Chương II Thông tư 01/2016/TT-BGTVT: Biện pháp kiểm soát an ninh phòng ngừa
Số hiệu: | 01/2016/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 01/02/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2016 |
Ngày công báo: | 03/03/2016 | Số công báo: | Từ số 207 đến số 208 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không, bao gồm: biện pháp kiểm soát an ninh phòng ngừa, xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng;…
I. Biện pháp kiểm soát an ninh phòng ngừa
Quy định về việc ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế theo Thông tư số 01:
- Người, phương tiện khi ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép ra, vào khu vực đó.
- Người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực hạn chế phải đúng cổng, cửa quy định, tuân thủ sự hướng dẫn và các quy định về an ninh, an toàn, khai thác tại khu vực hạn chế; chịu sự kiểm tra, giám sát an ninh hàng không thích hợp.
II. Xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
Thông tư 01/2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định nguyên tắc xử lý vi phạm, theo đó:
- Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bố trí nơi xử lý, giải quyết vụ việc vi phạm; bảo đảm xử lý vi phạm nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và hạn chế gây ách tắc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay và chuyến bay.
- Thông tư 01/2016/BGTVT quy định cảng vụ hàng không, các đơn vị, doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có lực lượng bảo vệ phải tổ chức trực ban 24 giờ trong ngày và cả tuần, công bố số máy điện thoại trực để tiếp nhận thông tin và xử lý kịp thời vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay.
III. Hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng
Các cơ quan, đơn vị chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng, trong đó, Thông tư 01 năm 2016 quy định:
Người khai thác cảng hàng không, sân bay; hãng hàng không Việt Nam; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung phải thiết lập tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của mình độc lập về chức năng, nhiệm vụ và không kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác; trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không gửi Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt phải quy định cụ thể người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không đáp ứng tiêu chuẩn của ICAO và người đứng đầu các bộ phận thuộc tổ chức bảo đảm an ninh hàng không.
IV. Công trình, trang bị, thiết bị, phương tiện và vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ bảo đảm an ninh hàng không
Yêu cầu đối với thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không:
- Thiết bị, phương tiện tại khoản 1 Điều 100 Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định;
- Hệ thống thiết bị sử dụng cho việc cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất toàn ngành;
- Thiết bị, phương tiện tại khoản 1 Điều 100 Thông tư 01/2016/BGTVT phải đầy đủ hồ sơ, lý lịch; hệ thống máy soi tia X phải được cấp phép an toàn bức xạ.
V. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không
Thông tư số 01 năm 2016 của Bộ GTVT quy định việc quản lý rủi ro về an ninh hàng không như sau:
- Quản lý rủi ro về an ninh hàng không là việc thu thập, đánh giá và xác định mức độ của các mối đe doạ tiềm ẩn để đề ra các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không phù hợp tương xứng.
- Cục Hàng không Việt Nam thiết lập hệ thống báo cáo tự nguyện, báo cáo mật để thu thập các thông tin an ninh hàng không từ các nguồn hành khách, tổ bay, nhân viên trong ngành hàng không dân dụng và các nguồn khác thích hợp phục vụ cho hoạt động kiểm soát chất lượng và quản lý rủi ro về an ninh hàng không.
Thông tư 01 có hiệu lực từ ngày 01/05/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hệ thống thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không bao gồm:
a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn và loại có giá trị sử dụng ngắn hạn được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay;
b) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ loại có giá trị sử dụng dài hạn và loại có giá trị sử dụng ngắn hạn được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế riêng của doanh nghiệp;
c) Thẻ nhận dạng tổ bay của hãng hàng không loại có giá trị sử dụng dài hạn được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế có liên quan đến nhiệm vụ của tổ bay.
2. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải được bảo mật, chống làm giả. Cục Hàng không Việt Nam quy định, thống nhất cách thức, biện pháp bảo mật đối với từng loại thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không.
a) Cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn tại một cảng hàng không, sân bay cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội cấp Trung ương và các cơ quan, tổ chức nước ngoài;
b) Cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn tại nhiều cảng hàng không, sân bay thuộc quyền quản lý của các Cảng vụ hàng không khác nhau cho tất cả các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 16 của Thông tư này.
a) Cấp thẻ, giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn tại một hoặc nhiều cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội cấp địa phương và các doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Cấp thẻ, giấy phép có giá trị sử dụng ngắn hạn tại một cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý cho tất cả các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 16 của Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay được Cục Hàng không Việt Nam ủy quyền cấp thẻ, giấy phép dài hạn, ngắn hạn tại một cảng hàng không trong phạm vi quản lý cho cán bộ, nhân viên, phương tiện của mình và người, phương tiện mà người khai thác cảng hàng không, sân bay thuê làm nhiệm vụ xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị, công trình của mình.
4. Hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài cấp thẻ nhận dạng tổ bay có giá trị sử dụng dài hạn cho tổ bay để thực hiện nhiệm vụ trong chuyến bay.
5. Doanh nghiệp chủ quản khu vực hạn chế cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn tại các khu vực hạn chế sử dụng riêng cho doanh nghiệp.
1. Cục Hàng không Việt Nam ban hành mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay.
2. Hãng hàng không Việt Nam ban hành mẫu thẻ nhận dạng tổ bay, doanh nghiệp chủ quản khu vực hạn chế ban hành mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ; các mẫu này không được giống với mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay và phải được thông báo cho Cảng vụ hàng không nơi hãng hàng không khai thác để giám sát.
3. Hãng hàng không nước ngoài phải thông báo mẫu thẻ nhận dạng tổ bay cho Cảng vụ hàng không nơi hãng hàng không khai thác để giám sát.
4. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn cấp cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, cơ quan, tổ chức nước ngoài, các hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay có thời hạn hiệu lực tối đa không quá 02 năm kể từ ngày cấp; thẻ, giấy phép cấp cho các tổ chức khác có thời hạn hiệu lực tối đa không quá 01 năm kể từ ngày cấp;
5. Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn có thời hạn hiệu lực căn cứ vào yêu cầu của người đề nghị cấp và kết quả đánh giá, thẩm định hồ sơ, bao gồm thẻ được sử dụng 01 lần trong vòng 01 ngày (24 giờ) kể từ thời điểm thẻ được cấp có hiệu lực và thẻ được sử dụng nhiều lần trong thời hạn tối đa không quá 10 ngày kể từ thời điểm thẻ được cấp có hiệu lực.
6. Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng ngắn hạn sẽ có thời hạn hiệu lực căn cứ vào yêu cầu của người đề nghị cấp và kết quả đánh giá, thẩm định hồ sơ nhưng tối đa không quá 01 ngày (24 giờ) kể từ thời điểm giấy phép được cấp có hiệu lực.
7. Thẻ nhận dạng tổ bay của hãng hàng không Việt Nam; thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ loại có giá trị sử dụng dài hạn có thời hạn hiệu lực tối đa không quá 02 năm kể từ ngày cấp; thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ loại có giá trị sử dụng ngắn hạn có thời hạn hiệu lực như quy định tại các khoản 5 và 6 của Điều này.
8. Đối tượng được cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay phải chịu chi phí cấp thẻ, giấy phép theo quy định của pháp luật.
1. Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn phải có các thông tin cơ bản sau đây:
a) Số thẻ; ký hiệu cảng hàng không, sân bay được phép vào và hoạt động;
b) Thời hạn hiệu lực của thẻ;
c) Họ và tên của người được cấp thẻ;
d) Chức danh của người được cấp thẻ;
đ) Tên cơ quan, đơn vị của người được cấp thẻ;
e) Ảnh của người được cấp thẻ;
g) Khu vực hạn chế được phép vào và hoạt động;
h) Quy định về sử dụng thẻ.
2. Thẻ kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng dài hạn phải có các thông tin cơ bản sau đây:
a) Số thẻ; ký hiệu của doanh nghiệp;
b) Thông tin theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này.
3. Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có các thông tin cơ bản quy định tại các điểm a, b, c, g và h khoản 1 Điều này và số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn hoặc số thẻ kiểm soát an ninh nội bộ của người được cấp thẻ.
Thẻ kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có các thông tin cơ bản quy định tại các điểm a, b, g và h khoản 1 Điều này.
4. Từng khu vực hạn chế trên thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay, thẻ kiểm soát an ninh nội bộ được phân định tương ứng bằng chữ cái, con số, màu sắc hoặc được mã hóa.
5. Thẻ nhận dạng tổ bay có các thông tin cơ bản sau đây:
a) Số thẻ;
b) Thời hạn hiệu lực của thẻ;
c) Họ và tên của người được cấp thẻ;
d) Chức danh của người được cấp thẻ;
đ) Tên, biểu tượng hãng hàng không;
e) Ảnh của người được cấp thẻ.
1. Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn; giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng dài hạn phải có các thông tin cơ bản sau đây:
a) Số giấy phép;
b) Thời hạn hiệu lực của giấy phép;
c) Loại phương tiện;
d) Biển kiểm soát phương tiện;
đ) Khu vực hạn chế được phép vào và hoạt động;
e) Cổng ra; cổng vào;
g) Tên cơ quan, đơn vị chủ quản phương tiện.
2. Giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có các thông tin cơ bản quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều này.
3. Từng khu vực hạn chế trên giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ được phân định tương ứng bằng chữ cái, con số hoặc màu sắc.
1. Đối tượng được xem xét cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn bao gồm:
a) Cán bộ, nhân viên có hợp đồng không xác định thời hạn của các hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
b) Nhân viên của doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh du lịch; doanh nghiệp giao nhận hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không và doanh nghiệp thực hiện khảo sát, thi công, sửa chữa, bảo dưỡng công trình tại cảng hàng không, sân bay;
c) Cán bộ, nhân viên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội cấp Trung ương và địa phương;
d) Người của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Người điều khiển phương tiện quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.
2. Cục Hàng không Việt Nam quy định số lượng thẻ cấp cho người của các cơ quan đại diện ngoại giao, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch phù hợp với yêu cầu kiểm soát an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay.
3. Điều kiện để đối tượng quy định tại khoản 1 của Điều này được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn bao gồm:
a) Không có án tích theo quy định của pháp luật;
b) Được cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ làm việc thường xuyên tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay, trừ đối tượng điều khiển phương tiện quy định tại điểm c khoản 6 Điều này;
c) Chỉ những người của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phục vụ chuyên cơ và được giao nhiệm vụ chuyên trách thường xuyên phục vụ chuyến bay, đoàn khách chuyên cơ mới được cấp vào khu vực chuyên cơ.
4. Đối tượng được xem xét cấp thẻ có giá trị sử dụng ngắn hạn bao gồm:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không đủ điều kiện cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn;
b) Người có công việc đột xuất tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay.
5. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này được cấp thẻ có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không hoặc người của cơ quan chủ quản khu vực hạn chế giám sát; đối với khu vực cách ly và sân bay phải có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không đi hộ tống để hướng dẫn, giám sát.
6. Phương tiện được cấp giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn bao gồm:
a) Phương tiện hoạt động thường xuyên tại khu vực hạn chế của sân bay phục vụ chuyến bay chuyên cơ, khu vực đường cất hạ cánh của sân bay;
b) Phương tiện hoạt động thường xuyên tại khu vực hạn chế của sân bay nhưng không được Cảng vụ hàng không cấp biển kiểm soát an ninh;
c) Phương tiện thuộc quản lý của cơ quan Đảng, Nhà nước và chuyên phục vụ các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương trở lên; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tổng tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
7. Đối với phương tiện hoạt động thường xuyên tại khu vực hạn chế của sân bay, biển kiểm soát an ninh do Cảng vụ hàng không cấp đồng thời là giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, trừ trường hợp quy định tại điểm a, khoản 6 Điều này.
8. Điều kiện bổ sung để phương tiện quy định tại điểm a khoản 6 Điều này được cấp giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn:
a) Được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng các yêu cầu của phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của Bộ Giao thông vận tải về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
9. Phương tiện được xem xét cấp giấy phép có giá trị sử dụng ngắn hạn gồm:
a) Phương tiện sử dụng để đưa đón khách quốc tế từ cấp Bộ trưởng trở lên;
b) Phương tiện quy định tại điểm b khoản 6 Điều này có nhiệm vụ phục vụ chuyến bay chuyên cơ;
c) Phương tiện có nhiệm vụ đột xuất để: phục vụ các đối tượng đặc biệt; thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; phục vụ hoạt động của cảng hàng không, sân bay tại khu vực hạn chế.
10. Phương tiện quy định tại khoản 9 của Điều này sau khi được cấp giấy phép vào hoạt động trong khu vực hạn chế phải có phương tiện của người khai thác cảng hàng không, sân bay hoặc nhân viên kiểm soát an ninh hàng không hoặc nhân viên có giấy phép khai thác phương tiện mặt đất hướng dẫn.
11. Phạm vi cấp thẻ, giấy phép cụ thể như sau:
a) Người làm việc tại mỗi cảng hàng không, sân bay chỉ được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn vào đúng cảng hàng không, sân bay nơi mình làm việc;
b) Người làm nhiệm vụ tại nhiều cảng hàng không được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn vào các cảng hàng không, sân bay;
c) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chỉ được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn vào cảng hàng không quốc tế;
d) Thẻ có giá trị sử dụng ngắn hạn, giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn chỉ có giá trị sử dụng tại một cảng hàng không, sân bay.
12. Trong trường hợp áp dụng biện pháp an ninh tăng cường, khẩn nguy sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay quyết định hạn chế người, phương tiện đã được cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh vào các khu vực hạn chế và phải gửi ngay quyết định cho Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không có liên quan.
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người xin cấp thẻ kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng dài hạn chịu trách nhiệm kiểm tra án tích của người xin cấp thẻ tại cơ quan tư pháp trước khi làm thủ tục xin cấp thẻ.
2. Việc kiểm tra án tích của người được cấp thẻ phải được thực hiện khi cấp thẻ lần đầu, cấp lại do hết thời hạn sử dụng.
1. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không mất giá trị sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Thẻ, giấy phép bị hỏng; nội dung trên thẻ, giấy phép bị mờ;
b) Thẻ, giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa;
c) Thẻ, giấy phép bị mất;
d) Người được cấp thẻ không còn đáp ứng về đối tượng, điều kiện quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này;
đ) Phương tiện được cấp giấy phép không còn đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 6 và 8 Điều 16 của Thông tư này;
e) Thẻ, giấy phép hết hạn sử dụng;
g) Vì lý do đảm bảo an ninh;
h) Trường hợp chuyển công tác mà không trả lại thẻ, giấy phép cho đơn vị cấp.
2. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh được xem xét cấp lại trong những trường hợp sau:
a) Khi ban hành mẫu thẻ, giấy phép mới;
b) Còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Hết thời hạn sử dụng; bị mất; bị thu giữ do vi phạm hoặc bị kỷ luật; do thay đổi vị trí công tác.
