hoạt động khác.
6.2. Độ rọi tối thiểu của ánh sáng tại mặt đất là:
6.2.1. Phía bên ngoài của những cơ sở quan trọng và những điểm trọng yếu là 10 lux; hàng rào ngay cạnh những khu vực hoạt động là 4 lux, ở khu vực tách biệt với khu vực hoạt động là 2 lux.
6.2.2. Cổng sử dụng cho phương tiện ra, vào là 10 lux; cổng sử dụng cho người ra, vào là 20 lux.
6.3. Hệ thống chiếu sáng hàng rào, cổng, cửa phải có nguồn điện dự trữ đề phòng sự cố mất điện.
6.4. Hệ thống ca-me-ra giám sát phải đáp ứng các yêu cầu:
a) Quan sát cả ban ngày, ban đêm và khi thời tiết xấu.
b) Ghi và lưu lại hình ảnh rõ nét;
c) Quan sát được ngay lập tức khi có thông tin cảnh báo xâm nhập, vi phạm;
d) Không có điểm bị che khuất tầm quan sát.
6.5. Các cảng hàng không, sân bay phải có hệ thống ca-me-ra bao quát được toàn bộ hàng rào vành đai; các điểm kiểm tra an ninh hàng không; các khu vực hạn chế; khu vực công cộng tại nhà ga; đường giao thông ngay trước cửa nhà ga.
6.6. Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, cơ sở sản xuất, cung cấp suất ăn, cơ sở cung cấp nhiên liệu cho tàu bay, cơ sở xử lý hàng hóa bưu gửi đưa lên tàu bay phải có hệ thống ca-me-ra bao quát được toàn bộ các điểm kiểm tra an ninh hàng không; các khu vực hạn chế.
NIÊM PHONG AN NINH HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
I. Niêm phong an ninh hàng không bao gồm:
1. Tem niêm phong an ninh hàng không
2. Dây niêm phong an ninh hàng không
II. Kích thước, nội dung ghi trên tem, dây niêm phong an ninh hàng không
1. Tem niêm phong an ninh hàng không áp dụng cho tàu bay.
a) Kích thước: 2,5 cen-ti-mét x 8,5 cen-ti-mét.
b) Những nội dung ghi trên tem:
- Biểu tượng hãng hàng không của Việt Nam;
- Tên đơn vị sử dụng;
- Hàng chữ “AIRCRAFT SECURITY CHECKED” bằng tiếng Anh và “Đã kiểm tra an ninh hàng không tàu bay” bằng tiếng Việt;
- Mã số ký hiệu ghi trên tem.
2. Tem niêm phong an ninh hàng không áp dụng cho suất ăn.
a) Kích thước: 2,5 cen-ti-mét x 7,5 cen-ti-mét.
b) Những nội dung ghi trên tem:
Biểu tượng hãng hàng không của Việt Nam hoặc cơ sở sản xuất suất ăn;
- Tên đơn vị sử dụng;
- Hàng chữ “CATERING SECURITY CHECKED” bằng tiếng Anh và “Đã kiểm tra an ninh hàng không suất ăn” bằng tiếng Việt;
- Mã số ký hiệu ghi trên tem.
3. Dây niêm phong an ninh hàng không.
a) Kích thước: đường kính sợi dây niêm phong 2,9 cen-ti-mét, chiều dài 14,5 cen-ti-mét.
b) Những nội dung ghi trên dây niêm phong:
- Biểu tượng Cục Hàng không Việt Nam;
- Tên đơn vị sử dụng;
- Mã số ký hiệu ghi trên dây niêm phong.
III. Tiêu chuẩn tem, dây niêm phong an ninh hàng không
1. Tem niêm phong an ninh hàng không được làm bằng giấy hoặc các loại vật liệu bền khác và chỉ sử dụng một lần, mặt sau tem có lớp hóa chất kết dính, khi bóc tem khỏi giấy bảo vệ tem không bị rách. Khi niêm phong, tem sẽ bị hủy hoặc có dấu hiệu nhận biết khi đã được bóc khỏi điểm niêm phong.
2. Dây niêm phong an ninh hàng không được làm bằng nhựa hoặc vật liệu bền, sử dụng một lần, một đầu dây niêm phong có lỗ tra xỏ dây một chiều. Khi tra, xỏ một đầu dây vào lỗ không thể rút ra.
IV. Quản lý, sử dụng mẫu tem, dây niêm phong an ninh hàng không
1. Căn cứ nhu cầu sử dụng hàng năm, thủ trưởng cơ quan, đơn vị lập kế hoạch mua tem, dây niêm phong an ninh.
2. Tem, dây niêm phong an ninh hàng không khi nhập từ nhà cung cấp về, đơn vị phải được lập sổ sách quản lý theo dõi và được bảo quản khoa học, đảm bảo không bị thất thoát, hư hại.
3. Mọi công tác giao, nhận, xuất tem, dây niêm phong an ninh hàng không phải được ghi nhận trong sổ sách.
4. Khi xuất tem, dây niêm phong cho nhân viên để sử dụng, cán bộ các đội phải lập sổ giao nhận ghi rõ nội dung giao nhận như số lượng, số sê-ri từ số bắt đầu đến số cuối khi giao cho từng cá nhân.
5. Chỉ những cán bộ, nhân viên được giao nhiệm vụ niêm phong tại các vị trí công tác trong mỗi ca trực mới được phép thực hiện việc niêm phong an ninh, nghiêm cấm nhờ người khác hoặc nhân viên không trong ca trực niêm phong hộ.
6. Cuối mỗi ca trực hoặc giao ca, nhân viên được giao nhiệm vụ niêm phong an ninh ở các vị trí công tác phải mang toàn bộ số tem, dây niêm phong an ninh hàng không còn lại giao cho cán bộ trực đội nhận, ký sổ và ghi rõ lý do nộp lại, số lượng phát ra đã sử dụng hết bao nhiêu, còn lại bao nhiêu, số lượng hỏng không sử dụng được. Số sê-ri ghi trên tem, dây niêm phong an ninh hàng không đã sử dụng phải trùng khớp với số sê-ri còn lại chưa sử dụng và phải trùng với số lượng ban đầu đã được phát ra.
GIẤY TỜ VỀ NHÂN THÂN, VÉ, THẺ LÊN TÀU BAY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
I. Giấy tờ về nhân thân
1. Hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay quốc tế phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành hoặc giấy tờ khác có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định của pháp luật như thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, thẻ Căn cước công dân (nếu Việt Nam và quốc gia liên quan ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau)… (sau đây gọi chung là giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định); trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng thì họ tên, ngày, tháng, năm sinh và ảnh của trẻ em được ghi và dán vào hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.
2. Hành khách từ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình:
a) Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài: hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, giấy phép lái xe ô tô, mô tô, thẻ kiểm soát an ninh hàng không do Việt Nam cấp; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam. Trong trường hợp mất hộ chiếu phải có công hàm của cơ quan ngoại giao, lãnh sự xác nhận nhân thân và việc mất hộ chiếu của hành khách, có dán ảnh, dấu giáp lai. Công hàm có giá trị sử dụng 30 ngày kể từ ngày xác nhận;
b) Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: hộ chiếu hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân; giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang; thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ Đảng viên; thẻ Nhà báo; giấy phép lái xe ô tô, mô tô; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay, thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam; giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận; giấy của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án; giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận. Mẫu giấy xác nhận nhân thân được quy định tại Phụ lục XIV của Thông tư này.
3. Hành khách dưới 14 tuổi không có hộ chiếu riêng hoặc kèm hộ chiếu của cha mẹ khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
a) Giấy khai sinh; trường hợp dưới 01 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh;
b) Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng, chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận.
4. Hành khách là phạm nhân, bị can, người đang bị di lý, dẫn độ, trục xuất khi làm thủ tục đi tàu bay chỉ cần có giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền chứng minh việc áp giải, hành khách là người áp giải xuất trình các loại giấy tờ theo quy định tại các khoản 1 và 2 của Phụ lục này.
5. Giấy tờ của hành khách sử dụng khi đi tàu bay quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Phụ lục này phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Là bản chính và còn giá trị sử dụng;
b) Đối với giấy khai sinh, giấy chứng sinh phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.
6. Tại các điểm bán vé cho hành khách và làm thủ tục hàng không và trên trang mạng của hãng hàng không phải niêm yết công khai quy định về các loại giấy tờ về nhân thân của hành khách sử dụng đi tàu bay.
II. Vé, thẻ lên tàu bay
1. Hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay phải xuất trình vé, thẻ lên tàu bay của hãng hàng không phát hành.
2. Vé, thẻ lên tàu bay tối thiểu phải có các thông tin sau:
a) Số vé;
b) Họ và tên hành khách;
c) Số hiệu chuyến bay;
d) Đường bay;
đ) Mã (code) của từng hành khách.
MẪU GIẤY XÁC NHẬN NHÂN THÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Ảnh (4 cm x 6 cm)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
GIẤY XÁC NHẬN NHÂN THÂN |
Kính gửi: Công an: .........................................................................................
Tên tôi là: ........................................................................................................
Sinh ngày: ........................................................................................................
Nguyên quán:.................................................................................................
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại
Chỗ ở hiện nay tại: .......................................................................................
Họ tên cha:.. ..................................................................................................
Họ tên mẹ: ....................................................................................................
Lý do xin xác nhận nhân thân: để mua vé và đi tàu bay do không có giấy Chứng minh thư nhân dân.
|
…, ngày … tháng … năm… |
Xác nhận của Công an
Công an Phường (xã) …………………… Quận(Huyện)… ………….Tỉnh(Thành phố) ……..
Xác nhận Ông (Bà) ………………………. …
Có hộ khẩu thường trú tại …………………..; chỗ ở hiện nay tại ……………………….. …
Hiện nay không có Chứng minh thư nhân dân là do: ……………………………………….3
Các nội dung tôi xác nhận trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
TRƯỞNG CÔNG AN PHƯỜNG (XÃ) |
|
TỜ KHAI MANG SÖNG THEO NGƯỜI LÊN TÀU BAY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Họ và tên hành khách: |
Số ghế: |
|
Chuyến bay |
Từ |
Đến |
Giấy phép trang bị súng số |
|
Nơi cấp |
Giấy phép mang vũ khí theo người số
Hành khách thuộc đối tượng được phép mang súng theo người lên tàu bay theo quy định của Chương trình an ninh hàng không Việt Nam là:
£ Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tiếp cận, bảo vệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế trên các chuyến bay của Việt Nam;
£ Nhân viên an ninh trên không thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trên chuyến bay.
TÔI CAM KẾT THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH CHỜ LÊN TÀU BAY VÀ TRONG SUỐT THỜI GIAN BAY:
1. Không để lộ súng cho người khác biết.
2. Không yêu cầu phục vụ đồ uống có cồn trong suốt chuyến bay.
3. Tuân thủ yêu cầu của người chỉ huy tàu bay khi ở trên tàu bay.
TÔI ĐÃ XUẤT TRÌNH GIẤY TỜ CHỨNG MINH ĐƯỢC PHÉP MANG VŨ KHÍ VÀ ĐANG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHO CƠ QUAN ĐƯỢC NÊU Ở TRÊN.
______________________________
Chữ ký xác nhận của hành khách
NGƯỜI KIỂM TRA
Tôi tên là:
Đơn vị:
Tôi đã kiểm tra giấy phép sử dụng vũ khí và giấy tờ của Ông (bà) ………………. chứng minh việc được phép mang vũ khí theo người lên tàu bay tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Ngày tháng năm Ký tên |
|
________________________
Nhân viên mặt đất: Đính kèm bản gốc vào thẻ lên tàu, một bản sao vào tài liệu chuyến bay và một bản sao cho hành khách.
Tiếp viên: Thu lại bản gốc, bí mật thông báo chỗ ngồi của hành khách được mang vũ khí theo người trên chuyến bay cho người chỉ huy tàu bay.
TỜ KHAI KÝ GỬI SÖNG, ĐẠN TRÊN CHUYẾN BAY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Họ và tên hành khách: |
Số ghế |
|
Số hiệu chuyến bay: |
Từ |
Đến |
Đề nghị cho phép vận chuyển súng (Ghi rõ loại súng) ……………………
Số súng ……………………………………………………………………
Số giấy phép sử dụng………………. ngày cấp …………… Nơi cấp ……....
…………………………………
2. Tôi cam kết các điều kiện sau đây đã được thực hiện:
a) Đã khai báo và xuất trình những giấy tờ liên quan tới vũ khí với hãng chuyên chở khi làm thủ tục;
b) Súng không nạp đạn.
Ngày tháng năm
_________________________
Hành khách ký tên
3. Họ và tên người kiểm tra
Đơn vị:
Tôi đã tiến hành kiểm tra:
- Hành khách có đủ giấy phép sử dụng súng theo quy định của pháp luật
- Súng không nạp đạn.
£ Đạn đã được tháo rời và giao cho nhà chuyên chở:......... viên
£ Súng của hành khách không có đạn mang theo
Ngày tháng năm
Người kiểm tra |
|
______________________________
4. Đại diện hãng hàng không
Họ và tên
Đơn vị:
Xác nhận:
£ Súng của hành khách để trong hộp an ninh.
£ Súng của hành khách gửi rời để tại …………………………………….
(Đánh dấu √ xác định nội dung là đúng, dấu X xác định nội dung là sai).
£ Đạn đã được đóng gói, chất xếp theo quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm với số lượng:....... viên
£ Súng không có đạn.
(Đánh dấu √ xác định nội dung là đúng dấu X xác định nội dung là sai).
Ngày tháng năm
______________________
Đại diện hãng hàng không
(Ký tên)
- Bản chính gửi cho nơi làm thủ tục cho hành khách lên tàu bay
- Bản sao thứ nhất đưa vào tài liệu chuyến bay
- Bản sao thứ 2 giao cho hành khách
CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT AN NINH HÀNG KHÔNG TĂNG CƯỜNG TƯƠNG ỨNG VỚI TỪNG CẤP ĐỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Stt |
Lĩnh vực |
Cấp độ 1 |
Cấp độ 2 |
Cấp độ 3 |
Đơn vị thực hiện |
1 |
Khu vực hạn chế |
1.1. Tăng cường số lượng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát khu vực hạn chế. |
2.1. Thực hiện như điểm 1.1; 1.3. |
3.1. Tăng cường nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thêm 10% |
Các đơn vị có khu vực hạn chế. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. Lực lượng bảo vệ. |
1.2. Kiểm tra người bằng thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan 07% đối với người, đồ vật (trừ hành khách, hành lý thực hiện như mục 2) phương tiện vào khu vực hạn chế. |
2.2. Kiểm tra người bằng thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan 20% đối với người, đồ vật (trừ hành khách, hành lý thực hiện như mục 2) phương tiện vào khu vực hạn chế. |
3.2. Kiểm tra trực quan 100% đối với người, đồ vật, phương tiện (trừ hành khách, hành lý thực hiện như mục 2) vào khu vực hạn chế. |
Các đơn vị có khu vực hạn chế. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. Lực lượng bảo vệ. |
||
1.3. Không cho người vào khu vực hạn chế đón tiễn khách. |
2.3. Thực hiện như điểm 1.3. |
3.3. Chỉ những người làm việc thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay mới được phép vào khu vực hạn chế (trừ hành khách). |
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. Cảng vụ hàng không liên quan. |
||
2 |
Làm thủ tục hàng không; kiểm tra soi chiếu hành khách, hành lý xách tay |
1.4. Tăng cường phỏng vấn, đối chiếu giấy tờ nhân thân khi làm thủ tục hàng không. Tăng cường phỏng vấn hành khách khi làm thủ tục kiểm tra an ninh hàng không. Hành khách phải tháo giầy, áo khoác đưa qua máy soi tia X. |
2.4. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.4. |
3.4. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.4. |
Nhân viên làm thủ tục hành khách. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. |
1.5. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên 15% hành khách đã qua cổng từ mà không có báo động; 15% hành lý xách tay, ký gửi qua máy soi tia X mà không có hình ảnh nghi vấn. |
2.5. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên 30% hành khách, hành lý xách tay đã qua cổng từ, máy soi tia X mà không có báo động, hình ảnh nghi vấn. Sử dụng chó nghiệp vụ để phát hiện chất nổ hành lý ký gửi đã qua máy soi tia X. |
3.5. Kiểm tra trực quan 100% hành khách, hành lý xách tay trước khi cho hành khách lên tàu bay (tại cửa boarding). Sử dụng chó nghiệp vụ để phát hiện vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, hành lý ký gửi đã qua máy soi tia X trước khi chất xếp lên tàu bay. |
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. |
||
3 |
Làm thủ tục hàng không; kiểm tra, soi chiếu hàng hóa, bưu gửi |
1.6. Tăng cường phỏng vấn khách hàng khi làm thủ tục chấp nhận. Kiểm tra trực quan 10% hàng hóa đã qua soi chiếu. |
2.6. Tăng cường phỏng vấn khách hàng khi làm thủ tục chấp nhận. Kiểm tra trực quan 15% hàng hóa đã qua soi chiếu. Hàng hóa, bưu gửi phải lưu kho tối thiểu 24 giờ mới đưa lên tàu bay. Kiểm tra ngẫu nhiên 10% bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ hoặc chó nghiệp vụ trước khi chất xếp lên tàu bay. |
3.6. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.6. Kiểm tra 100% hàng hóa, bưu gửi, bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ hoặc chó nghiệp vụ trước khi chất xếp lên tàu bay. |
Nhân viên làm thủ tục hàng không. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. |
|
|
3.7. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không áp tải hàng hóa, bưu gửi, trên đường vận chuyển từ kho hàng ra tàu bay. |
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. |
||
4 |
Bảo vệ tàu bay tại sân đỗ. |
1.7. Tàu bay đỗ ban đêm tại những khu vực có chiếu sáng. Giám sát liên tục bằng ca-me-ra. |
2.7. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.7 và mỗi tàu bay tối thiểu có một nhân viên kiểm soát an ninh hàng không canh gác. |
3.8. Thực hiện như điểm 1.7 và mỗi tàu bay tối thiểu có hai nhân viên kiểm soát an ninh hàng không canh gác. |
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. Doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay. Hãng hàng không liên quan. |
1.8. Khi tàu bay đang khai thác, tại mỗi tàu bay có một nhân viên kiểm soát an ninh hàng không canh gác, giám sát. |
2.8. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.8 và tất cả người, đồ vật đưa lên phục vụ trên tàu bay phải được kiểm tra trực quan (trừ hành khách, hành lý, hàng hóa, suất ăn). |
3.9. Thực hiện theo quy định tại điểm 2.8. |
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. Doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay. Hãng hàng không liên quan. |
||
5 |
Hành lý ký gửi không có người đi cùng |
1.9. Kiểm tra trực quan, sau khi đã được soi chiếu trước khi đưa lên tàu bay. |
2.9. Không chuyên chở trên tàu bay hành lý không có người đi cùng |
3.10. Thực hiện theo quy định tại điểm 2.9. |
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. Hãng hàng không liên quan. |
6 |
Bảo vệ hành lý ký gửi |
1.10. Giám sát bằng ca-me-ra hoặc nhân viên phục vụ hành lý, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không giám sát hành lý ký gửi từ khi nhận đến khi đưa lên tàu bay. |
2.10. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.10. |
3.11. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.10 và hành lý phải được chuyên chở trong các công-ten-nơ có niêm phong. |
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. Hãng hàng không liên quan. Công ty phục vụ mặt đất liên quan. |
7 |
Suất ăn và hàng dự trữ của tàu bay |
1.11. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên 2% suất ăn, đồ dự trữ tại điểm kiểm tra an ninh hàng không trước khi vào sân bay. |
2.11. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.11 và suất ăn, đồ dự trữ phải để trong công-ten- nơ có niêm phong có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không áp tải ra tàu bay. |
3.12. Tất cả suất ăn và đồ dự trữ của tàu bay phải được chuẩn bị dưới sự giám sát trực tiếp của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay và thực hiện theo quy định tại điểm 2.11. |
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. Doanh nghiệp cung cấp suất ăn trên tàu bay. |
8 |
Khu vực công cộng |
1.12. Tăng cường tần suất tuần tra khu vực công cộng, tăng cường tần suất phát thanh trên hệ thống phát thanh yêu cầu hành khách không được rời xa hành lý. |
2.12. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.12, 1.13. |
3.13. Thực hiện theo quy định tại các điểm 1.12, 1.13, 2.13, 2.14. |
Người khai thác cảng hàng không, sân bay. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. |
|
|
1.13. Giám sát khu vực công cộng của nhà ga bằng ca-me- ra và tăng cường nhân viên kiểm soát an ninh hàng không giám sát. |
2.13. Không cho xe đưa đón khách dừng trước cửa nhà ga. |
|
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. |
|
|
1.14. Hạn chế người và phương tiện hoạt động tại khu vực công cộng của nhà ga hành khách. |
2.14. Thường xuyên kiểm tra các thùng rác, khu vực vệ sinh, bụi cây và những nơi khuất. |
3.14. Xem xét việc đóng cửa các khu vực công cộng gần những khu vực hoạt động của tàu bay và những khu vực khác. Hạn chế phương tiện vào cảng hàng không. |
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. |
9 |
Trực sẵn sàng làm nhiệm vụ, thông tin báo cáo |
1.14. Tăng cường thông tin báo cáo nội bộ. Thực hiện báo cáo nhanh qua đường dây nóng hàng ngày từ các đơn vị về Cục Hàng không Việt Nam. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ tổ chức bổ sung 20% quân số so với kíp trực thông thường để trực sẵn sàng làm nhiệm vụ. |
2.15. Các đơn vị trong ngành phải tổ chức trực ban 24/24 và thực hiện chế độ báo cáo 12 giờ một lần và báo cáo ngay khi cần xin ý kiến chỉ đạo về Cục Hàng không Việt Nam. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ bổ sung 30% quân số so với kíp trực thông thường để trực sẵn sàng làm nhiệm vụ. |
3.15. Các đơn vị phải tổ chức trực ban 24/24 và thực hiện chế độ báo cáo 04 giờ một lần và báo cáo ngay khi cần xin ý kiến chỉ đạo về Cục Hàng không Việt Nam. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ tổ chức trực 100% quân số. |
Các cơ quan, đơn vị liên quan. |
KIỂM TRA ĐỐI VỚI MÁY SOI TIA X
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
I. Yêu cầu
1. Mỗi loại máy soi tia X sử dụng tại mỗi cảng hàng không, sân bay phải có tối thiểu một Bộ mẫu thử (Combined Test Piece - CTP) của nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp để kiểm tra máy soi tia X.
2. Bộ mẫu thử CTP bao gồm những mẫu vật chất hữu cơ và vô cơ và các mẫu vật nhằm kiểm tra sự phân giải và xuyên thấu của máy soi tia X.
3. Mỗi ngày một lần và khi bị mất điện sử dụng bộ mẫu thử tiến hành kiểm tra 1a (độ phân giải) và 1b (độ xuyên thấu hữu ích) trước khi sử dụng máy để soi chiếu hành lý, hàng hóa. Kíp trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra và ghi lại kết quả vào sổ theo dõi. Qua kiểm tra nếu đáp ứng được yêu cầu mới sử dụng để soi chiếu, trường hợp không đáp ứng phải yêu cầu bộ phận kỹ thuật xem xét.
4. Mỗi tuần một lần sử dụng Bộ mẫu thử tiến hành kiểm tra 1a (độ phân giải), 1b (độ xuyên thấu hữu ích), 2 (phân biệt chất liệu), 3 (độ xuyên thấu đơn), 4 (phân giải không gian), 5 (tạo ảnh kim loại mỏng) để xác định tất cả các tính năng có trên máy soi tia X. Kíp trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra và ghi lại kết quả vào Bảng kiểm tra (Log sheet) tại mục III. Qua kiểm tra nếu bị lỗi một số hoặc tất cả các mẫu kiểm tra có nghĩa là màn hình, tín hiệu hình ảnh hoặc bộ phận tia X có thể bị hỏng phải yêu cầu bộ phận kỹ thuật sửa chữa và ghi lại sự cố.
5. Nếu qua kiểm tra thấy chất lượng của máy kém hơn so với lần kiểm tra trước hoặc có nghi ngờ một chức năng nào đó không đáp ứng được, thông báo ngay cho thợ kỹ thuật và ghi lại sự cố vào sổ theo dõi cùng với các bước đã thực hiện để tăng cường khả năng của máy.
6. Người khai thác phải lưu giữ sổ theo dõi, Bảng kiểm tra trong 2 năm kể từ ngày nộp lưu và xuất trình khi được Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu.
7. Khi đặt mẫu thử lên băng chuyền đưa qua máy soi tia X phải để ở vị trí đảm bảo có được hình ảnh tốt nhất (phụ thuộc vào việc bố trí nguồn phát tia X trong máy soi tia X).
II. Các bước kiểm tra (Test) đối với máy soi tia X
1. Kiểm tra (Test) 1a: độ phân giải
Yêu cầu: hình ảnh sợi dây cỡ 33 gauge phải hiển thị, nhìn được rõ nét
Kiểm tra này xác định khả năng của hệ thống hiển thị một dây đơn mảnh, cỡ 33 SWG (cỡ dây chuẩn 0,254 mi-li-mét). Thành phần của dây cần phải là dây đồng được tráng thiếc không vỏ bọc cách điện. Bộ CTP có các cỡ dây 25 SWG (0,508 mi-li-mét), 33 SWG (0,254 mi-li-mét), 36 SWG (0,193 mi-li-mét), và 40 SWG (0,122 mi-li-mét) để kiểm tra liệu khả năng phân giải dây đơn của máy X quang có đáp ứng được so với yêu cầu không hay năng lực của máy đã suy giảm theo thời gian. Các dây được uốn theo những đường cong chữ "S".
2. Kiểm tra (Test) 1 b: độ xuyên thấu hữu ích
Yêu cầu: hình ảnh sợi dây 25 gauge phải hiển thị, nhìn thấy được dưới tầm chèn thứ 2 (5/16").
Kiểm tra này xác định mức chi tiết như thế nào cần phải được quan sát thấy đằng sau một độ dày của một chất liệu đã biết. Bộ CTP có các cỡ dây khác nhau đằng sau những độ dày khác nhau của nhôm.
3. Kiểm tra (Test) 2: phân biệt chất liệu
Yêu cầu: phải nhìn thấy được mẫu chất vô cơ và hữu cơ hiển thị các màu khác nhau.
Kiểm tra này nhằm đảm bảo máy phân biệt được các chất liệu hữu cơ và vô cơ. Việc sử dụng các mẫu đường và muối đóng gói trong bộ kiểm tra cũng như nhiều chất liệu khác được sử dụng trong xây dựng bộ CTP, sẽ kiểm tra chức năng phân biệt chất liệu. Các màu khác nhau sẽ được gán cho các loại chất liệu khác nhau. Kiểm tra này chỉ có thể áp dụng đối với những máy có chức năng phân biệt chất vô cơ và hữu cơ.
4. Kiểm tra (Test) 3: độ xuyên thấu đơn
Yêu cầu: hình ảnh tấm chì phải hiển thị, nhìn thấy được dưới tầm thép dày 14 mi-li-mét.
Kiểm tra này nhằm xác định khả năng máy có thể xuyên qua độ dày của thép như thế nào. Các tấm thép trên bộ CTP bắt đầu với độ dày từ 12 mi-li-mét, với các mức tăng dần 02 mi-li-mét mỗi mức lên tới 24 mi-li-mét. Một tấm chì chạy dưới chiều dài của các tấm thép để kiểm tra khả năng của máy.
5. Kiểm tra (Test) 4: phân giải không gian
Yêu cầu: hình ảnh khe hở trên tấm đồng phải hiển thị, nhìn thấy được cả ở chiều ngang và chiều dọc.
Kiểm tra này xác định khả năng của máy phân biệt và hiển thị những đối tượng ở sát cạnh nhau khoảng cách 01 mi-li-mét và 1,5 mi-li-mét. Bộ CTP kiểm tra khả năng này sử dụng tấm đồng có 16 khe hở song song với nhau ở 04 ô (cửa sổ), mỗi ô 04 khe.
6. Kiểm tra (Test) 5: tạo ảnh kim loại mỏng
Yêu cầu: hình ảnh lá thép có độ dày 0,1 mi-li-mét phải hiển thị nhìn thấy được.
Kiểm tra này nhằm xác định khả năng tạo hình ảnh kim loại mỏng của máy.
III. Bảng ghi chép kết quả kiểm tra máy soi tia X (Log sheet)
(Kết quả kiểm tra: Đạt yêu cầu đánh dấu√ không đạt yêu cầu đánh dấu X)
Họ và tên người kiểm tra: Chữ ký:
Thời gian kiểm tra: …..giờ …. phút….. ngày…… tháng……. năm…….
Loại máy:
Số máy:
Vị trí của máy:
Số lần kiểm tra: |
Ghi chú |
1 |
|
2 |
|
3 |
|
KIỂM TRA ĐỐI VỚI CỔNG TỪ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Người khai thác thiết bị phải tiến hành khảo sát vị trí trước khi lắp đặt cổng từ, chỉ lắp đặt ở vị trí không có các nguồn từ trường gây nhiễu loạn ảnh hưởng đến độ nhạy của cổng từ. Sau khi lắp đặt mới hoặc lắp đặt lại một cổng từ, người khai thác phải tiến hành theo dõi kiểm tra trong thời gian đầu đưa vào hoạt động, ghi lại kết quả, lưu giữ và trình Cục Hàng không Việt Nam khi được yêu cầu.
2. Mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có ít nhất một bộ mẫu thử (Operational Test Pieces - OTP) của nhà cung cấp. Sau khi cổng từ được lắp đặt xong, cài đặt chỉ số độ nhạy mà nhà sản xuất khuyến nghị cho mỗi loại cổng từ và sử dụng bộ mẫu thử để kiểm tra trong thời gian đầu đưa vào hoạt động theo cách thức như khoản 3 dưới đây.
a) Đặt mẫu thử tại 4 vị trí dưới đây trên cơ thể, nòng chúc xuống phía dưới:
- Nách bên phải.
- Hông bên phải.
- Vòng eo ở giữa lưng.
- Bên trong mắt cá chân bên phải.
b) Tại mỗi vị trí đặt mẫu thử phải đi qua cổng tối thiểu 10 lần, 5 lần theo chiều thuận và 5 lần theo chiều ngược lại. Người kiểm tra phải bỏ hết kim loại trong người ra ngoài. Trong quá trình kiểm tra không được thay đổi độ nhạy đã cài đặt.
c) Mẫu thử phải báo động ít nhất 8 trong 10 lần đi qua (tại chỉ số độ nhạy khuyến nghị) tại mỗi vị trí trên cơ thể. Nếu khả năng phát hiện không thỏa đáng phải tăng độ nhạy lên cho tới khi đạt được yêu cầu trên.
4. Trong thời gian đầu đưa vào hoạt động, trường hợp tỉ lệ hành khách bị báo động quá cao, có thể điều chỉnh giảm độ nhạy xuống từ từ, nhưng không được giảm dưới mức tối thiểu đã được xác định cho cổng từ và phải sử dụng bộ mẫu thử để kiểm tra sau khi đã giảm độ nhạy, trường hợp đã giảm độ nhạy nhưng tỉ lệ báo động vẫn quá cao không thể chấp nhận được phải thông báo cho bộ phận kỹ thuật để xử lý. Ghi chép lại, lưu giữ và trình Cục Hàng không Việt Nam khi được yêu cầu.
5. Trường hợp phải đặt độ nhạy cao hơn độ nhạy khuyến nghị để đạt được mức phát hiện mẫu thử theo yêu cầu, nhưng tỉ lệ báo động quá cao không thể chấp nhận được, không được giảm độ nhạy mà phải thông báo cho bộ phận kỹ thuật để xử lý. Ghi chép lại, lưu giữ và trình Cục Hàng không Việt Nam khi được yêu cầu.
6. Tất cả các khía cạnh của từng cổng từ trong thời gian đầu đưa vào hoạt động phải ghi chép lại bao gồm các chỉ số độ nhạy đã được cài đặt thử nghiệm và số liệu phát hiện ghi nhận được tương ứng, tỉ lệ phát hiện mẫu thử tại mỗi vị trí; lưu giữ và trình Cục Hàng không Việt Nam khi được yêu cầu.
7. Ghi chép tỉ lệ hành khách có báo động khi qua cổng từ là chỉ số rất hữu ích biểu hiện năng lực hoạt động của cổng từ. Người khai thác phải ghi chép lại con số này định kỳ tuần một lần.
8. Kíp trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra cổng từ khi đưa vào sử dụng lại sau một thời gian không sử dụng. Trường hợp cổng từ hoạt động liên tục (không tắt nguồn) thì phải được kiểm tra ít nhất một lần mỗi ngày trước khi sử dụng để kiểm tra hành khách của ca làm việc đầu tiên trong ngày. Quy trình kiểm tra như sau:
a) Bỏ hết kim loại trong người ra và đi qua cổng từ, sau đó đặt mẫu thử tại vùng eo cho nòng chúc xuống;
b) Giữ tư thế thẳng đứng đi qua cổng từ ít nhất 5 lần. Cổng từ phải báo động tối thiểu 4 lần mới được đưa vào sử dụng kiểm tra hành khách;
c) Nếu thấy cổng từ phát hiện mẫu thử dưới 4 lần hoặc kém hơn so với lần trước, kíp trưởng phải tăng độ nhạy lên cho tới khi khả năng phát hiện của cổng từ đáp ứng được yêu cầu. Nếu vẫn không đáp ứng được yêu cầu phải ngưng sử dụng và thông báo cho bộ phận kỹ thuật để sửa chữa;
d) Ghi chép kết quả kiểm tra vào vào Bảng kết quả kiểm tra quy định tại mục 10, lưu giữ và trình Cục Hàng không Việt Nam khi được yêu cầu.
9. Mỗi tuần phải kiểm tra 01 lần với mẫu thử tại 4 vị trí trên cơ thể theo quy định tại điểm a khoản 3. Tại mỗi vị trí đặt mẫu thử đi qua cổng từ 5 lần. Ghi chép kết quả kiểm tra vào Bảng kết quả kiểm tra quy định tại mục 11, lưu giữ và trình Cục Hàng không Việt Nam khi được yêu cầu.
10. Bảng ghi kết quả kiểm tra cổng từ hàng ngày.
LOẠI: |
SỐ XÊRI: |
ĐỊA ĐIỂM: |
||||||||||||
CÀI ĐẶT CỤ THỂ CHO CỔNG TỪ |
KHUYẾN NGHỊ |
TỐI THIỂU |
GHI CHÚ BỘ OTP PHẢI ĐẶT TRONG HÕM NHỎ Ở LƯNG VỚI ỐNG CHÚC XUỐNG DƯỚI VÀ TAY CẦM QUAY SANG BÊN PHẢI. NGƯỜI KIỂM TRA ĐI QUA CỔNG TỪ ÍT NHẤT 5 LẦN THEO HƯỚNG ĐI THÔNG THƯỜNG. |
|||||||||||
NGƯỠNG |
ĐỘ NHẠY |
NGƯỠNG |
ĐỘ NHẠY |
|||||||||||
|
|
|
|
|||||||||||
NGÀY |
CÀI ĐẶT CỔNG TỪ |
KẾT QUẢ KIỂM TRA √ = BÁO ĐỘNG X = KHÔNG |
KHUYẾN NGHỊ HIỆU CHỈNH |
TÊN NGƯỜI GIÁM SẤT |
NGƯỜI GIÁM SÁT KÝ TÊN |
|||||||||
|
NGƯỠNG |
ĐỘ NHẠY |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
11. Bảng ghi kết quả kiểm tra cổng từ hàng tuần.
LOẠI: |
SỐ XÊRI.: |
ĐỊA ĐIỂM: |
|||||||||||
CÀI ĐẶT CỤ THỂ CHO CỔNG TỪ |
KHUYẾN NGHỊ |
TỐI THIỂU |
THỰC TẾ KIỂM TRA |
||||||||||
NGƯỠNG |
ĐỘ NHẠY |
NGƯỠNG |
ĐỘ NHẠY |
NGƯỠNG |
ĐỘ NHẠY |
||||||||
|
|
|
|
|
|
||||||||
VỊ TRÍ CỦA OTP |
HƯỚNG ĐI |
KẾT QUẢ OTP √= BÁO ĐỘNG X = KHÔNG |
KHUYẾN NGHỊ HIỆU CHỈNH |
||||||||||
|
□ |
|
|
|
|
|
|
||||||
□ |
|
|
|
|
|
||||||||
|
□ |
|
|
|
|
|
|
||||||
□ |
|
|
|
|
|
||||||||
|
□ |
|
|
|
|
|
|
||||||
□ |
|
|
|
|
|
||||||||
|
□ |
|
|
|
|
|
|
||||||
□ |
|
|
|
|
|
||||||||
TÊN NGƯỜI GIÁM SẤT: |
NGƯỜI GIÁM SÁT KÝ TÊN: NGÀY: |
||||||||||||
KIỂM TRA ĐỐI VỚI THIẾT BỊ PHÁT HIỆN KIM LOẠI CẦM TAY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Kiểm tra thiết bị phát hiện kim loại cầm tay một lần mỗi khi giao ca, nhằm duy trì khả năng phát hiện ở mức tiêu chuẩn.
2. Nhân viên soi chiếu kiểm tra thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và ghi chép lại kết quả vào sổ kiểm tra. Sổ kiểm tra được lưu giữ tối thiểu 01 năm.
3. Mẫu thử để kiểm tra là đồng tiền bằng kim loại đặt trong hộp nhựa có độ sâu là 03 cen-ti-mét.
4. Quy trình kiểm tra tiến hành như sau:
Bước 1: Bật công tắc kiểm tra nguồn điện, đảm bảo nguồn điện của thiết bị phát hiện kim loại cầm tay đủ và ổn định.
Bước 2: Đưa thiết bị phát hiện kim loại cầm tay lên nắp hộp nhựa đựng mẫu thử:
* Máy phát tín hiệu báo động, điều chỉnh độ nhạy, tín hiệu báo động cho phù hợp và sử dụng kiểm tra hành khách.
* Máy không phát tín hiệu báo động dừng sử dụng.
Bước 3: Ghi chép kết quả vào sổ kiểm tra thiết bị phát hiện kim loại cầm tay.
MẪU THẺ GIÁM SÁT VIÊN AN NINH HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Thẻ giám sát viên an ninh hàng không có kích thước thẻ 8,5 cen-ti-mét x 5,3 cen-ti-mét, nền thẻ có hoa văn trắng, xanh, biểu tượng Cục Hàng không Việt Nam ở giữa; phần tiêu đề trên cùng mầu xanh.
2. Mặt trước thẻ có ảnh, họ và tên, ngày tháng năm sinh, đơn vị công tác của giám sát viên; số thẻ; thời gian hiệu lực và chữ ký của người được cấp thẻ (tiếng Việt và tiếng Anh).
3. Mặt sau của Thẻ ghi quyền hạn của người được cấp thẻ (tiếng Việt và tiếng Anh); có dấu và chữ ký của Thủ trưởng cơ quan cấp thẻ.
A. Mặt trước thẻ
B. Mặt sau thẻ
BÁO CÁO SƠ BỘ VỀ HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Các thông tin cung cấp trong báo cáo này là hạn chế và chỉ phổ biến cho những người có thẩm quyền
|
BÁO CÁO SƠ BỘ Về hành vi can thiệp bất hợp pháp |
|
|
Hồ sơ số: ................................... Thời gian báo cáo: ..................... (ngày/ tháng/ năm) |
|
a) Hành vi chiếm đoạt tàu bay bất hợp pháp £
b) Hành vi định chiếm đoạt tàu bay bất hợp pháp £
c) Hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn HKDD £
d) Hành vi bất hợp pháp dự định chống lại an toàn HKDD £
e) Các hành vi can thiệp bất hợp pháp khác £
A. Các thông tin chung
1. Quốc gia cung cấp báo cáo .....................
2. Thời gian xảy ra sự việc ......................
(Ngày/ tháng/ năm)
3. Thời điểm xảy ra sự việc ......................
(giờ địa phương tính theo 24 giờ)
4. Khoảng thời gian xảy ra sự việc .......................
B. Các chi tiết của hành vi can thiệp bất hợp pháp
1. Thông tin về chuyến bay
Ngày khởi hành của chuyến bay ................................
(ngày/ tháng/ năm)
Giờ khởi hành của chuyến bay .......................
(giờ địa phương- tính theo 24 giờ)
Số hiệu chuyến bay ……………..
Loại tàu bay...........................................................................
Nhà khai thác .......................................................................
Số lượng hành khách..................................................................
Số lượng tổ bay ...........................................................................
Nhân viên an ninh trên không được bố trí chuyến bay (nếu có)
Số lượng kẻ phạm tội .................................................................
Loại chuyến bay (thường lệ, thuê chuyến v.v..) ........................
Sân bay khởi hành:
Tên ......................... Quốc gia ...................................
Nơi đến theo dự định:
Tên ......................... Quốc gia ...............…………
Nơi bay tránh (bao gồm cả nơi đến cuối cùng)
Tên ......................... Quốc gia …………………….
Tên ......................... Quốc gia …………………….
Tên ......................... Quốc gia……………………..
Tên ......................... Quốc gia………………………
2. Sân bay mà ở đó thiết bị/chất phá hoại (được cho rằng) đã đưa lên tàu bay
.........................................................................................
3. Các tòa nhà và trang thiết bị của sân bay chịu ảnh hưởng
............................................................................................
...........................................................................................
4. Tóm tắt sự việc xảy ra (gồm vị trí của sự việc thời gian và thời điểm)
............................................................................................
............................................................................................
5. Các hành động để đảm bảo giải phóng hành khách và tổ bay, bao gồm các biện pháp để làm tạo thuận lợi cho việc tiếp tục hành trình của họ (nếu có).
.................................................................................................
.................................................................................................
6. Hành động trả lại tàu bay và hàng hóa cho những người có quyền sở hữu hợp pháp (nếu có)
.................................................................................................
.................................................................................................
7. Các kẻ phạm pháp đã phá vỡ các biện pháp an ninh tại chỗ như thế nào, bằng cách sử dụng:
Vũ lực £ Cách khác £
Mô tả tóm tắt: ...............................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
8. Những biện pháp và thủ tục mới nào sẽ được thực hiện dự tính để ngăn chặn sự lặp lại của sự việc tương tự.
....................................................................................................
....................................................................................................
9. Hành động của các cơ quan thẩm quyền được thực hiện để bắt giữ bọn tội phạm và những biện pháp được thực hiện để bảo đảm sự có mặt của chúng.
....................................................................................................
....................................................................................................
C. Các thông tin bổ sung khác
..................................................................................
..................................................................................
..................................................................................
|
Tên .............…............. Chức danh ...........….............. Cơ quan |
- Báo cáo này theo yêu cầu của Phụ ước 17 của ICAO, Mục 11 của Công ước La-hay, Điều 13 của Công ước Mông-rê-an
- Báo cáo này được hoàn thành và gửi tới ICAO trong vòng ba mươi ngày kể từ khi xảy ra sự việc với các thông tin phù hợp.
BÁO CÁO CHÍNH THỨC VỀ HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Các thông tin cung cấp trong báo cáo này là hạn chế và chỉ phổ biến cho những người có thẩm quyền
|
BÁO CÁO CHÍNH THỨC Về hành vi can thiệp bất hợp pháp |
|
|
Hồ sơ số: ................................... Ngày….. / tháng… /năm ........... |
|
a) Hành vi chiếm đoạt tàu bay bất hợp pháp £
b) Hành vi định chiếm đoạt tàu bay bất hợp pháp £
c) Hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn HKDD £
d) Hành vi bất hợp pháp dự định chống lại an toàn HKDD £
e) Hành vi can thiệp bất hợp pháp khác £
Phần I: Các thông tin về sự cố
A. Các thông tin chung
1. Quốc gia cung cấp báo cáo
2. Thời gian xảy ra sự cố (Ngày/ tháng/ năm )
3. Thời điểm xảy ra sự cố (giờ địa phương tính theo 24 giờ)
Khoảng thời gian xảy ra sự cố
B. Các chi tiết của hành vi can thiệp bất hợp pháp
1. Thông tin về chuyến bay
Ngày khởi hành của chuyến bay (ngày/ tháng/năm)
Giờ khởi hành của chuyến bay (giờ địa phương- tính theo 24 giờ)
Số hiệu chuyến bay
Loại tàu bay
Nhà khai thác
Số lượng hành khách
Số lượng thành viên tổ bay
Nhân viên an ninh trên không được bố trí trên chuyến bay (nếu có)
Số lượng kẻ phạm tội
Loại chuyến bay (thường lệ, thuê chuyến v.v..)
Sân bay khởi hành:
Tên ......................... Quốc gia .................
Nơi đến theo dự định:
Tên ......................... Quốc gia .................
2. Tàu bay
Quốc gia đăng ký
Số hiệu đăng ký
Loại tàu bay
Sân bay mà ở đó thiết bị/chất phá hoại (được cho rằng) đã đưa lên tàu bay
3. Các công trình hoặc trang thiết bị của sân bay bị ảnh hưởng
C. Sự việc |
Trên mặt đất £ Đang bay £ Trong sân bay £ Ngoài sân bay £ |
||
1. Vị trí của tàu bay |
|||
2. Trang thiết bị mặt đất |
|||
3. Vũ khí/thiết bị |
Mô tả |
Thật |
Giả |
Vũ khí 1 |
|
£ |
£ |
Vũ khí 2 |
|
£ |
£ |
Vũ khí 3 |
|
£ |
£ |
Vũ khí 4 |
|
£ |
£ |
Vũ khí 5 |
|
£ |
£ |
Thuốc nổ |
|
£ |
£ |
Chất cháy |
|
£ |
£ |
Loại khác (mô tả) |
|
£ |
£ |
4. Thông tin liên lạc
4.1. Nguồn đe dọa
Thông báo viết tay £
Gọi điện thoại £
Cách khác (mô tả)
4.2. Người nhận tin
Tổ bay £
Tổ tiếp viên £
Nhân viên mặt đất của hãng hàng không £
Hành khách £
Người khác (mô tả)
|
Có |
Không |
4.3. Những đòi hỏi cụ thể? |
£ |
£ |
4.4. Người truyền đạt các đòi hỏi đến nhà chức trách ở mặt đất
Phi công ? £ £
Kẻ tội phạm ? £ £
Người khác (mô tả)
|
Có |
Không |
5. Các biện pháp ứng phó |
£ |
£ |
5.1. Có nỗ lực nào ngăn chặn hành động của kẻ tội phạm không?
5.2. Nếu có, thì bằng cách nào?
Thương lượng £ Vũ lực £ Cách khác £
5.3 Kết quả
Thành công £ Không thành công £
|
Có |
Không |
5.4. Kẻ tội phạm có vào buồng lái không? |
£ |
£ |
Nếu có, mô tả ...............................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
|
Có |
Không |
5.5. Các thành viên của tổ bay có danh mục kiểm tra bom không? |
£ |
£ |
5.6. Thành viên của tổ bay có quen thuộc với vị trí đặt bom ít bị hư hại nhất không ? |
£ |
£ |
5.7. Kẻ tội phạm có: |
|
|
- Kiến thức kỹ thuật về hoạt động của tàu bay không? |
£ |
£ |
- Quen thuộc với thiết kế của tàu bay? |
£ |
£ |
- Kiến thức về sân bay hoặc các phương tiện dẫn đường chính? |
£ |
£ |
Nếu có yêu cầu giải thích .……………………………………………………………………..
.………………………………………………………………...................................................
6. Nơi tránh của tàu bay (Yêu cầu trả lời chỉ khi tàu bay bay tránh)
6.1. Thống kê các sân bay theo thứ tự về thời gian
Sân bay |
Nước |
Thời gian và thời điểm đi |
Thời gian và |
Được phép |
|
|
|
|
|
Có |
Không |
a/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
|||
b/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
|||
c/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
|||
d/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
|||
e/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
6.2. Có đủ nhiên liệu để đến tất cả các nơi đã được phép? liệt kê dưới đây
|
Có |
Không |
a/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
b/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
c/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
d/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
e/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
Nếu có, mô tả ...........................................................
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
6.3. Tổ lái có các bản đồ cần thiết phù hợp của các nơi đến?
Thống kê dưới đây |
Có |
Không |
a/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
b/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
c/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
d/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
e/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
Nếu có, mô tả ...........................................................
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
6.4. Có hành khách nào được phép rời tàu bay tại một sân bay nào đó không?
Thống kê sân bay theo thứ tự thời gian
Sân bay |
Có |
Không |
a/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
b/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
c/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
d/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
e/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
Nếu có, mô tả ...........................................................
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
6.5. Có hành động tại sân bay nào đó để giải quyết sự cố không ?
Thống kê dưới đây
Sân bay |
Có |
Không |
a/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
b/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
c/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
d/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
e/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
Nếu có, mô tả ...........................................................
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
6.6. Có tiến hành bảo dưỡng tại sân bay nào đó không?
Thống kê dưới đây:
Sân bay |
Có |
Không |
a/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
b/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
c/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
d/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
e/…………......... ....................... ............................ ............................. |
£ |
£ |
Nếu có, mô tả ...........................................................
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
D. Những kẻ tội phạm
Tổng số những kẻ tội phạm ...................................................
1. Tên ........................................................... (nam/nữ)
Bí danh ..............................................
Ngày sinh .............................. Nơi sinh ................Quốc tịch ..........
(ngày/ tháng/ năm)
Sân bay lên tàu bay ........................ ...................................
Tên Nước
Kẻ tội phạm vào được tàu bay/ công trình như thế nào?
.....................................................................................................
.....................................................................................................
2. Tên ........................................................... (nam/nữ)
Bí danh ..............................................
Ngày sinh ............................. Nơi sinh ................Quốc tịch ..........
(ngày/ tháng/ năm)
Sân bay lên tàu bay .................................. .............................
Tên Nước
Kẻ tội phạm vào được tàu bay/công trình như thế nào?
.....................................................................................................
.....................................................................................................
3. Tên ........................................................... (nam/nữ)
Bí danh ..............................................
Ngày sinh .............................. Nơi sinh ................Quốc tịch ..........
(ngày/ tháng/ năm)
Sân bay lên tàu bay ..................................... ..............................
Tên Nước
Kẻ tội phạm vào được tàu bay/công trình như thế nào?
.....................................................................................................
.....................................................................................................
E. An ninh sân bay
|
Có |
Không |
1. Sân bay nơi kẻ tội phạm lên tàu bay có chương trình an ninh sân bay? |
£ |
£ |
2. Chương trình an ninh có quy định sự bảo vệ đối với khu bay (như hàng rào, người bảo vệ, cổng được khóa, tuần tra, hệ thống nhận diện v.v... ) không? |
£ |
£ |
3. Có các thẻ nhận dạng được cấp cho các nhân viên mặt đất và các dịch vụ bổ trợ có được xem xét thường xuyên không? |
£ |
£ |
4. Kiểm tra/soi chiếu hành khách, tổ lái và hành lý xách tay: |
£ |
£ |
a/ Tất cả hành khách và hành lý xách tay có phải chịu sự kiểm tra/ soi chiếu đối với tất cả các chuyến bay quốc tế không? |
£ |
£ |
b/ Tất cả hành khách và hành lý xách tay có phải chịu sự kiểm tra/ soi chiếu đối với tất cả các chuyến bay trong nước không? |
£ |
£ |
c/ Các thành viên của tổ lái có chịu sự kiểm tra an ninh hàng không không? |
£ |
£ |
d/ Tất cả hành khách và hành lý xách tay của họ đã qua kiểm tra/ soi chiếu có được kiểm tra lại trước khi lên tàu bay nếu chúng để lẫn hoặc tiếp xúc với những người chưa qua kiểm tra/soi chiếu không? |
£ |
£ |
5. Hệ thống kiểm tra/soi chiếu được sử dụng. Soi chiếu tại cửa (lối vào trực tiếp đến tàu bay) Soi chiếu khu cách ly nhỏ trước khi lên tàu bay Soi chiếu phòng chờ lớn |
£ £ £ |
£ £ £ |
6. Hệ thống kiểm tra an ninh hàng không được sử dụng: |
|
|
Thiết bị phát hiện kim loại: |
|
|
Cổng từ |
£ |
£ |
Thiết bị cầm tay |
£ |
£ |
Thiết bị soi chiếu tia X |
£ |
£ |
Kiểm tra bằng tay |
£ |
£ |
Loại khác |
£ |
£ |
7. Hoạt động của các thiết bị phát hiện kim loại và các máy soi tia X gần đây có được kiểm tra sử dụng đồ vật thử nghiệm không? |
£ |
£ |
8. Có huấn luyện đều đặn với các nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sử dụng máy phát hiện kim loại và máy soi tia X không? |
£ |
£ |
9. Đối chiếu hành lý: |
|
|
a/ Có thực hiện việc cân đối số lượng hành khách đã làm thủ tục với số lượng hành lý được đưa lên tàu bay không? |
£ |
£ |
b/ Có thủ tục ở như điểm a/ trên đối với các hành khách nối chuyến và các hành lý ký gửi liên chặng của họ không? |
£ |
£ |
10. Những kẻ tội phạm có chống lại các biện pháp an ninh tại chỗ bằng cách sử dụng: |
|
|
Sức mạnh |
£ |
£ |
Cách khác |
£ |
£ |
Mô tả tóm tắt ………………………………………………………………….
................................................................................................................
.............................................................................................................
11. Các biện pháp và thủ tục mới nào sẽ được thực hiện hoặc dự tính sẽ thực hiện để ngăn chặn sự cố tương tự tái diễn?
....................................................................................................
..................................................................................................
F. Kết thúc sự cố
1. Vị thế của người thương lượng (giải thích nếu người đàm phán có quyền quyết định hoặc chỉ hành động như người trung gian)
...................................................................................................................
...................................................................................................................
2. Sân bay/ tàu bay
Số lượng những người bị ảnh hưởng:
|
Bị chết |
Bị thương |
Tổ lái |
............. |
............... |
Hành khách |
……….. |
.……….. |
Tội phạm |
………. |
.……….. |
Những người khác |
………… |
………… |
3. Hoàn cảnh chết và bị thương
..............................................................................................................
...............................................................................................................
4. Thiệt hại đối với tàu bay/trang thiết bị sân bay (mô tả sơ lược bao gồm giá trị tổn thất, thời gian đã mất, và các chuyến bay bị ảnh hưởng)
..............................................................................................................
...............................................................................................................
5. Cung cấp bất cứ thông tin bổ sung nào liên quan đến sự đối phó với các thủ tục an ninh trong quá trình xảy ra sự cố.
..............................................................................................................
...............................................................................................................
Phần II: Các thông tin liên quan đến các hành động đã thực hiện để giải phóng hành khách và tổ lái và trả lại tàu bay, nếu có thể
1. Hành động đã thực hiện để giải phóng hành khách và tổ lái:
..................................................................................................................
..................................................................................................................
2. Hành động đã thực hiện để tạo điều kiện cho việc tiếp tục cuộc hành trình của hành khách và tổ lái càng sớm càng tốt:
..................................................................................................................
...................................................................................................................
3. Hành động đã thực hiện để trả lại tàu bay và hàng hóa của nó, không chậm trễ, cho những người có quyền sở hữu hợp pháp:
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Phần III: Thông tin liên quan đến các biện pháp được thực hiện đối với những kẻ tội phạm
1. Hành động của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bắt giữ những kẻ tội phạm và những biện pháp được thực hiện khác để bảo đảm có sự hiện diện của kẻ tội phạm:
..................................................................................................................
..................................................................................................................
2. Hành động được thực hiện để tiến hành các thủ tục dẫn độ hoặc đệ trình trường hợp này đến các cơ quan có thẩm quyền để truy tố; thông báo về kết quả của các thủ tục như vậy (nếu có), (mặt khác, cung cấp các thông tin như vậy một cách riêng rẽ, sớm nhất).
................................................................................................................
................................................................................................................
Phần IV: Các thông tin bổ sung có liên quan khác
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
................................
Tên
.........................................
Chức danh
...........................................
Cơ quan
- Báo cáo này theo yêu cầu của Phụ lục 17, Mục 11 của Công ước La-hay, Điều 13 Công ước Môngrêan
- Báo cáo này được hoàn thành và gửi tới ICAO trong vòng sáu mươi ngày kể từ khi xảy ra sự cố với các thông tin liên quan.
CÁC MẪU BIÊN BẢN VI PHẠM AN NINH HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
A. MẪU BIÊN BẢN VI PHẠM AN NINH HÀNG KHÔNG
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /……….. |
(Địa danh........), ngày tháng năm 20…. |
BIÊN BẢN VI PHẠM
về …………………………………………..
Hôm nay, vào hồi........giờ........ ngày........ tháng ........ năm........ tại ..........………
I. Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên:..........…………..Chức vụ: ………………………………................
2. Họ và tên...........…………. Chức vụ: ………………………………................
II. Với sự chứng kiến của:
1. Ông (bà)…….............. Nghề nghiệp/chức vụ ……………….…...…………..
- Địa chỉ thường trú (tạm trú): ............……………………………….......………..
- Chứng minh nhân dân số:.………. Ngày cấp: ..……...... ; Nơi cấp:...……..
2. Ông (bà).......……....... Nghề nghiệp/chức vụ: ...……………………………..
- Địa chỉ thường trú: ……....... ;
- Chứng minh nhân dân số: ....... Ngày cấp: ……..... ; Nơi cấp:...……..
III. Tiến hành lập biên bản vi phạm đối với:
1. Ông (bà): ......………………… Nghề nghiệp: ........ Giới tính……………;
- Địa chỉ thường trú (tạm trú): ............. ;
- Đơn vị công tác……………………………………………………………..
- Sinh ngày……….tháng…………năm………….
- Chứng minh nhân dân số (Hộ chiếu)....... Cấp ngày........ tại ........
- Quốc tịch…………………………………………………………….
IV. Nội dung sự việc vi phạm:
- Ghi rõ nội dung vi phạm, Các hành vi vi phạm, diễn biến sự việc vi phạm
- Ghi rõ các thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra, người, cơ quan bị thiệt hại, họ tên, địa chỉ của họ
- Liệt kê tang vật, phương tiện, vi phạm các loại tài liệu và giấy tờ liên quan bị tạm giữ
V. Theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không …… để xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, [tên người ra quyết định] quyết định chuyển giao người, phương tiện, tang vật vi phạm cho………để giải quyết theo thẩm quyền.
Biên bản gồm ……. trang, được lập thành …..bản có nội dung và giá trị như nhau, một bản được giữ lại ………………1, một bản giao cho người vi phạm, một bản giao cho Cảng vụ hàng không ........một bản giao cho ……………….2
Biên bản này đã được đọc lại cho người vi phạm, người làm chứng cùng nghe và đồng ý, không có ý kiến gì khác và cùng ký xác nhận (lưu ý ký vào từng trang biên bản, trong trường hợp có ý kiến khác thì ghi bảo lưu bên dưới biên bản).
Người vi phạm |
Người chứng kiến |
Đại diện Cảng vụ hàng không
(Ký ghi rõ họ tên)
- Người vi phạm không ký biên bản vì: .......
…………………………………………………………………………………….
- Người làm chứng không ký biên bản vì: .......
…………………………………………………………………………………….
- Ý kiến bảo lưu……………………………………………………………...........
Người lập biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)
1 Bộ phận an ninh hàng không (Trung tâm, Phòng, Ban, Đội….) đối với biên bản do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không lập, đối với các doanh nghiệp khác thì ghi Đơn vị Phòng hoặc Đội, Tổ bảo vệ theo thực tế tổ chức lực lượng bảo vệ của doanh nghiệp.
2 Đơn vị nhận bàn giao không phải Cảng vụ, như Đồn Công an …., Hải quan cửa khẩu …., Công an Phường ….. .
B. MẪU BIÊN BẢN BÀN GIAO
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BBBG |
Địa danh........ ,ngày tháng năm 20.… |
BIỂN BẢN BÀN GIAO
Vụ việc:……………………………
Vào hồi ……… giờ ….. ngày … tháng…… năm ……
Tại ………………………………………, theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không……………… …………………………………………………………
1. Đại diện bên giao ……………………………….
- Ông (bà) ………………………………Chức vụ ………………………..
- Đơn vị: ……………………………………………………….
2. Đại diện bên nhận …………………………………………………..
- Ông (bà) …………………………….Chức vụ …………………………
- Đơn vị: …………………………………..
Hai bên cùng nhau tiến hành bàn giao như sau: I. Bàn giao người vi phạm:
1. Ông (bà): ......………………… Nghề nghiệp: ........ Giới tính……..;
- Địa chỉ thường trú (tạm trú): ............. ;
- Đơn vị công tác……………………………………………………………..
- Sinh ngày……….tháng…………năm………….
- Chứng minh nhân dân số (Hộ chiếu)....... Cấp ngày........ tại ........
- Quốc tịch…………………………………………………………….
- Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………….
2. Ông (bà): ......…………………Nghề nghiệp: ........ Giới tính……..;
- Địa chỉ thường trú (tạm trú): ............. ;
- Đơn vị công tác……………………………………………………………..
- Sinh ngày……….tháng…………năm………….
- Chứng minh nhân dân số (Hộ chiếu)....... Cấp ngày........ tại ........
- Quốc tịch…………………………………………………………….
- Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………….
3. ………………………………………………………………………………….
II. Bàn giao phương tiện, tang vật, tài sản:
Liệt kê theo thứ tự các phương tiện, tang vật, tài sản, tài liệu , v. v….
…………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Biên bản gồm ……. trang, được lập xong hồi ……… giờ ……. cùng ngày gồm …. bản có nội dung và giá trị như nhau, một bản được giữ lại ……………. 1, một bản giao cho Cảng vụ hàng không........ một bản giao cho …………….. 2
Biên bản này đã được đọc lại cho đại diện bên giao và bên nhận cùng nghe, đồng ý, không có ý kiến gì khác và cùng ký xác nhận (lưu ý ký vào từng trang biên bản).
Đại diện bên giao |
Đại diện bên nhận |
Đại diện Cảng vụ3
(Ký ghi rõ họ tên)
1 Bộ phận an ninh hàng không (Trung tâm/Phòng/Ban/Đội….) đối với biên bản do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không lập, đối với các doanh nghiệp khác thì ghi Đơn vị Phòng hoặc Đội, Tổ bảo vệ theo thực tế tổ chức lực lượng bảo vệ của doanh nghiệp.
2 Đơn vị nhận bàn giao không phải Cảng vụ hàng không, như Đồn Công an….., Hải quan cửa khẩu ….. ,
3 Cảng vụ ký vào mục này trong trường hợp nơi nhận bàn giao không phải là Cảng vụ, Cảng vụ nhận bàn giao thì ký vào Đại diện bên nhận.
C. MẪU BÁO CÁO BAN ĐẦU
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…….. |
Địa danh..... ,ngày.....tháng..... năm ..... |
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam
(Phòng An ninh hàng không)
BÁO CÁO BAN ĐẦU
Vụ việc: …………………………..
1. Tóm tắt diễn biến vụ việc và hậu quả tác hại:
(Thời gian, địa điểm, trình tự diễn biến sự việc, hậu quả tác hại ……………)
…………………………………………………………………………………….
2. Đối tượng vi phạm:
- Họ và tên: ……………………. Nam, nữ ……… Quốc tịch………………….
Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………..
Hộ chiếu, CMTND…………. Số: ……………. Nơi cấp ……………………..
- Họ và tên: ……………………. Nam, nữ ……….. Quốc tịch …………………
Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………..
Hộ chiếu, CMTND,…………. Số: ……………. Nơi cấp ………………….
3. Các biện pháp đã và đang làm:
(Lập biên bản, thu giữ giấy tờ tùy thân, Thẻ kiểm soát an ninh hàng không, Giấy phép nhân viên hàng không, giữ người, đồ vật, phương tiện vi phạm, lấy lời khai nhân chứng, người vi phạm và những người liên quan ……) …………………..
……………………………………………………………………………………
4. Đánh giá nhận xét:
(Về tính chất, mức độ vi phạm; vi phạm vào điều khoản nào của quy định nào; dự kiến xử phạt …… )…..……………………………………………..…………
5. Ý kiến đề xuất: …………………………………………………………………
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC CẢNG VỤ………. |
D. MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ XỬ LÝ
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…….. |
Địa danh ....... , ngày......tháng...... năm ........ |
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam
BÁO CÁO KẾT QUẢ XỬ LÝ
Vụ việc: …………………………..
Tiếp theo báo cáo ban đầu về vụ việc vi phạm số: ….. /……. Ngày tháng……năm 20…. Cảng vụ hàng không ………….. báo cáo kết quả xử lý cuối cùng như sau:
1. Diễn biến vụ việc sau khi điều tra làm rõ:
(Nếu kết quả điều tra làm rõ như báo cáo ban đầu thì chỉ cần ghi diễn biến như đã nêu trong báo cáo ban đầu. Nếu có những thay đổi thì nêu rõ, cụ thể những thay đổi…………) ……………… …………………………
2. Biện pháp xử lý:
(Nêu rõ các biện pháp áp dụng xử lý đối với cá nhân, tổ chức vi phạm như: xử phạt vi phạm hành chính; thu giữ phương tiện, giấy tờ……… )
……………………………………………………………………………………
3. Các khuyến cáo yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan khắc phục sơ hở, thiếu sót:
(Nêu cụ thể từng nội dung khuyến cáo cá nhân, tổ chức, đơn vị phải thực hiện khắc phục, thời gian khắc phục)
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC CẢNG VỤ………. |
TÚI ĐỰNG CHẤT LỎNG ĐƯỢC PHÉP MANG THEO NGƯỜI, HÀNH LÝ XÁCH TAY TRÊN CHUYẾN BAY QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Túi đựng 1000 mi-li-lít chất lỏng hành khách mua ngoài khu vực cách ly
1.1. Túi nhựa trong suốt; kích cỡ túi đựng đủ chứa không quá 10 lọ 100 mi-li-lít (không quá 25 cen-ti-mét x 20 cen-ti-mét).
1.2. Miệng túi có thể mở ra đóng lại được để phục vụ cho việc kiểm tra an ninh hàng không tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.
2. Túi nhựa an ninh (Security tamper-evident bag (STEB)) đựng chất lỏng mua tại cửa hàng trong khu vực cách ly quốc tế, trên tàu bay
2.1. Vật liệu để sản xuất túi:
a) Trong suốt (sử dụng chất liệu nhựa pô-ly-me mềm chịu lực tốt, hoặc vật liệu tương tự);
b) Kích cỡ tùy theo yêu cầu; độ dày tối thiểu 50 mi-crô-mét.
2.2. Miệng túi: có dải băng dính miệng túi có độ dính cao, rộng tối thiểu 30 mi-li-mét, có các họa tiết chìm; đường lót dải băng dính rộng tối thiểu 40 mi- li-mét; khi bóc dải băng dính sẽ rách hỏng và các hoạ tiết chìm sẽ hiện lên.
2.3. Cạnh và đáy túi: đường viền cạnh và đáy túi màu đỏ, có kích thước trên 15 mi-li-mét, in dòng chữ “Không được mở”, hoặc tên cảng hàng không, hoặc những thông tin, họa tiết dọc theo đường viền với khổ chữ tối thiểu 5 mi-li-mét.
2.4. Mặt trước túi:
a) Biểu tượng an ninh màu xanh lá cây ở giữa túi;
b) Dòng chữ in màu đỏ ở đáy túi: “Không được mở cho đến hết hành trình - Nếu túi bị hỏng niêm phong, hàng hóa trong túi có thể bị tịch thu”;
c) Phía trên miệng túi có 03 chữ VNM đối với túi của cửa hàng miễn thuế; Mã quốc tế của hãng hàng không đối với túi bán hàng miễn thuế trên tàu bay;
d) Tên của nhà sản xuất túi; hoặc mã của nhà sản xuất đã đăng ký với ICAO;
đ) Số xê-ri kiểm soát.
2.5. Phần túi nhỏ đựng hóa đơn/biên lai có kích cỡ phù hợp với cỡ hóa đơn/biên lai nằm bên trong túi, ở vị trí dễ thấy bên trái phía trên túi (có thể thay bằng một túi nhỏ để rời).
MẪU TỜ KHAI MẠNG ĐỒ VẬT, PHƯƠNG TIỆN VÀO KHU VỰC HẠN CHẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
I. Phần tự khai
Họ và tên: ____________________________________________________________
Số Thẻ KSANHK: ______________________________________________________
Đơn vị công tác: _______________________________________________________
Nội dung khai báo đồ vật, phương tiện mang vào/ra khu vực hạn chế:
STT |
Tên đồ vật, phương tiện |
Số lượng |
Chủng loại |
Mục đích sử dụng |
Thời gian |
Ghi chú |
||
Mang vào |
Mang ra |
Mang vào |
Mang ra |
|||||
01 |
|
|
|
|
|
|
|
|
02 |
|
|
|
|
|
|
|
|
03 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi cam đoan nội dung khai trên là đúng sự thật, không còn mang bất kỳ đồ vật nào khác theo người ngoài nội dung đã khai bảo ở trên.
|
Người khai |
II. Phần xác nhận của nhân viên Kiểm soát ANHK
1. Tôi đã kiểm tra toàn bộ đồ vật mang vào khu vực hạn chế của ông (bà): …………………… đúng/không đúng với nội dung khai ở trên.
|
Nhân viên kiểm tra |
2. Tôi đã kiểm tra toàn bộ đồ vật mang ra khỏi khu vực hạn chế của ông (bà): …………………… đúng/không đúng với nội dung khai ở trên.
(Nếu không đúng) Đã sử dụng: ____________________________________________
Mục đích sử dụng: ______________________________________________________
|
Nhân viên kiểm tra |
1 Đối với đề nghị phê duyệt, chấp thuận Chương trình an ninh phải giải trình về sự tuân thủ với các quy định của Thông tư và pháp luật hiện hành và tính khả thi của các quy định trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không. Đối với đề nghị cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải giải trình cụ thể lý do đề nghị cấp thẻ, giấy phép.
Regarding submitting the ASP for approval, justification is how the ASP complied with this NCASP and relevant regulations and the feasibility of the ASP. Regarding the request of security permit, justification is the details of the need to have security permit.
2 Số tờ khai do đơn vị cấp thẻ ghi (for official use only).
3 Ghi rõ lý do: Chưa được cấp, bị mất, lý do khác
MINISTRY OF TRANSPORT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 01/2016/TT-BGTVT |
Hanoi, 01 February 2016 |
DETAILING THE AVIATION SECURITY PROGRAM AND QUALITY CONTROL OF VIETNAM AVIATION SECURITY
Pursuant to the Law on Vietnam Civil Aviation No. 66/2006/QH11 dated 29/6/2006; the Law No. 61/2014/QH13 dated 21/11/2014 amending and adding some Articles of the Law on Vietnam Civil Aviation;
Pursuant the Decree No. 107/2012/ND-CP dated 20/12/2012 of the Government regulating the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;
Pursuant the Decree No. 27/2011/ND-CP dated 09/04/2011 of the Government on provision, operation, processing and use of information on passengers before they enter Vietnam by air;
Pursuant the Decree 66/2015/ND-CP dated 12/8/2015 of the Government regulating the aviation authority;
Pursuant the Decree 92/2015/ND-CP dated 13/10/2015 of the Government on aviation security;
At the request of the Director General of Department of Transport and the Director of Civil Aviation Authority of Vietnam,
The Minister of Transport issues this Circular detailing the aviation security program and quality control of Vietnam aviation security.
Article 1. Scope of regulation
This Circular provides for the civil aviation security, including: measures to control the preventive security, handle the cases of aviation security and cope with the illegal acts of interference; organizational system of aviation security assurance of the civil aviation sector; works, equipment, facilities, weapons and support tools to ensure the aviation security; control the quality of aviation security; responsibility of organizations and individuals in aviation security assurance.
Article 2. Subjects of application
This Circular applies to:
1. The Vietnamese and foreign organizations and individuals that are operating the civil aviation in Vietnam and civil aviation activities in the flight information region (FIR) under the management of Vietnam.
2. The Vietnamese organizations and individuals that are operating the civil aviation in foreign countries if their laws do not provide otherwise.
3. The Vietnamese organizations and individuals that are using the official-duty aircraft for civil purposes.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, the terms below are construed as follows:
1. Postal items consist of letters, packages, parcels that are received, transported and delivered legally via the postal network.
2. Support tools consist of:
a) Guns used to fire the plastic bullets, rubber bullets, tear gas, suffocating gas, toxic substance, anesthetic substance, magnetic field, laser, flare and types of bullet used for these types of gun;
b) Means used to spray the tear gas, suffocating gas, toxic substance, anesthetic or itching substance;
c) Smoke grenades, tear gas grenades and exploding balls;
d) Electric clubs, rubber clubs, metal clubs, 'figure-8’ handcuffs, spike boards, barbed wires, armors, electric gloves, knife- snatching gloves, shields and anti-bullet helmets;
dd) Army or police animals.
3. Aviation security checkpoint is the aviation security check locations set up at the gates, doors, aisles between public areas and restricted areas.
4. Objects served on aircraft are the items which are used by the passengers and flight crew or sold on aircraft except airline meals; the items used for aircraft operation, maintenance and repair.
5. Derelict objects or luggage is the objects left at the airport or aerodrome without the grounds for identifying their owners.
6. Aviation security supervision is the separate or combined use of people, animals and technical equipment to manage and monitor in order to detect and stop the acts of violation or signs of violation of aviation security.
7. Permit of aviation security controller is the certification of the Civil Aviation Authority of Vietnam for the aviation security controller to be able to carry out the assigned duties.
8. Cargo is the properties transported by aircraft except postal items, luggage or objects served on aircraft and airline meals.
9. Cargo and postal items in transit are the ones transported on two different flights ore more continuously or in the form of two or more different types of transportation of which there is a type of transportation by air.
10. Luggage is the passengers or flight crew’s properties transported by aircraft.
11. Hand luggage is the one which is carried along by the passengers or flight crew members on aircraft and is preserved by the passengers or flight crew during the transportation.
12. Consigned luggage is the passengers or flight crew members’ luggage transported in the cargo compartment of aircraft and are kept by the transporter during the transportation.
13. Derelict luggage is the luggage not taken or received by the passengers or flight crew upon arrival at an airport or aerodrome.
14. Mislaid luggage is the passengers or flight crew’s luggage which is separated from them during the transportation.
15. Passengers, luggage, cargo, postal items in transit or temporary stop at a domestic airport are the ones which are re-sent on the same flight at an airport where the passengers, luggage, cargo, postal items have arrived earlier.
16. Interline transfer passengers and luggage means the passengers and luggage directly participating in two or more different flights in an itinerary.
17. Control of quality of aviation security consists of inspection, check, survey, testing, assessment and investigation of aviation security:
a) Inspection of aviation security is the specialized aviation inspection which is carried out in accordance with regulations of law on specialized inspection;
b) Quality Aviation security check is the check of compliance with some or all provisions in the security Program and Aviation security Regulation of the operator of airport or aerodrome, airline and aviation service provider;
c) Testing of aviation security is the testing of effectiveness of a specific measure of security assurance by publicly or secretly conducting an assumed act of violation of aviation security;
d) Survey of aviation security is the collection of information and data to quantify the security needs and determine the important points which must focus on protection;
dd) Survey of aviation security is the clarification of illegal acts of interference, acts of violation or signs of violation of aviation security;
e) Assessment of aviation security is the appraisal of compliance with some or all standards and regulations on aviation security conducted by the International Civil Aviation Organization, the foreign aviation authority or the airline.
18. Isolated area is the area determined from the aviation security checkpoint for the passengers to the door of aircraft.
19. Luggage storage area is a place to keep the consigned luggage to wait for the transportation on the aircraft or keep the mislaid luggage or luggage without recipient.
20. Aircraft maintenance and repair area is the area in service of maintenance and repair of aircraft, including the aircraft apron, works, workshops and parking area and internal traffic road system.
21. Internal security control is the preventive security measures to eliminate the causes and conditions which the terrorists and criminals can take advantage, establish contact or involve the aviation officers to join hands or directly carry out the acts of terrorism, crime and other acts of violation.
22. Check of aircraft aviation security is the check of inside and outside of aircraft by the list in order to detect the suspicious objects and dangerous items.
23. Visual check means the aviation security controllers use their hands, eyes and other senses to check people, vehicles and objects to recognize and detect the suspicious objects and dangerous items.
24. Résumé check means the examination and verification of identity of aviation security a person to assess the appropriateness with the role of aviation officers; issue of card of airport or aerodrome security control with long-term use value.
25. Air security officer is the person whom the government of the country operating the aircraft or the government of the country registering the aircraft authorizes or arranges duties on aircraft to protect the aircraft and passengers against the illegal acts of interference.
26. Security seal is the confirmation of cargo, objects or vehicles which have passed the Aviation security check or the integrity of sealed objects or vehicles.
27. Aircraft apron is the area determined in the airfield reserved for parking of aircraft to embark and disembark passengers, luggage, postal items, cargo, refueling or maintenance.
28. Airline meal means the food and drink and tools used for meals on aircraft.
29. Case of violation of aviation security is the acts of violation of aviation security but not to the extent considered as the illegal acts of interference.
30. Flying aircraft means the aircraft as stipulated in Paragraph 2, Article 47 of the Law on Vietnam Civil Aviation.
31. Aircraft under operation means the aircraft bearing the Vietnamese or foreign nationality are parking at the apron, parking area to prepare flights with continuous aviation security supervision by the appropriate security measures to detect the unauthorized intrusion or access to aircraft.
32. Aircraft not under operation means the aircraft bearing the Vietnamese or foreign nationality are parking at the apron, parking area over 12 hours or without the continuous aviation security supervision.
33. X-ray is a form of electromagnetic wave, with a wavelength in the range of 0.01 – 10 nm corresponding to the frequency range from 30 PHz to 30 EHz and energy from 120 eV to 120 keV.
34. Security plastic bag is a specialized plastic bag for containing liquid or thick substance or spraying solution bought at the stores in the international isolated areas, on international flights. The bag is transparent with the specifications indicated in the Appendix XXV issued with this Circular, and document put inside at the place easily read without opening the bags with the contents:
a) Date of sale (date/month/year);
b) International code of the selling place (nation, airport, airline);
c) Flight number; name of passenger (if any);
d) Amount and list of cargo in the bag.
35. Isolated parking location is the area in the airport reserved for aircraft to park in case of illegal interference for isolation from other aircrafts and the works of airport or aerodrome including the underground works and equipment to deploy the emergency schemes.
36. Weapons consist of military weapons, shotguns, rudimentary weapons, sports weapons and other weapons of the same features and effects.
a) Military weapons including small class firearms (pistols, rifles, submachine guns, light machine gun and other guns of the same features and effects); light weapons (heavy machine guns, mortars under 100 mm, DKZ guns, man-portable anti-aircraft machine guns under 23 mm, grenade launchers, man-portable anti-tank missiles and man-portable anti-aircraft missiles) and other types of light weapons of the same features and effects; bombs, mines, grenades, ammunition, torpedoes, naval mines and fire tools; weapons not named in the list issued by the Government but having the same features and effects as military weapons.
b) Sports weapons are the guns and the rudimentary weapons used for exercise and sports competition;
c) Shotgun is used for hunting including flint-lock, air-compressed gun and other types of gun of the same features and effects;
d) Rudimentary weapons consist of daggers, swords, spears, bayonets, trident, knife, scimitar, punch, mace, bows, crossbows and clubs.
37. ICAO is the abbreviation of the International Civil Aviation Organization.
Article 4. Security Program and Aviation security Regulation
1. The aviation security program of the airport or aerodrome operator shall be assumed by the enterprise issued with the certificate of airport operation in coordination with the aviation Authority and the relevant bodies and units at the airport to develop and submit it to the Civil Aviation Authority of Vietnam for approval.
2. The aviation security Program of the airline and the Aviation security Regulation of the facilities providing the air traffic services, the facilities manufacturing, maintaining, repairing aircrafts and aircraft equipment; the facilities providing the aviation services at the airport or aerodrome and the facilities processing cargo and postal items to carry on the aircraft which are developed by the airline, aircraft operator or managing enterprise of facilities and submitted to the Civil Aviation Authority of Vietnam for approval.
3. The contents of security Program and the Aviation security Regulation of the airport or aerodrome operators; the aviation service providers and the Vietnamese airlines must be developed according to the outline specified in the Appendices I, II, III and IV issued with this Circular.
Article 5. Procedures for approving the aviation security Program of the airport or aerodrome operators
1. The airport or aerodrome operators shall send 03 dossiers in Vietnamese language directly or by post or in other appropriate forms to the Civil Aviation Authority of Vietnam. The dossier consists of:
a) The written request prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The aviation security Program of airport or aerodrome.
2. In case of receiving the complete dossier as specified in Paragraph 1 of this Article, within 10 working days from the date of dossier receipt, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall verify it, carry out the actual inspection and issue the approval decision if the aviation security Program of airport or aerodrome meets all the provisions of this Circular or require in writing the airport operator to add or amend aviation security Program of airport if it fails to comply with the provisions in this Circular.
3. Where the dossier is not complete as stipulated in Paragraph 1 of this Article, within 03 working days, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall require in writing the airport or aerodrome operator to add or amend it.
Article 6. Procedures for approving the aviation security Program of Vietnamese airlines
1. The airlines shall send 03 dossiers in Vietnamese language directly or by post or in other appropriate forms to the Civil Aviation Authority of Vietnam. The dossier consists of:
a) The written request prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The aviation security Program of the airlines.
2. The time and procedures for appraisal and approval for the Aviation security Program of the Vietnamese airlines are like the provisions specified in Paragraph 2 and 3, Article 5 of this Circular.
Article 7. Procedures for approving the aviation security Program of the foreign airlines
1. The airlines shall send 03 dossiers in English language directly or by post or in other appropriate forms to the Civil Aviation Authority of Vietnam. The dossier consists of:
a) The written request prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The aviation security Program of the airlines.
c) The assessment of difference of contents of the aviation security Program of the airline from the regulations of law of Vietnam and measures to overcome these differences.
2. The time and procedures for appraisal and approval for the Aviation security Program of the airlines are like the provisions specified in Paragraph 2 and 3, Article 5 of this Circular.
Article 8. Procedures for approving the Aviation security Regulation of the aviation service provider
1. The air traffic service provider; enterprises manufacturing, maintaining and repairing aircrafts and aircraft equipment; aviation service providers at the airport or aerodrome; enterprise processing the cargo and postal items to carry on the aircrafts shall send 03 dossiers in Vietnamese directly or by post or in other appropriate forms to the Civil Aviation Authority of Vietnam. The dossier consists of:
a) The written request prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The Aviation security Regulation of the enterprises.
2. The time and procedures for appraisal and approval for the Aviation security Regulation of the enterprises are like the provisions specified in Paragraph 2 and 3, Article 5 of this Circular.
Article 9. Amendment or addition of aviation security Program and Regulation
1. The aviation security Program and the Aviation security Regulation shall be amended or added when they no longer consist with the current regulations or fail to meet the requirements during implementation as required by the enterprise or by written proposal from the Civil Aviation Authority of Vietnam.
2. The procedures for approving the amendment or addition of the aviation security Program and the Aviation security Regulation shall comply with the provisions in Articles 5, 6, 7 and 8 of this Circular.
Article 10. Control of aviation security documents
1. The determination of confidentiality of aviation security documents shall comply with the laws on protection of state secrets.
2. The aviation security documents are the restricted documents, including:
a) The aviation security Programs and the Aviation security Regulations which have been approved by the Civil Aviation Authority of Vietnam;
b) The recommendations, notices, conclusions of inspection, check, testing, investigation, survey, assessment of risks of aviation security and dossiers on violation of aviation security;
c) The regulations on coordination and coordination documents on aviation security between the bodies and units of aviation sector with the relevant bodies and units;
d) The aviation security documents of ICAO or provided by foreign countries are determined as restricted documents by the ICAO and foreign countries;
dd) Other aviation security documents which the Director of Civil Aviation Authority of Vietnam determines as the restricted documents.
3. The bodies and units are responsible for directing the management and use of restricted aviation security documents for the right purposes.
4. The restricted aviation security documents are only provided for the place of receipt specified in the documents. The provision of documents to the focal points other than the list of places of document receipt must be approved in writing by the Head of unit issuing the documents with signature upon receipt. For the aviation security documents specified under Point a, Paragraph 2 of this Article, there must be the words “restricted documents” on all pages of documents.
MEASURES OF PREVENTIVE SECURITY CONTROL
Section 1. SYSTEM OF CARD OR PERMIT FOR AVIATION SECURITY CONTROL FOR ENTRY AND OPERATION IN RESTRICTED AREAS
Article 11. System of card or permit for aviation security control
1. The system of card or permit for aviation security control consists of:
a) The card or permit of airport or aerodrome security control with long-term and short-term use allowed for entry and operation in restricted areas of airport;
b) The card or permit of internal aviation security control with long-term and short-term use value allowed for entry and operation in restricted areas of enterprises;
c) The crew identification card of the airlines with long-term use value allowed for entry and operation in restricted areas pertaining to the duties of the crew.
2. The card or permit for internal aviation security control must be kept confidential and prevent forging. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall provide for and unify the confidentiality mode and measures for each type of card or permit of aviation security control.
Article 12. Authority to issue the card or permit of aviation security control.
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall
a) Issue the card of airport or aerodrome security control with long-term use value at an airport to the state management bodies, the social-political organizations at central level and foreign bodies and organizations;
b) Issue the card of airport or aerodrome security control with long-term use value at many airports under the management of different aviation Authorities to all subjects specified in Paragraph 1, Article 16 of this Circular.
2. The aviation Authority shall
a) Issue the card or permit of security control at airport with long-term use value at one or many airports or aerodromes under the management of the aviation Authority to the state management bodies, the social and political organizations at local level and the enterprises, except the cases specified in Paragraph 3 of this Article;
b) Issue the card or permit with short-term use value at one airport or aerodrome under their management to all subjects specified in Paragraph 1, Article 16 of this Circular, except the cases specified in Paragraph 3 of this Article;
3. The airport or aerodrome operators are authorized by the Civil Aviation Authority of Vietnam to issue the card or permit with long term and short-term use value at an airport within their management to their staff and vehicles and the people and vehicles that are hired by the airport operators to perform the building, repair and maintenance of their facilities and works.
4. The Vietnamese and foreign airlines shall issue the crew identification card with long- term validity to the crew to perform their duties in the flights.
5. The managing enterprises of restricted areas shall issue the card or permit of internal security control with long term and short-term use value in the restricted areas used separately for these enterprises.
Article 13. Duration of validity and form of card or permit of internal security control
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam issues the form of card or permit of airport or aerodrome security control.
2. The Vietnamese airlines issue the form of crew identification card; the managing enterprises of restricted areas issue the form of card or permit of internal security control. These forms must not be identical with the form of card or permit of airport or aerodrome security control and must be notified to the aviation Authority where the airlines are operating for monitoring.
3. The foreign airlines must notify the form of crew identification card to the aviation Authority where the airlines are operating for monitoring.
4. The card or permit of airport or aerodrome security control with long-term use value shall be issued to the state bodies, social and political organizations, foreign bodies and organizations, the airlines and enterprises providing the aviation or non-aviation services at the airlines with the duration of validity of no more than 02 years from the date of issue; the card or permit issued to the other organizations are of the duration of validity of no more than 01 year from the date of issue;
5. The card of airport or aerodrome security control with short-term use value has its duration of validity based on the needs of the requester of issue and the result of assessment and verification of dossier including the card used 01 time within 01 day (24 hour) from the time of issue and the card used many times within a maximum of 10 days from the time of issue.
6. The permit of airport or aerodrome security control with short-term use value shall have the duration of validity based on the requester of issue and result of assessment and verification of dossier but no more than 01 day (24 hours) from the time of effect of the issued permit.
7. The crew identification card of the Vietnamese airlines; the card or permit of internal security control with the long-term use value shall have the maximum duration of validity of no more than from the date of issue; the card or permit of internal security control with the short-term use value shall have the duration of validity specified in Paragraph 5 and 6 of this Article.
8. The subjects who are issued with the card or permit of airport or aerodrome security control shall pay the fees of issue of card or permit according to regulations of law.
Article 14. Content of card of aviation security control
1. The card of airport or aerodrome security control with long-term use value must have the following basic information:
a) Card number; symbol of airport or aerodrome allowed for entry and operation;
b) Duration of validity of card;
c) Full name of the card holder;
d) Title of the card holder;
dd) Name of body or unit of the card holder;
e) Photo of the card holder;
g) Restricted areas allowed for entry and operation;
h) Regulation on card use.
2. The card of internal security control with long-term use value must have the following basic information:
a) Card number and symbol of enterprise;
b) The information specified under Points b, c, d, dd, e, g and h, Paragraph 1 of this Article.
3. The card of airport or aerodrome security control with short-term use value must have the basic information specified under Points a, b, c, g and h, Paragraph 1 of this Article and ID card or passport number or the number of card of security control at airport with long-term use value or the number of card of internal security control of the card holder.
The card of internal security control with short-term use value must have the basic information specified under Points a, b, g and h, Paragraph 1 of this Article.
4. Each restricted area specified on the card of airport or aerodrome security control and the card of internal security control is determined respectively by letters, numbers, colors, or is encrypted.
5. The crew identification card has the following basic information:
a) Card number;
b) Duration of validity of card;
c) Full name of the card holder;
d) Title of the card holder;
dd) Name and symbol of the airline;
e) Photo of the card holder;
Article 15. Content of permit of aviation security control
1. The permit of airport or aerodrome security control with long and short-term use value; the permit of internal security control with long-term use value must have the following basic information:
a) Permit number;
b) Duration of validity of the permit;
c) Type of vehicle;
d) Vehicle number plate;
dd) Restricted areas allowed for entry and operation;
e) Exit gate; entrance gate;
g) Name of the managing unit of the vehicle;
2. The permit of internal security control with short-term use value must have the basic information specified under Points a, b and dd, Paragraph 1 of this Article.
3. Each restricted area specified on the card of airport or aerodrome security control and the card of internal security control is determined respectively by letters, numbers or colors.
Article 16. Subjects, conditions, range of issue of card or permit of airport or aerodrome security control
1. The subjects who are considered for the issue of card with long-term use value are:
a) The staff with indefinite term labor contract of the airlines, enterprises providing the aviation or non-aviation services at the airports;
b) The staff of enterprises operating the tourism business; enterprises delivering cargo and postal items by air and enterprises carrying out the survey, construction, repair, maintenance of works at airports.
c) The staff of state bodies, the social and political organizations at central and local level;
d) The staff of foreign diplomatic missions in Vietnam;
dd) The vehicle operators specified under Point b, Paragraph 6 of this Article.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam stipulates the number of card issued to the staff of diplomatic missions and enterprises operating in tourism business in accordance with the requirements for aviation security control in the restricted areas of airport.
3. The conditions for the subjects specified in Paragraph 1 of this Article to be issued with the cards with long-term use value are:
a) Do not have criminal records in accordance with law;
b) Are assigned by the bodies or organizations to regularly work in the restricted areas of the airport, except the vehicle operator specified under Point c, Paragraph 6 of this Article;
c) Only the people of the bodies or units responsible for serving on the special aircrafts and assigned special duties to regularly serve the flights and delegations of special aircrafts are issued with card to enter the areas of special aircrafts.
4. The subjects who are considered for the issue of card with long-term use value are:
a) The subjects specified in Paragraph 1 of this Article are not eligible for being issued with the card with long-term use value;
b) The persons who have irregular business in the restricted areas of airport.
5. The subjects specified in Paragraph 4 of this Article shall be issued with the cards with short-term use value and are monitored by the aviation security controller or by the staff of the managing body of the restricted areas; for the isolated area and airport, there must be the aviation security controller who shall escort for guidance and monitoring.