1. Cơ quan đề nghị cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đương bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với các doanh nghiệp phải có bản sao chứng thực của tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân, chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp, trừ trường hợp là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
c) Tờ khai cá nhân của người đề nghị cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này có dán ảnh màu 04 cen-ti-mét x 06 cen-ti-mét, đóng dấu giáp lai (ảnh chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ);
d) 01 ảnh màu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này hoặc chụp trực tiếp tại cơ quan cấp thẻ.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá và thẩm định hồ sơ về đối tượng và điều kiện cấp thẻ như sau:
a) Cấp thẻ trong trường hợp đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này;
b) Trường hợp không đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp hồ sơ có vấn đề chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
1. Cơ quan đề nghị cấp lại thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua đương bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam, cụ thể như sau:
a) Trường hợp cấp lại do ban hành mẫu thẻ mới, thẻ hết thời hạn sử dụng, hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 19 của Thông tư này;
b) Trường hợp cấp lại do thẻ còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 19 của Thông tư này và nộp lại thẻ bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Trường hợp cấp lại do bị mất thẻ, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 19 của Thông tư này và văn bản xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị về thời gian, địa điểm, nguyên nhân mất;
d) Trường hợp cấp lại do bị thu giữ thẻ, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 19 của Thông tư này kèm theo văn bản kết quả xử lý vi phạm, kỷ luật và bản kiểm điểm cá nhân có nhận xét đánh giá của cơ quan xử lý vi phạm, kỷ luật;
đ) Trường hợp cấp lại do thay đổi vị trí công tác khác cơ quan, đơn vị, hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này; trường hợp thay đổi vị trí công tác trong cùng cơ quan, đơn vị, hồ sơ gồm công văn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục V và danh sách trích ngang theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá và thẩm định hồ sơ về đối tượng và điều kiện cấp thẻ như sau:
a) Cấp thẻ cho người đề nghị trong trường hợp đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này;
b) Trường hợp không đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp hồ sơ có những vấn đề chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
1. Cơ quan đề nghị cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua đương bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không; hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không đánh giá và thẩm định hồ sơ về đối tượng và điều kiện cấp thẻ như sau:
a) Cấp thẻ trong trường hợp đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này;
b) Trường hợp không đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp hồ sơ có vấn đề chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
1. Cơ quan đề nghị cấp lại thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không, hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không đánh giá và thẩm định hồ sơ về đối tượng và điều kiện cấp thẻ như sau:
a) Cấp thẻ cho người đề nghị trong trường hợp đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này;
b) Trường hợp không đáp ứng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 16 của Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp hồ sơ có những vấn đề chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
1. Cơ quan đề nghị cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp đến Cảng vụ hàng không và xuất trình một trong các giấy tờ còn hiệu lực (chứng minh nhân dân, chứng minh thư ngoại giao, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân, thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn), hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh sách theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn không quá 60 phút kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không thẩm định hồ sơ, cấp thẻ; trường hợp không cấp thẻ, thông báo trực tiếp lý do cho người nộp hồ sơ.
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Danh sách cán bộ, nhân viên đề nghị cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tờ khai cá nhân của người đề nghị cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này có dán ảnh màu 04 cen-ti-mét x 06 cen-ti-mét, đóng dấu giáp lai (ảnh chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ);
c) 01 ảnh màu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
2. Sau 05 ngày làm việc kể từ khi cấp, người khai thác cảng hàng không, sân bay được ủy quyền phải gửi danh sách những người được cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không liên quan.
1. Hồ sơ cụ thể như sau:
a) Trường hợp cấp lại do ban hành mẫu thẻ mới, thẻ hết thời hạn sử dụng, hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Thông tư này;
b) Trường hợp cấp lại do thẻ còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 24 của Thông tư này và nộp lại thẻ bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Trường hợp cấp lại do bị mất thẻ, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 24 của Thông tư này và văn bản xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị về thời gian, địa điểm, nguyên nhân mất thẻ;
d) Trường hợp cấp lại do bị thu giữ thẻ do vi phạm hoặc bị kỷ luật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 24 của Thông tư này kèm theo văn bản kết quả xử lý vi phạm, kỷ luật và bản kiểm điểm cá nhân có nhận xét đánh giá của cơ quan xử lý vi phạm, kỷ luật;
đ) Trường hợp cấp lại do thay đổi vị trí công tác, hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Thông tư này.
2. Sau 05 ngày làm việc kể từ khi cấp, người khai thác cảng hàng không, sân bay được ủy quyền phải gửi danh sách những người được cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không liên quan.
1. Cơ quan đề nghị cấp giấy phép cho phương tiện quy định tại khoản 6 Điều 16 nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
2. Thủ tục cấp giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn tại một cảng hàng không, sân bay thuộc người khai thác cảng hàng không, sân bay cho phương tiện của mình theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không đánh giá và thẩm định hồ sơ, trường hợp đáp ứng thì cấp giấy phép; trường hợp không đáp ứng, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
4. Sau 05 ngày làm việc kể từ khi cấp, người khai thác cảng hàng không, sân bay được ủy quyền phải gửi danh sách phương tiện được cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không liên quan.
1. Cơ quan đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, bao gồm:
a) Cấp lại do ban hành mẫu giấy phép mới, giấy phép hết thời hạn sử dụng, hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Thông tư này;
b) Cấp lại do giấy phép còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 26 của Thông tư này; cơ quan đề nghị cấp thẻ phải nộp lại giấy phép bị mờ, rách, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Cấp lại do bị mất giấy phép, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 24 của Thông tư này; cơ quan đề nghị cấp thẻ phải có văn bản xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị về thời gian, địa điểm, nguyên nhân mất giấy phép.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép đánh giá và thẩm định hồ sơ; trường hợp đáp ứng thì cấp giấy phép; trường hợp không đáp ứng, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ có những vấn đề chưa rõ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cảng vụ hàng không có văn bản đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
3. Sau 05 ngày làm việc kể từ khi cấp, người khai thác cảng hàng không, sân bay được ủy quyền phải gửi danh sách phương tiện được cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không liên quan.
1. Cơ quan đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp đến cho cơ quan cấp giấy phép và xuất trình Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh sách phương tiện đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn tối đa 60 phút kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép, thông báo trực tiếp lý do cho người nộp hồ sơ.
1. Cơ quan công an, hải quan cửa khẩu tại các cảng hàng không, sân bay quốc tế chịu trách nhiệm về hồ sơ, lý lịch, nhân thân, nhiệm vụ của người được cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh sách cán bộ, nhân viên làm việc thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay quốc tế, bao gồm các thông tin về họ và tên, chức vụ, đơn vị làm việc, khu vực hoạt động của người đề nghị cấp thẻ;
c) Hai ảnh màu 04 cen-ti-mét x 06 cen-ti-mét (ảnh chụp mặc trang phục của ngành trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ) hoặc ảnh chụp trực tiếp tại cơ quan cấp thẻ.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ hàng không thẩm định hồ sơ và cấp thẻ. Trường hợp không cấp có văn bản trả lời nêu rõ lý do không cấp.
1. Hồ sơ cấp thẻ, giấy phép phải được lưu trữ, tiêu hủy theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Tại nơi cấp thẻ, giấy phép phải niêm yết quy định về hồ sơ và quy trình cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, thông báo trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến thủ tục cấp thẻ, giấy phép.
3. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý và quy trình, biểu mẫu có liên quan trong việc tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định, cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
1. Cơ quan cấp thẻ, giấy phép chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ và các nội dung sau đây để cấp thẻ, giấy phép:
a) Đối tượng cấp thẻ, giấy phép;
b) Điều kiện cấp thẻ, giấy phép;
c) Phạm vi cấp thẻ, giấy phép;
d) Thời hạn cấp thẻ, giấy phép;
đ) Cảng hàng không, khu vực hạn chế được cấp trong thẻ, giấy phép.
2. Cơ quan, đơn vị và cá nhân người đề nghị cấp thẻ, giấy phép có trách nhiệm giải trình và cung cấp các tài liệu chứng minh cho cơ quan cấp thẻ, giấy phép để làm rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này trong quá trình thẩm định hồ sơ.
3. Cơ quan cấp thẻ, giấy phép có quyền từ chối nếu đơn vị và cá nhân người đề nghị cấp thẻ, giấy phép từ chối giải trình và cung cấp tài liệu chứng minh hoặc vi phạm các quy định về việc quản lý, sử dụng thẻ, giấy phép hoặc phát hiện hành vi khai, xác nhận không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ, giấy phép.
4. Việc cấp thẻ, giấy phép phải tuân thủ nguyên tắc làm việc tại cảng hàng không và khu vực hạn chế thì được cấp vào đúng cảng hàng không và khu vực hạn chế được phép hoạt động; đối tượng làm nhiệm vụ đến thời điểm nào thì cấp đến thời điểm đó.
1. Doanh nghiệp cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ, thẻ nhận dạng tổ bay phải quy định đối tượng, điều kiện được cấp thẻ, giấy phép; mẫu thẻ, giấy phép; hồ sơ, thủ tục cấp thẻ, giấy phép; trách nhiệm, thẩm quyền quản lý, cấp, thu hồi thẻ, giấy phép trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.
2. Mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ, thẻ nhận dạng tổ bay không được gây nhầm lẫn với mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay.
1. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không chỉ được phép sử dụng khi làm nhiệm vụ được giao, không được phép sử dụng cho mục đích cá nhân khác, sử dụng sai quy định hoặc có hành vi vi phạm sẽ bị tạm giữ, thu hồi.
2. Người được cấp thẻ, người sử dụng phương tiện được cấp giấy phép phải bảo quản, giữ gìn thẻ, giấy phép; không cho người khác sử dụng dưới bất cứ hình thức nào; không được tẩy xoá, làm sai lệch nội dung trên thẻ, giấy phép; trường hợp người, phương tiện được cấp thẻ, giấy phép không còn nhiệm vụ tại khu vực hạn chế, phải trả lại thẻ, giấy phép cho đơn vị cấp; trường hợp bị rách, mờ không rõ các nội dung trên thẻ, giấy phép phải xin cấp lại. Trường hợp bị mất phải báo ngay cho đơn vị cấp thẻ, giấy phép và cơ quan chủ quản của mình.
3. Người sử dụng thẻ, người sử dụng phương tiện được cấp giấy phép vi phạm quy định về an ninh, an toàn hàng không, gây rối trật tự kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay; vi phạm quy định về sử dụng thẻ, giấy phép, không còn đáp ứng điều kiện cấp thẻ, giấy phép sẽ bị tạm giữ, thu hồi.
4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được cấp thẻ, giấy phép chịu trách nhiệm:
a) Quy định việc quản lý và sử dụng thẻ, giấy phép của các cá nhân, phương tiện của đơn vị mình khi được cấp để bảo đảm sử dụng đúng mục đích; không được sử dụng thẻ cho mục đích cá nhân;
b) Thu hồi và bàn giao cho đơn vị cấp: thẻ, giấy phép mất giá trị sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này, ngoại trừ thẻ, giấy phép hết hạn sử dụng; thẻ, giấy phép bị thu hồi theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này các trường hợp mất thẻ, giấy phép cho đơn vị cấp thẻ, giấy phép;
c) Tiêu hủy thẻ, giấy phép hết hạn sử dụng.
5. Cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu sử dụng thẻ kiểm soát an ninh hàng không để ra, vào khu vực hạn chế, không phải đeo thẻ trong quá trình làm việc theo quy định.
6. Cơ quan cấp thẻ, giấy phép phải thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này các trường hợp mất thẻ, giấy phép do đơn vị mình cấp cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng bảo vệ khu vực hạn chế ghi trên thẻ, giấy phép bị mất và Cục Hàng không Việt Nam để kịp thời ngăn chặn việc sử dụng thẻ, giấy phép đã mất.
1. Căn cứ thực tế cơ sở hạ tầng và hoạt động hàng không dân dụng, các khu vực hạn chế sau đây phải được thiết lập:
a) Khu vực hành khách sau khi đã kiểm tra soi chiếu người và hành lý chờ để đi tàu bay (khu vực cách ly);
b) Khu vực sân đỗ tàu bay, đường hạ cất cánh, đường lăn và các khu vực khác trong sân bay (sân bay);
c) Khu vực phục vụ hành lý ký gửi sau khi đã được kiểm tra an ninh hàng không để đưa lên tàu bay (khu vực phân loại hành lý);
d) Khu vực dành cho hành khách quá cảnh, nối chuyến chờ để chuyển tiếp chuyến bay (khu vực quá cảnh);
đ) Khu vực phục vụ hàng hóa, bưu gửi sau khi đã kiểm tra soi chiếu để đưa lên tàu bay (khu vực phân loại, lưu giữ, chất xếp hàng hóa, bưu gửi);
e) Nhà khách phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay ưu tiên;
g) Khu vực giao nhận hành lý cho hành khách tại nhà ga đến;
h) Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt tàu bay;
i) Khu vực sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn;
k) Khu vực kho nhiên liệu cung cấp cho tàu bay;
l) Trung tâm hiệp đồng khẩn nguy cảng hàng không; Trung tâm chỉ huy điều hành bay; khu vực đài kiểm soát không lưu; khu vực trạm ra đa, thông tin VHF;
m) Trạm cấp điện, nước của cảng hàng không, sân bay;
n) Khu vực từ quầy làm thủ tục, băng chuyền hành lý vào bên trong khu vực soi chiếu hành lý ký gửi;
o) Khu vực làm thủ tục tiếp nhận hàng hóa, bưu gửi để vận chuyển bằng tàu bay.
2. Căn cứ khoản 1 Điều này, người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan xác định các khu vực hạn chế và ranh giới cụ thể của từng khu vực hạn chế thuộc nhà ga, sân bay và khu vực hạn chế thuộc quyền quản lý, khai thác riêng của người khai thác cảng hàng không, sân bay khi xây dựng Chương trình an ninh hàng không.
3. Căn cứ khoản 1 Điều này, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay chủ trì phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan xác định khu vực hạn chế và ranh giới cụ thể của từng khu vực hạn chế thuộc quyền quản lý, khai thác đối với khu vực nằm ngoài nhà ga, sân bay khi xây dựng Quy chế an ninh hàng không; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi thiết lập khu vực hạn chế đối với các khu vực không thuộc cảng hàng không, sân bay.
4. Trong trường hợp phải tăng cường đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, xét thấy cần thiết tạm thời thiết lập khu vực hạn chế mới, người khai thác cảng hàng không, sân bay thiết lập và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng không, các cơ quan, đơn vị hoạt động thường xuyên tại khu vực đó. Việc thiết lập tạm thời khu vực hạn chế phải đảm bảo yêu cầu sau:
a) Có thời hạn;
b) Có hàng rào cứng hoặc mềm làm ranh giới; có biển, tín hiệu cảnh báo phù hợp;
c) Có điểm kiểm tra an ninh hàng không và bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để kiểm tra, giám sát trong thời gian thiết lập;
d) Có biện pháp bảo đảm an ninh hàng không phù hợp;
đ) Nếu thời hạn thiết lập tạm thời khu vực hạn chế trên 24 giờ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Hàng không Việt Nam.
5. Thiết lập các khu vực hạn chế và áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát an ninh hàng không cho từng khu vực hạn chế phải phù hợp với mục đích bảo đảm an ninh hàng không và không gây cản trở cho người, phương tiện ra, vào, hoạt động bình thường tại khu vực hạn chế.
1. Người, phương tiện khi ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép ra, vào khu vực đó.
2. Thẻ phải đeo ở vị trí phía trước ngực bảo đảm quan sát được mặt trước của thẻ trong suốt thời gian hoạt động trong khu vực hạn chế, trừ trường hợp cán bộ, nhân viên thuộc các đơn vị công an, hải quan cửa khẩu tại cảng hàng không, sân bay khi đang làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; giấy phép phải để ở phía trước buồng lái hoặc tại vị trí dễ nhận biết của phương tiện.
3. Người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực hạn chế phải đúng cổng, cửa quy định, tuân thủ sự hướng dẫn và các quy định về an ninh, an toàn, khai thác tại khu vực hạn chế; chịu sự kiểm tra, giám sát an ninh hàng không thích hợp.
4. Người, phương tiện sử dụng thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn khi hoạt động trong khu vực hạn chế phải có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không hoặc nhân viên của đơn vị chủ quản khu vực hạn chế đó đi cùng hộ tống và hướng dẫn.
5. Phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế phải chạy đúng luồng, tuyến, đúng tốc độ, dừng, đỗ đúng vị trí quy định; chịu sự kiểm tra, giám sát và tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ tại khu vực đó.
6. Việc tổ chức quay phim, chụp ảnh trong khu vực hạn chế không thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải được đơn vị chủ quản cho phép bằng văn bản.
7. Trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy, cứu nạn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ quản của người và phương tiện tham gia thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy, cứu nạn có trách nhiệm phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng bảo vệ của đơn vị chủ quản khu vực hạn chế để kiểm soát hoạt động của người và phương tiện mà không cần thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, kiểm soát an ninh nội bộ.