6. The vehicles issued with the permit with long-term use value are:
a) The vehicles regularly operate in the restricted areas of airport to serve the special aircraft flights and the areas of airport runway;
b) The vehicles regularly operate in the restricted areas of airport but are issued with the security control number plate;
c) The vehicles are under the management of the Party and State bodies and are specially used for the members of the Politburo and the Party Central Committee, the Ministers and the equivalent or higher positions, Secretary and Deputy Secretary of provincial Party Committee, Secretary of Party Committee of centrally-run city; Chairman of People’s Council, Chairman of People’s Committee of province and centrally-run city; Deputy Minister of Transport, Deputy Minister of Public Security, Deputy Minister of Defense, Deputy Chief of the General Staff, Director of Operations of General Staff, Chief and Deputy Chief of General Political Department of Vietnam People's Army.
7. For the vehicles regularly operating in the restricted areas of airport, the security control number plate shall be issued by the aviation Authority concurrently the permit of aviation security control, except the cases specified under Point a, Paragraph 6 of this Article.
8. Additional conditions for the vehicles specified under Point a, Paragraph 6 of this Article to be issued with the permit with long-term use value:
a) Are permitted to circulate in accordance with regulations of law;
b) Meet the requirements of the vehicles operating in the restricted areas in airport in accordance with the regulations of the Ministry of Transport on management and operation of airport.
9. The vehicles are considered for issue of permit with short-term use value are:
a) The vehicles used to transport the international guests from the ministerial rank or higher;
b) The vehicles specified under Point b, Paragraph 6 of this Article having duties to serve the special aircraft flights;
c) The vehicles with irregular duties to serve the special subjects, perform duties of national defense and security and the activities of airport in the restricted areas.
10. For the vehicles specified in Paragraph 9 of this Article, after being issued with the permit to operate in the restricted areas, they must be guided by the vehicles of airport operator or the aviation security controller or the staff having the permit of ground vehicle operation.
11. The range of issue of card or permit is as follows:
a) The persons who work at each airport shall only be issued with the card with long-term use value to the airport where they are working;
b) The persons work at various airports shall be issued with the card with long-term use value to the airports;
c) The subjects specified under Point d, Paragraph 1 of this Article are only issued with the card with long-term use value to the international airports;
d) The card with short-term use value and the permit with long and short-term use value have the use value only at one airport.
12. In case of applying the strengthened security measures or emergency measures for the airport, the airport operator shall make a decision on limiting the number of people and vehicles that have been issued with card or permit of security control for entry into the restricted areas and shall have to send this decision to the Civil Aviation Authority of Vietnam and the relevant aviation Authority.
Article 17. Check of criminal record of the subjects issued with the card of aviation security control with long and short-term use value
1. The head of body or unit of the person requesting the issue of card of security control with long and short-term use value must check the criminal record of that person at the judicial bodies before carrying out the procedures for card issue.
2. The check of criminal record of the card holder must be done upon the first card issue or re-issue due to the expiration.
Article 18. Card or permit of aviation security control with loss of use value and re-issue of card or permit of aviation security control
1. The card or permit of aviation security control shall lose their use value in the following cases:
a) The card or permit is damaged or has blurred contents;
b) The card or permit is erased or modified;
c) The card or permit is lost;
d) The card holder no longer meets the requirements for subjects or conditions specified in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular;
dd) The vehicles which have been issued with permit no longer meet the conditions specified in Paragraphs 6 and 8, Article of this Circular;
e) The card or permit is expired;
g) For the reasons of security assurance;
h) In case of change of job without return of card or permit to the issuing unit;
2. The card or permit of security control shall be considered for re-issue in the following cases:
a) When the new form of card or permit is issued;
b) The card or permit is still valid but is blurred, torn, damaged or no longer has signs of security;
c) The card or permit is invalid; lost, seized due to violation or discipline or change of job position.
Article 19. Procedures for issue of new card of airport or aerodrome security control with long-term use value of the Civil Aviation Authority of Vietnam
1. The body requesting the card issue shall submit 01 dossier directly or by post or in other appropriate forms to the Civil Aviation Authority of Vietnam. The dossier consists of:
a) The written request prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) For the enterprises, there must be the certified copy of document proving their legal status, functions and duties, except in case of enterprises providing the aviation or non-aviation services at airport;
c) The personal declaration of the requester of card issue prepared under the form specified in Appendix VII issued with this Circular with a sealed color photo 4x6cm (the photo taken in white background in the last 06 months to the day of dossier submission);
d) 01 color photo as stipulated under Point c, Paragraph 1 of this Article or taken directly at the card issuing body.
2. Within 07 working days after receiving all prescribed dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall assess and verify it concerning the subject and condition for card issue as follows:
a) The card is issued in case of meeting the provisions in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular;
b) Where the subject fails to meet the provisions in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular, within 03 working days, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall give a written notice to the requesting body of the failure to issue the card with reasons.
c) Where the dossier has unclear issues, within 03 working days, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall require in writing the additional provision of information and document or require to work directly with the requesting body for clarification.
Article 20. Procedures for re-issue of card of airport or aerodrome security control with long-term use value from the Civil Aviation Authority of Vietnam
1. The body requesting the card re-issue shall submit 01 dossier directly or by post or in other appropriate forms to the Civil Aviation Authority of Vietnam as follows:
a) In case of re-issue due to the issue of new form of card or expired card, the dossier is specified under Points a, c and Article, Paragraph 1, Article 19 of this Circular;
b) In case of re-issue for the valid card but it is blurred, torn, damaged or has no longer signs of confidentiality, the dossier is specified under Points a and d, Paragraph 1 of Article 19 of this Circular and the card which is blurred, torn, damaged or has no longer signs of confidentiality must be returned;
c) In case of re-issue due to card loss, the dossier is specified under Points a and d, Paragraph 1, Article 19 of this Circular and the written certification of the head of unit or unit on the time, location and cause of loss;
d) In case of re-issue due to seized card, the dossier is specified under Points a and d, Paragraph 1, Article 19 of this Circular enclosed with the written result of handling of violation, discipline and the personal review with the remark and assessment of the body handling the violation and discipline.
dd) In case of re-issue due to change of job position at another body or unit, the dossier is specified in Paragraph 1, Article 19 of this Circular; in case of change of job position in the same body or unit, the dossier consists of the written request prepared under the form specified in Appendix V and the brief list specified in Appendix IV issued with this Circular.
2. Within 05 working days after fully receiving the prescribed dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall assess and verify the dossier concerning the subject and condition for card issue as follows:
a) The card is issued if the subject meets the provisions in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular;
b) Where the subject fails to meet the provisions in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular, within 03 working days, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall give a written notice to the requesting body of the failure to issue the card with reasons.
c) Where the dossier has unclear issues, within 03 working days, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall require in writing the additional provision of information and document or require to work directly with the requesting body for clarification.
Article 21. Procedures for issue of new card of airport or aerodrome security control with long-term use value from the aviation Authority
1. The body requesting the card issue shall submit 01 dossier directly or by post or in other appropriate forms to the aviation Authority; the dossier is specified in Paragraph 1, Article 19 of this Circular.
2. Within 07 working days after fully receiving the prescribed dossier, the aviation Authority shall assess and verify it concerning the subject and condition for card issue as follows:
a) The card is issued if the subject meets the provisions in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular;
b) Where the subject fails to meet the provisions in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular, within 03 working days, the aviation Authority shall give a written notice to the requesting body of the failure to issue the cards with reasons;
c) Where the dossier has unclear issues, within 03 working days, the aviation Authority shall require in writing the additional provision of information and document or require to work directly with the requesting body for clarification.
Article 22. Procedures for re-issue of card of airport or aerodrome security control with long-term use value from the aviation Authority
1. The body requesting the card re-issue shall submit 01 dossier directly or by post or in other appropriate forms to the aviation Authority; the dossier is specified in Paragraph 1, Article 20 of this Circular.
2. Within 05 working days after fully receiving the prescribed dossier, the aviation Authority shall assess and verify it concerning the subject and condition for card issue as follows:
a) The card is issued if the subject meets the provisions in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular;
b) Where the subject fails to meet the provisions in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular, within 03 working days, the aviation Authority shall give a written notice to the requesting body of the failure to issue the cards with reasons
c) Where the dossier has unclear issues, within 03 working days, the aviation Authority shall require in writing the additional provision of information and document or require to work directly with the requesting body for clarification.\
Article 23. Procedures for issue of card of airport or aerodrome security control with short-term use value from the aviation Authority
1. The body requesting the card issue shall submit a dossier directly to the aviation Authority and present one of the valid paper (ID card, diplomatic ID card, Passport, citizen ID card or card of aviation security control with long-term use value). The dossier consists of:
a) The written request is prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The list is prepared under the form specified in Appendix IX issued with this Circular.
2. Within a maximum of 60 minutes after fully receiving the prescribed dossier, the aviation Authority shall verify it and issue the card or inform directly the person submitting dossier in case of disapproval for card issue;
Article 24. Procedures for issue of new card of airport or aerodrome security control with long-term use value from the airport operators
1. The dossier consists of:
a) The list of staff requesting the card issue is prepared under the form specified in Appendix VI issued with this Circular;
b) The personal declaration of the requester of card issue prepared under the form specified in Appendix VII issued with this Circular with a sealed color photo 4x6cm (the photo taken in white background within the last 06 months to the day of dossier submission);
c) 01 color photo as stipulated under Point b, Paragraph 1 of this Article.
2. After 05 working days after the card issue, the authorized airport operator shall have to send the list of persons issued with card prepared under the form specified in Appendix VI issued with this Circular to the relevant aviation Authority.
Article 25. Procedures for re-issue of card of airport or aerodrome security control with long-term use value from the airport operators
1. The dossier consists of:
a) In case of re-issue due to the issue of new form of card or expired card, the dossier is specified in Paragraph 1, Article 24 of this Circular;
b) In case of re-issue for the valid card but it is blurred, torn, damaged or has no longer signs of confidentiality, the dossier is specified under Points a and d, Paragraph 1 of Article 24 of this Circular and the card which is blurred, torn, damaged or has no longer signs of confidentiality must be returned;
c) In case of re-issue due to card loss, the dossier is specified under Points a and c, Paragraph 1, Article 24 of this Circular and the written certification of the head of unit or unit on the time, location and cause of loss;
d) In case of re-issue due to seized card, the dossier is specified under Points a and c, Paragraph 1, Article 24 of this Circular enclosed with the written result of handling of violation, discipline and the personal review with the remark and assessment of the body handling the violation and discipline.
dd) In case of re-issue due to change of job position, the dossier is specified under Point aviation security, Paragraph 1, Article 24 of this Circular.
2. After 05 working days after the card issue, the authorized airport operator shall have to send the list of persons issued with card prepared under the form specified in Appendix VI issued with this Circular to the relevant aviation Authority.
Article 26. Procedures for issue of new permit of airport or aerodrome security control with long-term use value from the aviation Authority and the airport operators
1. The body requesting the issue of permit to the vehicle specified in Paragraph 6, Article 16 shall submit 01 dossier directly or by post or in other appropriate forms to the Civil Aviation Authority of Vietnam. The dossier consists of:
a) The written request of the body or organization managing the vehicle is prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The list of vehicles requested for the issue of permit is prepared under the form specified in Appendix VIII issued with this Circular;
c) The copy of valid Certificate of technical safety inspection and environmental protection issued by the competent authorities.
2. The procedures for issue of permit with long-term use value at one airport under the management of airport operators to their vehicles shall comply with the provisions under Points b and c, Paragraph 1 of this Article.
3. Within 07 working days after fully receiving the prescribed dossier, the aviation Authority shall assess and verify it. If the dossier meets the prescribed requirements, the aviation Authority shall issue the permit and if the dossier does not meet the prescribed requirements, within 03 working days, the aviation Authority shall inform in writing the requesting body of the failure to issue the permit with the reasons. Where the dossier has unclear issues, within 03 working days, the aviation Authority shall require in writing the additional provision of information and document or require to work directly with the requesting body for clarification.
4. After 05 working days after the permit issue, the authorized operator of airport or aerodrome must send the list of vehicles issued with the permit under the form specified in Appendix VIII issued with this Circular to the relevant aviation Authority.
Article 27. Procedures for re-issue of permit of airport or aerodrome security control with long-term use value from the aviation Authority and the airport operators
1. The body requesting the issue of permit shall submit 01 dossier directly or by post or in other appropriate forms to the aviation Authority and the airport operators. The dossier consists of:
a) Re-issue of permit due to the issue of new permit or invalid permit, the dossier is specified in Paragraph 1, Article 26 of this Circular;
b) Re-issue of permit in case it is valid but blurred, torn, damaged or no longer has signs of confidentiality, the dossier is specified under Points a and b, Paragraph 1, Article 26 of this Circular; the body requesting the permit issue shall have to return the permit which is blurred, torn, damaged or no longer has signs of confidentiality;
c) Re-issue of permit in case of its loss, the dossier is specified under Points a and b, Paragraph 1, Article 26 of this Circular; the body requesting the permit issue must have the written certification of the head of body or unit on the time, location or cause of loss of permit.
2. Within 05 working days after fully receiving the prescribed dossier, the body issuing permit shall assess and verify it. If the dossier meets the prescribed requirements, the permit shall be issued and if the dossier does not meet the prescribed requirements, within 03 working days, the aviation Authority shall inform in writing the requesting body of the failure to issue the permit with the reasons. Where the dossier has unclear issues, within 03 working days, the aviation Authority shall require in writing the additional provision of information and document or require to work directly with the requesting body for clarification.
3. After 05 working days after the permit issue, the authorized airport operator must send the list of vehicles issued the permit prepared under the form specified in Appendix VIII issued with this Circular to the relevant aviation Authority.
Article 28. Procedures for issue of permit of airport or aerodrome security control with short-term use value
1. The body requesting the permit issue shall submit 01 dossier directly to the body issuing the permit and present the valid Certificate of technical safety inspection and environment protection issued by the competent authorities. The dossier consists of:
a) The written request of the body or organization managing the vehicle prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The list of vehicles requested for the issue of permit prepared under the form specified in Appendix VIII issued with this Circular;
2. Within a maximum of 60 minutes after fully receiving the prescribed dossier, the body issuing the permit shall verify it and issue the card or inform directly the person submitting dossier in case of disapproval for card issue;
Article 29. Procedures for new issue and re-issue of card of airport or aerodrome security control with long-term use value to the police forces and border gate customs at the international airports
1. The police and border gate customs authority at the international airports are responsible for the dossier, résumé, identity and duties of the person issued with card shall submit 01 dossier directly or by post or in other appropriate forms to the aviation Authority and the airport operators. The dossier consists of:
a) The written request prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The list of staff regularly working at the international airport, including the information on full name, position, place of work and working area of the requester of card issue;
c) Two photos 4x6 cm (the photo taken with industry costume on the white background in the last 06 months to the day of dossier submission) of the photo taken directly at the card issuing body.
2. Within 07 working days after fully receiving the prescribed dossier, the aviation Authority shall verify it and issue the card or reply in writing with reasons for the failure to issue the card.
Article 30. Management and storage of dossier on card and permit of aviation security control
1. The dossier on issue of card and permit must be stored and destroyed according to the regulations of law on storage.
2. At the place of card or permit issue, there must be the posted regulation on dossier and procedures for issue of card or permit of aviation security control and notice of unforeseen cases affecting the procedures for card or permit issue.
3. The Civil Aviation Authority of Vietnam provides specific instructions on the relevant management, procedures and forms in receiving dossiers, organizing the verification and issue of card or permit of aviation security control and directs the implementation.
Article 31. Verification and explanation about the issue of card or permit of aviation security control
1. The card or permit issuing body shall verify the dossier and the following contents for the issue of card or permit:
a) Subjects for issue of card or permit;
b) Conditions for issue of card or permit;
c) Range of issue of card or permit;
d) Time limit for issue of card or permit;
dd) Airport and restricted areas issued in the card or permit;
2. The body, unit or requester of card or permit issue shall have to explain and provide the evidencing documents for the card or permit issuing body to clarify the contents specified in Paragraph 1 of this Article during the dossier verification.
3. The card or permit issuing body has the right to refuse if the body, unit or requester of card or permit issue refuses to explain and provide the evidencing documents or violate the regulations on management and use of card of permit or when it detects the untruthful declaration in the dossier for issue of card or permit.
4. The issue of card or permit must comply with the working principles at the airports and the restricted areas. The card or permit shall be issued at the appropriate airport or restricted areas and to the definite point of time of duties of the subjects.
Article 32. Subjects, conditions, procedures for issue and management of card, permit of internal security control and crew identification card
1. The enterprises issuing the card, permit of internal security control and crew identification card must stipulate the subjects and conditions for card or permit issue; form of card or permit; dossier and procedures for card or permit issue; responsibilities and authority to manage, issue and recover the card or permit in the security Program and security Regulation approved by the Civil Aviation Authority of Vietnam.
2. The form of the card or permit of internal security control and the crew identification card must not cause confusion with the form of the card or permit of airport or aerodrome security control.
Article 33. Management and use of card or permit of aviation security control
1. The card or permit of aviation security control is only used upon performing the assigned duties, not for other personal purposes; improperly using or having acts of violation shall result in revocation or temporary seizure.
2. The person issued with the card or the operator of vehicle issued with the card must keep and maintain the card or permit and must not allow other people to use it in any form; not erase or modify the content on the card or permit; where the persons issued with the card or permit no longer have duties in the restricted areas, they must return the card or permit to the issuing unit; where the content on the card or permit is torn or its content is blurred, the card or permit holders must request the re-issue or inform their managing bodies immediately in case of loss.
3. If the card users or the vehicle users issued with the permit violate the regulations on aviation security and safety, disturb the order and discipline at the airport or aerodrome or violate the regulations on the use of card or permit or do not meet the conditions for issue of card or permit, their cards or permits shall be temporarily seized or recovered
4. The heads of bodies or units issued with the card or permit shall:
a) Stipulate the management and use of card or permit of the individuals or vehicles of their units upon being issued to ensure proper use; prohibit the use of card for personal purposes;
b) Recover and hand over the card or permit which loses its use value specified in Paragraph 1, Article 18 of this Circular, except the expired card or permit; the card or permit recovered as required by the competent authorities to the issuing unit; immediately inform in writing under the form specified in Appendix X issued with this Circular the issuing unit of the case of loss of card or permit.
c) Destruction of expired card or permit
5. The staff of the state management bodies on entry and exit and import and export at border gate shall use the card of aviation security control for entering and exiting from the restricted areas and do not need to wear the card while working according to regulations.
6. The body issuing the card or permit must immediately inform in writing under the form specified in Appendix X issued with this Circular of the cases of loss of card or permit issued by their units to the aviation security control forces or the security forces of the restricted areas specified on the lost card or permit and the Civil Aviation Authority of Vietnam to promptly prevent the use of lost card or permit
Section 2. SECURITY CONTROL IN RESTRICTED AREAS AND PUBLIC AREAS
Article 34. Set up the restricted areas
1. Based on the present infrastructure and civil aviation activities, the following restricted areas must be set up:
a) Passenger area after the passengers and luggage are checked and screened and wait for going on board the aircraft (isolated area);
b) Area of apron, runway, taxiway and other areas in the aerodrome;
c) Area for consigned luggage after the Aviation security check to be moved on board the aircraft (luggage classification area);
d) Area for passengers in transit, interline transfer to wait for the connecting flight (transit area);
dd) Area for cargo and postal items after they are checked and screened to be carried on board the aircraft (area of classification and storage and loading of cargo and postal items);
e) Guest house for special aircraft flights and prioritized flights;
g) Area of luggage delivery to the passenger at the arrival terminal;
h) Area of aircraft repair, maintenance and installation;
i) Area of airline meal production, processing and provision;
k) Area of aircraft fuel storage;
l) Airport emergency coordination Centre; flight operation and command Center; area of air traffic control tower; area of radar station and VHF information;
m) Power and water supply station of the airport or aerodrome;
n) Area from the check-in counter, luggage conveyor belt into the check and scan of consigned luggage;
o) Area to carry out the procedures for receiving cargo and postal items for transportation by aircraft.
2. Based on the Paragraph 1 of this Article, the airport or aerodrome operators shall coordinate with the aviation Authority and the relevant bodies and units to determine the restricted areas and specific boundary of each restricted area of the airport or aerodrome and the restricted areas under the separate management and operation of the airport or aerodrome operators when developing the aviation security Program.
3. Based on Paragraph 1 of this Article, the enterprise providing the aviation services at the airport or aerodrome shall coordinate with the aviation Authority and the relevant bodies and units to determine the restricted areas and specific boundary of each restricted area under the management and operation for the areas outside the airport or aerodrome when developing the aviation security Regulation; the air traffic service provider and the facilities processing cargo and postal items shall set up the restricted areas for the areas not under the management of the airport or aerodrome.
4. In case of compulsory strengthening of aviation security assurance at the airport or aerodrome and deemed necessary to temporarily set up the new restricted areas, the airport or aerodrome operator shall do it and immediately inform the aviation Authority and the bodies and units regularly operating in these areas. The temporary setup of restricted areas must ensure the following requirements:
a) With definite term;
b) With hard of soft fence as the boundary; appropriate signs or warning signals;
c) With the aviation security checkpoint with the aviation security controller to check and monitor during the time of setup;
d) With appropriate measures to ensure the aviation security;
dd) If the duration of temporary setup of restricted areas over 24 hours, there must be the written approval from the Civil Aviation Authority of Vietnam.
5. The setup of restricted areas and application of measures of aviation security check and monitoring for each restricted area must be consistent with the purpose of aviation security assurance without obstructing people and vehicles from entry and exit or normal activities in the restricted areas.
Article 35. Provisions on entry, exit and operation in the restricted areas
1. People and vehicles entering, exiting and operating in the restricted areas must have the card or permit of aviation security control for those areas.
2. The card must be worn in front of the chest to ensure the observation of the front side of the card during the time of operation in the restricted areas, except where the staff of police and border gate customs authority at airport or aerodrome must place their cards in front of the cockpit or at visible location of their vehicles on duty.
3. People, objects carried along and vehicles entering and exiting from the restricted areas must go through the prescribed gate or door and comply with the instructions and regulations on security, safety and operation in the restricted areas and must be subject to the appropriate aviation security check and monitoring.
4. People and vehicles using their card or permit of airport or aerodrome security control with short-term use value must be escorted and instructed by the aviation security controller or the staff of the managing unit of the restricted area while operating in the restricted area.
5. Vehicles operating in the restricted area must move along proper route and at proper speed, stop and park at the prescribed location; must be checked and monitored and follow the instructions of the aviation security controller or the security guard on duty in that area.
6. Filming and photographing in the restricted areas not within the state secrets must be permitted in writing by the managing unit.
7. In case of performing duties of emergency or rescue, the head of the managing body or unit of the vehicles and people involved in these duties must coordinate with the aviation security control forces and the security forces of the managing unit of the restricted area to control the activities of the vehicles and people without the need for the card or permit of aviation security control or internal security control.
8. In the restricted areas, the consigned luggage, cargo and postal items must be kept intact:
a) The heads of units and bodies operating in the airport or aerodrome must take measures to prevent and fight against the theft of properties in the consigned luggage, cargo and postal items under their responsibility. The aviation Authority shall monitor the compliance with these provisions of the units;
b) The airport or aerodrome operators and the enterprises of ground and cargo services must check and monitor the compliance with the procedures and standards in the chain of luggage and cargo services;
c) The airport or aerodrome operators shall issue the specific regulations on the list of people and vehicles permitted for entry and exit for each specific gate or door and the list of objects which their staff must not carry along while working in the restricted areas;
dd) The airlines should provide or propagate information to the passengers on the regulations on transportation of high valuable objects in the consigned luggage; the procedures for complaint, claim and compensation in case of loss or miscarriage of luggage during transportation;
e) The specific measures of prevention and fight against the theft of properties are specified in the aviation security Program and the aviation security Regulation of the enterprises.
Article 36. Provisions on carrying dangerous items into the restricted areas
1. The carriage, management and use of dangerous items in the restricted areas must be specified in the relevant aviation security Program and the aviation security Regulation on the basis of the List of dangerous items banned or restricted to carry along or with luggage on board the aircraft issued by the Civil Aviation Authority of Vietnam.
2. The units using the dangerous items in service of work of units and bodies in the restricted areas specified under Points a, b, c, d, dd, e and g, Paragraph 1, Article 34 of this Circular must make registration with the aviation security control forces and perform the aviation security check and monitoring of those areas.
3. The managing units shall manage and take responsibility for the management, use and security and safety assurance to the dangerous items specified in Paragraph 2 of this Article.
Article 37. Aviation security checkpoint at the gate, door and aisle between the public areas and restricted areas
1. There must be the aviation security checkpoints from the public areas to the restricted areas at the gate, door and aisle.
2. At each aviation security checkpoint, there must be the following documents:
a) Procedures for check of people, objects and vehicles upon entry and exit from the restricted areas;
b) Form of card or permit of aviation security control permitted for entering the areas;
c) List of people and vehicles whose card or permit is lost, recovered but they fail to return their card or permit of aviation security control;
d) List of relevant telephone numbers and the forms, records and registration of dangerous items, electronic equipment, special-use equipment, high valuable objects and vehicles entering the restricted areas;
dd) Shift handover book recording the development and result of security check and monitoring.
3. At the aviation security checkpoints, there must appropriate instruction signs, staff and security equipment to ensure the continuity of Aviation security check. The mobile gate, door or fence at the aviation security checkpoints must always be in the state of closure (lock) and is only opened after the vehicles and people are checked and are eligible for entry and exit.
4. There must be the security monitoring camera, X-ray scanners, magnetic sensory door and portable metal detector to check and scan the objects, luggage and people from the public areas moving into the restricted in accordance with the provisions under Points a, b, c, d, dd, e, h, i and k, Paragraph 1, Article 34 of this Circular and the flight operation and command Center (except the gates, doors or aisles temporarily set up).
Article 38. Security monitoring, patrolling and guarding in restricted areas
1. The aviation security control forces must carry out the continuous monitoring of passengers, people and vehicles operating in the restricted areas by the appropriate measures in order to detect signs of suspicion and promptly prevent the acts of violation; check and process the derelict luggage and objects and carry out other aviation security measures.
2. The aviation security control forces must carry out the patrolling and watching to promptly stop the vehicles, people or cattle from entering the restricted areas or violating the regulations on aviation security and safety assurance.
3. At the airports or aerodromes used for civil and military purposes, the aviation security control forces shall agree in writing with the army forces stationed at such airports or aerodromes on patrolling, guarding and protecting the bordering areas between the areas used for civil aviation activities and the areas used for military activities.
4. The monitoring, patrolling and watching are described in detail in the relevant aviation security Program and the aviation security Regulation.
Article 39. Security check and monitoring of people, vehicles and objects upon entry, exit and operation in the restricted but not the passengers, luggage, cargo, postal items and object carried on board the aircraft
1. The aviation security controllers and the security guards must carry out the security check and monitoring of the vehicles, people and objects carried in and out and operating in the restricted areas.
2. The vehicles, people and objects carried into the restricted areas except the restricted areas specified under Point n and o, Paragraph 1, Article 34 must be checked for aviation security with the following contents:
a) The card or permit of aviation security control;
b) People and objects carried along;
c) Vehicle and object on such vehicles;
d) Dangerous items;
3. People, vehicle and objects carried into and operated in the restricted areas specified under Point n and o, Paragraph 1 of Article 34 must be monitored by appropriate measures of aviation security.
4. People, vehicle and objects carried out of the restricted areas shall be checked by the aviation security control forces in case of signs of suspicion such as: property theft, smuggling and commercial fraudulence or in case of strengthened aviation security assurance or under the direction of the competent state management body. The content of check consists of:
a) Card or permit of aviation security control;
b) People and objects carried along;
c) Means and objects on such vehicles;
d) Dangerous items;
5. The procedures for check of people are as follows:
a) Check the card of aviation security control, observe and make actual comparison;
b) Check people with the magnetic sensory door and portable metal detector at location equipped with these devices. When there is an alarm from these devices, continue the visual check; carry out the visual check at random of at least 5% in case of no alarm from the magnetic sensory door and portable metal detector; the visual check is done at the locations having no magnetic sensory door and portable metal detector;
c) The order and way to check the card, visual check, use of portable metal detector; procedures for check with the magnetic sensory door are specified in the aviation security Program of the airport or aerodrome operators and the aviation security Regulation of the aviation service providers.
6. The procedures for check of objects:
a) Put the objects through the X-ray scanner at places equipped with this device. When X-ray scanner show signs of suspicion, continue to carry out the visual check.
b) Carry out the visual check of objects at places having no X-ray scanner;
c) The order and way to check the objects visually and check with X-ray scanner are specified in the aviation security Program of the airport or aerodrome operators and the aviation security Regulation of the aviation service providers.
7. The procedures for check of vehicle:
a) Require the vehicle operator and the accompanied people to leave the vehicle;
b) Check the vehicle permit;
c) Observe and check the outside of the vehicle;
d) Use the mirror to check the underbody and the surface of the vehicle;
dd) Visually check the inside of cockpit of the vehicle;
e) Check the compartment of passenger and cargo of the vehicle (except where the cargo department is sealed according to regulations);
g) Check the seals of the vehicle and cargo on it;
h) The order and way to check the vehicles visually and use the mirror to check the underbody and the surface of the vehicle are specified in the aviation security Program of the airport or aerodrome operators and the aviation security Regulation of the aviation service providers.
8. Provisions on control of objects carried in and out of the restricted areas:
a) At the aviation security checkpoint, the declaration prepared under the form specified in Appendix XXVI of this Circular must be retained;
b) The persons carrying dangerous items, special-use equipment and high valuable objects into the restricted areas must make registration in the declaration prepared under the form specified in Appendix XXVT of this Circular and must enter and exit the same door;
c) The aviation security controller at the aviation security checkpoint must collect the declaration, make comparison with the objects carried in and out and record the change of amount if used in the restricted areas, except where the aviation security controller is equipped with support tools on duty to ensure the aviation security at the airport;
d) The books and documents pertaining to the control of objects carried into and out of the restricted areas must be controlled and kept according to the regulations on documents and archives.
9. The procedures for aviation security check and monitoring for each specific restricted area must be described in detail in the aviation security Program and Regulation of the units.
Article 40. Signs of instruction in the public areas of airport or aerodrome
1. The aviation security control forces shall coordinate with the airport or aerodrome, aviation service providers and traffic and police authority to separate traffic flows and install the signs of instruction at the public roads, parking lots and pickup areas for passengers and other public areas at airports or aerodromes.
2. People and vehicles moving around and operating in the public areas must comply with the laws on road traffic and regulations of the airports or aerodromes under the instructions of aviation security control forces and regulations on aviation security and safety assurance, social order and safety and civilization and politeness maintenance.
Article 41. Security check and monitoring in public areas of airports or aerodromes.
1. The aviation security control forces shall coordinate with the police authority to set up the checkpoints and arrange the aviation security controllers and appropriate equipment for patrolling, monitoring and guiding people and vehicles to participate in traffic; maintain the order in the public areas of airports or aerodromes; coordinate with the relevant aviation Authority, army and police forces and local government in case of required strengthening of aviation security and public order assurance and handling of violation.
2. The arrangement of patrolling and monitoring forces, dedicated equipment, check order and security monitoring must ensure the timely detection and handling of objects, cargo or vehicle without identification of their owners, acts of disturbance and law violation in the public areas of airports or aerodromes and must be described specifically in the aviation security Program and the aviation security Regulation.
3. In case of strengthening the aviation security assurance or when the terminals or the public areas of airport cannot meet the operation demand, the aviation security control forces shall set up the aviation security checkpoints in the public areas to restrict and regulate the number of people and vehicles entering to operate in the terminals and public areas of the airport and aerodrome and inform the aviation Authority for monitoring.
4. The objects, luggage and properties of the aircraft passengers or the persons going to see them off consigned in the public areas of the passenger terminal must be checked for aviation security before received by appropriate measures.
Article 42. Security assurance of surrounding areas of airport or aerodrome
1. The aviation Authority and the airport or aerodrome operators shall coordinate with the relevant local People’s Committee to propagate the regulations on aviation security and safety to the residents in the surrounding areas of airport or aerodrome.
2. The aviation Authority with the aviation security control forces shall coordinate with the relevant local government in ensuring the compliance with the regulations on aviation security; stop acts of law violation in the surrounding areas of airport or aerodrome.
3. The aviation Authority and the aviation security control forces shall coordinate with the competent authorities of the Ministry of Defense and the relevant local units and bodies to assess the risks of attacking aircrafts by the man-portable anti-tank missiles.
4. The aviation Authority and the aviation security control forces shall coordinate with the police authorities at all levels in the surrounding areas of airport or aerodrome to develop and carry out the plan for prevention and stop of illegal acts of interference at the airport or aerodrome towards the aircrafts or use of man-portable anti-tank missiles or other weapons to attack aircrafts during their landing and takeoff.
5. The aviation security control forces and the security forces of the relevant bodies and units shall coordinate with the police authorities at ward or communal levels of the relevant areas to carry out the patrol of the surrounding areas of airport or aerodrome and the restricted areas outside the airport or aerodrome as required in order to promptly detect and handle the acts of law violation.
Section 3. SECURITY CHECK AND MONITORING BEFORE FLIGHTS OF COMMERCIAL AIR TRANSPORT
1. The containers of cargo, postal items, separate parcels, mislaid luggage, derelict luggage without recipient, cabinet and bag of airline meal, container and bag of objects for services on aircraft, except the objects used for aircraft maintenance and repair and the cases specified in Paragraph 5, Article 56 of this Circular. All of these must be sealed after the Aviation security check. For the vehicles used to fill the fuel for aircraft, after receiving the fuel for filling the aircrafts, their inlet and outlet must be sealed; the doors of aircrafts not under operation must be affixed with security seal.
2. The security seal must not be peeled or removed after the sealing or shall be damaged and cannot be sealed again if it is peeled or removed; the size and type of seal must be consistent with the objects to be sealed.
3. The security seal and regulation on management, statistics, issue, distribution and use of security seal must be specifically stipulated in the relevant aviation security Program and the aviation security Regulation. The requirements for security seal are specified in the Appendix XII issued with this Circular.
Article 44. Security check and monitoring towards the passengers and hand luggage on departure
1. The airlines only transport and allow the passengers to go on board of aircraft when they have tickets or boarding pass and personal papers as specified in Appendix XIII issued with this Circular and are checked for aviation security; the consigned luggage of each passenger must go through separate acceptance procedures and not go through procedures in common for many people. Before allowing the passengers to go on board, the officer doing the check-in procedures must check and make comparison of passenger with their identity papers and boarding pass to ensure a match of the passenger with their papers and flight.
2. The passengers who have the consigned luggage, except the case specified in Paragraph 3 of this Article must be present at the check-in counter for procedures. The officer doing the check-in procedures must check and compare the passengers with their tickets and personal papers and ask them about their luggage and inform the person in charge of security at the aviation security checkpoint if detecting any sign of suspicion.
3. The passengers can authorize their representatives to go through the procedures in the following cases:
a) The delegation with members of the Politburo and the Party Central Committee, the Ministers and the equivalent or higher positions, Secretary and Deputy Secretary of provincial Party Committee, Secretary of Party Committee of centrally-run city; Chairman of People’s Council, Chairman of People’s Committee of province and centrally-run city; Deputy Minister of Transport, Deputy Minister of Public Security, Deputy Minister of Defense, Deputy Chief of the General Staff, Director of Operations of General Staff, Chief and Deputy Chief of General Political Department of Vietnam People's Army.
b) The cases of emergency shall be decided with responsibility to be assumed by the Director of aviation Authority.
4. The passengers who have no consigned luggage can carry out the procedures through the web check-in system and the web check-in counter with the permission from the airlines and the relevant competent authorities without being present at the check-in counter.
5. The passengers and their hand luggage must be checked by 100% aviation security scanning; the passengers who refuse the aviation security scanning shall be denied the transportation.
6. At each aviation security checkpoint, there must be a room for the search of aviation security; X-ray scanner, magnetic sensory port, portable metal detector, explosive detector, communication devices and other necessary tools and devices.
7. At each aviation security checkpoint, there must be sufficient aviation security controllers to ensure the efficient and complete performance of the following duties:
a) Check and compare the personal papers of the passengers with their tickets and boarding pass on paper or electronic devices (telephone, computer…) and the passengers;
b) Guide the passengers to follow the requirements for removing personal items, putting their luggage or objects on the conveyor of X-ray scanner;
c) Check the passengers with the portable metal detector, explosive detector, carry out the visual check or search their luggage;
d) Monitor the screen of X-ray scanner; this duty is continuously performed no more than 30 minutes and is only carried out at least 30 minutes later;
dd) Receive the luggage or objects to be checked as required by the officer who monitors the screen of X-ray scanner and move them to the officer who performs the visual check or search;
e) Perform the visual check and search of hand luggage and objects;
g) The shift leader shall direct, steer and monitor all activities at the aviation security checkpoint; change the working position of the other staff in the shift; handle problems and violation as reported; shall not carry out the work of the staff specified under the Points a, b, c, d, dd and e of this Paragraph.
8. The passengers must comply with all instructions and requirements of the aviation security controller and follow the procedures for aviation security scanning applicable to people and hand luggage as follows:
a) Passengers shall take off their coats, hats, shoes, belts and remove their personal items and other objects carried along; put the objects, liquid and electronic devices on the tray and put them through the X-ray scanner before going through the magnetic sensory port;
b) Passengers go through the magnetic sensory port, if the magnetic sensory port alarms, the aviation security controller shall use the portable metal detector in combination with visual check;
c) Passengers put their hand luggage on the conveyor to be put through the X-ray scanner; if the luggage has problems, the aviation security controller must carry out the prescribed visual check or aviation security search.
9. The passengers and their hand luggage that have completed their aviation security procedures must be monitored continuously by appropriate measure until they go on board.
10. The Aviation security check towards the disabled passengers, invalid soldiers and patients using trolley or stretcher with medical auxiliary devices on their body shall be done visually or by other appropriate measures at appropriate place.
11. The visual check of passengers and their hand luggage is done at the aviation security checkpoint or in the search room. The visual check of passengers done at the aviation security checkpoint is done by the officer of the same gender. In case of necessary, the female officer can check male passenger. The visual check in the search room must be done by the officer of the same gender with the witness of a third officer of the same gender and recorded for visual check.
12. In case of detecting dangerous items which must not be carried along or put in the hand luggage on board according to regulations, the aviation security controller shall follow the provisions in Article 65 of this Circular.
13. The additional visual check at random at least 10% is done after the Aviation security check towards the passengers and their hand luggage. The randomly visual check is done at the aviation security checkpoint or take the passengers into the search room as needed.
Article 45. Aviation security check and monitoring towards the passengers and their hand luggage in transit, interline transfer or temporary stop at a domestic airport
1. Where the passengers are in transit or temporary stop at a domestic airport and must stay in their aircraft, they must be monitored continuously by the appropriate measures until departure without allowing them to get off their aircraft.
2. The passenger are in transit, interline transfer or temporary stop at a domestic airport and get off their aircraft, they have to carry along their personal objects and hand luggage.
3. The aircraft operators must check to ensure the personal objects and hand luggage of the passenger are in transit, interline transfer or temporary stop at a domestic airport must be carried along with the passengers when they get off their aircraft.
4. The passenger are in transit, interline transfer or temporary stop at a domestic airport and their hand luggage must be checked for aviation security by the method of scanning like the passenger on departure before going on board, except the following cases:
a) The passengers have the tag of temporary stop, interline transfer or transit;
b) From the time of getting off the aircraft, the passengers move in separate flow and are not merged into other flows of passengers and must be monitored continuously.
Article 46. Aviation security check and monitoring towards the flight crew members
1. The aircraft operators must provide the list of flight crew for the aviation security control forces before the flight crew members go through the procedures for Aviation security check. The flight crew must wear the prescribed costume, pack their luggage and only carry along the luggage stipulated by the relevant laws.
2. The flight crew members must present the crew identification card at the aviation security checkpoint. The aviation security controller shall check and compare the list of crew of the flight provided by the aircraft operator with the crew identification card.
3. The security scanning, monitoring and search for the flight crew members and their luggage shall be done as for the passengers and hand luggage of passengers on departure.
4. The airlines stipulate in detail the control of luggage and objects of the flight crew when they go on board in the aviation security Program of the airlines.
Article 47. Aviation security check for the consigned luggage
1. The officer doing the check-in procedures must require each passenger to confirm his correct consigned luggage to be allowed for transportation procedures; carrying out the procedures for groups is prohibited (except the case specified in Paragraph 3, Article 44 of this Circular); in case of detecting signs of suspicion, this officer shall inform the aviation security controller for strengthened check.
2. The consigned luggage of passengers on departure or interline transfer must be checked for aviation security by the X-ray scanner; in case of suspicion, continue the visual check or use the explosive detector or other appropriate measures. In case of threatening signs or information pertaining to the security and safety of the flights, the consigned luggage must be searched for aviation security.
3. At each aviation security checkpoint, there must be sufficient aviation security controllers arranged to ensure the effective and complete performance of the following duties:
a) Monitor the screen of X-ray scanner; this duty is continuously performed no more than 30 minutes and is only carried out at least 30 minutes later;
b) Carry out the visual check and aviation security search;
c) The shift leader shall direct, steer and monitor all activities at the aviation security checkpoint;
4. The order and procedures for security check and monitoring of the consigned luggage are specified in the aviation security Program of airports or aerodromes.
5. The visual check for the passengers’ consigned luggage is done in the presence of the luggage owners or their legal representative or the airline representative, except the case of emergency.
6. The consigned luggage in transit, interline transfer or temporary stop at a domestic airport which are carried out of the aircraft must be checked for aviation security before carried on board the aircraft as for the consigned luggage on departure, except the following cases:
a) The luggage is not carried out of the apron or is under the continuous aviation security supervision from the time of being carried out of aircraft until being carried on board the aircraft again;
b) The luggage has the tag of transit, interline transfer or temporary stop at a domestic airport
Article 48. Aviation security monitoring for the consigned luggage
1. The consigned luggage of the passengers on departure, in transit or interline transfer, after going through the procedures for transportation and Aviation security check, must be monitored continuously by appropriate measures until it is carried on board the aircraft. The unauthorized staff are not allowed to approach it.
2. The area of consigned luggage conveyor and the area of consigned luggage classification must be controlled and monitored continuously by the appropriate measures. The unauthorized staff are not allowed to approach these areas
3. The enterprises providing the consigned luggage transportation services from the terminal to aircraft and vice versa must take measures to prevent the loss of properties in the consigned luggage and prevent the putting of consigned luggage not permitted for transportation on the conveyor or luggage vehicle.
4. The consigned luggage which is torn, broken or its lock comes apart and no longer intact before loaded on board of aircraft or has signs of interference must be re-checked for aviation security. The re-Aviation security check must be recorded. The procedures for specific management, monitoring and handling for the luggage no longer intact before loaded on board of aircraft or has signs of interference must be specified in the relevant aviation security Program and Regulation.
Article 49. Synchronized transportation of passengers and luggage
1. The luggage of each passenger must be transported with its passenger on the same flight except the case specified in Paragraph 2, Article 49 of the Law on Vietnam Civil Aviation.
2. The airline or the aircraft operator must ensure that:
a) Each piece of consigned luggage must have tag specifying the flight number, date, month and year and code of that piece of luggage;
b) Before the flights, make a list of consigned luggage and compare it with the list of passengers of the flights;
c) Sign the list of consigned luggage which has loaded on board the aircraft.
3. Where the passengers have been issued with their boarding pass but are not present to fly, the airlines must ensure that all luggage of those passengers must be carried out of the aircraft before aircraft departure.
4. Except the diplomatic bags and consular bags, the consigned luggage not transported with the passenger on the same flight according to the provisions of the Law on Vietnam Civil Aviation must be applied with at least one of the following additional measures of aviation security check and must be recorded:
a) Scan the objects of different positions with the X-ray scanner;
b) Use the explosive detector to check the luggage;
Article 50. Retention of mislaid luggage or derelict luggage
1. The enterprises providing the services of passenger terminal operation must arrange the area to keep the mislaid luggage or derelict luggage until it is moved away or to the owner. The luggage storage area must be guarded and the unauthorized people are not allowed to enter this area.
2. The airlines and enterprises providing services for passengers shall have to keep and record the mislaid luggage or derelict luggage; specify the number, weight, flight, itinerary and handling measures. The mislaid luggage or derelict luggage must be checked for aviation security by scanning with security seal before transported to the luggage storage area and shall be checked by scanning before carried on board the aircraft.
3. In case of signs or threatening information related to the aviation security and flight safety, the mislaid luggage or derelict luggage must be searched for aviation security.
Article 51. Aviation security check and monitoring for the diplomatic bags and consular bags
1. The diplomatic bags and consular bags are exempted from X-ray scanning, visual check or search of aviation security except the cases specified in Paragraph 6 of this Article.
2. The check of diplomatic bags and consular bags is done by the aviation security controller as follows:
a) Check the seal and external recognizable signs of the diplomatic bags or consular bags in accordance with the law on diplomacy and consular affairs;
b) Check the passport and authorization letter to bring the diplomatic bags or consular bags and documents of diplomatic mission or consular office confirming the pieces of diplomatic bags or consular bags.
3. Where there are true grounds for asserting that the diplomatic bags or consular bags contain dangerous items which are not permitted to be transported on aircraft, those diplomatic bags or consular bags shall be refused for transportation.
4. Make a record specifying the reasons with the confirmation of the diplomatic or consular courier and the relevant aviation Authority. The record must be sent to the diplomatic missions.
5. The diplomatic or consular couriers or representatives of diplomatic missions or consular offices and objects carried along must be checked for aviation security as stipulated in Articles 39 and 44 of this Circular when they enter the restricted area for consignment or carry along their diplomatic or consular bags.
6. The diplomatic or consular bags shall be scanned in case the airline which transport directly requires in writing the head of aviation security control forces at the airports or aerodromes. The scanning must be recorded with the certification of the airline, the diplomatic or consular courier, the aviation security controller and the relevant aviation Authority. The record must be sent to the diplomatic missions.
Article 52. Security check and monitoring for the crew members, passengers, luggage and cargo of special aircraft flights
1. The security check and monitoring for crew members, passengers, luggage and cargo of special aircraft flights shall be done by the aviation security control forces and comply with the provisions in Articles 44, 46, 47 and 48 of this Circular unless otherwise specified by laws.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall coordinate with the High Command of Guard and the relevant bodies to issue the regulation on aviation security check and monitoring for the crew members, passengers, luggage and cargo of special aircraft flights.
3. The exemption from aviation security check for the special aircraft flights shall comply with the regulations of law.
Article 53. Security check and monitoring for the cargo and postal items transported on aircraft at airports and aerodrome
1. At each aviation security checkpoint for the cargo and postal item, there must be sufficient aviation security controllers to ensure the complete and effective performance of duties as follows:
a) Check papers (declaration of cargo sender, completion of customs procedures for the consigned cargo of international flights) and document each checked batch of cargo;
b) Monitor the screen of X-ray scanner. This duty is continuously performed no more than 30 minutes and is only carried out at least 30 minutes later; use the explosive detector to check the cargo.
c) Affix security seal and perform the visual check and aviation security search;
d) The shift leader shall direct, steer and monitor all activities at the aviation security checkpoint;
2. The order and procedures for security check and monitoring for the cargo and postal items are specified in the relevant aviation security Program and Regulation.
3. The cargo and postal items on departure must be checked for aviation security by the 100% scanning except the case specified in Paragraph 7 of this Article and the cases of exempted scanning specified in Article 55 of this Circular. In case of suspicion, continue the visual check or use other appropriate measures. The visual check is done in the presence of the owner or legal representative or airline representative. In case of threatening signs or information pertaining to the security and safety of the flights, the cargo and postal items must be checked for aviation security.
4. After being checked as stipulated in Paragraph 3 of this Article, the cargo and postal items on departure must be checked continuously for security by the appropriate measures until they are carried on board of aircraft. When detecting the cargo and postal items are not intact or the containers does not have the security seal before loaded on board of aircraft, the cargo and postal item service officer shall promptly inform the aviation security controller who shall take the measures to perform the appropriate security re-check in order to detect and prevent the dangerous items according to regulations.
5. The cargo and postal items on departure that have been checked for aviation security and must be transported through the public areas to the aircraft, the means of transportation must be escorted or monitored continuously and appropriately during the transportation to prevent the illegal insertion of dangerous items into the cargo and postal items.
6. The cargo and postal items in transshipment must be scanned and monitored for aviation security like the cargo and postal items on departure, except the case with written certification or seal confirming the aviation security check done at the point of departure.
7. The cargo and postal items on passenger aircraft shall not have to be checked for aviation security in the following cases:
a) The cargo and postal items in transit or transshipment are not moved out of the aircraft or apron or under the appropriate and continuous aviation security supervision.
b) The cargo and postal items in transit or transshipment are transported from the apron to the luggage storage area through the public areas and vice versa must be sealed and monitored continuously and appropriately during transportation to prevent the illegal insertion of dangerous items into the cargo and postal items.
8. The measures of aviation security check and monitoring for the cargo and postal items must be stipulated in detail in the relevant aviation security Program and Regulation.
9. The dossier on cargo, postal items, weapons, explosive materials, support tools and records must be kept according to regulations of law.
Article 54. Security check and monitoring for the cargo and postal items consigned in the facilities outside airport.
1. Only the facilities processing cargo and postal items having the large flow of cargo and postal items transported by air and meeting the facility and human conditions to ensure the aviation security, having the aviation security Regulation approved by the Civil Aviation Authority of Vietnam set up the aviation security checkpoint for the cargo and postal items at the facilities outside the airport.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall appoint the aviation security forces at the airports or aerodromes to provide the aviation security check for the cargo and postal items at the facilities outside the airport on the basis of aviation security and interest assurance of the relevant parties.
3. The managing enterprise of the facilities processing cargo and postal items is responsible for ensuring the security, protecting the cargo and postal item processing facilities under the approved aviation security Regulation, taking the measures to control and monitor the aviation security appropriately for the cargo and postal items after receiving, storing and transporting the cargo and postal items to the airport or aerodrome after aviation security check.
4. The Civil Aviation Authority of Vietnam issues the regulations on measures and procedures for aviation security control for the cargo and postal items in the entire transportation supply chain by air in accordance with the nature of each type of cargo and postal item. The enterprises pertaining to the transportation of cargo and postal items by air must take the measures and procedures for aviation security check issued by the Civil Aviation Authority of Vietnam in order to eliminate the transportation of illegal and dangerous items.
Article 55. Aviation security check for special items
1. The X-ray scanning and visual check for human body placed in sealed zinc coffin transported by aircraft. The process of packaging and sealing the zinc coffin must be monitored by the competent health body. The zinc coffin must remain sealed and confirmed in writing of the monitoring health body with the certificate of death.
2. The X-ray scanning and visual check for products made from blood and organs used for transplantation, vaccines and pharmaceutical products must be packaged closely. The packaging must be sealed with the written confirmation of the competent health body.
3. The X-ray scanning and visual check for dangerous products because the scanning or visual check shall cause danger to the life and health of the aviation security controller such as materials used for nuclear research, radioactive materials. The packaging must be sealed with the written confirmation of safe packaging condition and the written proposal of the competent state authority.
4. For the bone and body ash, the aviation security check is done as for the general cargo and luggage, except the case with request for exemption from X-ray scanning from the relevant state bodies and individuals, the diplomatic missions and must be approved by the head of aviation security control forces at airport or aerodrome.
5. For the live animals and perishable items which cannot be checked by scanning if there is a certification of the competent authorities. In this case, the visual check or other appropriate measures can be used.
6. The transportation of dangerous cargo must comply with the regulations on transportation of dangerous cargo by air. The dangerous cargo must be packaged and labeled properly and declared before acceptance of transportation. The airlines must check and certify the compliance with regulations on transportation of dangerous cargo by air before accepting the transportation of dangerous cargo. When performing the aviation security check and detecting the dangerous cargo, the aviation security control forces must inform the airline for decision.
7. Carrying along the medical equipment as the dangerous items on aircraft to care for patients and guarded subjects must be requested in writing and approved by the airline representative and the head of aviation security control forces at the airport or aerodrome.
8. All special items specified under Points 1, 2, 4, 5 and 7 of this Article must be checked by the explosive detector.
Article 56. Aviation security check and monitoring for the airline meal
1. The enterprises producing, processing and providing the airline meal (hereafter referred to as airline meal enterprises) must carry out the aviation security activities for the airline meal under the approved security Regulation of the enterprises.
2. The areas for production, processing and provision of airline meal must be protected; the appropriate card or permit of aviation security control is required upon entry, exit and operation in these areas. The means of airline meal transportation from the place of provision through the public areas to the aircraft must be escorted by the security guards of the enterprise or application of appropriate measures of security assurance.
3. The samples of airline meal must be retained at least 24 hours from the time of serving on aircraft.
4. The cabinet or bags containing airline meal served on aircraft must be sealed after aviation security check. The aviation security controllers only permit the entry into the restricted areas of airport or aerodrome and the flight crew only receive the cabinet and bags containing airline meal on board the aircraft if they have the seal of the catering enterprise.
5. Where the cabinet or bags containing airline meal do not have or the security seal is not intact, they must be checked for aviation security by the X-ray scanner or the visual check before carried into the restricted areas of airport to be carried on board of aircraft with continuous aviation security supervision.
Article 57. Aviation security check and monitoring for the objects used on aircraft
1. The objects used on aircraft must be kept in containers or bag and checked for aviation security by X-ray scanning. These containers or bags must be sealed after the being checked by the X-ray scanning with continuous monitoring by the appropriate measures until they are carried on board the aircraft, except the case specified in Paragraph 3 of this Article.
2. The storage area of object used on aircraft must be guarded and the entry and operation in this area require the appropriate card or permit of aviation security.
3. The persons who operate, maintain and repair the aircraft must check and monitor the number and type of objects used for the maintenance and repair of aircraft when they carry them on board and off board the aircraft and making a record and present it to the aviation security controller when entering and exiting from the restricted areas.
Article 58. Aviation security assurance for aircraft fuel
1. The enterprise providing fuel must ensure the aviation security for the fuel under its approved security Regulation.
2. The area fuel and means of transportation storage must be guarded; the entry and operation in this area require the card or permit of aviation security control.
3. The inlet and outlet of the aviation fuel filling means must be sealed after receiving the fuel for filling the aircraft; the means must be escorted by the enterprise’s security guard or must have the appropriate measures of security assurance upon circulation in public areas.
4. The aviation security control forces at the airport or aerodrome must check and monitor the fuel filling means before entering the airport and ensure the security seal of the inlet and outlet of the filling means are intact.
Article 59. Aviation security check and monitoring for the passengers as accused, defendants, prisoners, expelled persons, extradited persons and arrestees under the wanted decision
1. When going through the aviation procedures, the escorts must present the order or escorting decision of the competent authorities.
2. The airline representative shall coordinate with the escorts to assess the risks in transporting the escorted passengers and decide on the appropriate measures to ensure the security and safety; notify the aviation security control forces and the aviation Authority of the airport or aerodrome on departure.
3. The escorts and escorted persons can be arranged for aviation security check in separate area. The escorted persons and their luggage must be checked visually.
4. The aviation security controller must coordinate with the escorts to manage and monitor closely the escorted persons while taking them on board and off board the aircraft.
5. The airline representative must inform the aircraft commander of the seating position of the passengers as the accused, prisoners, expelled persons, extradited persons, escorts and their support tools they carry along. The aircraft commander must inform the aviation security control forces of the expected place of landing of the necessary assistance requirements if any.
Article 60. Aviation security check and monitoring for the passengers who are denied entry
1. The airlines shall take responsibility for the passengers they transport but they are denied entry by Vietnam, particularly:
a) Transport these passengers out of Vietnam in the shortest time;
b) Coordinate with the border gate police to temporarily keep the personal papers of these passengers and carry out the procedures for having other papers issued by the entry and exit management body in order to transport those passengers if they do not valid personal papers.
c) Inform the relevant border gate police and aviation Authority of the list of passengers, time and location to manage the passengers who are denied entry and the flight which shall transport these passengers out of Vietnam;
d) Keep the personal papers or other papers issued by the entry and exit management body and return them when these passengers are handed over to the competent authorities of the country where the aircraft arrives.
2. Where the airline shall transport the passengers who are denied entry in foreign country back to Vietnam, the airline shall coordinate with the competent authorities of the host country to have the personal papers of those passengers or other papers issued by the competent authorities of the host country to transport those passengers.
3. The aviation security control at airport or aerodrome shall manage and monitor these passengers until they are taken on board the aircraft to leave Vietnam. Where the passengers who are denied entry do not voluntarily return home, the airline must arrange staff to escort them on board the aircraft, at least 01 officer escorts 01 passenger.
4. The airline shall bear all costs pertaining to the passengers who are denied entry.
5. The airline representative must inform the aircraft commander of the seating position of the passengers who are denied entry and the escorts and the support tools they carry along. The aircraft commander shall inform the aviation security control forces at the airport or aerodrome or the foreign competent authorities where the aircraft is expected to land of the necessary assistance needs.
Article 61. Aviation security check and monitoring for the passengers who lose their capacity to control their acts
1. The passengers who lose their capacity to control their acts consist of:
a) Due to their mental illness;
b) Due to using alcohol, beer or other stimulants.
2. Do not accept the transportation of passengers who cannot control their acts due to using stimulants.
3. The acceptance of transporting the passengers with mental illness shall be assessed and decided by the airline representative. When accepting the transportation, the airline must follow the following requirements:
a) The passengers with mental illness must be accompanied by doctor or relatives who can control the passengers’ unusual acts. In case of necessity, the passengers with mental illness need to be anesthetized before boarding the aircraft, the flight time must not be longer than the effect of the drug;
b) The passengers with mental illness with their luggage and items must be visually checked. The check can be done at a separate area;
c) In case of necessity, as required by the airline representative, the aviation security controller must escort the passenger with mental illness on board of the aircraft and vice versa;
d) The airline representative must inform the aircraft commander of the seating position of the passengers with mental illness. The aircraft commander shall inform the operator of aircraft or aerodrome where the aircraft is expected to land of the assistance requirements if necessary.
Article 62. Procedures for handling the disruptive passengers
1. Where these passengers have not yet go on board of the aircraft, the aviation security controller shall not permit these passengers to go on board of the aircraft and temporarily seize them and their personal papers, make a record of violation under the form specified in Appendix XXIV of this Circular and inform the relevant aviation Authority and airline representative. The handling must restrict a maximum of effect on the normal activities of the airport or aerodrome.
2. Where these passengers have gone on board of the aircraft which is on the ground, the aircraft commander must take appropriate handling measures under his authority; decide on temporary delay the flight if deemed necessary for the security and safety reasons for the flight; inform the airline representative that shall inform the case to the aviation security control forces and the aviation Authority at the airport or aerodrome for coordinated handling.
3. Where the aircraft is flying, the aircraft commander must take appropriate handling measures take appropriate handling measures; decide on landing the aircraft if deemed necessary for ensuing the security and safety for the flight; inform the airline representative if the landing place is the domestic airport or aerodrome; inform the authority of the airport or aerodrome if the landing place is the foreign airport or aerodrome; the aircraft commander shall make a record of violation under the form specified in Appendix XXIV of this Circular and hand over the case to the authority of the host country for handling in accordance with the laws of that country.
4. When receiving the notification, the aviation security control forces at the airport or aerodrome shall go on board the aircraft to coordinate with the flight crew and take necessary enforcement measures to escort these passengers off the board of the aircraft and temporarily keep their personal papers and violating objects; the flight crew shall make a report on the case and transfer these passengers to the aviation Authority for handling under their authority with the presence and witness of the airline representative for coordination during the handling of the case.
5. When the relevant aviation Authority receives the notification, it has to come to the place of the case handling to directly assess and decide on the handling under its authority; monitor the entire process of case handling, even on board of the aircraft; coordinate with the aviation security control forces at the airport or aerodrome and airline to assess the case and decide on taking the necessary security measures; require the flight crew to make a report on the case as a basis for handling the case of violation on board of the aircraft; suspend or permit the continuation of the flight; make a record and sanction the administrative violation; in case of beyond its authority, it shall transfer the case to the competent authorities
Article 63. Denying and prohibiting transportation due to security reasons; carrying out the compulsory visual check for the passengers
1. The airlines have the right to deny the passenger transportation due to the security reasons in the cases stipulated by law.
2. The procedures and authority to decide on denying the passenger transportation for the security reasons must be specified in the aviation security Program of the airline. The denial of passenger transportation must be notified to the relevant aviation Authority for monitoring under its authority.
3. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall issue the decision on prohibited transportation by air with a definite time or permanently to the passengers who have acts of violation according to regulations of law; depending on the nature and seriousness of violation, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall consider and decide on the application of compulsory visual check to the passengers who have acts of violation of security, order and discipline on board of the aircraft at the airports or aerodromes.
4. The Civil Aviation Authority of Vietnam must regularly update and announce the list of passengers who are prohibited from transportation or must be visually checked to the aviation Authorities and the airlines and the operators of airports or aerodromes.
5. The airlines must take the effective and appropriate measures to warn and immediately detect the subjects who are prohibited from transportation or must be visually checked when these subjects make a booking or go through procedures for moving by air to stop them promptly and effectively.