8. Trong khu vực hạn chế, hành lý ký gửi, hàng hóa, bưu gửi phải được bảo đảm nguyên vẹn:
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống trộm cắp tài sản trong hành lý ký gửi và hàng hóa, bưu gửi thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Cảng vụ hàng không giám sát việc thực hiện quy định này của các đơn vị;
b) Người khai thác cảng hàng không, sân bay, các doanh nghiệp phục vụ hàng hóa, phục vụ mặt đất chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn trong dây chuyền phục vụ hành lý, hàng hóa;
c) Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì ban hành quy định cụ thể danh mục người, phương tiện được phép ra, vào cho từng cổng, cửa, lối đi cụ thể; quy định danh mục đồ vật nhân viên không được mang theo người vào làm việc tại các khu vực hạn chế;
đ) Các hãng hàng không thông tin, tuyên truyền cho hành khách biết các quy định về vận chuyển đồ vật có giá trị cao trong hành lý ký gửi; các thủ tục khiếu nại, khiếu kiện và đền bù trong trường hợp bị mất mát, thất lạc hành lý trong quá trình vận chuyển;
e) Các biện pháp cụ thể về công tác phòng, chống trộm cắp tài sản được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không và Quy chế an ninh hàng không của các doanh nghiệp.
1. Việc mang, quản lý, sử dụng vật phẩm nguy hiểm trong khu vực hạn chế phải được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan trên cơ sở Danh mục các vật phẩm nguy hiểm cấm hoặc hạn chế mang theo người và hành lý lên tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam ban hành.
2. Đơn vị sử dụng vật phẩm nguy hiểm là công cụ phục vụ cho công việc của các cơ quan, đơn vị trong khu vực hạn chế quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 34 của Thông tư này phải đăng ký với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh hàng không khu vực đó.
3. Đơn vị chủ quản tổ chức quản lý và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng, đảm bảo an ninh, an toàn đối với vật phẩm nguy hiểm quy định tại khoản 2 của Điều này.
1. Tại các cổng, cửa, lối đi từ khu vực công cộng vào khu vực hạn chế phải thiết lập các điểm kiểm tra an ninh hàng không.
2. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có các tài liệu sau đây:
a) Quy trình kiểm tra người, đồ vật, phương tiện khi ra, vào khu vực hạn chế;
b) Mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép vào khu vực;
c) Danh sách những người, phương tiện bị mất thẻ, giấy phép; bị thu hồi nhưng không nộp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
d) Danh bạ các số điện thoại liên quan và các biểu mẫu, biên bản, phiếu đăng ký vật phẩm nguy hiểm, thiết bị điện tử, thiết bị đặc chủng, đồ vật có giá trị cao, phương tiện vào khu vực hạn chế;
đ) Sổ giao ca, ghi chép tình hình và kết quả kiểm tra, giám sát an ninh.
3. Tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có biển báo, chỉ dẫn thích hợp, bố trí nhân viên, thiết bị an ninh thích hợp để bảo đảm việc kiểm tra an ninh hàng không được duy trì liên tục. Cổng, cửa, hàng rào di động tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải luôn trong trạng thái đóng (khóa) và chỉ được mở khi người, phương tiện đã được kiểm tra, đủ điều kiện ra, vào.
4. Phải có ca-me-ra giám sát an ninh, bố trí máy soi tia X, cổng từ và thiết bị phát hiện kim loại cầm tay để kiểm tra, soi chiếu người, đồ vật, hành lý từ khu vực công cộng vào các khu vực hạn chế được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 34 của Thông tư này và Trung tâm chỉ huy điều hành bay (trừ các cổng, cửa, lối đi được thiết lập tạm thời).
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải tổ chức giám sát liên tục đối với hành khách, người, phương tiện hoạt động trong các khu vực hạn chế bằng các biện pháp thích hợp nhằm phát hiện những biểu hiện nghi ngờ, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm; kiểm tra, xử lý hành lý, đồ vật không xác nhận được chủ và thực hiện các biện pháp an ninh hàng không khác.
2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải tổ chức tuần tra, canh gác để kịp thời ngăn chặn người, phương tiện, gia súc xâm nhập vào các khu vực hạn chế hoặc vi phạm các quy định bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.
3. Tại cảng hàng không, sân bay dùng chung giữa dân dụng và quân sự, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quân đội đóng tại cảng hàng không, sân bay thực hiện tuần tra, canh gác, bảo vệ khu vực giáp ranh giữa khu vực sử dụng cho hoạt động hàng không dân dụng và khu vực sử dụng cho hoạt động quân sự.
4. Việc tổ chức giám sát, tuần tra, canh gác được mô tả chi tiết trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan.
1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, nhân viên bảo vệ chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật đưa vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế.
2. Người, phương tiện, đồ vật đưa vào khu vực hạn chế ngoại trừ khu vực hạn chế quy định tại các điểm n và o của khoản 1 Điều 34 phải được kiểm tra an ninh hàng không các nội dung sau:
a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
b) Người và đồ vật mang theo;
c) Phương tiện và đồ vật trên phương tiện đó;
d) Vật phẩm nguy hiểm.
3. Người, phương tiện, đồ vật đưa vào và hoạt động tại khu vực hạn chế quy định tại các điểm n và o của khoản 1 Điều 34 phải được giám sát an ninh hàng không bằng các biện pháp thích hợp.
4. Người, phương tiện, đồ vật đưa ra ngoài khu vực hạn chế được lực lượng kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra khi có biểu hiện nghi ngờ như: trộm cắp tài sản, buôn lậu và gian lận thương mại hoặc trong các trường hợp tăng cường bảo đảm an ninh hàng không hoặc theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nội dung kiểm tra gồm:
a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
b) Người và đồ vật mang theo;
c) Phương tiện và đồ vật trên phương tiện đó;
d) Vật phẩm nguy hiểm.
5. Quy trình kiểm tra người như sau:
a) Kiểm tra thẻ kiểm soát an ninh hàng không, quan sát đối chiếu thực tế;
b) Kiểm tra người bằng cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay ở những nơi có cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay. Khi cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay báo động thì phải tiếp tục kiểm tra trực quan. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên tối thiểu 5% trong trường hợp cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay không có báo động. Kiểm tra trực quan tại những điểm không có cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay;
c) Thứ tự, động tác kiểm tra thẻ, kiểm tra trực quan, sử dụng thiết bị phát hiện kim loại cầm tay; quy trình kiểm tra bằng cổng từ được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
6. Quy trình kiểm tra đồ vật như sau:
a) Đưa đồ vật qua máy soi tia X ở những nơi có máy soi tia X. Khi qua máy soi tia X có nghi ngờ thì tiếp tục tiến hành kiểm tra trực quan.
b) Kiểm tra trực quan đồ vật tại những điểm không có máy soi tia X;
c) Thứ tự, động tác kiểm tra trực quan, kiểm tra bằng máy soi tia X được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
7. Quy trình kiểm tra phương tiện như sau:
a) Yêu cầu người điều khiển phương tiện và những người đi cùng rời khỏi phương tiện;
b) Kiểm tra giấy phép của phương tiện;
c) Quan sát, kiểm tra bên ngoài phương tiện;
d) Dùng gương soi kiểm tra gầm, bề mặt phía trên của phương tiện;
đ) Kiểm tra trực quan bên trong buồng lái của phương tiện;
e) Kiểm tra khoang chở người, hàng của phương tiện (trừ các trường hợp khoang chở hàng được niêm phong theo quy định);
g) Kiểm tra các niêm phong của phương tiện, hàng hóa chuyên chở trên phương tiện;
h) Thứ tự, động tác kiểm tra trực quan và sử dụng gương soi gầm, bề mặt phía trên của phương tiện được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay, Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
8. Quy định về việc kiểm soát đồ vật mang vào, ra khu vực hạn chế:
a) Tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải lưu giữ tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI của Thông tư này;
b) Người mang các vật phẩm nguy hiểm, thiết bị đặc chủng, đồ vật có giá trị cao vào khu vực hạn chế phải đăng ký tại tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI của Thông tư này; vào cửa nào phải ra cửa đó;
c) Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải thu tờ khai, đối chiếu với các đồ vật mang vào, ra và ghi nhận sự thay đổi về số lượng nếu có sử dụng trong khu vực hạn chế, trừ trường hợp nhân viên kiểm soát an ninh hàng không mang theo công cụ hỗ trợ được trang bị trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không;
d) Sổ sách, tài liệu về việc kiểm soát đồ vật mang vào, ra khu vực hạn chế phải được quản lý và lưu giữ theo quy định về văn thư, lưu trữ.
9. Quy trình kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với từng khu vực hạn chế cụ thể phải được mô tả chi tiết trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không của đơn vị.
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và các cơ quan công an, giao thông phân luồng, tuyến và lắp đặt các loại biển báo, biển chỉ dẫn tại các trục đường giao thông công cộng, bãi đỗ xe, khu vực đón tiễn dành cho hành khách và các khu vực công cộng khác tại cảng hàng không, sân bay.
2. Người, phương tiện đi lại và hoạt động tại các khu vực công cộng phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, các quy định của cảng hàng không, sân bay, chấp hành theo sự hướng dẫn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, quy định về đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn văn minh, lịch sự.
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không chủ trì, phối hợp với cơ quan công an thiết lập các chốt kiểm soát, bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, thiết bị phù hợp để tuần tra, giám sát, hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông; duy trì trật tự tại các khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay; phối hợp với Cảng vụ hàng không liên quan, lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương trong trường hợp cần tăng cường bảo đảm an ninh hàng không, trật tự công cộng, xử lý vi phạm.
2. Việc bố trí lực lượng tuần tra, giám sát, thiết bị chuyên dụng, trình tự kiểm tra, giám sát an ninh phải bảo đảm phát hiện và xử lý kịp thời đồ vật, hành lý, hàng hóa, phương tiện không xác nhận được chủ, hành vi gây rối, vi phạm pháp luật tại khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay và phải được mô tả cụ thể trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không.
3. Trong trường hợp tăng cường bảo đảm an ninh hàng không hoặc do nhà ga, khu vực công cộng cảng hàng không không đáp ứng được yêu cầu khai thác, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thiết lập các chốt kiểm soát an ninh hàng không ở khu vực công cộng để hạn chế, điều tiết số lượng người, phương tiện vào, hoạt động tại nhà ga, khu vực công cộng cảng hàng không, sân bay và thông báo cho Cảng vụ hàng không để giám sát.
4. Đồ vật, hành lý, tài sản của hành khách đi tàu bay hoặc người đưa tiễn gửi ở khu vực trông giữ tại khu vực công cộng của nhà ga hành khách phải được kiểm tra an ninh hàng không trước khi tiếp nhận bằng các biện pháp thích hợp.
1. Cảng vụ hàng không chủ trì cùng với người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương liên quan thực hiện công tác tuyên truyền các quy định về an ninh, an toàn hàng không cho người dân cư trú trong khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
2. Cảng vụ hàng không cùng với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương liên quan trong việc bảo đảm thực hiện các quy định về an ninh hàng không; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật tại khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
3. Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương tổ chức đánh giá các vị trí có nguy cơ tấn công tàu bay bằng tên lửa phòng không vác vai.
4. Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với công an các cấp khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay xây dựng và thực hiện phương án phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay đối với tàu bay, việc sử dụng tên lửa phòng không vác vai và các loại vũ khí khác để tấn công tàu bay trong giai đoạn cất, hạ cánh.
5. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng bảo vệ của các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với công an cấp phường, xã khu vực liên quan tuần tra khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay, khu vực hạn chế bên ngoài cảng hàng không, sân bay khi có yêu cầu nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
1. Thùng đựng hàng hóa, bưu gửi, kiện hàng hóa rời, hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận, tủ, túi đựng suất ăn, thùng, túi đựng đồ vật phục vụ trên tàu bay, trừ đồ vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 56 của Thông tư này, sau khi được kiểm tra an ninh hàng không phải được niêm phong an ninh; phương tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay sau khi tiếp nhận nhiên liệu để nạp cho tàu bay phải niêm phong an ninh các cửa nạp, cửa xả; tàu bay không khai thác phải niêm phong an ninh các cửa của tàu bay.
2. Niêm phong an ninh phải bảo đảm không thể bóc, gỡ sau khi niêm phong hoặc nếu bóc, gỡ sẽ bị hỏng, không thể niêm phong lại; kích cỡ, chủng loại niêm phong phải phù hợp với vật được niêm phong.
3. Mẫu niêm phong an ninh, chế độ quản lý, thống kê, cấp, phát, sử dụng niêm phong an ninh phải được quy định cụ thể trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không có liên quan. Yêu cầu về niêm phong an ninh theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hãng hàng không chỉ được phép chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên tàu bay khi hành khách có vé, thẻ lên tàu bay và giấy tờ về nhân thân theo quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này và đã được kiểm tra an ninh hàng không; hành lý ký gửi của từng hành khách phải làm thủ tục chấp nhận riêng, không làm chung cho nhiều người. Trước khi cho hành khách lên tàu bay, nhân viên làm thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu hành khách với giấy tờ về nhân thân và thẻ lên tàu bay để bảo đảm sự trùng khớp của hành khách với giấy tờ và chuyến bay.
2. Hành khách có hành lý ký gửi, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải có mặt tại quầy làm thủ tục hàng không để làm thủ tục. Nhân viên làm thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu hành khách với vé và giấy tờ về nhân thân, phỏng vấn hành khách về hành lý; nếu có nghi vấn phải thông báo cho người phụ trách an ninh tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.
3. Hành khách được ủy quyền cho người đại diện thay mình làm thủ tục trong các trường hợp sau:
a) Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên trung ương Đảng, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương trở lên; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tổng tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
b) Các trường hợp khẩn cấp do Giám đốc Cảng vụ hàng không quyết định và chịu trách nhiệm.
4. Hành khách không có hành lý ký gửi được tự làm thủ tục cho mình qua hệ thống làm thủ tục trực tuyến, quầy tự làm thủ tục được hãng hàng không và các cơ quan chức năng có liên quan cho phép mà không cần có mặt tại quầy làm thủ tục hàng không.
5. Hành khách, hành lý xách tay phải được kiểm tra an ninh bằng soi chiếu an ninh hàng không 100%; hành khách từ chối soi chiếu an ninh hàng không sẽ bị từ chối vận chuyển.
6. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải có buồng để tiến hành lục soát an ninh hàng không; có máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ, thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
7. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra, đối chiếu giấy tờ về nhân thân của hành khách với vé, thẻ lên tàu bay bằng giấy hoặc trên thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính…) và hành khách;
b) Hướng dẫn hành khách thực hiện các yêu cầu cởi bỏ vật dụng cá nhân, đặt hành lý, đồ vật lên băng chuyền máy soi tia X;
c) Kiểm tra hành khách bằng thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ, kiểm tra trực quan, lục soát hành khách;
d) Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 30 phút sau đó;
đ) Tiếp nhận hành lý, đồ vật cần kiểm tra theo yêu cầu của nhân viên quan sát màn hình máy soi tia X và chuyển cho nhân viên làm nhiệm vụ kiểm tra trực quan, lục soát;
e) Kiểm tra trực quan, lục soát hành lý xách tay, đồ vật;
g) Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra an ninh hàng không; luân chuyển vị trí làm việc của các nhân viên trong ca; xử lý các vướng mắc, vi phạm khi nhân viên báo cáo; không trực tiếp thực hiện các công việc của các nhân viên nêu tại các điểm a, b, c, d, đ và e của khoản này.