Article 64. Aviation security re-check
1. The passengers and their hand luggage that have been checked for aviation security but moved out of the isolated area must be re-checked for aviation security when they go back this area.
2. Where there is a contact or mixture between the passengers and their hand luggage that have been checked with those not yet checked for aviation security, the aviation security control forces must take the following measures:
a) All passengers and their hand luggage must be moved to another different area and the entire relevant isolated area must be re-checked;
b) All passengers and their hand luggage must be re-checked for aviation security before they go on board the aircraft;
c) Where the passengers have gone on board the aircraft, all passengers and their hand luggage must be re-checked for aviation security.
3. Where the aviation security seal is not intact or the consigned luggage, cargo, postal items and objects used on the aircraft, cabinet and bags containing airline meals are torn or damaged, they must be re-checked for aviation security before loaded on board the aircraft.
4. The aviation security re-check is specified in Paragraphs 2 and 3 of this Article and must be recorded.
Article 65. Measures to handle dangerous items during aviation security check for the passengers, luggage, cargo and postal items
1. When detecting or suspecting mines, bombs, explosive materials, explosive precursors, combustible matters, radioactive materials and toxic substances at risk of causing danger, the aviation security control forces must assess these risks to take appropriate handling measures. In case of mines, bombs, explosive materials, if their explosive mechanisms are unknown, do not touch them and quickly seal this area and evacuate passengers to the safe place and immediately inform the mine and bomb demolition forces of the police and army to remove them. The removal of combustible matters, radioactive materials and toxic substances is done in accordance with regulations of law.
2. When detecting dangerous items without permit according to regulations of law, the aviation security control forces at the airports or aerodromes must record this and transfer the documents and dangerous items to the competent authorities while informing the relevant airline to take appropriate handling measures.
3. When detecting dangerous items which fail to comply with the conditions to ensure safe transportation by air, the aviation security control forces at the airports or aerodromes shall instruct the passengers to leave them or carry out the prescribed transportation procedures or deny the completion of procedures for aviation security check and require the airline and the legal representative of the cargo sender and passenger to comply with the transportation conditions.
4. When detecting weapons and explosive substances in the passengers’ body, take appropriate measures to control and stop them for handling; when detecting weapons and explosive substances in the passengers’ luggage, isolate these passengers from their luggage or control them for handling.
Article 66. Aviation security check and monitoring for the isolated areas
1. The isolated areas must be checked for aviation security before daily operation and must be monitored closely and continuously during the time of operation.
2. When not working, all entrance and exit doors of the restricted areas must be locked or guarded by the aviation security controller.
3. The staff of the state management bodies and units and enterprises operating at the airports or aerodromes and other people with their objects carried along must be checked and monitored for aviation security when they enter the isolated areas as for the passengers and their luggage on departure.
4. The order and procedures for aviation security check and monitoring for the restricted areas must be specified in the relevant aviation security Program and Regulation.
Section 4. SECURITY ASSURANCE FOR AIRCRAFTS WITH COMMERCIAL AVIATION TRANSPORTATION
Article 67. Protecting aircrafts at the apron
1. The aircrafts parking at the apron must be protected by appropriate measures to detect and stop people and vehicles to approach to carry objects on board and off board or leave them on aircraft illegally.
2. It is required to take the measures specified in Paragraph 1 of this Article and the following requirements for the aircrafts not under operation:
a) The stair, jet bridge, conveyor and other means of service must be removed out of the aircraft.
b) The aircraft operator must close, lock and seal the aircraft door; aircraft parking at night must be illuminated.
3. The aircrafts under operation must take the measures specified in Paragraph 1 of this Article and the following requirements:
a) Being checked for aviation security continuously or the aircraft doors are closed, locked or sealed;
b) The aircraft operator must record and keep the list of people and vehicles permitted to approach and serve the aircraft.
Article 68. Aviation security check and aircraft search for aviation security
1. Before receiving passengers, luggage, cargo and postal items on board of the aircraft and after the passengers, luggage, cargo and postal items are carried off board the aircraft, the aircraft operator must check the aircraft for aviation security according to the list of each type of aircraft in order to detect the dangerous items which can be hidden or someone hide on aircraft. The aircraft operator must specify the procedures for checking the aircraft for aviation security in the aviation security Program of the airlines.
2. The security check and search of aircraft for must be done according to the list. On each aircraft, there must be a list of aviation security check, security search of aircraft and the contents of the list of aviation security check must be specified in the aviation security Program of the airlines.
Article 69. Cockpit protection
1. During the time the aircraft is flying, the cockpit must be locked from the inside and there is a secret mode of exchange of information between the flight attendants and the crew upon detecting signs of suspicion or signs of threat to aviation security in the passenger compartment.
2. The aircrafts with a maximum takeoff weight of 45,500 kilograms or more or with a carrying capacity of 60 passengers or more must meet the following requirements:
a) The cockpit door can be resistant to light weapons, grenade fragments or use of force to enter the cockpit illegally;
b) Have equipment for the crew to monitor the external area of cockpit door to recognize those who request to enter the cockpit or detect the suspicious acts or potential threats.
3. The aircraft operator must ensure that after the aircraft doors are closed, the passengers and anyone are allowed to enter the cockpit until the aircraft doors are opened for the passengers to leave the aircraft except the following subjects if the aircraft commander agrees:
a) Crew members on duty;
b) Persons who are allowed by the aircraft operator;
c) Persons who are allowed to enter the cockpit according to regulations of law.
4. The crew members must not leave the cockpit without the permission from the aircraft commander; there must always be 02 persons as the crew members. In case of unforeseen event, there is only 01 crew member, there must be 01 flight attendant and that crew member;
Article 70. Aviation security assurance on the flights
1. When the passengers go on board of the aircraft, the airline shall check and compare their personal papers and boarding pass to ensure correct passengers and flight. The measures of check must be specified in the aviation security Program of the airlines.
2. Before departing the aircraft, the aircraft commander must compare the total number of passengers provided with their boarding pass with the total actual number of passengers on the aircraft by the appropriate measures. If there is no match, clarify the reasons for permitted departure.
3. While the aircraft is flying, the aircraft commander is responsible for aviation security assurance and order and discipline maintenance on the aircraft; can take measures to prevent, stop and deal with the illegal interference and violation of regulations on aviation security assurance, acts of disturbance, violation of order and discipline, failure to comply with the requirements and instructions of the crew as stipulated by law; handing over the violating persons, exhibits, records or reports on violation to the competent state authorities when the aircraft lands on aircraft or aerodrome. The aircraft commander shall carry out the aviation security supervision and maintain the order and discipline on the aircraft during the flight.
4. The flight crew must follow the order, command and operation of the aircraft commander; regularly monitor the passenger compartment to promptly detect the passengers’ unusual acts and inform the aircraft commander for handling; coordinate with the air security officer to deal with the cases where the aircraft is flying but is illegally interfered.
5. The Civil Aviation Authority of Vietnam is the focal point which coordinates with the bodies and units of the Ministry of Public Security and the foreign competent authorities and the airlines in allotting air security officer on flights.
Article 71. Transporting the passengers as the accused, prisoners, expelled persons, extradited persons and arrestees under the wanted decision
1. The transportation of subjects who potentially threat to the aviation security must comply with the regulations of law and there must be the escorts. A flight only transports no more than 05 persons of these subjects. The special aircraft flights with the hired compartment shall not transport the passengers as the accused, prisoners, expelled persons, extradited persons and arrestees under the wanted decision
2. For the flights which arrive in Vietnam from foreign country, in case the regulations of the host country are different from those specified in Paragraph 1 of this Article, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall assess and decide on the transportation limit.
3. The seats of the escorted subjects are designated in the row of seats far from the entrance door and exit door. The escort is in the aisle seat, the escorted subject is in the next seat. Where the number of escorts is twice as many as the number of escorted subjects, the escorted subjects shall sit between two escorts
4. The escorted subjects must be monitored by the escorts during the flight even when they go to toilet; the escorted subjects can be given food with the consent of the escort; the escort and the escorted subjects must not use stimulants or alcohol.
5. Do not handcuff or legcuff the escorted subject to the any part of the aircraft.
6. The airline must arrange for the escorts and the escorted subjects to go on board in advance and leave the aircraft last compared with the other passengers.
7. The transportation of expelled passengers voluntarily returning home with the greater number specified in Paragraph 1 of this Article is done when capable of ensuring the security. The airlines shall make assessment and decision.
Article 72. Transporting weapons, appliances of war, radioactive materials and other dangerous items on aircraft
1. The transportation of weapons, appliances of war, radioactive materials and other dangerous items on aircraft into or over the territory of Vietnam must comply with the law of Vietnam.
2. The list of dangerous items which the passengers and the crew must not carry along, put in their hand luggage or consigned luggage and carry on board the aircraft must be issued by the Civil Aviation Authority of Vietnam.
3. For the dangerous items as dangerous cargo, there must be the approval for transportation from the airline representative on the aircraft in accordance with the regulations on transportation of dangerous cargo.
4. The operator of airport or aerodrome must post the list of dangerous items which must not be carried along, put in the hand luggage or consigned luggage at the aviation security checkpoint by the passengers; make announcement by appropriate way at terminals of the list of dangerous items which must not be carried on board of the aircraft specified in Paragraph 2 of this Article.
The airlines must post the list of dangerous items which must not be carried along, put in the hand luggage or consigned luggage at the ticket office and check-in counter.
Article 73. Procedures and order to receive, manage, transport and hand over the weapons or support tools
1. The persons carrying weapons or support tools while doing the check-in procedures at the check-in counter must:
a) Present the weapons and support tools and relevant permits to the aviation officers to check while doing the check-in procedures;
b) In case of carrying firearms along on board the aircraft, complete the declaration prepared under the form specified in the Appendix XV issued with this Circular. In case of consignment of firearms or ammunition, complete the declaration prepared under the form specified in the Appendix XVI issued with this Circular.
2. The officer doing the check-in procedures of the airline shall inform the aviation security controller to check the permits pertaining to the weapons and support tools. In case of firearms and ammunition, the aviation security controller shall check the declaration contents and sign for confirmation on the declaration.
3. Procedures for receiving and transporting weapons and support tools:
a) The firearm owner must disassemble the magazine from the firearm; disassemble or disconnect the power source of support tools; make sure the weapons and supporting tools are in a safe state;
b) The ammunition must be packaged and stored in accordance with regulations on transportation of dangerous cargo. The airline representative shall sign for confirmation on the declaration prepared under the form specified in Appendix XVI issued with this Circular;
c) When the ground officer shall transport the firearms and ammunition from the check-in counter must be escorted and monitored by the aviation security officer;
d) The weapons and support tools must be stored in the place where the passengers cannot approach during the flight;
dd) The airline representative must inform by any appropriate way to its representative at the airport or aerodrome to come, receive and monitor.
4. The aircraft commander must be informed of the number of firearms and ammunition transported on the flight.
5. At the airport or aerodrome, the procedures for handover of weapons and support tools are as follows:
a) The ground officer shall transport the weapons and support tools from the aircraft to the luggage claim area; compare the personal papers and the boarding pass with the consigned luggage card; hand over the weapons and support tools to the passengers at the consigned luggage claim area.
b) The aviation security forces must monitor the transportation process, hand over, register in the book and monitor the passengers’ carriage of weapons and support tools out of the restricted areas of airport or aerodrome.
6. The procedures for receiving, managing, transporting and handing over the weapons and support tools must be stipulated in detail in the civil aviation security Program of the airlines and the operator of airport or aerodrome.
Article 74. Carrying along or put the liquid, solid, spraying (liquid) in hand luggage for international flights
1. When passing the aviation security check to enter the international isolated area, each passenger and crew member only carry along no more than 01 liter of liquid or put it in the hand luggage; the capacity of each bottle or container must not be over 100 ml and must be completely closed.
2. Do not apply Paragraph 1 of this Article to the liquid as medication, milk or baby food if it meets the following conditions:
a) The medication with prescription, which indicates the full name and address of the prescriber and the full name of user consistent with the full name on the passenger’s ticket.
b) There must be accompanied children or newborn babies in case of milk or food for children or newborn babies.
3. The liquid bought at the store in the international isolated area shall be carried along or put in the hand luggage on international flights without limit of capacity provided that it must be contained in the sealed security plastic bag.
Section 5. SECURITY ASSURANCE FOR THE GENERAL AVIATION ACTIVITIES
Article 75. Security assurance for aircraft with general aviation activities
1. The security assurance for the aircraft with general aviation activities is done as for the aircrafts with commercial aviation transportation.
2. The security assurance for the aircraft with general aviation activities parking at the airport or aerodrome is carried out as follows:
a) The aircraft operators must develop the regulation on aircraft protection in line with their operation; coordinate and cooperate with the local authorities to protect the aircraft; allot forces to constantly guard over the aircraft to detect and stop people and vehicles to approach it and go on board the aircraft; set up the appropriate fence and night lighting system around the apron;
b) The aircraft door must be locked or sealed.
3. The operators of aircraft with general aviation activities must check the aviation security for the aircraft before permitting the passengers and objects to go on board of the aircraft and ensure the security during the flight.
4. The aircraft with general aviation activities having the maximum takeoff weight of 5,750 kilograms or more must be provided with the aviation security as for the aircrafts with commercial aviation transportation
5. The airline carrying out the general aviation activities for commercial purpose must develop the aviation security Program for their operation. The contents must specify in detail the measures to ensure the aviation security and protect the aircraft of the airline within and outside the airport or aerodrome; establish and maintain the aviation security assurance division and appoint the person who shall take responsibility for the security assurance of the airline under the independent and non-concurrent system.
Article 76. Security check and monitoring for people and objects carried on board of the aircraft with general aviation activities
1. The security check and monitoring for people and objects carried on board of the aircraft with general aviation activities shall be carried out by the appropriate measures and specified in the aviation security Program of the airlines.
2. For the aircrafts that depart from an airport or aerodrome, the aircraft operator must send the list of people and objects carried on board of the aircraft to the operator of airport or aerodrome to carry out the aviation security check and monitoring before the flight.
3. For the aircrafts that depart from a place outside the airport or aerodrome, the aircraft operator must carry out the aviation security check and monitoring for the people and objects carried on board of the aircraft.
Section 6. MEASURES TO STRENGTHEN THE AVIATION SECURITY CONTROL
Article 77. Collecting information on risks of threat to aviation security
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall coordinate with the bodies of the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense and the relevant ministries and sectors to collect and assess the information on the reality of security, politics, order and social safety; conspiracy, method and tricks of terrorists, reactionary organizations and types of crime and illegal interference conspiracy into the civil aviation to decide on taking measures to strengthen the security control for each level according to regulations of law.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam, the operator of airport or aerodrome and airline shall announce the telephone hotline to receive the information pertaining to the illegal interference attack conspiracy into the civil aviation activities.
3. The decision on taking measures to strengthen the security control must be immediately deployed to the relevant bodies and units by the appropriate way in the shortest time to implement and must be sent immediately to the report to the Minister of Transport and the Minister of Public Security through the fax number determined by the Ministry of Transport and the Ministry of Public Security.
Article 78. Scope of application of measures to strengthen the aviation security control
Based on the information on reality, risk of intimidation and threat to aviation security, the Director of Civil Aviation Authority of Vietnam shall decide on application or cancellation of level of strengthened security control on a national scale or at a specific airport or aerodrome.
Article 79. Measures to strengthen the security control
1. The procedures for deploying the measures to strengthen the security control applicable to each level must be specified in the aviation security Program and Regulation of the operator of airport or aerodrome, Vietnamese airlines and aviation service providers on the basis of the contents specified in Appendix XVII issued with this Circular.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall direct to take the measures to strengthen the security control corresponding to the applicable level. The operators of airport or aerodrome, airlines, air traffic service provider and the relevant bodies and units must follow the directions of the Civil Aviation Authority of Vietnam.
Section 7. PROVISION AND USE OF INFORMATION ON PASSENGERS, CARGO AND SECURITY OF SPECIALIZED AVIATION INFORMATION SYSTEM
Article 80. Principles of using and providing the personal information on passengers, senders and recipients of cargo
1. Only the airlines pertaining to the transportation of passengers and cargo are permitted to use the personal information on passengers, senders and recipients of cargo, except the case specified in Paragraph 2 of this Article.
2. The airlines are responsible for the security of personal information of passengers; only provide the personal information on passengers, senders and recipients of cargo to the competent state authorities as required for the purpose of serving the state management of civil aviation security and safety and ensuring the political security, social order and safety, smuggle prevention and control, commercial fraud and other criminal offences.
Article 81. Protection of specialized aviation information system
1. The managing unit of the specialized aviation information system must develop and issue the regulations on protection, management and use to control the illegal acts of access and interference causing the unsafe civil aviation activities, theft and falsification of information and data in accordance with regulations of law.
2. The protection of specialized aviation information system must be carried out from the stage of selecting the supplier and during the design, installation and use of system. The protection measures consist of:
a) Carry out the system administration through the issue of security standards and procedures; select and provide training for the officials, especially those who have the rights of system administration; assess the threats and risks to determine the vulnerability of the system and the possibility of being attacked; carry out the inspection and testing and ensure the supply chain security;
b) Take control by firewall; encrypt data and use the network access detecting system and anti-virus system;
c) Protect the system especially the servers which must be placed in the areas where the entry, exit and operation take place must be controlled and restricted; only the authorized staff can access the system by the biometric authentication and password; restrict the number of staff who can have access right; continuously control and monitor the access to the system; use the backup system in case of failure of main system; record the activities for check, assessment and warning upon unusual activities.
3. The aviation security Program and Regulation, emergency schemes and air traffic response schemes of the relevant aviation enterprises must specify the contents of protection of information and information technology system; schemes for prevention and information security assurance and response scheme upon attack or illegal interference by electronic techniques.
4. The managing unit of the specialized aviation information system must assess the risks of threat to the aviation security and safety, extent of damage upon attack and illegal interference to the information system and equipment of its unit to take the appropriate measures of protection. The assessment is based on the following criteria:
a) Direct extent of threat to the flight operation and the flying aircraft;
b) Direct extent of threat to the life of passengers and staff at the airport or aerodrome;
c) Direct extent of threat to the normal activities of flight operating equipment, infrastructure system and aviation security assurance equipment.
5. The managing unit of the specialized aviation information system must coordinate with the information security bodies of the Ministry of Public Security to protect and fight against the illegal acts of access or interference causing the unsafe civil aviation activities and theft and falsification of information and data; comply with the regulations of law on information security.
Section 8. INTERNAL SECURITY CONTROL
Article 82. Principles of internal security control for the aviation officers
1. The internal security control is done through the development and maintenance of compliance with job title standards; rules and discipline of the bodies and units and the coordination with the competent authorities in prevention and control of illegal acts of violation and identity verification.
2. The internal security control must be done in all procedures for recruitment, training, management, monitoring, handling of violation, assessment, comment, appointment and transfer of each body and unit; the internal security control must be closely combined with the internal political protection.
3. The units recruiting, managing and employing the aviation officers must check their criminal record at the judicial body; verify résumé and identity at their residence and previous working place before deciding on recruitment; make periodical assessment of aviation officers; conduct the verification and clarification when they have unusual expressions of moral qualities, living activities, finance, sense of discipline and rule compliance of the body or unit.
Article 83. Responsibility of the bodies and units in internal security control
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall direct, guide and inspect the internal security control of the units and bodies of the civil aviation sector; suspend the activities of the aviation officers who have signs of violation of law, threat to aviation security and safety or as required by the competent security bodies of the Ministry of Public Security; direct the enterprises of the civil aviation sector to coordinate with the relevant police authorities to conduct the internal security control.
2. The enterprises managing and employing the aviation officers must issue the regulations on internal security control including the following contents:
a) Verify and periodically assess the identity of the aviation officers upon recruitment, request the issue of permit, professional capacity certificate and monitor the process of duty performance of their staff.
b) Regularly increase the awareness, remind, educate to raise the sense of discipline compliance, moral qualities of their staff.
c) Closely control the travelling and carriage of objects into and out of the restricted area for go on board or off board of the aircraft and the activities to perform duty of the staff in the restricted areas;
d) Have staff or full-time or concurrent division to carry out the internal security control effectively, prepare dossier on staff management; closely coordinate with the police authorities and local government to exchange and grasp the information on the laborer; actively and proactively coordinate to promptly detect and deal with the violation of labor rule or law and remedy the shortcomings; verify the staff résumé on a yearly basis.
dd) The enterprises managing and employing the aviation officers must develop the criteria for appropriate recruitment, allotment and arrangement for each type of aviation officers; coordinate with the competent security bodies of the Ministry of Public Security to verify the identity of the aviation officers as foreigners.
HANDLING CASES OF AVIATION SECURITY VIOLATION AND DEALING WITH ILLEGAL ACTS OF INTERFERENCE
Section 1. HANDLING CASES OF AVIATION SECURITY VIOLATION
Article 84. Principles of handling the violations
1. All cases of aviation security violation must be handled promptly and in a timely manner and must not allow the violation to spread and limit to the lowest extent of consequence.
The handling is based on the nature and seriousness, consequence due to acts of violation and compliance with the current regulations of law. The boarding of the aviation security control forces to suppress, coerce and escort the violating subjects is carried out as required by the aircraft commander or the aviation Authority except the case of dealing with the illegal acts of interference into the civil aviation activities.
2. The aviation security control forces shall arrange the place to handle and deal with the case of violation to ensure the handling of violation quickly, safely, conveniently and limit to the minimum extent of congestion which affects the normal activities of the airports, aerodromes and flights.
3. The aviation Authority shall coordinate with the relevant bodies and units operating at the airport or aerodrome to agree upon the specific issues in coordinated handling of violation of aviation security and public order at the airports or aerodromes and deal with the problems arising during the process of coordination in accordance with regulations of law. The aviation service providers shall coordinate with the police and local authorities in handling of violations of aviation security which occur in the areas outside the airport or aerodrome under the management of enterprise.
4. The aviation Authorities, the units and enterprises having the aviation security control forces and the aviation service providers having the security guard forces must be on duty 24/7 and provide the telephone number to receive the information and handle the violation of aviation security and public order at the airport or aerodrome.
5. The dossier, procedures, records and decision on violation handling must be made and kept according to regulations of law.
Article 85. Responsibilities and procedures for handling the violation of aviation security
1. The aviation security control forces and security guards of the enterprises at the airport or aerodrome are responsible for initial handling of violation of aviation security and public order which occur at the airport or aerodrome under their management. The handling procedures are as follows:
a) Stop the acts of violation and temporarily seize the violating subjects;
b) Check, search and seize the exhibits and evidences;
c) Take the violating persons and exhibits to the designated place to deal with or handle the violation;
d) Inform the cases immediately to the Civil Aviation Authority of Vietnam and police authorities (if the cases have the criminal signs) and the relevant bodies and units at the airport or aerodrome;
dd) Protect the crime signs if deemed necessary;
e) Prepare the initial dossier ( Record of violation, Record of handover prepared under the form specified in Appendix XXIV of this Circular) and hand over the dossier, evidences, exhibits to the competent state authorities as required by the Civil Aviation Authority of Vietnam.
2. The relevant bodies, units and individuals must coordinate closely with the aviation security control forces during the process of handling of violations of aviation security.
3. The aircraft commander is responsible for handling the violations of aviation security on the flying aircraft. The air security officer shall act secretly and are not involved in handling the violation of aviation security.
4. The aviation security control forces of the air traffic service providers, enterprises repairing and maintaining aircraft, airlines and the security guard forces of the other aviation service providers are responsible for initial handling of violations of aviation security which occur at the facilities outside the airport or aerodrome under their management; the handling procedures are stipulated under Points a, b, c and dd, Paragraph 1 of this Article; prepare the initial dossier (Record of violation, Record of handover prepared under the form specified in Appendix XXIV of this Circular) and hand over the dossier, evidences, exhibits and violating persons to the local authorities and coordinate to further handle the violations of aviation security.
5. The aviation Authority shall send staff to the location where the violation is being handled right after being informed as stipulated under Point Article, Paragraph 1 of this Article to monitor the initial handling, assess the nature, seriousness, authority to handle the case and decide on the subsequent handling as follows:
a) Where the case of violation is deemed not to the extent of administrative sanction, receive the case and require in writing the body of the violating person to discipline the violating person and inform the result to the aviation Authority.
b) Where the violation is under the authority of administrative sanction of the aviation Authority, the aviation Inspector, the Civil Aviation Authority of Vietnam and the inspector of the Ministry of Transport, the aviation Authority shall take over the case and carry out the necessary activities according to regulations of law for administrative sanction under their authority or transfer the case to the competent person or body;
c) Where the violation is under the authority of administrative sanction of the police authorities, the violation with criminal signs, the aviation security control forces and security guards are required to hand over the police authorities for handling and investigation. The aviation Authority shall follow up and coordinate with the police authorities during the handling to ensure the effectiveness.
d) Where the violation is under the authority of administrative sanction of the customs authorities or other competent state bodies, the aviation security control forces and security guards are required to hand over the case to the competent authorities for handling; The aviation Authority shall follow up and coordinate with the body handling the case to ensure the effectiveness.
dd) Where the administrative violation is under the sanctioning authority of some bodies, the Director of aviation Authority shall coordinate with the competent authorities to make decision according to regulations of law.
6. When handing over the case to the aviation Authority, police, customs authorities or other competent state authorities, the aviation security control forces shall make a record of handover under the form specified in Appendix XXIV of this Circular and coordinate to the take measures to escort, seize the violating person, vehicle or exhibits as required.
7. The aviation Authorities, airport enterprises, airlines, air traffic service providers, enterprises maintaining and repairing aircrafts and aircraft equipment must equip the aviation security control forces and other aviation service providers must equip their security guard forces with the video recorder, voice recorder, camera, binoculars and other support devices to promptly stop the acts of violation and record the entire development of the violation correctly, completely in service of quick handling, right subjects, nature, seriousness and in accordance with the current regulations of law.
8. The aviation Authority, aviation security control forces of airports, aerodromes, airlines, air traffic service providers, enterprises maintaining and repairing aircrafts and other enterprises operating at the airport or aerodrome must equip the telephone with functions of display and saving of incoming and outcoming call number and voice recording with the minimum time of 03 hours for the telephone number on duty, emergency duty, hotline and provision of information to passenger. The units must use the rapid notification service of incoming and outcoming telephone numbers called to their units to promptly look up and record the threatening information via phone; set up the mailbox to receive information on cases of violation and illegal acts of interference.
Article 86. Explain, comment and draw on experience for violation
1. It is required to draw on experience, explain and comment from the case of violation to remedy the loopholes and shortcomings:
a) Based on the nature and seriousness of each case of violation at the airport or aerodrome, the aviation Authority shall assign the appropriate unit or body to hold meeting to draw on experience, explain and comment at the grassroots level or the aviation Authority shall hold meeting to draw on experience, explain and comment at the level of aviation Authority or request the Civil Aviation Authority of Vietnam to hold meeting to draw on experience, explain and comment;
b) The managing units outside the airport shall hold meeting to draw on experience, explain and comment on case of violation which has occurred at their units.
c) The Civil Aviation Authority of Vietnam shall hold meeting to draw on experience, explain and comment at level of Department for the complex and serious cases or as required by the Ministry of Transport or the Security Committee of the National Civil Aviation.
2. The time to hold meeting to draw on experience, explain and comment must be conducted as soon as possible, within 05 working days for the grassroots level, 07 working days for the level of aviation Authority and 10 working days for the level of Department from the date of occurrence of violation.
3. The minimum contents of drawing on experience, explanation and comment must consist of:
a) Measures and procedures for handling of the relevant units and individuals during the handling of violation: right, wrong and cause;
b) Coordinated handling of violation of the relevant units and individuals: right, wrong and cause;
c) The shortcomings of regulations of law, aviation security Program and Regulation, regulations and the relevant documents that should be added or amended;
d) The loopholes and shortcomings of each relevant unit and individual, causes and remedial measures.
SECTION 2. DEALING WITH ILLEGAL ACTS OF INTERFERENCE
Article 87. General provisions
1. Dealing with illegal acts of interference in the civil aviation activities must comply with the regulations of law and follow the emergency schemes to deal with the illegal acts of interference in the civil aviation activities issued by the competent level.
2. When receiving information on an illegal act of interference in the civil aviation activities, the relevant operators of airport or aerodrome, airlines and the air traffic service providers must analyze and assess on a preliminary basis to consider and carry out the appropriate emergency scheme; report immediately the information and result of assessment and recommend the measures of handling by appropriate ways to the Civil Aviation Authority of Vietnam; mobilize their forces and means to carry out the initial handling as prescribed; in case of necessity, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall directly steer the aviation forces to carry out the initial schemes.
3. Any measure to deal with the illegal acts of interference into the civil aviation must ensure the safety with priority for the aircraft and human life. For the flying aircraft which is illegally interfered, the relevant air traffic service provider shall prioritize the maximum assistance to ensure the safety for the aircraft in the airspace of Vietnam and the flight information region under management of Vietnam.
4. After the completion of dealing with the illegal acts at the airport or aerodrome, the bodies or units in charge must quickly take the necessary measures to put the airport or aerodrome back to normal operation and arrange for passengers to continue their journey as soon as possible.
1. The emergency plan for initial handling to the illegal acts of interference of the airport or aerodrome shall be made by the operators of airport or aerodrome and submitted to the Civil Aviation Authority of Vietnam for approval must be consistent with the overall emergency Scheme for dealing with the illegal acts of interference issued by the Prime Minister and the emergency Scheme of the aviation emergency command Committee at level of province, city and island district.
2. The managing enterprise of the flight assurance service provider shall make the emergency plan for the provider; the managing enterprise of the air traffic service provider must make the aviation response Plan and submit it to the Civil Aviation Authority of Vietnam for approval and implementation. The emergency Plan and the air traffic response Plan must be consistent with the overall emergency Scheme for dealing with the illegal acts of interference issued by the Prime Minister and the emergency Scheme of the aviation emergency command Committee at level of province, city and island district.
3. The emergency Plan and the air traffic response Plan for dealing with the illegal acts of interference are managed in accordance with privacy mode.
4. The standing office of the Security Committee of the National Civil Aviation shall coordinate with the Civil Aviation Authority of Vietnam to guide the development and implementation of emergency Plans and air traffic response Plans.
Article 89. Information management and press conference
The provision of information, statements and press conference pertaining to the illegal acts of interference and the handling shall comply with the provisions in the overall emergency Scheme for dealing with the illegal acts of interference into the civil aviation activities issued by the Prime Minister.
Article 90. Reporting regulation on dealing with illegal acts of interference
1. The operators of airport or aerodrome, airlines, air traffic service provider, managing unit of the restricted areas outside the airport or aerodrome must make the initial written report to the Civil Aviation Authority of Vietnam within 24 hour from the time of occurrence of illegal acts of interference; make reports twice a day during the time of dealing with the illegal acts of interference; make preliminary report within 24 hour from the time of completion of handling.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall report in writing to the Ministry of Transport within 24 hour from the time of receiving the report of the unit on dealing with the illegal acts of interference.