8. Hành khách phải tuân thủ mọi hướng dẫn, yêu cầu của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không và chấp hành quy trình soi chiếu an ninh hàng không đối với người và hành lý xách tay như sau:
a) Hành khách cởi bỏ áo khoác, mũ, giầy, dép, thắt lưng, vật dụng cá nhân và các đồ vật khác mang theo người; đặt các đồ vật, chất lỏng, thiết bị điện tử vào khay đưa qua máy soi tia X trước khi đi qua cổng từ;
b) Hành khách đi qua cổng từ, nếu cổng từ báo động thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sử dụng kết hợp thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan;
c) Hành khách đặt hành lý xách tay lên băng chuyền đưa qua máy soi tia X; khi hành lý có nghi vấn, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải tiến hành kiểm tra trực quan hoặc lục soát an ninh hàng không theo quy định.
9. Hành khách, hành lý xách tay đã hoàn tất thủ tục kiểm tra an ninh hàng không phải được giám sát liên tục bằng biện pháp thích hợp cho đến khi lên tàu bay.
10. Việc kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách tàn tật, thương binh, bệnh nhân sử dụng xe đẩy, cáng cứu thương, có gắn các thiết bị phụ trợ y tế trên người được thực hiện bằng trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác tại nơi phù hợp.
11. Việc kiểm tra trực quan hành khách, hành lý xách tay được thực hiện tại điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc tại buồng lục soát. Việc kiểm tra trực quan hành khách tại điểm kiểm tra an ninh hàng không do người cùng giới tính thực hiện, trong trường hợp cần thiết, nhân viên nữ có thể kiểm tra hành khách nam. Việc kiểm tra trực quan tại buồng lục soát phải do người cùng giới tính thực hiện, có người thứ ba cùng giới chứng kiến và phải lập biên bản kiểm tra trực quan.
12. Trường hợp phát hiện vật phẩm nguy hiểm không được mang theo người, hành lý xách tay lên tàu bay theo quy định thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Thông tư này.
13. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên bổ sung tối thiểu 10% sau kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý xách tay. Việc kiểm tra trực quan ngẫu nhiên được thực hiện tại điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc đưa hành khách vào buồng lục soát khi có yêu cầu.
1. Trường hợp hành khách quá cảnh, tạm dừng nội địa ở lại trên tàu bay, tàu bay đó phải được giám sát liên tục bằng biện pháp thích hợp cho tới khi xuất phát, không cho phép hành khách xuống khỏi tàu bay.
2. Hành khách nối chuyến, quá cảnh, tạm dừng nội địa xuống khỏi tàu bay phải mang theo đồ vật cá nhân, hành lý xách tay, không được để lại trên tàu bay.
3. Người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm kiểm tra để bảo đảm đồ vật cá nhân, hành lý xách tay của hành khách nối chuyến, quá cảnh, tạm dừng nội địa xuống khỏi tàu bay, không để lại trên tàu bay.
4. Hành khách nối chuyến, quá cảnh, tạm dừng nội địa và hành lý xách tay phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu như hành khách xuất phát trước khi lên lại tàu bay, trừ trường hợp đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Hành khách được dán thẻ hành khách tạm dừng, nối chuyến, quá cảnh;
b) Từ lúc xuống khỏi tàu bay, hành khách đi theo luồng riêng không lẫn với bất kỳ luồng hành khách nào khác và được giám sát an ninh liên tục.
1. Người khai thác tàu bay phải cung cấp danh sách tổ bay cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không trước khi tổ bay làm thủ tục kiểm tra an ninh hàng không. Tổ bay phải mặc trang phục theo quy định, tự đóng gói hành lý và chỉ được phép mang hành lý theo quy định của pháp luật liên quan.
2. Thành viên tổ bay phải xuất trình thẻ nhận dạng tổ bay tại điểm kiểm tra an ninh hàng không. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra, đối chiếu danh sách tổ bay của chuyến bay do người khai thác tàu bay cung cấp với thẻ nhận dạng tổ bay.
3. Việc soi chiếu, giám sát, lục soát an ninh đối với thành viên tổ bay và hành lý của họ được thực hiện như đối với hành khách, hành lý xách tay của hành khách xuất phát.
4. Hãng hàng không quy định chi tiết việc kiểm soát hành lý, đồ vật của tổ bay khi lên tàu bay trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
1. Nhân viên làm thủ tục vận chuyển phải yêu cầu từng hành khách xác định đúng hành lý ký gửi của mình mới được phép làm thủ tục vận chuyển, không làm thủ tục nhóm (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 44 của Thông tư này); trường hợp thấy có dấu hiệu nghi vấn phải thông báo cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để tăng cường kiểm tra.
2. Hành lý ký gửi của hành khách xuất phát, nối chuyến phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng máy soi tia X; nếu có nghi vấn phải được tiếp tục kiểm tra trực quan, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ hoặc các biện pháp thích hợp khác. Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hành lý ký gửi phải được lục soát an ninh hàng không.
3. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
a) Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 30 phút sau đó;
b) Kiểm tra trực quan, lục soát an ninh hàng không;
c) Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.
4. Trình tự, thủ tục kiểm tra, giám sát an ninh hành lý ký gửi được quy định chi tiết tại Chương trình an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay.
5. Kiểm tra trực quan đối với hành lý ký gửi của hành khách được thực hiện với sự có mặt của chủ sở hữu hành lý đó hoặc người đại diện hợp pháp của họ hoặc đại diện hãng hàng không vận chuyển, trừ trường hợp khẩn nguy.
6. Hành lý ký gửi quá cảnh, nối chuyến, đi chuyến bay tạm dừng nội địa đã đưa xuống khỏi tàu bay, trước khi đưa lên tàu bay phải qua kiểm tra an ninh hàng không như hành lý ký gửi xuất phát, trừ các trường hợp đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Hành lý không rời khỏi sân đỗ tàu bay hoặc có sự giám sát an ninh hàng không liên tục từ khi đưa xuống khỏi tàu bay cho đến khi được đưa lại lên tàu bay;
b) Hành lý có dán thẻ quá cảnh, nối chuyến, tạm dừng nội địa.
1. Hành lý ký gửi của hành khách xuất phát, nối chuyến, quá cảnh sau khi làm thủ tục chấp nhận vận chuyển và kiểm tra an ninh hàng không phải được giám sát liên tục bằng biện pháp thích hợp cho đến khi đưa lên tàu bay, không được để những người không có trách nhiệm tiếp cận.
2. Khu vực băng chuyền hành lý ký gửi, khu vực phân loại hành lý ký gửi phải được kiểm soát và giám sát liên tục bằng biện pháp thích hợp, người không có trách nhiệm không được phép tiếp cận những khu vực này.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hành lý ký gửi từ nhà ga ra tàu bay và ngược lại chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn ngừa việc mất mát tài sản trong hành lý ký gửi và ngăn chặn việc đưa hành lý ký gửi không được phép vận chuyển lên băng chuyền, xe chở hành lý.
4. Hành lý ký gửi bị rách, vỡ, bung khóa không còn nguyên vẹn trước khi chất xếp lên tàu bay hoặc có dấu hiệu bị can thiệp trái phép phải được tái kiểm tra an ninh hàng không. Việc tái kiểm tra an ninh hàng không phải được lập biên bản. Quy trình quản lý, giám sát, xử lý cụ thể đối với hành lý không còn nguyên vẹn trước khi chất xếp lên tàu bay hoặc có dấu hiệu bị can thiệp trái phép phải được quy định trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan.
1. Hành lý của mỗi hành khách phải được vận chuyển cùng với hành khách trên một chuyến bay trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 149 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định.
2. Hãng hàng không hoặc người khai thác tàu bay phải bảo đảm:
a) Mỗi kiện hành lý ký gửi phải có thẻ hành lý ghi rõ số chuyến bay, ngày, tháng, năm và mã số của kiện hành lý đó;
b) Trước chuyến bay, lập bảng kê hành lý ký gửi và thực hiện đối chiếu hành lý ký gửi với danh sách hành khách của chuyến bay;
c) Ký bảng kê danh mục hành lý ký gửi đã chất xếp lên tàu bay.
3. Trong trường hợp hành khách đã được cấp thẻ lên tàu bay nhưng không có mặt để thực hiện chuyến bay, hãng hàng không có trách nhiệm đảm bảo tất cả hành lý của hành khách đó phải được đưa xuống tàu bay trước khi cho tàu bay khởi hành.
4. Trừ túi ngoại giao, túi lãnh sự, hành lý ký gửi vận chuyển không cùng với hành khách trên chuyến bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam phải áp dụng ít nhất một trong các biện pháp kiểm tra an ninh hàng không bổ sung sau đây và phải được lập thành biên bản:
a) Soi chiếu bằng máy soi tia X đối với đồ vật ở các tư thế khác nhau;
b) Kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ.
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách chịu trách nhiệm bố trí khu vực để lưu giữ hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận cho đến khi hành lý này được chuyển đi, chuyển tới chủ sở hữu. Khu vực lưu giữ hành lý phải được bảo vệ, người không có trách nhiệm không được vào khu vực này.
2. Hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phục vụ hành khách, hành lý có trách nhiệm lưu giữ và lập hồ sơ theo dõi hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận, phải ghi rõ số lượng, trọng lượng, chuyến bay, đường bay và các biện pháp giải quyết. Hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu và niêm phong an ninh trước khi đưa vào khu vực lưu giữ, trước khi được đưa lên tàu bay phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu.
3. Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận phải được lục soát an ninh hàng không.
1. Túi ngoại giao, túi lãnh sự được miễn soi chiếu tia X, kiểm tra trực quan, lục soát an ninh hàng không trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc kiểm tra túi ngoại giao, túi lãnh sự được nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện như sau:
a) Kiểm tra niêm phong, những dấu hiệu nhận biết bên ngoài của túi ngoại giao, túi lãnh sự theo quy định của pháp luật về ngoại giao và lãnh sự;
b) Kiểm tra hộ chiếu, giấy ủy quyền mang túi ngoại giao, túi lãnh sự, văn bản của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự xác nhận số kiện của túi ngoại giao, túi lãnh sự.
3. Trong trường hợp có cơ sở xác thực để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự có chứa vật phẩm nguy hiểm không được phép vận chuyển trên tàu bay theo quy định thì túi ngoại giao, túi lãnh sự đó bị từ chối chuyên chở.
4. Khi từ chối chuyên chở phải tiến hành lập biên bản nêu rõ lý do, có sự xác nhận của giao thông viên ngoại giao hoặc giao thông viên lãnh sự và Cảng vụ hàng không liên quan, biên bản phải được gửi cho cơ quan đại diện ngoại giao.
5. Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự hay đại diện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và đồ vật mang theo khi vào khu vực hạn chế để gửi hay đi cùng túi ngoại giao, túi lãnh sự phải được kiểm tra an ninh hàng không theo quy định tại các Điều 39 và 44 của Thông tư này.
6. Túi ngoại giao, túi lãnh sự được soi chiếu tia X trong trường hợp hãng hàng không trực tiếp vận chuyển có yêu cầu bằng văn bản gửi người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay. Việc soi chiếu tia X phải được ghi nhận bằng biên bản có sự xác nhận của hãng hàng không, giao thông viên ngoại giao hoặc giao thông viên lãnh sự, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không và Cảng vụ hàng không liên quan; biên bản phải được gửi cho cơ quan đại diện ngoại giao.
1. Việc kiểm tra, giám sát an ninh đối với thành viên tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện, tuân thủ theo quy định tại các Điều 44, 46, 47 và 48 của Thông tư này, trừ trường hợp các quy định của pháp luật có quy định khác.
2. Cục Hàng không Việt Nam thống nhất với Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an và các cơ quan liên quan ban hành quy chế kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với thành viên tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ.
3. Việc miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra giấy tờ (tờ khai người gửi hàng, hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng gửi của chuyến bay quốc tế), ghi tài liệu về từng lô hàng được kiểm tra;
b) Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 30 phút sau đó; kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ;
c) Niêm phong an ninh, kiểm tra trực quan, lục soát an ninh hàng không;
d) Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.
2. Trình tự, thủ tục kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi được quy định chi tiết tại Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan.
3. Hàng hóa, bưu gửi xuất phát phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu 100%, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này và các trường hợp miễn soi chiếu được quy định tại Điều 55 của Thông tư này. Trường hợp có nghi vấn phải tiếp tục kiểm tra trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác. Việc kiểm tra trực quan được thực hiện với sự có mặt của chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp hoặc đại diện hãng hàng không vận chuyển. Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hàng hóa, bưu gửi phải được lục soát an ninh hàng không.
4. Hàng hóa, bưu gửi xuất phát sau khi đã được kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều này phải được giám sát an ninh liên tục bằng biện pháp thích hợp cho tới khi đưa lên tàu bay. Khi phát hiện hàng hóa, bưu gửi không còn nguyên vẹn hoặc thùng đựng thiếu niêm phong an ninh trước khi chất xếp lên tàu bay, nhân viên phục vụ hàng hóa, bưu gửi có trách nhiệm thông báo kịp thời cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp tái kiểm tra an ninh hàng không thích hợp nhằm phát hiện, ngăn ngừa vật phẩm nguy hiểm theo quy định.
5. Hàng hóa, bưu gửi xuất phát đã được kiểm tra an ninh hàng không mà phải vận chuyển qua các khu vực công cộng để ra tàu bay, phương tiện vận chuyển phải có người hộ tống hoặc có biện pháp giám sát thích hợp liên tục trong quá trình vận chuyển để ngăn ngừa việc đưa trái phép vật phẩm nguy hiểm vào hàng hóa, bưu gửi.
6. Hàng hóa, bưu gửi trung chuyển phải được soi chiếu, giám sát an ninh hàng không như hàng hóa, bưu gửi xuất phát, trừ trường hợp có xác nhận bằng văn bản hoặc niêm phong xác nhận việc kiểm tra an ninh hàng không đã được thực hiện tại điểm xuất phát.
7. Hàng hóa, bưu gửi trên tàu bay vận chuyển hành khách không phải kiểm tra an ninh hàng không trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển không rời khỏi tàu bay, sân đỗ tàu bay hoặc có sự giám sát an ninh hàng không thích hợp liên tục;
b) Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển được vận chuyển từ sân đỗ tàu bay vào khu vực lưu giữ hàng hóa qua khu vực công cộng và ngược lại được niêm phong an ninh và có biện pháp giám sát an ninh thích hợp liên tục trong quá trình vận chuyển để ngăn ngừa việc đưa trái phép vật phẩm nguy hiểm vào hàng hóa, bưu gửi.
8. Biện pháp kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi phải được quy định chi tiết tại Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan.
9. Hồ sơ khai thác hàng hóa, bưu gửi, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các biên bản phải được lưu giữ theo quy định của pháp luật.
1. Chỉ những cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi có lưu lượng hàng hóa, bưu gửi lớn vận chuyển bằng đường hàng không đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, con người để bảo đảm an ninh hàng không, có Quy chế an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt mới được thiết lập điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không.
2. Cục Hàng không Việt Nam chỉ định lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ kiểm tra an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không trên cơ sở bảo đảm an ninh hàng không và lợi ích của các bên liên quan.
3. Doanh nghiệp chủ quản cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, bảo vệ cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi theo Quy chế an ninh hàng không được phê duyệt; thực hiện các biện pháp kiểm soát, giám sát an ninh hàng không thích hợp đối với hàng hóa, bưu gửi sau khi tiếp nhận, lưu giữ, vận chuyển hàng hóa, bưu gửi sau kiểm tra an ninh hàng không đến cảng hàng không, sân bay.
4. Cục Hàng không Việt Nam ban hành quy định cụ thể các biện pháp, quy trình, thủ tục kiểm soát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi trong toàn bộ chuỗi cung ứng vận chuyển bằng đường hàng không phù hợp với bản chất của từng loại hàng hóa, bưu gửi. Các doanh nghiệp liên quan đến vận chuyển hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không phải thực hiện các biện pháp, quy trình, thủ tục kiểm soát an ninh hàng không do Cục Hàng không Việt Nam ban hành nhằm loại trừ việc vận chuyển vật phẩm nguy hiểm trái phép.
1. Miễn soi chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với thi thể người vận chuyển bằng tàu bay được đặt trong hòm kẽm gắn kín. Quá trình đóng gói và niêm phong hòm kẽm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền giám sát. Hòm kẽm phải còn nguyên niêm phong và có văn bản xác nhận của cơ quan y tế giám sát kèm theo giấy chứng tử.
2. Miễn soi chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với các sản phẩm làm từ máu, bộ phận nội tạng dùng cho việc cấy ghép, vắc-xin, các loại dược phẩm phải duy trì đóng gói kín. Bao bì phải có niêm phong, kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
3. Miễn soi chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với những hàng hóa nguy hiểm mà việc soi chiếu hoặc kiểm tra trực quan sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không như các vật liệu cho nghiên cứu hạt nhân, vật liệu phóng xạ. Bao bì phải có niêm phong, kèm theo văn bản xác nhận tình trạng đóng gói an toàn, văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Đối với hài cốt, tro cốt, việc kiểm tra an ninh hàng không được thực hiện như đối với hàng hóa, hành lý thông thường, trừ trường hợp có đề nghị miễn soi chiếu tia X của cá nhân, cơ quan nhà nước có liên quan, cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài và phải được người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay chấp nhận.
5. Đối với động vật sống, vật phẩm dễ bị hỏng trong trường hợp có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền không thể kiểm tra bằng soi chiếu tia X thì phải kiểm tra trực quan hoặc biện pháp khác thích hợp.
6. Vận chuyển hàng nguy hiểm phải tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không. Hàng nguy hiểm phải được đóng gói, dán nhãn đúng quy định và khai báo trước khi chấp nhận để vận chuyển. Hãng hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra, xác định sự tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không trước khi chấp nhận vận chuyển hàng nguy hiểm. Khi kiểm tra an ninh hàng không phát hiện hàng nguy hiểm, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải thông báo cho hãng vận chuyển xem xét quyết định.
7. Việc mang theo trang thiết bị y tế là vật phẩm nguy hiểm theo người lên tàu bay để chăm sóc bệnh nhân và đối tượng cảnh vệ phải được đề nghị bằng văn bản, được sự đồng ý của đại diện hãng hàng không và người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay.
8. Tất cả các vật phẩm đặc biệt nêu tại các khoản 1, 2, 4, 5 và 7 của Điều này phải được kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ.
1. Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn hàng không (sau đây gọi chung là doanh nghiệp suất ăn) có trách nhiệm triển khai công tác bảo đảm an ninh hàng không đối với suất ăn theo Quy chế an ninh của doanh nghiệp đã được phê duyệt.
2. Khu vực sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn phải được bảo vệ; việc vào và hoạt động tại các khu vực này phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phù hợp. Phương tiện vận chuyển suất ăn từ nơi cung ứng qua khu vực công cộng ra tàu bay phải có nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp áp tải hoặc triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp.
3. Các mẫu suất ăn phải được lưu giữ ít nhất 24 giờ kể từ khi đưa lên phục vụ trên tàu bay.
4. Tủ hoặc túi đựng suất ăn phục vụ trên tàu bay sau khi được kiểm tra an ninh hàng không phải được niêm phong an ninh. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không chỉ cho phép vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, tổ bay chỉ được tiếp nhận lên tàu bay nếu tủ, túi đựng suất ăn còn nguyên niêm phong an ninh hàng không của doanh nghiệp suất ăn.
5. Trường hợp tủ, túi đựng suất ăn không có hoặc niêm phong an ninh không còn nguyên vẹn thì phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng soi chiếu tia X hoặc kiểm tra trực quan trước khi đưa vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không để đưa lên tàu bay và phải được giám sát an ninh hàng không liên tục.
1. Đồ vật phục vụ trên tàu bay phải có thùng hoặc túi đựng, được kiểm tra an ninh hàng không bằng soi chiếu tia X. Thùng, túi đựng đồ vật phục vụ trên tàu bay phải được niêm phong an ninh hàng không sau khi được kiểm tra an ninh hàng không bằng soi chiếu tia X và được giám sát liên tục bằng biện pháp thích hợp cho tới khi đưa lên tàu bay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Khu vực kho chứa các đồ vật phục vụ trên tàu bay phải được bảo vệ; việc vào và hoạt động phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phù hợp.
3. Người khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu số lượng, chủng loại đồ vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay khi đưa lên, đưa xuống tàu bay và ghi nhận bằng văn bản; xuất trình cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi vào và ra khỏi khu vực hạn chế.
1. Doanh nghiệp cung ứng nhiên liệu có trách nhiệm triển khai công tác bảo đảm an ninh hàng không đối với nhiên liệu theo Quy chế an ninh của doanh nghiệp đã được phê duyệt.
2. Khu vực kho chứa nhiên liệu, phương tiện vận chuyển phải được bảo vệ; việc vào và hoạt động tại khu vực này phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không.
3. Các cửa nạp, cửa xả của phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không sau khi tiếp nhận nhiên liệu để nạp cho tàu bay phải được niêm phong an ninh; phương tiện phải có bảo vệ doanh nghiệp áp tải hoặc có các biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp khi lưu thông tại các khu vực công cộng.
4. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát phương tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay trước khi vào sân bay, bảo đảm niêm phong an ninh các cửa xả và cửa nạp của phương tiện tra nạp còn nguyên vẹn.
1. Khi làm thủ tục hàng không, người áp giải phải xuất trình lệnh hoặc quyết định áp giải của cơ quan có thẩm quyền.
2. Đại diện hãng hàng không phối hợp với người áp giải đánh giá nguy cơ trong việc vận chuyển hành khách bị áp giải và quyết định các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn phù hợp; thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và Cảng vụ hàng không cảng hàng không, sân bay nơi đi.
3. Người áp giải và người bị áp giải có thể được bố trí kiểm tra an ninh hàng không tại khu vực riêng. Người bị áp giải và hành lý, vật dụng của họ phải được kiểm tra trực quan.
4. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với người áp giải quản lý, giám sát chặt chẽ trong quá trình đưa người bị áp giải lên, xuống tàu bay.
5. Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ và người áp giải cùng với công cụ hỗ trợ họ mang theo. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp cần thiết nếu có.
1. Hãng hàng không chịu trách nhiệm về hành khách do hãng chuyên chở bị Việt Nam từ chối nhập cảnh, cụ thể:
a) Chuyên chở hành khách rời khỏi Việt Nam trong thời gian sớm nhất;
b) Phối hợp với công an cửa khẩu tạm giữ giấy tờ về nhân thân của hành khách và làm thủ tục để có các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách đó nếu hành khách không có giấy tờ về nhân thân hợp lệ;
c) Thông báo cho công an cửa khẩu, Cảng vụ hàng không liên quan danh sách hành khách, thời gian, địa điểm quản lý hành khách bị từ chối nhập cảnh và chuyến bay chuyên chở hành khách rời khỏi Việt Nam;
d) Giữ giấy tờ về nhân thân hoặc các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp và chỉ giao lại khi hành khách đã được bàn giao cho nhà chức trách có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu bay đến.
2. Trường hợp hãng hàng không chuyên chở hành khách bị từ chối nhập cảnh tại nước ngoài về Việt Nam, hãng hàng không có trách nhiệm phối hợp với nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại để có giấy tờ về nhân thân của hành khách đó hoặc các giấy tờ khác do nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách đó.
3. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay quản lý, giám sát hành khách cho tới khi đưa hành khách lên chuyến bay rời khỏi Việt Nam. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh không tự nguyện về nước, hãng hàng không phải bố trí nhân viên an ninh áp giải trên chuyến bay, tối thiểu 01 nhân viên áp giải 01 hành khách.
4. Hãng hàng không chịu mọi chi phí liên quan đến hành khách bị từ chối nhập cảnh.
5. Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách bị từ chối nhập cảnh và những người áp giải cùng với công cụ hỗ trợ họ mang theo. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay hoặc nhà chức trách nước ngoài nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp cần thiết.
1. Hành khách mất khả năng làm chủ hành vi bao gồm:
a) Mất khả năng làm chủ hành vi do bị bệnh tâm thần;
b) Mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác.
2. Không chấp nhận chuyên chở hành khách mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng chất kích thích.
3. Việc chấp nhận chuyên chở hành khách bị bệnh tâm thần do đại diện hãng hàng không đánh giá và quyết định. Khi chấp nhận chuyên chở phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Hành khách bị bệnh tâm thần phải có bác sĩ hoặc thân nhân đi kèm có khả năng kiềm chế được hành vi bất thường của hành khách. Trong trường hợp cần thiết, hành khách bị bệnh tâm thần cần phải được gây mê trước khi lên tàu bay, thời gian bay không được lâu hơn thời gian tác dụng của thuốc;
b) Hành khách bị bệnh tâm thần và hành lý, vật dụng của họ phải được kiểm tra trực quan; việc kiểm tra có thể được bố trí tại khu vực riêng;
c) Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của đại diện hãng hàng không, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải hộ tống hành khách bị bệnh tâm thần lên tàu bay và ngược lại;
d) Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách bị bệnh tâm thần. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho người khai thác cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp nếu xét thấy cần thiết.
1. Trường hợp hành khách chưa lên tàu bay, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không ngăn chặn không cho phép hành khách lên tàu bay, tạm giữ người, giấy tờ về nhân thân của hành khách, lập biên bản vi phạm theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV của Thông tư này, thông báo cho Cảng vụ hàng không liên quan và đại diện hãng hàng không liên quan. Việc xử lý phải đảm bảo hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay.
2. Trường hợp hành khách đã lên tàu bay và tàu bay đang ở mặt đất, người chỉ huy tàu bay phải áp dụng biện pháp xử lý thích hợp theo thẩm quyền; quyết định tạm dừng chuyến bay nếu xét thấy cần thiết vì lý do bảo đảm an toàn, an ninh cho chuyến bay; thông báo cho đại diện hãng hàng không; đại diện hãng hàng không thông báo vụ việc cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và Cảng vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay để phối hợp xử lý.
3. Trường hợp tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay phải áp dụng biện pháp xử lý thích hợp theo thẩm quyền; quyết định cho tàu bay hạ cánh nếu xét thấy cần thiết vì lý do bảo đảm an toàn, an ninh cho chuyến bay; thông báo cho đại diện hãng hàng không nếu nơi hạ cánh là cảng hàng không, sân bay trong nước; thông báo cho nhà chức trách của cảng hàng không, sân bay nếu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay nước ngoài; người chỉ huy tàu bay tổ chức lập biên bản vi phạm theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV của Thông tư này, bàn giao vụ việc cho nhà chức trách của nước sở tại để xử lý theo các quy định của pháp luật nước đó.
4. Khi nhận được thông báo, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay lên ngay tàu bay để phối hợp với tổ bay, áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để áp giải hành khách xuống khỏi tàu bay, tạm giữ giấy tờ về nhân thân của hành khách, đồ vật vi phạm; tổ bay lập bản tường trình báo cáo vụ việc chuyển giao cho Cảng vụ hàng không để xử lý theo thẩm quyền và đại diện hãng hàng không phải có mặt chứng kiến, phối hợp trong quá trình xử lý vụ việc.
5. Cảng vụ hàng không liên quan nhận được thông báo phải đến ngay nơi xử lý vụ việc để trực tiếp đánh giá và quyết định việc xử lý theo thẩm quyền; giám sát toàn bộ quá trình xử lý vụ việc, kể cả trên tàu bay; chủ trì phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không đánh giá vụ việc, quyết định áp dụng các biện pháp an ninh cần thiết; yêu cầu tổ bay lập bản tường trình báo cáo vụ việc làm cơ sở xem xét xử lý vụ việc vi phạm trên tàu bay; đình chỉ hoặc cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay; lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp vượt quá thẩm quyền, chuyển vụ việc cho cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền.
1. Hãng hàng không có quyền từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh trong các trường hợp được pháp luật quy định.
2. Quy trình, thủ tục và thẩm quyền quyết định từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không. Việc từ chối vận chuyển hành khách phải được thông báo ngay cho Cảng vụ hàng không liên quan để giám sát theo thẩm quyền.
3. Cục Hàng không Việt Nam ban hành quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời hạn hoặc vĩnh viễn đối với hành khách có các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; tùy tính chất, mức độ vi phạm, Cục Hàng không Việt Nam xem xét quyết định áp dụng các biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc đối với người có hành vi vi phạm về an ninh, trật tự kỷ luật trên tàu bay tại các cảng hàng không, sân bay.
4. Cục Hàng không Việt Nam thường xuyên cập nhật và thông báo danh sách hành khách bị cấm vận chuyển, hành khách phải kiểm tra trực quan bắt buộc cho các Cảng vụ hàng không, hãng hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay.
5. Hãng hàng không phải có biện pháp thích hợp, hiệu quả để cảnh báo, phát hiện ngay đối tượng bị cấm vận chuyển, đối tượng phải áp dụng các biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc khi đối tượng đặt chỗ, làm thủ tục đi tàu bay để ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
1. Hành khách, hành lý xách tay đã kiểm tra an ninh hàng không nhưng ra khỏi khu vực cách ly khi trở lại phải tái kiểm tra an ninh hàng không.
2. Trường hợp có sự tiếp xúc, trộn lẫn giữa hành khách, hành lý xách tay đã qua kiểm tra và người chưa qua kiểm tra an ninh hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải áp dụng ngay các biện pháp sau:
a) Tất cả hành khách, hành lý xách tay phải được chuyển sang một khu vực khác, kiểm tra lại toàn bộ khu vực cách ly liên quan;
b) Tái kiểm tra an ninh hàng không toàn bộ hành khách, hành lý xách tay trước khi cho lên tàu bay;
c) Trường hợp hành khách đã lên tàu bay, toàn bộ hành khách, hành lý xách tay và khoang hành khách của tàu bay phải được tái kiểm tra an ninh hàng không.
3. Trường hợp niêm phong an ninh không còn nguyên vẹn hoặc hành lý ký gửi, hàng hóa, bưu gửi, đồ vật phục vụ trên tàu bay, tủ, túi đựng suất ăn bị rách, vỡ phải tái kiểm tra an ninh hàng không trước khi chất xếp lên tàu bay.
4. Việc tái kiểm tra an ninh hàng không được quy định tại các khoản 2 và 3 của Điều này phải được lập thành biên bản.
1. Khi phát hiện hoặc nghi vấn bom, mìn, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, chất cháy, vật liệu phóng xạ, chất độc có nguy cơ gây nguy hiểm, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải lập tức đánh giá nguy cơ để có biện pháp xử lý thích hợp. Trường hợp là bom, mìn, vật liệu nổ nếu không biết rõ về cơ chế nổ thì để nguyên tại chỗ, nhanh chóng phong tỏa khu vực đó, sơ tán hành khách đến nơi an toàn và thông báo ngay cho lực lượng phá dỡ bom mìn của ngành công an, quân đội đến để tháo gỡ. Việc di chuyển chất cháy, vật liệu phóng xạ, chất độc thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Khi phát hiện vật phẩm nguy hiểm không có giấy phép theo quy định của pháp luật, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải lập biên bản sự việc và chuyển giao người, hồ sơ, vật phẩm nguy hiểm cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho hãng hàng không liên quan để có biện pháp giải quyết thích hợp.
3. Khi phát hiện vật phẩm nguy hiểm không tuân thủ các điều kiện bảo đảm vận chuyển an toàn bằng đường hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay hướng dẫn hành khách bỏ lại hoặc thực hiện thủ tục vận chuyển theo quy định hoặc từ chối hoàn thành thủ tục kiểm tra an ninh hàng không và yêu cầu hãng hàng không, đại diện hợp pháp của người gửi hàng, hành khách tuân thủ các điều kiện vận chuyển.
4. Khi phát hiện vũ khí, vật liệu nổ trong người hành khách, phải nhanh chóng bằng biện pháp thích hợp khống chế, ngăn chặn để xử lý; phát hiện vũ khí, vật liệu nổ trong hành lý xách tay của hành khách phải cách ly ngay hành khách với hành lý, khống chế hành khách để xử lý.