Article 91. Inform the relevant country and report to ICAO
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall send the notice of information on the illegal acts of interference to the aircraft which has landed in the territory of Vietnam for the aviation authorities of the relevant country as soon as possible.
The information consists of: type of aircraft, flight number, itinerary, number of passengers and crew on the flight and requests to the relevant countries for assistance. The notice is sent to following addresses by fax:
a) The aircraft registration country;
b) The country of the aircraft operator;
c) The country whose citizens were dead, injured or seized due to the illegal acts of interference;
d) The country which has citizens as the passengers on the aircraft undergoing the illegal acts of interference
dd) ICAO.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall report to ICAO on the illegal acts of interference as follows:
a) Make preliminary report under the form specified in Appendix XXII issued with this Circular within 30 days after the case;
b) Make official report under the form specified in Appendix XXIII issued with this Circular within 60 days after the case;
Article 92. Exercise to deal with the illegal acts of interference
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall coordinate with the relevant bodies and units within and outside the aviation sector to organize the exercises to deal with the illegal acts of interference at sectoral level at least every 03 years at 01 airport or 01 air traffic service provider.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall direct the operators of airport or aerodrome, Vietnamese airlines, managing enterprises of the flight assurance operation service providers, managing enterprises of the air traffic service providers to coordinate with the relevant bodies and units to organize the exercise at grassroots level at each airport and each air traffic service provider at least once for every 02 years.
3. The foreign bodies and organizations can be invited to participate in the exercise to deal with the illegal acts of interference into the civil aviation activities.
4. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall make report to the Ministry of Transport on the organization of exercise at sectoral level.
ORGANIZATIONAL SYSTEM TO ENSURE THE AVIATION SECURITY OF CIVIL AVIATION SECTOR
Article 93. Bodies and units in charge of aviation security assurance of the civil aviation sector
1. The aviation security Division of the Civil Aviation Authority of Vietnam shall advise, direct and inspect the aviation security assurance of the bodies and units in the civil aviation sector and implement the responsibilities of the aviation authorities in the field of aviation security.
2. The aviation security Division of the area aviation Authority shall monitor the compliance with the regulations of law on aviation security of the bodies, units, enterprise and individuals at the airports or aerodromes.
3. The operators of airports or aerodromes, Vietnamese airlines, air traffic service providers, enterprises manufacturing, maintaining and repairing aircrafts and aircraft equipment and the general aviation business enterprises must establish their aviation security assurance organization which is independent from the functions, duties without assuming other tasks; in the aviation security Program and Regulation sent to the Civil Aviation Authority of Vietnam for approval, it is required to specify the head of aviation security assurance organization to meet the standards of ICAO and the heads of departments of the aviation security assurance organization.
4. The head of the aviation security assurance organization and the heads of the departments of the aviation security assurance organization specified in Paragraph 3 of this Article shall take direct responsibility for the aviation security activities and have the authority and responsibility for implementation of aviation security Program and Regulation.
5. The Vietnamese airlines which operate the regular flights in foreign countries must appoint the persons who shall take responsibility for the aviation security assurance of the airlines in those countries and must inform in writing the Civil Aviation Authority of Vietnam.
6. The foreign airlines which operate the regular flights to Vietnam must appoint and inform in writing the Civil Aviation Authority of Vietnam of the persons who shall take responsibility for the aviation security of their airlines in Vietnam.
7. The head of the bodies and units shall specify the specific functions and duties of the aviation security assurance organization specified in Paragraphs 1, 2 and 3 of this Article.
Article 94. Aviation security control forces of the civil aviation sector and recruitment standards of aviation security controller
1. The aviation security control forces are the staff of the aviation security organizations of the operators of airports or aerodromes; Vietnamese airlines, air traffic service provider; enterprises manufacturing, maintaining and repairing aircraft and aircraft equipment and the general aviation business enterprises specified in Paragraphs 4, 5 and 6, Article 93 of this Circular.
2. The aviation security control forces are the forces which are in charge of aviation security assurance and perform the functions of advice, management, monitoring and take direct measures of aviation security control, prevention and dealing with illegal acts of interference and control of violation of aviation security according to regulations.
3. The operators of airport or aerodrome shall organize the aviation security control forces to take measures of aviation security assurance and provide the aviation security assurance services at the airport or aerodrome and the restricted areas of the facilities processing the cargo and postal items to be carried on board the aircraft.
4. The aviation security control forces must be trained with appropriate professional skills with the title and assigned duties according to the regulations on aviation security training of the Minister of Transport.
5. Recruitment standards of aviation security controller:
a) Being Vietnamese citizen of full 18 years or older with clear résumé, being of good health and high school graduate or with higher education level;
b) Having no previous conviction or previous offence according to regulation of law; not being drug addict (using drug or having positive result to the drugs or unallowed stimulants).
Article 95. Standards and duties of the head of aviation security assurance organization under the management of the operator of airport or aerodrome; Vietnamese airlines, air traffic service providers, enterprises manufacturing, maintaining, repairing aircraft and aircraft equipment and general aviation business enterprises
1. Standards of the head of aviation security organization (Post Holder)
a) Being Vietnamese citizen, having knowledge and experience in aviation and aviation security and having the continuous working time of at least 02 years in the field of aviation security.
b) Having certificate of completion of domestic or foreign course on training for aviation security management techniques.
2. The duties of heads of aviation security organizations under the management of the operator of airport or aerodrome:
a) Giving advices to the Director of airport to perform duties within the responsibility of the operator of airport or aerodrome specified in this Circular and other regulations of law. Taking charge of developing the aviation security Program of the operator of airport or aerodrome and effectively implementing the Program after it is approved;
b) Directing the implementation of measures and procedures for aviation security assurance and provision of aviation security assurance services; internal security control of the aviation officers; protection of specialized information system; implementing the approved emergency plan to deal with the illegal acts of interference;
c) Maintaining the contact effectively with the internal bodies and units, the aviation Authorities, airlines, aviation services providers and the relevant competent authorities at airports; taking appropriate measures to raise the awareness of aviation security and vigilance of the persons working at the airport or aerodrome;
d) Being subject to the direct instructions from the Civil Aviation Authority of Vietnam and the Director of airport in ensuring the aviation security and handling the cases of violation of aviation security;
dd) Ensuring the effective response capacity to the threats and cases of violation of aviation security; taking the remedial measures according to the aviation security recommendations or requirements from the competent state bodies;
e) Appraising and approving the dossier on issue of card or permit of aviation security control under their authority;
g) Appraising the standards and requirements for aviation security in the planning, design, new constructional design, renovation and upgrading of infrastructure system of the airport or aerodrome; recruiting the aviation security controller and procuring aviation security equipment.
h) Carrying out the prescribed control of quality of aviation security; archiving all dossiers and documents of all cases of violation of aviation security and the illegal acts of interference which occur at the airport or aerodrome.
3. The duties of the head of aviation security organization of the Vietnamese airlines:
a) Giving advice to the General Director (Chief Operating Officer) of the airlines to perform duties within their responsibilities specified in this Circular and other regulations of law; developing the aviation security Program of the airlines and effectively implementing it after it is approved;
b) Implementing the measures and procedures for ensuring the aviation security and the internal security control for the aviation officers; protecting the specialized information system and other duties within the prescribed responsibility of the airlines.
c) Maintaining the contact effectively with the internal bodies and units, the aviation Authorities, aviation security assurance organizations of the operators of airport or aerodrome, aviation service providers and the relevant competent authorities at the airport or aerodrome; taking appropriate measures to raise the awareness of aviation security of the airlines’ staff;
d) Being subject to the direct instructions from the Civil Aviation Authority of Vietnam, General Director (Chief Operating Officer) of the airlines in ensuring the aviation security and handling the cases of violation of aviation security;
dd) Ensuring the effective response capacity to the threats and cases of violation of aviation security to the airlines;
e) Directly approving the dossier to request the issue of crew identification card under the authority of the airline;
g) Appraising the standards and requirements for aviation security in operation of aircraft, aviation security equipment and information system of the airlines; recruiting the aviation security controller;
h) Controlling the quality of aviation security according to regulations; surveying and assessing the aviation security; taking measures to remedy the loopholes and shortcomings as required or recommended by the competent bodies or persons;
i) Requiring the organizations and individuals of the airlines to fully perform their obligations and responsibilities specified in the aviation security Program of the airlines;
k) Taking measures to strengthen the security control on the specific flights or itinerary;
l) Studying and clearly understanding the laws and regulations on the relevant aviation security applied in the areas and countries where the airlines have the regular flights; applying the regulations of law of Vietnam pertaining to the operation and transportation to the organizations providing the aviation services for the airlines in foreign countries.
4. The duties of the head of the aviation security organization of the enterprises manufacturing, maintaining and repairing aircraft and aircraft equipment and the general aviation business enterprises:
a) Giving advice to the General Director (Director) of the enterprises to perform duties within the responsibilities of the enterprises specified in this Circular and other regulations of law; developing the aviation security Program of the airlines and effectively implementing it after it is approved;
b) Implementing the measures and procedures for ensuring the aviation security and the internal security control for the aviation officers; protecting the specialized information system and other duties within the responsibility of the enterprises.
c) Controlling the quality of aviation security within the enterprises; being subject to the quality control of the bodies and units as stipulated in this Circular; taking measures to remedy the loopholes and shortcomings as required or recommended by the competent bodies or persons;
d) Being subject to the direct instructions from the Civil Aviation Authority of Vietnam, General Director (Director) of the enterprises in performing the duties to ensure the aviation security and handle the cases of violation of aviation security;
5. The heads of the aviation security organizations of the air traffic service providers are responsible for:
a) Giving advice to the General Director (Director) of the enterprises to perform duties within the responsibilities of the enterprises specified in this Circular and other regulations of law; developing the aviation security Regulation and effectively implementing it after it is approved;
b) Guiding and directing the full and effective implementation of measures and procedures for aviation security assurance; the internal security control for the aviation officers; protection of specialized information system and other duties within the responsibilities of the enterprises;
c) Controlling the quality of aviation security within the enterprises; assessing the threat and risks to the flight assurance service provider; being subject to the quality control of the bodies and units as stipulated in this Circular; guiding and directing the implementation of measures to remedy the loopholes and shortcomings as required or recommended by the competent bodies or persons;
d) Being subject to the direct instructions from the Civil Aviation Authority of Vietnam, General Director (Director) of the enterprises in performing the duties to ensure the aviation security and handle the cases of violation of aviation security;
dd) Archiving all dossiers and documents of all cases of violation of aviation security and the illegal acts of interference which occur at the facilities of the enterprises;
e) Appraising and requesting the approval for the dossiers on issue of card or permit of aviation security;
g) Appraising the standards and requirements for aviation security in the planning, design, new constructional design, renovation and upgrading of infrastructure system, procurement of aviation security equipment of enterprises; recruiting the aviation security controllers/
6. The persons appointed to take responsibility for the aviation security of the foreign airlines in Vietnam shall:
a) Submit the aviation security Program of their airlines and implement it after it is approved;
b) Maintain effective contact with the Civil Aviation Authority of Vietnam and the relevant units in performing duties to ensure the aviation security and handle the relevant aviation security incidents; take appropriate measures to raise the awareness of aviation security of the staff of the airlines;
c) Require the organizations and individuals of the airlines to fully perform duties and obligations specified in the aviation security Program of the airlines.
Article 96. Permit issue, renewal, addition and restoration of professional capacity certificate of the aviation security controller
1. The aviation security controllers are the persons who directly check, scan, monitor and search for aviation security including the controllers, scanning officers and mobile officers. When performing duties, they must have their valid permit and professional capacity certificate issued by the Civil Aviation Authority of Vietnam.
2. The validity of the aviation security controller is 07 years. The validity of professional capacity certificate of the scanning officer is 12 months and 24 months for mobile officer and controller. In case of not performing work specified in the professional capacity certificate for 06 months consecutively, the issued professional capacity certificate shall be invalidated and must pass the examination for re-issue of professional capacity certificate.
3. The aviation security controller shall be issued with the permit and professional capacity certificate when meeting the following conditions:
a) Meeting the standards as stipulated by the Minister of Transportation for the aviation officer and the aviation security controller; having appropriate professional certificate; having the time of practice of appropriate professional skills of at least 01 month with the certification from the managing body;
b) Attending the examination for the issue of permit and professional capacity certificate of aviation security held by the Committee of examination for issue of permit and professional capacity certificate to the aviation security controller of the Civil Aviation Authority of Vietnam; getting the score of 85 points or more and must not get 0 (zero) point;
4. The dossier for the first issue of permit consists of:
a) The written request for issue of permit and professional capacity certificate to the staff of bodies and units under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The certified copy or copy attached to the original of appropriate professional diploma and certificate for comparison;
c) Two 3x4 color front photos, eyes looking straight ahead, clear helix (photo taken on white background in the last 06 months to the day of dossier submission);
5. The dossier for re-issue of expired, lost or damaged permit consists of:
a) The written request for re-issue of permit and professional capacity certificate to the staff of bodies and units under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The original of permit if it is expired or damaged. In case of loss, there must be the written certification of the head of unit;
c) The copy of result of appropriate periodical training (if the permit is expired);
d) Two 3x4 color front photos, eyes looking straight ahead, clear helix (photo taken on white background in the last 06 months to the day of dossier submission);
6. Dossier for renewal, addition and restoration of professional capacity certificate consists of:
a) The written request for renewal, addition and restoration of professional capacity certificate of the units or bodies under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The copy of result of appropriate periodical training in line with the professional capacity certificate requested for renewal and restoration;
c) The certified copy or copy attached to the original of appropriate professional diploma and certificate for comparison in case of addition of professional capacity certificate;
d) The original of permit of security controller.
7. The procedures for issue of permit and professional capacity certificate:
a) Dossier for first issue or re-issue of permit, renewal or addition of professional capacity certificate of the security controller is sent directly or by post or by other appropriate ways to the Civil Aviation Authority of Vietnam.
b) The Civil Aviation Authority of Vietnam shall verify the dossier, check and issue or re-issue the permit, renew, add or restore the professional capacity certificate to the aviation security controller within 30 days for the first issue of permit, re-issue of expired permit, renewal, addition or restoration of professional capacity certificate; within 10 days for the re-issue of lost or damaged permit from the date of receiving prescribed complete dossier;
c) Where the dossier is not complete, within 02 working days, the Civil Aviation Authority of Vietnam must inform in writing of the incomplete contents and require the requester to add and complete the dossier or inform the issue denial and specify the reasons.
8. The permit of aviation security controller shall be revoked by the Civil Aviation Authority of Vietnam in the following cases:
a) Revoked when no longer eligible for issue of permit as stipulated in Paragraph 3 of this Article;
b) Revoked for a maximum of 01 month in the cases: being disciplined and reprimanded; making mistakes of professional skills but not yet causing consequences of insecurity and unsafety; drinking alcohol or beer while on duty;
c) Revoked for a maximum of 03 months in case of being disciplined or reprimanded for the second time or being cautioned;
d) Revoked for a maximum of 06 months in case of performance of duty not in line with the professional skills issued with permit or professional capacity certificate;
dd) Permanently revoked in cases: using or having positive result for the drugs or unallowed stimulants; committing acts of violation or making mistakes of professional skills causing the consequences of aviation insecurity and unsafety at the airport or aerodrome; having acts of concealing the offence of regulation on aviation security and safety.
9. The persons whose permit of aviation security controller specified under Points b, c and d, Paragraph 8 of this Article is revoked must pass the examination to be re-issued with the permit.
Article 97. Assessing the quality of aviation security controller
1. On aviation security yearly basis, the head of unit managing the aviation security controllers must assess in writing the aviation security controllers on the following contents:
a) Professional capacity;
b) Compliance with the rules and regulations of the units or bodies;
c) Responsibility and serving attitude in duty performance.
2. The assessment specified in Paragraph 1 of this Article is the grounds for classifying the aviation security controller at 04 levels: excellent, good, average and weak. The result of classification is the grounds for allotment, training and re-training for the aviation security controllers. In case of weak level, there must be the measures and time limit for remedy or transfer out of the aviation security control forces.
3. The written assessment and classification of aviation security controller must be kept at the managing unit.
WORKS, EQUIPMENT, MEANS, WEAPONS AND SUPPORT TOOLS IN SERVICE OF AVIATION SECURITY ASSURANCE
Article 98. Security requirements for the design and building of airport or aerodrome and aviation works
1. The investors who build, renovate, upgrade and repair the aviation works and airport infrastructure upon project formulation, survey and constructional design must follow the requirements and standards of aviation security specified in this Circular.
2. The bodies having the authority to appraise and approve the technical design, construction drawing design and estimate of construction, renovation, upgrading or repair of aviation works, airport or aerodrome infrastructure must appraise the requirements and standards of aviation security to ensure the compliance with the provisions in this Circular.
Article 99. Works in service of aviation security assurance
1. The works in service of aviation security assurance of the airport or aerodrome consist of:
a) The works in service of security assurance of airport belt: fence, patrol road, intrusion alert system, lighting system, sentry box, gate, door, aviation security checkpoint, lighting system of aircraft apron at night;
b) The gate, door, aviation security checkpoint at the entrance to the apron and the gate, door and aisle from the public areas to the restricted areas;
c) The airport emergency coordination Centre, isolated parking location for aircraft; vault for treatment of bomb, mine or dangerous items; assembly areas of passengers, luggage and cargo in case the aircraft is illegally interfered;
d) The security monitoring camera system of the whole terminals, aprons and roads adjacent to the terminals and the camera system control and monitoring room;
dd) Point (area) of aviation security check for the passengers, luggage and cargo including the search and visual check room at the terminals;
e) Duty room of the aviation security control forces, aviation Authority at terminal and room for control of passengers who are denied entry at the international terminal.
2. The works in service of aviation security assurance located outside the aerodrome and terminal consist of:
a) The fence, belt lighting system, security monitoring camera system of the whole restricted areas and the fence separating the restricted areas from the public areas.
b) The sentry box, gate, door and aviation security checkpoint at the entrance to the restricted areas from the public areas.
3. Requirements for works in service of aviation security assurance:
a) The works in service of aviation security assurance must be checked and maintained in line with the standards, regulations and provisions of law and must have documents and records; when there is any damage, it must be repaired in a timely manner.
b) The security fence between the restricted areas and the public areas must be able to stop and alert the intrusion through the fence;
c) The number of gates and doors to the restricted areas from the public areas must be limited to the necessary minimum level;
d) Ensuring the separation between the passengers, luggage, cargo and postal items that have been checked for aviation security and the passengers, luggage, cargo and postal items that have not yet been checked for aviation security;
dd) Location of emergency center; isolated parking location for aircraft; vault for treatment of bomb, mine and dangerous items; assembly areas of passengers, luggage and cargo in case the aircraft is illegally interfered must be convenient for the handling of emergency circumstances and implementation of emergency plans;
e) Ensuring the separation of flow of passenger on departure, arrival, interline transfer and in transit; flow of domestic and international passengers and cargo;
g) Area with aviation security checkpoint for the passengers and luggage must have sufficient area to avoid the congestion and ensure the convenience for the check and scanning of passengers and luggage;
h) The isolated area must be absolutely separated to the public areas or other restricted areas by the durable materials;
i) Using the appropriate raw materials to minimize losses and damages for the staff and equipment of the airport or aerodrome upon occurrence of fire or explosion;
k) By 2020, the airports or aerodromes which have been built but not yet have works in service of aviation security must fully meet the provisions in Paragraph 1 of this Article.
4. The requirements and standards of the fence, gate, door, barrier, lighting system, camera system, sentry box, security patrol road are specified in Appendix XI issued with this Circular.
Article 100. Equipment and means of aviation security assurance
1. The equipment and means of aviation security assurance consist of:
a) X-ray scanner, magnetic sensory door, portable metal detector, dedicated instrument for detection of explosive, weapons and dangerous items;
b) Vehicles used for patrol; voice and video recorder, equipment used for observation and identification, detection of dedicated false papers and documents; equipment used for the issue of card or permit of aviation security control;
c) The means and equipment of communication in service of command, operation and dealing with the illegal acts of interference; helmet, armor and dedicated equipment and tools to deal with the illegal acts of interference; vault and equipment used for handling bombs, mines and dangerous items;
d) The tools and equipment used for testing, training and aviation security training, weapons and support tools.
2. Requirements for the equipment and means of aviation security assurance:
a) The equipment and means specified in Paragraph 1 of this Article must meet the standards and regulations in accordance with regulations of law;
b) The X-ray scanning system must have the combined test piece of the manufacturer; magnetic sensory door, portable metal detector or explosive detector must have the combined test piece of the manufacturer or the operating unit;
c) The equipment system used for the issue of card and permit of aviation security control must ensure the uniformity and consistency in the whole sector;
d) The equipment and means specified in Paragraph 1 of this Article must have documents and records; the system of X-ray scanner must be issued with the radiation safety permit by the competent authorities.
dd) The aviation security equipment must meet the advance technologies in the world upon procurement.
Article 101. Provisions on operation and maintenance of aviation security equipment and means
1. Operation, management, maintenance of equipment and means of aviation security assurance must follow the provisions of the manufacturer and the unit operating and using the equipment and means; there must be books to follow the failure, repair and maintenance of equipment and means.
2. The image data from the X-ray scanner and security monitoring camera must be kept at least 90 days. The image data from the X-ray scanner and security monitoring camera pertaining to the illegal acts of interference and cases of violation of aviation security must be kept at least 05 years.
3. The X-ray scanner, magnetic sensory door and portable metal detector must be checked by the combined test piece before used on a daily and weekly basis or stopped due to power failure.
a) For the X-ray scanner: Check is required; the steps of check and recording of check result under the form specified in Appendix XVIII issued with this Circular;
b) For the magnetic sensory door: Check is required; the mode of check and recording of check result under the form specified in Appendix XIX issued with this Circular;
c) For the portable metal detector: Check is required; the mode of check and recording of check result under the form specified in Appendix XX issued with this Circular;
4. The X-ray scanner, magnetic sensory door, portable metal detector, explosive detector, security monitoring camera and intrusion alert system must be maintained periodically according to the regulations of the manufacturer to ensure the stable operation of the equipment. When the aviation security equipment is check and does not meet the standards, it must be used or operated. The book for regular or irregular check, maintenance and repair must be clearly and correctly recorded and must have the following information:
a) Name of equipment, location, installing person and time of installation;
b) Date, month and year of check or maintenance; contents and result of check and maintenance; name of technician performing the check or maintenance.
5. Periodically in December of each year, the bodies and units managing the operation of security equipment must report in writing to the Civil Aviation Authority of Vietnam on the management of aviation security equipment; classify the number, quality and equipment; update the new, damaged or destroyed equipment.
6. The unit managing the operation of security equipment is responsible issuing the procedures for management, operation, check and maintenance of aviation security equipment.
Article 102. Management and use of weapons and support tools
1. The operators of airport or aerodrome, Vietnamese airlines, air traffic service providers, enterprises manufacturing, maintaining and repairing the aircraft and aircraft equipment and other aviation service providers shall carry out the procedures for being issued with the permit of equipment, use of weapons and support tools according to regulations of law.
2. The aviation security controllers who are equipped with the weapons and support tools must have the permit of use while on duty and present it to the competent authorities as required; when they travel on business outside their bodies or units, if they are allowed to bring their weapons or support tools, they must bring the permit of use and permission for business of the head of body or unit and the personal papers for presentation upon check by the competent authorities. The use of weapons or support tools must follow the regulations of law.
3. Subjects who are equipped and use the support tools:
a) The subjects specified under Points a, b, d and dd, Paragraph 4 are equipped and use the bulletproof helmet, bulletproof vest, shield, power gloves; tear gas grenade, tear gas gun, plastic or rubber bullet gun, means of pepper spray, anesthetic spray, electric rod, electric club, rubber club, 'figure-8’ handcuffs;
b) The level of head and deputy head of the Center (Group, Team), the security officers while patrolling and watching at the sentry-box of the area of runway, taxiway, gate, door adjacent to the aerodrome, restricted areas, public areas (terminal, parking lot) shall be equipped with the tear gas gun, plastic or rubber bullet gun, electric rod, electric club, rubber club and 'figure-8’ handcuffs.
c) The level of head and deputy head of the Center (Group, Team), the aviation security controllers shall be equipped with or can use the tear gas gun, plastic or rubber bullet gun, electric rod, electric club, rubber club, 'figure-8’ handcuffs when strengthening the security assurance for the flights, enforcing and escorting the passengers who cause disturbance or are denied entry;
d) While on duty at the aviation security checkpoint for the passengers, luggage and cargo, the leader of duty shift shall be equipped with or can use the tear gas gun, electric rod, electric club, rubber club;
dd) When checking, monitoring or escorting the cargo outside the airport or aerodrome, the level of head and deputy head of the Center (group, team), the aviation security controllers shall be equipped with or can use the electric rod, electric club, rubber club;
4. The subjects stipulated below shall be equipped with or can use the military weapons while on duty:
a) The aviation security controllers when dealing with the illegal acts of interference which occur at the airport, aerodrome or on aircraft;
b) The aviation security controllers while on duty during the time to take the measures to strengthen the aviation security at level 2 and 3;
c) The level of head and deputy head of the Center (Group, Team);
d) The mobile security officers and the security controllers performing duties of patrolling and watching at night;
dd) The air security officers shall be equipped with appropriate gun and ammunition for use on aircraft.
5. Preservation of weapons and support tools:
a) The level of head and deputy head of the Center (Group, Team) and the aviation security controllers shall be equipped with weapons and support tools while on duty must strictly follow the regulations on check and preservation of equipped weapons and support tools. When completing duties or duty shift, they must hand over the weapons and support tools to the person in charge for management or to the persons who are on duty of the next shift. The handover of weapons and support tools must be done closely and recorded in the book with the signature of the recipient and the deliverer;
b) For the weapons and support tools regularly used, the units equipped with the weapons and support tools must have the cabinet to hold the specific weapons and support tools and maintain the daily maintenance mode and check the preservation quality at weekend;
c) For the weapons and support tools irregularly used, there must be person in charge of preservation and separate cabinet or storage. The storage must meet the technical requirements for fire safety and prevention with the rule of entry and exit; the weapons and support tools stored must be lubricated regularly, rationally arranged and each type and brand are separated. On the yearly basis, the units and bodies must perform the technical check and maintenance on a periodical basis and maintenance procedures of the manufacturer;
d) The persons in charge of preservation of weapons and support tools must have good moral qualities, are responsible and have been given the basic training for preservation and use of weapons and support tools; strictly follow the regulations on check, preservation and have books to monitor the preservation of weapons and support tools.
6. The level of head and deputy head of the Center (Group, Team) and the aviation security controller must have certificate of basic training for preservation and use of weapons and support tools issued by the police, army authorities or the units allowed according to regulations of law to be eligible for being equipped with the weapons and support tools
7. Periodically in December of each year, the bodies and units equipped with the weapons and support tools must report in writing to the Civil Aviation Authority of Vietnam on the management of weapons and support tools and training for preservation and use of weapons; classify the number and quality of weapons and support tools and validity of permit of use; new, damaged or destroyed weapons and support tools
8. The bodies and units managing and using the weapons and support tools must issue the regulations on management, use, preservation, check and maintenance of weapons and support tools
Chapter VI
QUALITY CONTROL OF AVIATION SECURITY
Article 103. Inspection, survey, testing, assessment and investigation of aviation security
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall make inspection, survey and carry out the secret and public tests and investigation at all airports or aerodromes, aviation service providers, airlines and means, equipment of civil aviation on a national scale. The aviation Authorities shall make inspection, survey and carry out the secret and public tests and investigation at all airports or aerodromes, aviation service providers, airlines and the means, equipment of civil aviation under their management. The operators of airports or aerodromes shall make inspection, survey and carry out the secret and public tests and internal investigation at the airports or aerodromes under their management. The enterprises having the aviation security Program and Regulation shall make inspection, survey and carry out the secret and public tests and internal investigation and assessment according to regulations.
2. The inspection, survey, testing, assessment and investigation of aviation security are carried out under the Plan for quality control on a yearly or irregular basis if deemed necessary. Do not carry out the testing for the flying aircrafts or special aircraft flights.
3. The Plan for quality control of aviation security on a yearly basis consists of the inspection, testing and assessment made based on the assessment of risks and human resources and allocated funding and other relevant factors and must ensure the consistency and without overlapping in the whole sector, the confidentiality of the secret testing activities. The development of plan is as follows:
a) Annually before the 15th date of October, the aviation Authorities shall develop the Plan for quality control of aviation security for the next year and report it to the Civil Aviation Authority of Vietnam;
b) Annually before the 30th date of October, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall issue the Plan for quality control of aviation security for the next year of the Civil Aviation Authority of Vietnam and the aviation Authorities and send it to the units and enterprises having the aviation security Program and Regulation;
c) Annually before the 30th date of November, based on the Plan for quality control of aviation security of the Civil Aviation Authority of Vietnam and the aviation Authorities, the operators of airports and aerodromes and the enterprises having the aviation security Program and Regulation shall develop and issue the internal Plan for quality control of aviation security and report it to the Civil Aviation Authority of Vietnam and the relevant aviation Authorities for monitoring.
4. The inspection, examination, testing and assessment and the irregular survey and investigation shall be decided by the competent persons as deemed necessary.
5. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall issue the Handbook for quality control of aviation security to effectively and uniformly implement in the whole sector.
Article 104. Requirements for the inspection, examination, testing and assessment, survey and investigation of aviation security
1. The requirements for the inspection, examination, testing and assessment, survey and investigation of the Civil Aviation Authority of Vietnam and the aviation Authorities.
a) There is a decision to set up a team from the competent person. The plan for examination, testing, survey and investigation must be approved by the person who issues the team setup decision.
b) The team leader shall develop the plan for the examination, testing and assessment, survey and investigation and report the implementation result to the person who issues the team setup decision within 10 working days after the completion of examination, testing and assessment, survey and investigation;
c) The team leader shall suspend under his authority or request the competent person to suspend the activities of the persons who commit acts of violation or the equipment which fails to ensure the safety standards of aviation security while performing the examination, testing and assessment, survey and investigation.
d) After 15 working days after the completion of examination, testing and assessment, survey and investigation, the person who issues the team setup decision must send the written conclusion specifying the loopholes and shortcomings and require or recommend the remedy if any;
dd) After 10 working days after receiving the conclusion of examination, testing and assessment, survey and investigation, the units which are subject to the examination, testing and assessment, survey and investigation must send the plan for remedy of loopholes and shortcomings specifying the remedial measures, the individuals and organizations responsible for remedy and the time of remedy completion.
e) After 05 working days after receiving the remedy plan, the person who issues the team setup decision must give a written feedback on the plan for remedy of loopholes and shortcomings to the units stating the approval or disapproval for each content. For the disapproved contents, discussion shall be made with the units; in case of failure to come to an agreement, the person who issues the team setup decision shall make his decision.