1. Khu vực cách ly phải được kiểm tra an ninh hàng không trước khi đưa vào khai thác hàng ngày và giám sát an ninh chặt chẽ, liên tục trong suốt thời gian khai thác.
2. Khi không hoạt động, tất cả các cửa vào, cửa ra của khu vực cách ly phải được khóa hoặc có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không canh gác, bảo vệ.
3. Cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước, doanh nghiệp hoạt động tại cảng hàng không, sân bay và những người khác cùng đồ vật mang theo khi vào khu cách ly phải qua kiểm tra, giám sát an ninh hàng không như đối với hành khách, hành lý xuất phát.
4. Trình tự, thủ tục kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với khu vực cách ly phải được quy định cụ thể, chi tiết tại Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không có liên quan.
1. Tàu bay đỗ tại sân đỗ tàu bay phải được bảo vệ bằng các biện pháp thích hợp nhằm phát hiện, ngăn chặn người, phương tiện tiếp cận, đưa đồ vật lên, xuống hoặc để lại trên tàu bay một cách trái phép.
2. Tàu bay không khai thác phải được thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này và các yêu cầu sau:
a) Cầu thang, cầu ống dẫn khách, băng chuyền và các phương tiện phục vụ khác phải được di dời khỏi tàu bay;
b) Người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm đóng, khóa cửa tàu bay; niêm phong cửa tàu bay; tàu bay đỗ ban đêm phải được chiếu sáng.
3. Tàu bay đang khai thác phải được thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này và các yêu cầu sau:
a) Được giám sát an ninh hàng không liên tục hoặc được đóng, khóa, niêm phong cửa tàu bay;
b) Người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm tổ chức ghi nhận và lưu giữ danh sách người, phương tiện được phép tiếp cận và phục vụ tàu bay.
1. Trước khi tiếp nhận hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi lên tàu bay và sau khi hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi xuống hết khỏi tàu bay, người khai thác tàu bay phải kiểm tra an ninh hàng không tàu bay theo danh mục của từng loại tàu bay nhằm phát hiện các vật phẩm nguy hiểm có thể được cất giấu hoặc người trốn trên tàu bay. Người khai thác tàu bay phải quy định chi tiết quy trình, thủ tục kiểm tra an ninh hàng không tàu bay trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
2. Kiểm tra, lục soát an ninh tàu bay phải được tiến hành theo danh mục. Trên mỗi tàu bay phải có danh mục kiểm tra an ninh hàng không, lục soát an ninh tàu bay và nội dung danh mục kiểm tra an ninh hàng không phải được quy định trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
1. Trong suốt thời gian tàu bay đang bay, cửa buồng lái phải được khóa từ bên trong và có phương thức trao đổi thông tin bí mật giữa tiếp viên với tổ lái khi phát hiện nghi ngờ hoặc có dấu hiệu uy hiếp an ninh hàng không trong khoang hành khách.
2. Tàu bay có trọng lượng cất cánh tối đa từ 45.500 kilôgam trở lên hoặc có sức chở từ 60 hành khách trở lên phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Cửa buồng lái tàu bay có khả năng chống lại vũ khí hạng nhẹ, mảnh lựu đạn hoặc việc sử dụng vũ lực để vào buồng lái trái phép;
b) Có trang bị, thiết bị để tổ lái giám sát toàn bộ khu vực bên ngoài cửa buồng lái tàu bay nhằm nhận biết những người có yêu cầu vào buồng lái, phát hiện những hành vi nghi ngờ hoặc nguy cơ đe dọa tiềm ẩn.
3. Người khai thác tàu bay phải đảm bảo sau khi các cửa của tàu bay được đóng để khởi hành, không ai được phép vào buồng lái cho đến khi các cửa của tàu bay được mở ra để hành khách rời khỏi tàu bay ngoại trừ những đối tượng sau đây nếu Người chỉ huy tàu bay đồng ý:
a) Thành viên tổ bay đang làm nhiệm vụ;
b) Người được người khai thác tàu bay cho phép;
c) Người được phép vào buồng lái theo quy định pháp luật.
4. Thành viên tổ lái không được phép rời buồng lái khi chưa được người chỉ huy tàu bay cho phép; trong buồng lái phải luôn có mặt 02 người là thành viên tổ lái. Trong trường hợp bất khả kháng, chỉ có 01 thành viên tổ lái thì bắt buộc phải có mặt 01 tiếp viên và thành viên tổ lái đó.
1. Khi hành khách lên tàu bay, hãng hàng không chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đối chiếu giấy tờ về nhân thân, thẻ lên tàu bay của hành khách để đảm bảo đúng người, đúng chuyến bay. Biện pháp kiểm tra phải được quy định chi tiết trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
2. Trước khi cho tàu bay khởi hành, người chỉ huy tàu bay phải có trách nhiệm tổ chức đối chiếu tổng số hành khách đã được cấp thẻ lên tàu bay với tổng số hành khách thực có trên tàu bay bằng biện pháp thích hợp; nếu không có sự trùng khớp phải làm rõ lý do mới được phép khởi hành.
3. Trong thời gian tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng không, duy trì trật tự, kỷ luật trên tàu bay; được áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp, vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh hàng không, hành vi gây rối, vi phạm trật tự kỷ luật, không tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của tổ bay theo quy định pháp luật; tổ chức bàn giao người vi phạm, tang vật và biên bản hoặc báo cáo vi phạm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay. Người chỉ huy tàu bay tổ chức việc giám sát an ninh hàng không, duy trì trật tự kỷ luật trên tàu bay trong suốt chuyến bay.
4. Thành viên tổ bay phải tuân thủ mệnh lệnh, sự chỉ huy, điều hành của người chỉ huy tàu bay; thường xuyên quan sát khoang hành khách để kịp thời phát hiện hành vi bất thường của hành khách, thông báo cho người chỉ huy tàu bay biết để xử lý; phối hợp với nhân viên an ninh trên không giải quyết và xử lý các trường hợp tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp.
5. Cục Hàng không Việt Nam là đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Công an, nhà chức trách có thẩm quyền của nước ngoài và các hãng hàng không trong việc bố trí nhân viên an ninh trên không đi trên các chuyến bay.
1. Việc vận chuyển đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, có người áp giải. Trên một chuyến bay chỉ được vận chuyển không quá 05 người thuộc đối tượng này. Chuyến bay chuyên cơ thuê khoang không vận chuyển hành khách là bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Đối với chuyến bay từ nước ngoài về Việt Nam, trong trường hợp quy định của pháp luật của nước sở tại khác với quy định tại khoản 1 của Điều này, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá và quyết định giới hạn chuyên chở.
3. Chỗ ngồi của đối tượng bị áp giải được chỉ định ở các hàng ghế xa cửa lên, xuống, xa cửa thoát hiểm. Nhân viên áp giải ngồi ghế cạnh lối đi, đối tượng bị áp giải ngồi ghế trong, trường hợp số nhân viên áp giải gấp hai lần số đối tượng bị áp giải, đối tượng bị áp giải ngồi ghế giữa hai nhân viên áp giải.
4. Đối tượng bị áp giải phải được người áp giải giám sát trong suốt chuyến bay kể cả khi vào phòng vệ sinh, đối tượng bị áp giải có thể được mời ăn với sự đồng ý của người áp giải; người áp giải và đối tượng bị áp giải không được sử dụng các loại chất kích thích hoặc dung dịch có cồn.
5. Không được khóa tay hoặc chân đối tượng bị áp giải vào bất cứ bộ phận nào của tàu bay.
6. Hãng hàng không phải bố trí cho người áp giải và người bị áp giải lên trước và rời khỏi tàu bay sau cùng so với các hành khách khác.
7. Việc vận chuyển hành khách bị trục xuất tự nguyện trở về với số lượng nhiều hơn quy định tại khoản 1 của Điều này được thực hiện khi đủ khả năng bảo đảm an ninh. Hãng hàng không chịu trách nhiệm đánh giá và quyết định.
1. Việc vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, vật liệu phóng xạ và các vật phẩm nguy hiểm khác trên tàu bay vào hoặc qua lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Danh mục các vật phẩm nguy hiểm mà hành khách, tổ bay không được mang theo người, hành lý xách tay, hành lý ký gửi lên tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam ban hành.
3. Đối với vật phẩm nguy hiểm là hàng nguy hiểm khi vận chuyển phải được đại diện của hãng hàng không chấp nhận vận chuyển trên tàu bay theo đúng quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.
4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải niêm yết danh mục các vật phẩm nguy hiểm không được mang theo người, hành lý xách tay, hành lý ký gửi tại điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách; thông báo bằng hình thức thích hợp tại nhà ga danh mục các vật phẩm nguy hiểm không được mang lên tàu bay quy định tại khoản 2 của Điều này.
Hãng hàng không phải tổ chức niêm yết danh mục các vật phẩm nguy hiểm không được mang theo người, hành lý xách tay, hành lý ký gửi tại nơi bán vé, quầy làm thủ tục hàng không.
1. Người mang vũ khí, công cụ hỗ trợ khi làm thủ tục đi tàu bay tại quầy thủ tục phải:
a) Xuất trình vũ khí, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép liên quan cho nhân viên hàng không kiểm tra khi làm thủ tục đi tàu bay;
b) Trường hợp mang súng theo người lên tàu bay, phải hoàn thành tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp ký gửi súng, đạn, phải hoàn thành tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nhân viên làm thủ tục của hãng hàng không thông báo cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để kiểm tra các loại giấy phép liên quan đến vũ khí, công cụ hỗ trợ. Trường hợp là súng, đạn, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra nội dung khai báo và ký xác nhận vào tờ khai.
3. Quy trình tiếp nhận, vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ:
a) Người có súng phải tháo rời hộp tiếp đạn khỏi súng; tháo rời hoặc ngắt nguồn điện của công cụ hỗ trợ; bảo đảm chắc chắn vũ khí, công cụ hỗ trợ trong trạng thái an toàn;
b) Đạn phải được đóng gói và chất xếp theo đúng quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm. Đại diện hãng hàng không ký xác nhận vào tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Nhân viên phục vụ mặt đất vận chuyển súng, đạn từ điểm làm thủ tục lên tàu bay phải có nhân viên an ninh hàng không giám sát, hộ tống;
d) Vũ khí, công cụ hỗ trợ phải để ở nơi hành khách không thể tiếp cận được trong suốt chuyến bay;
đ) Đại diện hãng hàng không phải điện thông báo bằng hình thức thích hợp cho đại diện của hãng tại cảng hàng không, sân bay đến để tiếp nhận và giám sát.
4. Người chỉ huy tàu bay phải được thông báo về số lượng súng, đạn được vận chuyển trên chuyến bay.
5. Tại cảng hàng không, sân bay đến, quy trình bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:
a) Nhân viên phục vụ mặt đất có trách nhiệm vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ từ tàu bay vào khu vực trả hành lý; đối chiếu giấy tờ về nhân thân, thẻ lên tàu bay với thẻ hành lý ký gửi; bàn giao vũ khí, đạn, công cụ hỗ trợ cho hành khách tại nơi trả hành lý ký gửi;
b) Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm giám sát quá trình vận chuyển, bàn giao, đăng ký vào số và giám sát việc hành khách mang vũ khí, công cụ hỗ trợ ra khỏi khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay.
6. Quy trình, thủ tục tiếp nhận, quản lý, vận chuyển, bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được quy định chi tiết trong Chương trình an ninh hàng không dân dụng của hãng hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay.
1. Khi qua điểm kiểm tra an ninh hàng không vào khu vực cách ly quốc tế, mỗi hành khách, thành viên tổ bay chỉ được mang không quá 01 lít chất lỏng theo người và hành lý xách tay; dung tích của mỗi chai, lọ, bình chứa chất lỏng không quá 100 mi-li-lít, đồng thời phải được đóng kín hoàn toàn.
2. Không áp dụng khoản 1 Điều này đối với chất lỏng là thuốc chữa bệnh, sữa, thức ăn cho trẻ em nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Thuốc chữa bệnh có kèm theo đơn thuốc trong đó ghi rõ họ và tên, địa chỉ của người kê đơn thuốc, họ và tên người sử dụng thuốc phù hợp với họ và tên trên vé hành khách;
b) Sữa, thức ăn dành cho trẻ em, trẻ sơ sinh phải có trẻ em, trẻ sơ sinh đi cùng.
3. Chất lỏng mua tại cửa hàng trong khu cách ly quốc tế, trên chuyến bay quốc tế được phép mang theo người và hành lý xách tay không giới hạn dung tích với điều kiện phải đựng trong túi nhựa an ninh được dán kín.
1. Bảo đảm an ninh đối với tàu bay hoạt động hàng không chung được thực hiện như đối với tàu bay vận chuyển hàng không thương mại.
2. Bảo đảm an ninh đối với tàu bay hoạt động hàng không chung đỗ ngoài cảng hàng không, sân bay thực hiện như sau:
a) Người khai thác tàu bay phải xây dựng quy định về bảo vệ tàu bay phù hợp với hoạt động khai thác của mình; phối hợp, hiệp đồng với chính quyền địa phương tổ chức bảo vệ tàu bay; bố trí lực lượng canh gác tàu bay liên tục nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời người, phương tiện tiếp cận và lên tàu bay trái phép; thiết lập hệ thống hàng rào, chiếu sáng ban đêm thích hợp quanh khu vực tàu bay đỗ;
b) Cửa tàu bay phải được khóa hoặc niêm phong.
3. Người khai thác tàu bay hoạt động hàng không chung chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra an ninh hàng không đối với tàu bay trước khi cho người, đồ vật lên tàu bay và bảo đảm an ninh trong khi bay.
4. Tàu bay hoạt động hàng không chung có trọng lượng cất cánh tối đa trên 5.700 kg phải được bảo đảm an ninh như tàu bay vận chuyển hàng không thương mại.
5. Hãng hàng không thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải xây dựng Chương trình an ninh hàng không cho hoạt động khai thác của hãng. Nội dung phải quy định chi tiết các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không, bảo vệ tàu bay của hãng trong và ngoài phạm vi cảng hàng không, sân bay; thiết lập, duy trì bộ phận bảo đảm an ninh hàng không của hãng và chỉ định người chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác bảo đảm an ninh của hãng theo hệ thống độc lập, không kiêm nhiệm.
1. Việc kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, đồ vật đưa lên tàu bay hoạt động hàng không chung được thực hiện bằng biện pháp thích hợp và được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
2. Tàu bay xuất phát từ một cảng hàng không, sân bay, người khai thác tàu bay phải gửi danh sách người, đồ vật đưa lên tàu bay cho người khai thác cảng hàng không, sân bay để thực hiện kiểm tra, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay.
3. Tàu bay xuất phát từ nơi nằm ngoài cảng hàng không, sân bay, người khai thác tàu bay phải tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với người, đồ vật đưa lên tàu bay.
1. Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan thu thập, đánh giá thông tin về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của khủng bố, các tổ chức phản động và các loại tội phạm, âm mưu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng để quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh tăng cường cho từng cấp độ theo quy định của pháp luật.
2. Cục Hàng không Việt Nam, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin liên quan đến âm mưu tấn công can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
3. Quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường phải được triển khai ngay đến các cơ quan, đơn vị liên quan bằng hình thức thích hợp trong thời gian sớm nhất để thực hiện, đồng thời được gửi ngay để báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Công an qua số fax do Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an xác định.
1. Quy trình triển khai các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường áp dụng cho từng cấp độ phải được quy định cụ thể trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không trên cơ sở nội dung quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường tương ứng với cấp độ được áp dụng. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu và các cơ quan, đơn vị liên quan phải thực hiện ngay theo chỉ đạo của Cục Hàng không Việt Nam.
1. Chỉ hãng hàng không liên quan đến việc vận chuyển hành khách, hàng hóa được phép khai thác, sử dụng thông tin về nhân thân hành khách, người gửi, người nhận hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hãng hàng không có trách nhiệm bảo mật thông tin cá nhân của hành khách; chỉ cung cấp thông tin về nhân thân hành khách, người gửi, người nhận hàng hóa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu vì mục đích phục vụ công tác quản lý nhà nước về an ninh, an toàn hàng không dân dụng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và các tội phạm hình sự khác.
1. Đơn vị chủ quản hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không phải xây dựng và ban hành các quy định về bảo vệ, quản lý, sử dụng để chống lại hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng, đánh cắp và làm sai lệch thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật.
2. Việc bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không phải được thực hiện từ giai đoạn lựa chọn nhà cung cấp và trong quá trình thiết kế lắp đặt, sử dụng hệ thống. Các biện pháp bảo vệ bao gồm:
a) Quản trị hệ thống thông qua việc ban hành tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục an ninh; lựa chọn và đào tạo cán bộ, đặc biệt là những người có quyền quản trị hệ thống; đánh giá mối đe dọa và rủi ro để xác định các lỗ hổng của hệ thống và khả năng bị tấn công; kiểm tra và thử nghiệm; bảo đảm an ninh chuỗi cung ứng;
b) Kiểm soát bằng tường lửa; mã hóa dữ liệu; sử dụng hệ thống phát hiện xâm nhập mạng và hệ thống chống vi-rút;
c) Bảo vệ hệ thống, đặc biệt là các máy chủ, phải nằm trong khu vực mà việc vào, ra và hoạt động trong khu vực đó được kiểm soát và hạn chế; chỉ những người có thẩm quyền được truy cập vào hệ thống bằng phương pháp đăng nhập sinh trắc học, mật khẩu; hạn chế số lượng người có quyền truy cập; kiểm soát và giám sát liên tục việc truy cập vào hệ thống; sử dụng hệ thống sao lưu đề phòng trường hợp hệ thống chính bị trục trặc; ghi lưu các hoạt động để phục vụ kiểm tra, đánh giá và cảnh báo khi có hoạt động bất thường.
3. Chương trình, Quy chế an ninh hàng không, phương án khẩn nguy, phương án ứng phó không lưu của các doanh nghiệp ngành hàng không liên quan phải quy định cụ thể về nội dung bảo vệ thông tin và hệ thống công nghệ thông tin; phương án phòng ngừa, đảm bảo an ninh thông tin, phương án ứng phó khi bị tấn công can thiệp bất hợp pháp bằng kỹ thuật điện tử.
4. Đơn vị chủ quản hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không phải thực hiện việc đánh giá nguy cơ uy hiếp an ninh, an toàn hàng không, mức độ thiệt hại nếu bị tấn công, can thiệp bất hợp pháp vào các thiết bị, hệ thống thông tin của đơn vị mình để có biện pháp bảo vệ thích hợp. Việc đánh giá dựa trên tiêu chí sau:
a) Mức độ uy hiếp trực tiếp đến hoạt động điều hành bay và tàu bay đang bay;
b) Mức độ uy hiếp trực tiếp đến tính mạng hành khách, nhân viên tại cảng hàng không, sân bay;
c) Mức độ uy hiếp trực tiếp đến hoạt động bình thường của các thiết bị điều hành bay, hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị bảo đảm an ninh hàng không.
5. Đơn vị chủ quản hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không phải phối hợp với các cơ quan an ninh thông tin của Bộ Công an để bảo vệ, chống hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và đánh cắp, làm sai lệch thông tin, dữ liệu; tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh thông tin.
1. Kiểm soát an ninh nội bộ được thực hiện thông qua việc xây dựng, duy trì thực hiện tiêu chuẩn chức danh công việc; nội quy, kỷ luật của cơ quan, đơn vị và công tác phối hợp với cơ quan chức năng trong phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và thẩm tra xác minh nhân thân.
2. Kiểm soát an ninh nội bộ phải được thực hiện trong tất cả các quy trình tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, quản lý, giám sát, xử lý vi phạm, đánh giá, nhận xét, bổ nhiệm, điều động của mỗi cơ quan, đơn vị; phải kết hợp chặt chẽ công tác kiểm soát an ninh nội bộ với công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
3. Đơn vị tuyển dụng, quản lý, sử dụng nhân viên hàng không phải tiến hành kiểm tra án tích tại cơ quan tư pháp; thẩm tra, xác minh lý lịch và nhân thân tại nơi cư trú và nơi họ đã làm việc trước khi quyết định tuyển dụng; định kỳ đánh giá nhân viên hàng không. Khi có biểu hiện bất thường về phẩm chất đạo đức, sinh hoạt, kinh tế, ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy của cơ quan, đơn vị, phải xác minh làm rõ.
1. Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không dân dụng; tạm đình chỉ hoạt động của nhân viên hàng không có dấu hiệu vi phạm pháp luật, uy hiếp an ninh, an toàn hàng không hoặc theo yêu cầu của cơ quan an ninh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an; chỉ đạo các doanh nghiệp ngành hàng không dân dụng trong việc phối hợp với các cơ quan công an liên quan thực hiện công tác kiểm soát an ninh nội bộ.
2. Doanh nghiệp quản lý, sử dụng nhân viên hàng không phải ban hành quy định về kiểm soát an ninh nội bộ gồm các nội dung sau:
a) Xác minh và định kỳ thực hiện đánh giá nhân thân đối với nhân viên hàng không khi tuyển dụng, đề nghị cấp phép, năng định chuyên môn và giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhân viên thuộc đơn vị mình;
b) Thường xuyên quán triệt, nhắc nhở, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, phẩm chất đạo đức của cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị;
c) Kiểm soát chặt chẽ việc đi lại, mang đồ vật ra, vào khu vực hạn chế, lên, xuống tàu bay; hoạt động thực hiện nhiệm vụ của nhân viên trong các khu vực hạn chế;
d) Có người hoặc bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát an ninh nội bộ, lập hồ sơ quản lý nhân viên; phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, chính quyền địa phương để trao đổi, nắm bắt thông tin liên quan đến người lao động; tích cực, chủ động phối hợp kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm pháp luật và khắc phục thiếu sót; triển khai công tác kiểm tra lý lịch nhân viên hàng năm;
đ) Doanh nghiệp quản lý, sử dụng nhân viên hàng không phải xây dựng các tiêu chí để tuyển dụng, bố trí sắp xếp phù hợp đối với từng loại nhân viên hàng không; phối hợp với cơ quan an ninh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an để kiểm tra nhân thân đối với nhân viên hàng không là người nước ngoài.
MEASURES OF PREVENTIVE SECURITY CONTROL
Section 1. SYSTEM OF CARD OR PERMIT FOR AVIATION SECURITY CONTROL FOR ENTRY AND OPERATION IN RESTRICTED AREAS
Article 11. System of card or permit for aviation security control
1. The system of card or permit for aviation security control consists of:
a) The card or permit of airport or aerodrome security control with long-term and short-term use allowed for entry and operation in restricted areas of airport;
b) The card or permit of internal aviation security control with long-term and short-term use value allowed for entry and operation in restricted areas of enterprises;
c) The crew identification card of the airlines with long-term use value allowed for entry and operation in restricted areas pertaining to the duties of the crew.
2. The card or permit for internal aviation security control must be kept confidential and prevent forging. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall provide for and unify the confidentiality mode and measures for each type of card or permit of aviation security control.
Article 12. Authority to issue the card or permit of aviation security control.
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall
a) Issue the card of airport or aerodrome security control with long-term use value at an airport to the state management bodies, the social-political organizations at central level and foreign bodies and organizations;
b) Issue the card of airport or aerodrome security control with long-term use value at many airports under the management of different aviation Authorities to all subjects specified in Paragraph 1, Article 16 of this Circular.
2. The aviation Authority shall
a) Issue the card or permit of security control at airport with long-term use value at one or many airports or aerodromes under the management of the aviation Authority to the state management bodies, the social and political organizations at local level and the enterprises, except the cases specified in Paragraph 3 of this Article;
b) Issue the card or permit with short-term use value at one airport or aerodrome under their management to all subjects specified in Paragraph 1, Article 16 of this Circular, except the cases specified in Paragraph 3 of this Article;
3. The airport or aerodrome operators are authorized by the Civil Aviation Authority of Vietnam to issue the card or permit with long term and short-term use value at an airport within their management to their staff and vehicles and the people and vehicles that are hired by the airport operators to perform the building, repair and maintenance of their facilities and works.
4. The Vietnamese and foreign airlines shall issue the crew identification card with long- term validity to the crew to perform their duties in the flights.
5. The managing enterprises of restricted areas shall issue the card or permit of internal security control with long term and short-term use value in the restricted areas used separately for these enterprises.
Article 13. Duration of validity and form of card or permit of internal security control
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam issues the form of card or permit of airport or aerodrome security control.
2. The Vietnamese airlines issue the form of crew identification card; the managing enterprises of restricted areas issue the form of card or permit of internal security control. These forms must not be identical with the form of card or permit of airport or aerodrome security control and must be notified to the aviation Authority where the airlines are operating for monitoring.
3. The foreign airlines must notify the form of crew identification card to the aviation Authority where the airlines are operating for monitoring.
4. The card or permit of airport or aerodrome security control with long-term use value shall be issued to the state bodies, social and political organizations, foreign bodies and organizations, the airlines and enterprises providing the aviation or non-aviation services at the airlines with the duration of validity of no more than 02 years from the date of issue; the card or permit issued to the other organizations are of the duration of validity of no more than 01 year from the date of issue;
5. The card of airport or aerodrome security control with short-term use value has its duration of validity based on the needs of the requester of issue and the result of assessment and verification of dossier including the card used 01 time within 01 day (24 hour) from the time of issue and the card used many times within a maximum of 10 days from the time of issue.
6. The permit of airport or aerodrome security control with short-term use value shall have the duration of validity based on the requester of issue and result of assessment and verification of dossier but no more than 01 day (24 hours) from the time of effect of the issued permit.
7. The crew identification card of the Vietnamese airlines; the card or permit of internal security control with the long-term use value shall have the maximum duration of validity of no more than from the date of issue; the card or permit of internal security control with the short-term use value shall have the duration of validity specified in Paragraph 5 and 6 of this Article.
8. The subjects who are issued with the card or permit of airport or aerodrome security control shall pay the fees of issue of card or permit according to regulations of law.
Article 14. Content of card of aviation security control
1. The card of airport or aerodrome security control with long-term use value must have the following basic information:
a) Card number; symbol of airport or aerodrome allowed for entry and operation;
b) Duration of validity of card;
c) Full name of the card holder;
d) Title of the card holder;
dd) Name of body or unit of the card holder;
e) Photo of the card holder;
g) Restricted areas allowed for entry and operation;
h) Regulation on card use.
2. The card of internal security control with long-term use value must have the following basic information:
a) Card number and symbol of enterprise;
b) The information specified under Points b, c, d, dd, e, g and h, Paragraph 1 of this Article.
3. The card of airport or aerodrome security control with short-term use value must have the basic information specified under Points a, b, c, g and h, Paragraph 1 of this Article and ID card or passport number or the number of card of security control at airport with long-term use value or the number of card of internal security control of the card holder.
The card of internal security control with short-term use value must have the basic information specified under Points a, b, g and h, Paragraph 1 of this Article.
4. Each restricted area specified on the card of airport or aerodrome security control and the card of internal security control is determined respectively by letters, numbers, colors, or is encrypted.
5. The crew identification card has the following basic information:
a) Card number;
b) Duration of validity of card;
c) Full name of the card holder;
d) Title of the card holder;
dd) Name and symbol of the airline;
e) Photo of the card holder;
Article 15. Content of permit of aviation security control
1. The permit of airport or aerodrome security control with long and short-term use value; the permit of internal security control with long-term use value must have the following basic information:
a) Permit number;
b) Duration of validity of the permit;
c) Type of vehicle;
d) Vehicle number plate;
dd) Restricted areas allowed for entry and operation;
e) Exit gate; entrance gate;
g) Name of the managing unit of the vehicle;
2. The permit of internal security control with short-term use value must have the basic information specified under Points a, b and dd, Paragraph 1 of this Article.
3. Each restricted area specified on the card of airport or aerodrome security control and the card of internal security control is determined respectively by letters, numbers or colors.
Article 16. Subjects, conditions, range of issue of card or permit of airport or aerodrome security control
1. The subjects who are considered for the issue of card with long-term use value are:
a) The staff with indefinite term labor contract of the airlines, enterprises providing the aviation or non-aviation services at the airports;
b) The staff of enterprises operating the tourism business; enterprises delivering cargo and postal items by air and enterprises carrying out the survey, construction, repair, maintenance of works at airports.
c) The staff of state bodies, the social and political organizations at central and local level;
d) The staff of foreign diplomatic missions in Vietnam;
dd) The vehicle operators specified under Point b, Paragraph 6 of this Article.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam stipulates the number of card issued to the staff of diplomatic missions and enterprises operating in tourism business in accordance with the requirements for aviation security control in the restricted areas of airport.
3. The conditions for the subjects specified in Paragraph 1 of this Article to be issued with the cards with long-term use value are:
a) Do not have criminal records in accordance with law;
b) Are assigned by the bodies or organizations to regularly work in the restricted areas of the airport, except the vehicle operator specified under Point c, Paragraph 6 of this Article;
c) Only the people of the bodies or units responsible for serving on the special aircrafts and assigned special duties to regularly serve the flights and delegations of special aircrafts are issued with card to enter the areas of special aircrafts.
4. The subjects who are considered for the issue of card with long-term use value are:
a) The subjects specified in Paragraph 1 of this Article are not eligible for being issued with the card with long-term use value;
b) The persons who have irregular business in the restricted areas of airport.
5. The subjects specified in Paragraph 4 of this Article shall be issued with the cards with short-term use value and are monitored by the aviation security controller or by the staff of the managing body of the restricted areas; for the isolated area and airport, there must be the aviation security controller who shall escort for guidance and monitoring.
6. The vehicles issued with the permit with long-term use value are:
a) The vehicles regularly operate in the restricted areas of airport to serve the special aircraft flights and the areas of airport runway;
b) The vehicles regularly operate in the restricted areas of airport but are issued with the security control number plate;
c) The vehicles are under the management of the Party and State bodies and are specially used for the members of the Politburo and the Party Central Committee, the Ministers and the equivalent or higher positions, Secretary and Deputy Secretary of provincial Party Committee, Secretary of Party Committee of centrally-run city; Chairman of People’s Council, Chairman of People’s Committee of province and centrally-run city; Deputy Minister of Transport, Deputy Minister of Public Security, Deputy Minister of Defense, Deputy Chief of the General Staff, Director of Operations of General Staff, Chief and Deputy Chief of General Political Department of Vietnam People's Army.
7. For the vehicles regularly operating in the restricted areas of airport, the security control number plate shall be issued by the aviation Authority concurrently the permit of aviation security control, except the cases specified under Point a, Paragraph 6 of this Article.
8. Additional conditions for the vehicles specified under Point a, Paragraph 6 of this Article to be issued with the permit with long-term use value:
a) Are permitted to circulate in accordance with regulations of law;
b) Meet the requirements of the vehicles operating in the restricted areas in airport in accordance with the regulations of the Ministry of Transport on management and operation of airport.
9. The vehicles are considered for issue of permit with short-term use value are:
a) The vehicles used to transport the international guests from the ministerial rank or higher;
b) The vehicles specified under Point b, Paragraph 6 of this Article having duties to serve the special aircraft flights;
c) The vehicles with irregular duties to serve the special subjects, perform duties of national defense and security and the activities of airport in the restricted areas.
10. For the vehicles specified in Paragraph 9 of this Article, after being issued with the permit to operate in the restricted areas, they must be guided by the vehicles of airport operator or the aviation security controller or the staff having the permit of ground vehicle operation.
11. The range of issue of card or permit is as follows:
a) The persons who work at each airport shall only be issued with the card with long-term use value to the airport where they are working;
b) The persons work at various airports shall be issued with the card with long-term use value to the airports;
c) The subjects specified under Point d, Paragraph 1 of this Article are only issued with the card with long-term use value to the international airports;
d) The card with short-term use value and the permit with long and short-term use value have the use value only at one airport.