2. The requirements for the examination, testing and assessment and investigation of the operators of airports or aerodromes, airlines and other enterprises having the aviation security Program and Regulation:
a) Must have the plan for examination, testing and assessment and investigation approved by the head of aviation security assurance organization;
b) After 10 working days after the completion of internal examination, survey, testing and investigation, the assessment must issue the conclusion and plan for remedy of loopholes and shortcomings after the examination, survey and investigation specifying the remedial measures, the individuals and organizations responsible for remedy and the time of completion of remedy if any;
c) After 15 days, the conclusion of examination, survey, testing and investigation and the plan for remedy of loopholes and shortcomings must be sent to the Civil Aviation Authority of Vietnam and the relevant aviation Authorities. For the conclusion of the assessment which must be sent to the units subject to the assessment, the aviation Authorities and the Civil Aviation Authority of Vietnam;
d) The expenses of assessment of the Vietnamese airlines at the foreign airlines shall be born by the airlines and the Civil Aviation Authority of Vietnam must be involved in the assessment. The assessment of the foreign authorities and the airlines in Vietnam must be permitted by the Civil Aviation Authority of Vietnam.
3. The aviation Authorities, operators of airport or aerodrome, airlines and enterprises having the aviation security Program and Regulation shall send the report on the result of implementation of quality control of aviation security to the Civil Aviation Authority of Vietnam before the 10th date of December of each year.
4. The dossier and documents of inspection, examination, survey, testing, assessment and investigation of aviation security must be managed and archived in accordance with regulations of law on archive.
Article 105. Testing of aviation security
1. The secret testing must ensure the confidentiality of contents, time, location, plan, scheme and the entire process of testing. Only the members of the team have the right to make public. For the public testing, the contents, time, location of testing must be informed in advance to the units which are subject to the testing. Based on the approved testing plan, the testing team leader shall develop the implementation scheme for each specific test.
2. It is required to ensure the security and safety for people, properties and activities of the tester and the subjects to be tested during the testing. When the secret testing is discovered, the tester must present the testing decision immediately with the card of aviation security supervisor or personal papers with photo of the tester to the tested subject for information. The tested subject must cooperate and ensure the security and safety for tested people, means and objects.
3. Right after the completion of testing, the tester must make a record of the result of the testing and request the tested person to sign the record. Upon the completion of testing, the testing team leader must hold a meeting with the relevant composition at the tested unit to draw on experience, explain and comment and preliminarily inform the result of testing to the head or authorized representative of the tested units
4. The secret testing is permitted to use the persons in the police and army forces or passengers with good record and reliability to ensure the confidentiality factors and effectiveness of the testing.
Article 106. Remedy of loopholes and shortcomings through examination, survey, testing, assessment and investigation
1. During the time of examination, survey, testing, assessment and investigation, if deeming that the loopholes and shortcomings must be remedied immediately or they shall cause the insecurity and unsafety, the team leader shall make a record and require the immediate remedy or transfer the case to the competent person to suspend the activities to ensure the security and safety.
2. After receiving the assessment conclusion, including the recommendation for remedy of loopholes and shortcomings, the unit subject to the assessment must develop the remedy plan and report it to the Civil Aviation Authority of Vietnam; In case of incorrect conclusions or recommendations, the unit subject to the assessment shall send a written feedback to the organization carrying out the assessment and the Civil Aviation Authority of Vietnam.
3. The department controlling the quality of aviation security of the body issuing the written feedback on the plan for remedy of loopholes and shortcomings must follow, examine and assess the reality of implementation of remedy plan and report the result to the head of the body or unit.
4. In case of failure to remedy in accordance with the approved plan, the department controlling the quality of the body issuing the written feedback on the plan for remedy of loopholes and shortcomings shall consider and recommend the application of necessary sanction to ensure the remedy.
Article 107. Provisions on aviation security Supervisors, internal security Supervisors and the persons issued with the Card and Permit of the Security Committee of the National Civil Aviation
1. The aviation security supervisor is the officer employed by the aviation Authority and the Civil Aviation Authority of Vietnam and in charge of controlling the quality and supervision of aviation security and is appointed and issued with the card of aviation security supervisor by the Civil Aviation Authority of Vietnam. The form of the card is under the form specified in the Appendix XXI issued with this Circular.
2. The aviation security supervisor shall have the following powers when performing duties:
a) Approach and go on board the aircraft and enter any restricted area at the airport or aerodrome, aviation service providers, works, equipment and means;
b) Have the right to require the organizations and individuals to provide the relevant papers, documents or objects; seize the relevant permit or card of aviation security control of the violating officer; suspend the operation of the violating equipment or means causing threat to the aviation security;
c) Require the responsible person to take remedial measures immediately; make a record of violation and transfer the case to the competent person for handling according to regulations of law.
3. The internal security supervisor is the officer employed by the enterprises with the aviation security Program and Regulation and is appointed and issued with card by his enterprise which stipulates the power and responsibility for the internal security supervisor while on duty. The form of card of internal security supervisor must be informed to the Civil Aviation Authority of Vietnam and the relevant aviation Authority.
4. The members of the Security Committee of the National Civil Aviation and the officials of the standing Office issued with the cards; the means of the bodies and units directly serving the members of the Security Committee of the National Civil Aviation issued with the Permit have the powers and duties as follows:
a) Perform the inspection, supervision and assessment of compliance with regulations on national aviation security assurance at the aviation service providers;
b) Approach and enter the restricted areas, vehicle, equipment and aircraft within the range of aviation security supervision as stipulated in the civil aviation security Program and quality control of aviation security; enter and exit the emergency command Center and the scene areas of illegal acts of interference in the civil aviation activities;
c) Use the card or permit for the right purposes and duties pertaining to the aviation security assurance; present the valid card when performing duties in the restricted areas of the civil aviation sector;
d) The vehicles with the Permit of national aviation security Committee entering and exiting from the public areas of the airport or aerodrome are exempted from the revenues upon duty performance.
5. The aviation security supervisor, the internal security supervisor and the persons issued with the card of the Security Committee of the National Civil Aviation must take responsibility for their activities when on duty; use the card in accordance with their duties and powers according to regulations of law.
6. The standards of aviation security supervisor:
a) Having extensive knowledge and experience in the field of appointment;
b) Having the working time in the field of aviation security at least 3 years or 02 years if having worked in the police and army forces;
c) Having completed the professional course of aviation security supervisor and issued with the certificate according to regulations.
7. The standards of internal security supervisor:
a) Having the working time in the field of aviation security at least 2 years or 1 year if having worked in the police and army forces;
b) Having completed the professional course of aviation security supervisor and issued with the certificate according to regulations.
Article 108. Building of aviation security database
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall do the statistics and build the aviation security database uniformly in the whole aviation sector. The aviation security database must be protected and prevent the unauthorized access; only the organizations and individuals that must be permitted by the Civil Aviation Authority of Vietnam to access and use it. The aviation security database consists of:
a) The illegal acts of interference and cases of violation of aviation security;
b) The subjects which must be visually checked, denied transportation due to reasons of security or banned transportation by air;
c) The loopholes and shortcomings through the supervision and the inspection, examination, testing, survey, assessment and investigation of aviation security;
d) The card or permit of aviation security control;
dd) The infrastructure system, equipment, weapons and support tools;
e) The organizational system, aviation security control forces and permit of aviation security controller.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall organize the management of aviation security database; the aviation Authorities, the enterprises having the aviation security Program and Regulation must regularly make statistics and update the contents specified in Paragraph 1 of this Article into the database.
3. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall provide instructions on the statistics, report, updating, operation, management and use of aviation security database.
Article 109. Risk management of aviation security
1. The risks of aviation security are the potential threats in a definite period of time for the aviation security assurance, including: the threats from types of crime, loopholes and shortcomings in the aviation security system; illegal acts of interference and violation of aviation security which occurred.
2. Risk management of aviation security is the collection, assessment and determination of degree of potential threat to set forth the measures to control the aviation security in proportion to the defined degree of threat.
3. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall set up the voluntary and secret reporting system to collect the aviation security information from the source of passengers, crew and staff in the civil aviation sector and the other appropriate sources in service of quality control and risk management of aviation security.
4. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall coordinate with the relevant bodies and units to assess and determine the degree of potential threats to the aviation security in the whole sector once a year; direct the assessment and determine the degree of potential threats for the aviation security of the airports or aerodromes, the Vietnamese airlines and the aviation service providers.
5. The aviation Authorities shall coordinate with the relevant bodies and units to assess and determine the degree of potential threats to the aviation security assurance at airports or aerodromes for once every 06 months.
6. The Vietnamese airlines and the air traffic service providers shall assess and determine the degree of potential threats to the aviation security assurance of the firms and enterprises for once every 06 months.
7. The result of assessment and determination of degree of potential threats is sent to the relevant bodies and units to consider the amendment or addition of necessary standards and measures of aviation security control in the aviation security Program and Regulation and in the other relevant provisions.
8. The bodies and units specified in Paragraphs 4, 5 and 6 of this Article shall set up the risk assessment Committee and issue the duties and operational mechanism of the Committee to perform the assigned duties. The members of the Committee shall work on the part-time basis.
RESPONSIBILITY OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN AVIATION SECURITY ASSURANCE
Article 110. Responsibility of the Civil Aviation Authority of Vietnam
1. Performs the duties and powers of the aviation Authorities for the aviation security assurance according to regulations of law; gives advices to the Minister of Transport to perform the state management to ensure the security assurance for the civil aviation; submit the policies and legal normative documents to the Minister or the levels of authority for issue; Vietnamese aviation security Program, Vietnamese aviation security training Program, Program for quality control of Vietnamese aviation security; technical standards and regulations in the field of aviation security assurance.
2. Approves and supervises the implementation of aviation security Program and Regulation of the operators of airport or aerodrome, airlines, air traffic service providers, facilities manufacturing, maintaining, repairing aircrafts and aircraft equipment, aviation service providers at the airport or aerodrome, facilities processing cargo and postal items to carry them on board the aircraft.
3. Issues, recognizes and monitors the implementation of:
a) The basic standards, procedures, directives, guidelines, professional documents and recommendations for aviation security;
b) The directions and emergency measures including the temporary stop of flight activities at the aerodrome, suspension of flights and activities of the means, equipment, aviation officers, operators of aircraft operator, air traffic service providers, facilities manufacturing, maintaining, repairing aircrafts and aircraft equipment, aviation service provider at the airport or aerodrome and facilities processing cargo and postal items to carry them on board the aircraft to ensure the aviation security;
c) The form of card and permit of aviation security control; card of aviation security supervisors; permit and professional certificate for the aviation security staff and aviation security controllers;
d) The list of dangerous items banned or restricted to carry along or put in the luggage on board the aircraft must comply with the technical instructions and requirements of ICAO.
4. Issues and monitors the issue of cards or permits of aviation security control;
5. Requires the bodies and units to change the form, contents of card or permit of aviation security control when the assessment indicates the risks of aviation security.
6. Participates in appraisal and assessment on the application of standards and requirements for aviation security in constructional design and renovation of airports or aerodromes.
7. Organizes the investigation, verification and directs the handling of violations and threats of aviation security; monitors the implementation of emergency measures including the suspension of flights and activities of means, equipment and aviation officers to ensure the aviation security.
8. Directs the units in the civil aviation sector to take measures to initially deal with the illegal acts of interference in the civil aviation activities, take emergency measures in service of security, national defense, national emergency; re-assess the security measures and procedures upon occurrence of illegal acts of interference and set forth the remedial measures to prevent the recurrence of the similar acts.
9. Directs the units in the civil aviation sector on the aviation security assurance, including:
a) Taking the measures of prevention and dealing with the illegal acts of interference in the civil aviation activities; emergency measures in service of security, national defense and national emergency;
b) Carrying out the emergency exercise of aviation security and quality control of aviation security;
c) The organizational system of specialized force ensures the aviation security in the civil aviation sector to meet the standards of ICAO.
d) Controlling the internal security, information security; handling, drawing on experience, explaining and commenting the cases of violation of aviation security.
10. Directs the aviation Authorities to perform the functions of inspection and supervision of compliance with the civil aviation security at the airports or aerodromes.
11. Carries out the examination, testing, issue, suspension and revocation of permit and professional capacity certificate to the aviation security controller; issues or revokes the card or permit of security control of airport or aerodrome as stipulated in this Circular; appoints, suspends, issues and revokes the card of aviation security control.
12. Carries out the inspection, examination, testing, investigation and survey of compliance with the regulations of law on aviation security of the bodies, organizations and individuals involved in the civil aviation activities; issues the necessary recommendations and directives to prevent and stop the aviation security incidents; sanctions the administrative violation for the violations of aviation security; inspects and supervises the handling, remedy, explanation and comment about the violations of aviation security.
13. Sets up the system of report, information collection, analysis and assessment of risks of threat to the aviation security; decides on application of measures, procedures for prevention of aviation security in line with the risks of threat.
14. Assesses and decides not to permit the implementation of civil flights in the following cases:
a) The failure to ensure the requirements of law on aviation security assurance at airports and aerodromes of Vietnam;
b) The flights of airlines fail to comply with the regulations on aviation security assurance;
c) The flights departing from the foreign airports or aerodromes fail to ensure the compliance with the standards of ICAO on aviation security.
15. Is the focal point of international relationship and cooperation on aviation security of Vietnam with ICAO, the relevant international organizations and the countries and shall:
a) Coordinate with the relevant bodies and units of Vietnam in the international cooperation activities on aviation security;
b) Receive, provide and exchange information, documents and experiences in aviation security with ICAO and foreign nations, organizations and airlines;
c) Decide to take measures of aviation security as required by the foreign nations and airlines, including the survey and assessment of aviation security;
d) Inform ICAO of difference between the law of Vietnam on aviation security with the standards of ICAO.
16. Controls the application of regulations of law on the price of aviation security assurance services to ensure the application of service prices in line with the regulations and reality.
17. Agrees to exempt the aviation security check for the passengers, luggage and cargo and take responsibility in the cases required by the competent authorities of the Office of the Central Committee of the Communist Party, Office of the President, Office of the National Assembly, Office of the Government, the Commission for Foreign Relations of the Party Central Committee, Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Public Security and the Ministry of Defense.
Article 111. Coordination responsibility of the Civil Aviation Authority of Vietnam
1. Coordinates with the bodies and units of the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense to:
a) Provide the professional training, direction and instructions for the aviation security control forces;
b) Receive, exchange and process information on the reality of security, politics, social order and safety; conspiracy, method and tricks of terrorists, types of crime and illegal interference conspiracy; assessment of risks and threats to the civil aviation activities;
c) Ensure the security for commercial flights with the subjects of special aircraft in accordance with the regulations on special aircraft flights;
d) Coordinate with the relevant competent bodies of the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense to comply with the regulations of law on national security, defense, people’s police, terrorism prevention and control and other relevant laws pertaining to the aviation security;
dd) Sign and implement the Regulation on coordination with the relevant competent authorities of the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense in aviation security assurance;
e) Coordinate with the competent security bodies of the Ministry of Public Security to control the identity of the aviation officers in order to detect the acts of law violation and threat to aviation security and safety.
2. Coordinate with the bodies and units of the Ministry of Foreign Affairs to:
a) Deal with the relevant issues where the aircraft bearing the Vietnamese nationality is illegally interfered in foreign country and the aircraft bearing the foreign nationality is illegally interfered in Vietnam;
b) Exchange and process information with foreign elements pertaining to the illegal interference in the civil aviation activities.
3. Coordinate with the aviation emergency command Committee at level of province, city and island district to organize the exercises to deal with the illegal acts of interference at prescribed sectoral level and national level.
4. Coordinate with the General Department of Customs in aviation security assurance and prevent and control of smuggling and illegal transportation on the international flights; directs the arrangement of general scanning equipment between the aviation security control force and customs.
Article 112. Responsibility of aviation Authority
1. Inspects and supervises the compliance with regulations of law on aviation security assurance; the aviation security Program and Regulation; application of measures of aviation security assurance and provision of aviation security assurance services at the airports and aerodromes; handling of violation of aviation security, public order at the airports and aerodromes. Deals with the illegal acts of interference at the airports and aerodromes according to regulations.
2. Decides on suspension of flights and requires the aircraft to land where the flight violates the regulations on aviation security, detects the flight has signs of threat to the aviation security and safety; allows the suspended aircrafts to continue their flights; temporarily seizes aircraft in case of failure to remedy the violations on aviation security; suspends the duty performance and collects the card of aviation security control and the aviation work permit of those who violate the regulations of law on aviation security assurance.
3. Imposes sanction for administrative violations which occur at the airports or aerodromes under its authority in the field of aviation security; transfers the cases of violation beyond its authority to the relevant competent authorities.
4. Issues and manages the card and permit of security control of airports or aerodromes under the management of the aviation Authority.
5. Coordinates with the state management bodies operating at the airports or aerodromes to deal with the arising difficulties and problems, ensure the security, order and normal activities of the airports or aerodromes; assesses the issues of aviation security assurance at the airports or aerodromes in the regular or irregular meetings between the state management bodies and the organizations operating at the airports or aerodromes. The Director of aviation Authority shall decide and take responsibility for the arising issues on aviation security assurance which the relevant state management bodies at the airports or aerodromes fail to agree with each other the way to handle and make report to the Civil Aviation Authority of Vietnam.
6. Coordinates with the relevant bodies and units to exchange and grasp the reality of security, order, crime and other violations pertaining to the airports or aerodromes.
7. Receives, transmits, use and process the API information and data (advance passenger information) according to regulations; sends notice to the airlines and private flight operators of the provision of API data as prescribed by law.
Article 113. Responsibility of the operators of airports or aerodromes
1. Organize the system of aviation security assurance as stipulated in this Circular; ensure the human resources, infrastructure system, facilities and funding for the implementation of aviation security Program of airports; provide the aviation security assurance services at the airports or aerodromes.
2. Coordinate with the aviation Authorities and relevant units and bodies at the airports to develop the aviation security Program of the operators of airports or aerodromes and implement it after it is approved; provide the approved security Program of the operators of airports or aerodromes to the relevant aviation Authorities; provide the appropriate parts of the Program for the relevant airports, bodies and enterprises operating at the airports or aerodromes as required; are subject to the security inspection, examination, testing and investigation of the Civil Aviation Authority of Vietnam and the aviation Authorities according to regulations.
3. Build the infrastructure, arrange the means and equipment of aviation security and other necessary conditions for the aviation security assurance; protect the airports or aerodromes and maintain the public order at the airports or aerodromes.
4. Coordinate with the aviation Authorities to determine the boundary of the restricted areas at the airports or aerodromes; issue and manage the card and permit of internal security control according to regulations;
5. Coordinate with the competent authorities to the collect information, reality and assess the risks at the airports or aerodromes; give advice to the Civil Aviation Authority of Vietnam, the aviation emergency command Committee at level of province, city and island district on strengthening the appropriate measures of aviation security control.
6. Build the emergency Center of airports or aerodromes, head office to command and operate the dealing with the illegal acts of interference at the airports or aerodromes; develop the emergency scheme for initially dealing with the illegal acts of interference; hand over the chief command right to the representative of police or army authorities depending on each case as stipulated by law when this representative is ready for receiving and accepting the command of the chief commander after handover; organize the exercises to deal with the illegal acts of interference at grassroots level and participate in the exercise at sectoral level and national level according to regulations.
7. Ensure the requirements and standards of aviation security are applied upon design, building or renovation of works of the airports or aerodromes.
8. Develop and maintain the specific standards and procedures for the aviation security check and monitoring to fully comply with the provisions of the approved security Program of the operators of airports or aerodromes; organize the internal check and monitoring in the compliance with the aviation security standards and procedures to promptly remedy the loopholes and shortcomings in the aviation security assurance.
9. Sign the Regulations on coordinated aviation security assurance, security, order and social safety with the local authorities, police and army authorities in the areas of airports or aerodromes and the relevant bodies and units.
10. Provide the professional training, retraining and provision of knowledge about aviation security for the relevant staff according to regulations of law.
11. Coordinate with the relevant aviation Authorities, police and army authorities and local authorities in dealing and handling the cases of violation of aviation security and public order at the airports or aerodromes.
12. Issue and manage the card or permit of aviation security of airports or aerodromes according to regulations.
13. Develop the regulations on internal security control which shall be implemented in all procedures for recruitment, training, management, monitoring, violation handling, assessment, commenting, appointment, transfer of the units; request the issue of permit, professional capacity certificate and make periodical assessment towards the aviation officers.
14. Develop the regulations on protection of information and aviation information technology system used in the civil aviation activities in order to fight against the unauthorized access and interference causing the unsafety to the civil aviation activities and theft of information which must be kept confidential.
15. Propagate, disseminate and educate their staff to have the consciousness of compliance with and abidance by the regulations on aviation security; propagate the regulations on aviation security on the mass media except the restricted aviation documents
16. Are subject to the professional directions and guidance on aviation security of the Civil Aviation Authority of Vietnam.
Article 114. Responsibility of the aviation service providers
1. Develop the aviation security Regulation including the emergency scheme to deal with the illegal acts of interference and implement it after it is approved; provide the approved aviation security Regulation to the relevant aviation Authorities and the operators of airports or aerodromes; be subject to the inspection, examination, assessment, testing and survey of aviation security of the competent authorities according to the provisions in this Circular.
2. Organize the system of aviation security assurance according to the provisions in this Circular: the air traffic service providers shall organize the aviation security control forces in their restricted areas; enterprises maintaining and repairing aircrafts shall organize the aviation security control forces to carry out the activities of aviation security in the facilities maintaining and repairing aircrafts.
3. Exercise the powers and responsibilities for initially dealing with the illegal interference in the civil aviation activities at the service providers outside the airport according to the regulations of law.
4. Coordinate with the relevant aviation Authorities, aviation security control forces, police, army authorities, local government in dealing with the cases and acts of violation of aviation security in the restricted areas of the enterprises.
5. Collect information, reality, assess and determine the seriousness of the potential threats to the aviation security assurance at the facilities to give advice to the Civil Aviation Authority of Vietnam and the aviation emergency command Committee at level of province, city and island district on strengthening the appropriate measures of aviation security.
6. Be subject to the inspection, examination, supervision, testing, survey and investigation of aviation security of the Civil Aviation Authority of Vietnam and the aviation Authorities according to the provisions of law and this Circular.
7. Within the internal scope under their management, they are responsible for
a) Determining the restricted areas of the enterprises outside the airports or aerodromes; issuing and managing the cards and permits of internal security control according to regulations;
b) Controlling the internal security for the aviation officers; organizing the internal security check and monitoring system;
c) Protecting the information and civil aviation information technology system under their management in order to fight against the unauthorized access and interference causing the unsafety to the civil aviation activities and theft of information which must be kept confidential according to regulations of law;
d) Controlling the prescribed quality of internal security;
dd) Providing the professional training and re-training and provision of knowledge about aviation security for the relevant staff according to regulations of law;
e) Propagating, disseminating and educating their staff to have the consciousness of compliance with and abidance by the regulations on aviation security; propagate the regulations on aviation security on the mass media except the restricted aviation documents
8. Signing the coordination documents on ensuring the aviation security, order security, social safety with the local government and the relevant police and army authorities where the service provider is located.
9. Organizing the exercise to deal with the illegal acts of interference at grassroots level and participating in the exercise at sectoral level and national level according to regulations.
10. Being subject to the professional directions and guidance on aviation security of the Civil Aviation Authority of Vietnam
Article 115. Responsibility of airlines and aircraft operators
1. Develop the aviation security Program of the airlines and submit it to the Civil Aviation Authority of Vietnam and implement it after it is approved; providing the whole approved aviation security Program for the relevant aviation Authorities for examination and monitoring of compliance.
2. Providing the professional training and re-training and provision of knowledge about aviation security for the relevant staff according to regulations of law
3. Coordinating with the aviation Authorities, operators of airports or aerodromes and relevant bodies and units to deal with the cases of violation of aviation security and other violations pertaining to the aircrafts while they are under operation or not.
4. Checking the aviation security of aircraft before flight and coordinating to search the aircraft for security when there is threatening information according to regulations of law; ensuring the security and maintenance of order and discipline on the flying aircraft;
5. The Vietnamese airlines and aircraft operators shall:
a) Organize the aviation security control forces to take measures of aviation security control, maintenance of security, order and discipline on aircraft and ensure the security for aircraft operation outside the airports or aerodromes;
b) Organize the independent aviation security system with the head who shall take responsibility for all approved aviation security assurance activities of the airlines;
c) Survey and assess the aviation security assurance for the activities of the airlines at the airports or aerodromes domestically and internationally; ensure the funding for the Civil Aviation Authority of Vietnam to participate in the survey and assessment of the airlines at the foreign airports;
d) Coordinate to implement the emergency Scheme to deal with the illegal acts of interference in the civil aviation activities within their prescribed responsibility; organize the exercises to deal with the illegal acts of interference at grassroots level and participating in the exercise at sectoral level and national level according to regulations.
dd) Determine the boundaries of restricted areas under their management outside the airports or aerodromes; issuing and manage the cards or permits of internal security and crew identification cards according to regulations;
e) Arrange seat on the flights for the air security officer on duty on the flights as required by the competent authorities;
g) Control the internal security for the aviation officers according to regulations;
h) Protect the aviation information and information technology system of the airlines against the unauthorized access and interference which cause the unsafety for the civil aviation activities and theft of information which must be kept confidential including the personal information of passengers
i) Propagate and educate their staff to have the consciousness of compliance with and abidance by the regulations on aviation security; propagate the regulations on aviation security by appropriate ways to the aircraft passengers.
k) Are subject to the professional directions and guidance on aviation security of the Civil Aviation Authority of Vietnam.
6. The foreign airlines must fully comply with the law of Vietnam on aviation security of their operation in Vietnam; appoint and inform the Civil Aviation Authority of Vietnam and the persons who take direct and comprehensive responsibility for the aviation security of their operation in Vietnam.
7. Where the foreign airports or aerodromes do not follow the standards of ICAO on aviation security, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall make assessment and decide not to permit the operation of civil flights which depart from those airports or aerodromes to Vietnam.
Article 116. Responsibility of relevant organizations and individuals
1. Fully comply with the provisions of this Circular and the aviation security Program of the operators of airports or aerodromes when operating at the airports or aerodromes; are subject to the inspection, examination, supervision, investigation, testing, survey and assessment of aviation security of the Civil Aviation Authority of Vietnam, the relevant aviation Authorities and the aviation security control forces.
2. For the organizations and individuals carrying on the non-aviation business at the airports or aerodromes:
a) Protect the facilities, assets, equipment, ensure the aviation security and order for their activities through the signing of security assurance service contract with the operators of airports or aerodromes;
b) Coordinate with the aviation Authorities, the aviation security control forces and the relevant bodies and units to handle the violations of aviation security and order which occur within their scope of management;
c) Ensure the relevant staff are provided with the aviation security training according to regulations of law.
d) Propagate, disseminate and educate their staff to have the consciousness of compliance with and abidance by the regulations on aviation security;
3. The passengers and the cargo senders must follow the regulations on aviation security assurance as stipulated in this Circular and the regulations of law on aviation security. The passengers must absolutely comply with the instructions on security and order of the aviation security controllers and order of the flight crew. In case of failure of compliance, they shall be handled according to regulations of law depending on the nature and seriousness of violation.
4. The aviation officers must follow the regulations on aviation security assurance as stipulated in this Circular and the regulations of law on aviation security; the drinking of alcohol and beer while on duty is absolutely prohibited. In case of violation, their duties shall be suspended and their Card of aviation security control and aviation work permit.
Article 117. Funding for aviation security assurance
1. The standing office of the Security Committee of the National Civil Aviation and the Civil Aviation Authority of Vietnam shall, based on the assigned tasks, make the annual estimate of funding from the state budget and submit it to the Ministry of Transport and implement it after its approval.
2. The enterprises should ensure the whole funding for the aviation security assurance within their responsibilities specified in this Circular and other regulations of law, including the funding for infrastructure, equipment and means to ensure the aviation security of the enterprises.
Article 118. The appendices issued with this Circular
1. Appendix I: Outline of aviation security Program of the operators of airports or aerodromes.
2. Appendix II: Outline of aviation security Program of the Vietnamese airlines and aircraft operators.
3. Appendix III: Outline of aviation security Regulation of the air traffic providers.
4. Appendix IV Outline of aviation security Regulation of the aviation service providers at the airports or aerodromes; enterprises manufacturing, repairing and maintaining aircrafts and aircraft equipment; enterprises processing cargo and postal items to be carried on board the aircraft.
5. Appendix V: Forms of official dispatches.
6. Appendix VI: Brief list of staff issuing the card of security control of airports or aerodromes with long-term validity.
7. Appendix VII: Form of declaration for issue of card of security control of airports or aerodromes with long-term validity.
8. Appendix VIII: Form of list of vehicles for issue of card of security control of airports or aerodromes with long and short -term validity.
9. Appendix IX: Form of list for issue of card of security control of airports or aerodromes with long and short-term validity.
10. Appendix X: Notice of loss of card/permit
11. Appendix XI: Requirements for fence, gate, door, barrier, lighting system, monitoring camera, sentry box, security patrol road at the airports or aerodromes, air service providers;
12. Appendix XII: Seal of aviation security.
13. Appendix XIII: Personal papers, ticket and boarding pass.
14. Appendix XIV: Form of certification of identity
15. Appendix XV: Declaration of carriage of firearm on board the aircraft.
16. Appendix XVI: Declaration of consignment of firearms and ammunition on flight
17. Appendix XVII: Measures to strengthen the aviation security control corresponding to each level.
18. Appendix XVIII: Check with X-ray scanner
19. Appendix XIX: Check with magnetic sensory door.
20. Appendix XX: Check with portable metal detector
21. Appendix XXI: Form of card of aviation security supervisor
22. Appendix XXII: Preliminary report on illegal acts of interference.
23. Appendix XXIII: Official report on illegal acts of interference.
24. Appendix XXIV: Forms of records of violation of aviation security.
25. Appendix XXV: Bag used for containing liquid allowed to carry long, put in hand luggage on international flights.
26. Appendix XXVI: Form of declaration of carriage of objects and vehicles into the restricted areas.
1. This Circular takes effect from 01/05/2016.
2. This Circular shall replace the Circular No. 30/2012/TT-BGTVT dated 01/08/2012 of the Minister of Transport stipulating in detail the Program of aviation security and quality control of aviation security of Vietnam.
3. The Chief of ministerial Office, Chief inspector, Directors General and Directors of Civil Aviation Authority of Vietnam, heads of bodies and organizations and relevant individuals are liable to execute this Circular./.
|
MINISTER |
ATTACHED FILE
|