12. In case of applying the strengthened security measures or emergency measures for the airport, the airport operator shall make a decision on limiting the number of people and vehicles that have been issued with card or permit of security control for entry into the restricted areas and shall have to send this decision to the Civil Aviation Authority of Vietnam and the relevant aviation Authority.
Article 17. Check of criminal record of the subjects issued with the card of aviation security control with long and short-term use value
1. The head of body or unit of the person requesting the issue of card of security control with long and short-term use value must check the criminal record of that person at the judicial bodies before carrying out the procedures for card issue.
2. The check of criminal record of the card holder must be done upon the first card issue or re-issue due to the expiration.
Article 18. Card or permit of aviation security control with loss of use value and re-issue of card or permit of aviation security control
1. The card or permit of aviation security control shall lose their use value in the following cases:
a) The card or permit is damaged or has blurred contents;
b) The card or permit is erased or modified;
c) The card or permit is lost;
d) The card holder no longer meets the requirements for subjects or conditions specified in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular;
dd) The vehicles which have been issued with permit no longer meet the conditions specified in Paragraphs 6 and 8, Article of this Circular;
e) The card or permit is expired;
g) For the reasons of security assurance;
h) In case of change of job without return of card or permit to the issuing unit;
2. The card or permit of security control shall be considered for re-issue in the following cases:
a) When the new form of card or permit is issued;
b) The card or permit is still valid but is blurred, torn, damaged or no longer has signs of security;
c) The card or permit is invalid; lost, seized due to violation or discipline or change of job position.
Article 19. Procedures for issue of new card of airport or aerodrome security control with long-term use value of the Civil Aviation Authority of Vietnam
1. The body requesting the card issue shall submit 01 dossier directly or by post or in other appropriate forms to the Civil Aviation Authority of Vietnam. The dossier consists of:
a) The written request prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) For the enterprises, there must be the certified copy of document proving their legal status, functions and duties, except in case of enterprises providing the aviation or non-aviation services at airport;
c) The personal declaration of the requester of card issue prepared under the form specified in Appendix VII issued with this Circular with a sealed color photo 4x6cm (the photo taken in white background in the last 06 months to the day of dossier submission);
d) 01 color photo as stipulated under Point c, Paragraph 1 of this Article or taken directly at the card issuing body.
2. Within 07 working days after receiving all prescribed dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall assess and verify it concerning the subject and condition for card issue as follows:
a) The card is issued in case of meeting the provisions in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular;
b) Where the subject fails to meet the provisions in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular, within 03 working days, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall give a written notice to the requesting body of the failure to issue the card with reasons.
c) Where the dossier has unclear issues, within 03 working days, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall require in writing the additional provision of information and document or require to work directly with the requesting body for clarification.
Article 20. Procedures for re-issue of card of airport or aerodrome security control with long-term use value from the Civil Aviation Authority of Vietnam
1. The body requesting the card re-issue shall submit 01 dossier directly or by post or in other appropriate forms to the Civil Aviation Authority of Vietnam as follows:
a) In case of re-issue due to the issue of new form of card or expired card, the dossier is specified under Points a, c and Article, Paragraph 1, Article 19 of this Circular;
b) In case of re-issue for the valid card but it is blurred, torn, damaged or has no longer signs of confidentiality, the dossier is specified under Points a and d, Paragraph 1 of Article 19 of this Circular and the card which is blurred, torn, damaged or has no longer signs of confidentiality must be returned;
c) In case of re-issue due to card loss, the dossier is specified under Points a and d, Paragraph 1, Article 19 of this Circular and the written certification of the head of unit or unit on the time, location and cause of loss;
d) In case of re-issue due to seized card, the dossier is specified under Points a and d, Paragraph 1, Article 19 of this Circular enclosed with the written result of handling of violation, discipline and the personal review with the remark and assessment of the body handling the violation and discipline.
dd) In case of re-issue due to change of job position at another body or unit, the dossier is specified in Paragraph 1, Article 19 of this Circular; in case of change of job position in the same body or unit, the dossier consists of the written request prepared under the form specified in Appendix V and the brief list specified in Appendix IV issued with this Circular.
2. Within 05 working days after fully receiving the prescribed dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall assess and verify the dossier concerning the subject and condition for card issue as follows:
a) The card is issued if the subject meets the provisions in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular;
b) Where the subject fails to meet the provisions in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular, within 03 working days, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall give a written notice to the requesting body of the failure to issue the card with reasons.
c) Where the dossier has unclear issues, within 03 working days, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall require in writing the additional provision of information and document or require to work directly with the requesting body for clarification.
Article 21. Procedures for issue of new card of airport or aerodrome security control with long-term use value from the aviation Authority
1. The body requesting the card issue shall submit 01 dossier directly or by post or in other appropriate forms to the aviation Authority; the dossier is specified in Paragraph 1, Article 19 of this Circular.
2. Within 07 working days after fully receiving the prescribed dossier, the aviation Authority shall assess and verify it concerning the subject and condition for card issue as follows:
a) The card is issued if the subject meets the provisions in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular;
b) Where the subject fails to meet the provisions in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular, within 03 working days, the aviation Authority shall give a written notice to the requesting body of the failure to issue the cards with reasons;
c) Where the dossier has unclear issues, within 03 working days, the aviation Authority shall require in writing the additional provision of information and document or require to work directly with the requesting body for clarification.
Article 22. Procedures for re-issue of card of airport or aerodrome security control with long-term use value from the aviation Authority
1. The body requesting the card re-issue shall submit 01 dossier directly or by post or in other appropriate forms to the aviation Authority; the dossier is specified in Paragraph 1, Article 20 of this Circular.
2. Within 05 working days after fully receiving the prescribed dossier, the aviation Authority shall assess and verify it concerning the subject and condition for card issue as follows:
a) The card is issued if the subject meets the provisions in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular;
b) Where the subject fails to meet the provisions in Paragraphs 1 and 3, Article 16 of this Circular, within 03 working days, the aviation Authority shall give a written notice to the requesting body of the failure to issue the cards with reasons
c) Where the dossier has unclear issues, within 03 working days, the aviation Authority shall require in writing the additional provision of information and document or require to work directly with the requesting body for clarification.\
Article 23. Procedures for issue of card of airport or aerodrome security control with short-term use value from the aviation Authority
1. The body requesting the card issue shall submit a dossier directly to the aviation Authority and present one of the valid paper (ID card, diplomatic ID card, Passport, citizen ID card or card of aviation security control with long-term use value). The dossier consists of:
a) The written request is prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The list is prepared under the form specified in Appendix IX issued with this Circular.
2. Within a maximum of 60 minutes after fully receiving the prescribed dossier, the aviation Authority shall verify it and issue the card or inform directly the person submitting dossier in case of disapproval for card issue;
Article 24. Procedures for issue of new card of airport or aerodrome security control with long-term use value from the airport operators
1. The dossier consists of:
a) The list of staff requesting the card issue is prepared under the form specified in Appendix VI issued with this Circular;
b) The personal declaration of the requester of card issue prepared under the form specified in Appendix VII issued with this Circular with a sealed color photo 4x6cm (the photo taken in white background within the last 06 months to the day of dossier submission);
c) 01 color photo as stipulated under Point b, Paragraph 1 of this Article.
2. After 05 working days after the card issue, the authorized airport operator shall have to send the list of persons issued with card prepared under the form specified in Appendix VI issued with this Circular to the relevant aviation Authority.
Article 25. Procedures for re-issue of card of airport or aerodrome security control with long-term use value from the airport operators
1. The dossier consists of:
a) In case of re-issue due to the issue of new form of card or expired card, the dossier is specified in Paragraph 1, Article 24 of this Circular;
b) In case of re-issue for the valid card but it is blurred, torn, damaged or has no longer signs of confidentiality, the dossier is specified under Points a and d, Paragraph 1 of Article 24 of this Circular and the card which is blurred, torn, damaged or has no longer signs of confidentiality must be returned;
c) In case of re-issue due to card loss, the dossier is specified under Points a and c, Paragraph 1, Article 24 of this Circular and the written certification of the head of unit or unit on the time, location and cause of loss;
d) In case of re-issue due to seized card, the dossier is specified under Points a and c, Paragraph 1, Article 24 of this Circular enclosed with the written result of handling of violation, discipline and the personal review with the remark and assessment of the body handling the violation and discipline.
dd) In case of re-issue due to change of job position, the dossier is specified under Point aviation security, Paragraph 1, Article 24 of this Circular.
2. After 05 working days after the card issue, the authorized airport operator shall have to send the list of persons issued with card prepared under the form specified in Appendix VI issued with this Circular to the relevant aviation Authority.
Article 26. Procedures for issue of new permit of airport or aerodrome security control with long-term use value from the aviation Authority and the airport operators
1. The body requesting the issue of permit to the vehicle specified in Paragraph 6, Article 16 shall submit 01 dossier directly or by post or in other appropriate forms to the Civil Aviation Authority of Vietnam. The dossier consists of:
a) The written request of the body or organization managing the vehicle is prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The list of vehicles requested for the issue of permit is prepared under the form specified in Appendix VIII issued with this Circular;
c) The copy of valid Certificate of technical safety inspection and environmental protection issued by the competent authorities.
2. The procedures for issue of permit with long-term use value at one airport under the management of airport operators to their vehicles shall comply with the provisions under Points b and c, Paragraph 1 of this Article.
3. Within 07 working days after fully receiving the prescribed dossier, the aviation Authority shall assess and verify it. If the dossier meets the prescribed requirements, the aviation Authority shall issue the permit and if the dossier does not meet the prescribed requirements, within 03 working days, the aviation Authority shall inform in writing the requesting body of the failure to issue the permit with the reasons. Where the dossier has unclear issues, within 03 working days, the aviation Authority shall require in writing the additional provision of information and document or require to work directly with the requesting body for clarification.
4. After 05 working days after the permit issue, the authorized operator of airport or aerodrome must send the list of vehicles issued with the permit under the form specified in Appendix VIII issued with this Circular to the relevant aviation Authority.
Article 27. Procedures for re-issue of permit of airport or aerodrome security control with long-term use value from the aviation Authority and the airport operators
1. The body requesting the issue of permit shall submit 01 dossier directly or by post or in other appropriate forms to the aviation Authority and the airport operators. The dossier consists of:
a) Re-issue of permit due to the issue of new permit or invalid permit, the dossier is specified in Paragraph 1, Article 26 of this Circular;
b) Re-issue of permit in case it is valid but blurred, torn, damaged or no longer has signs of confidentiality, the dossier is specified under Points a and b, Paragraph 1, Article 26 of this Circular; the body requesting the permit issue shall have to return the permit which is blurred, torn, damaged or no longer has signs of confidentiality;
c) Re-issue of permit in case of its loss, the dossier is specified under Points a and b, Paragraph 1, Article 26 of this Circular; the body requesting the permit issue must have the written certification of the head of body or unit on the time, location or cause of loss of permit.
2. Within 05 working days after fully receiving the prescribed dossier, the body issuing permit shall assess and verify it. If the dossier meets the prescribed requirements, the permit shall be issued and if the dossier does not meet the prescribed requirements, within 03 working days, the aviation Authority shall inform in writing the requesting body of the failure to issue the permit with the reasons. Where the dossier has unclear issues, within 03 working days, the aviation Authority shall require in writing the additional provision of information and document or require to work directly with the requesting body for clarification.
3. After 05 working days after the permit issue, the authorized airport operator must send the list of vehicles issued the permit prepared under the form specified in Appendix VIII issued with this Circular to the relevant aviation Authority.
Article 28. Procedures for issue of permit of airport or aerodrome security control with short-term use value
1. The body requesting the permit issue shall submit 01 dossier directly to the body issuing the permit and present the valid Certificate of technical safety inspection and environment protection issued by the competent authorities. The dossier consists of:
a) The written request of the body or organization managing the vehicle prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The list of vehicles requested for the issue of permit prepared under the form specified in Appendix VIII issued with this Circular;
2. Within a maximum of 60 minutes after fully receiving the prescribed dossier, the body issuing the permit shall verify it and issue the card or inform directly the person submitting dossier in case of disapproval for card issue;
Article 29. Procedures for new issue and re-issue of card of airport or aerodrome security control with long-term use value to the police forces and border gate customs at the international airports
1. The police and border gate customs authority at the international airports are responsible for the dossier, résumé, identity and duties of the person issued with card shall submit 01 dossier directly or by post or in other appropriate forms to the aviation Authority and the airport operators. The dossier consists of:
a) The written request prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The list of staff regularly working at the international airport, including the information on full name, position, place of work and working area of the requester of card issue;
c) Two photos 4x6 cm (the photo taken with industry costume on the white background in the last 06 months to the day of dossier submission) of the photo taken directly at the card issuing body.
2. Within 07 working days after fully receiving the prescribed dossier, the aviation Authority shall verify it and issue the card or reply in writing with reasons for the failure to issue the card.
Article 30. Management and storage of dossier on card and permit of aviation security control
1. The dossier on issue of card and permit must be stored and destroyed according to the regulations of law on storage.
2. At the place of card or permit issue, there must be the posted regulation on dossier and procedures for issue of card or permit of aviation security control and notice of unforeseen cases affecting the procedures for card or permit issue.
3. The Civil Aviation Authority of Vietnam provides specific instructions on the relevant management, procedures and forms in receiving dossiers, organizing the verification and issue of card or permit of aviation security control and directs the implementation.
Article 31. Verification and explanation about the issue of card or permit of aviation security control
1. The card or permit issuing body shall verify the dossier and the following contents for the issue of card or permit:
a) Subjects for issue of card or permit;
b) Conditions for issue of card or permit;
c) Range of issue of card or permit;
d) Time limit for issue of card or permit;
dd) Airport and restricted areas issued in the card or permit;
2. The body, unit or requester of card or permit issue shall have to explain and provide the evidencing documents for the card or permit issuing body to clarify the contents specified in Paragraph 1 of this Article during the dossier verification.
3. The card or permit issuing body has the right to refuse if the body, unit or requester of card or permit issue refuses to explain and provide the evidencing documents or violate the regulations on management and use of card of permit or when it detects the untruthful declaration in the dossier for issue of card or permit.
4. The issue of card or permit must comply with the working principles at the airports and the restricted areas. The card or permit shall be issued at the appropriate airport or restricted areas and to the definite point of time of duties of the subjects.
Article 32. Subjects, conditions, procedures for issue and management of card, permit of internal security control and crew identification card
1. The enterprises issuing the card, permit of internal security control and crew identification card must stipulate the subjects and conditions for card or permit issue; form of card or permit; dossier and procedures for card or permit issue; responsibilities and authority to manage, issue and recover the card or permit in the security Program and security Regulation approved by the Civil Aviation Authority of Vietnam.
2. The form of the card or permit of internal security control and the crew identification card must not cause confusion with the form of the card or permit of airport or aerodrome security control.
Article 33. Management and use of card or permit of aviation security control
1. The card or permit of aviation security control is only used upon performing the assigned duties, not for other personal purposes; improperly using or having acts of violation shall result in revocation or temporary seizure.
2. The person issued with the card or the operator of vehicle issued with the card must keep and maintain the card or permit and must not allow other people to use it in any form; not erase or modify the content on the card or permit; where the persons issued with the card or permit no longer have duties in the restricted areas, they must return the card or permit to the issuing unit; where the content on the card or permit is torn or its content is blurred, the card or permit holders must request the re-issue or inform their managing bodies immediately in case of loss.
3. If the card users or the vehicle users issued with the permit violate the regulations on aviation security and safety, disturb the order and discipline at the airport or aerodrome or violate the regulations on the use of card or permit or do not meet the conditions for issue of card or permit, their cards or permits shall be temporarily seized or recovered
4. The heads of bodies or units issued with the card or permit shall:
a) Stipulate the management and use of card or permit of the individuals or vehicles of their units upon being issued to ensure proper use; prohibit the use of card for personal purposes;
b) Recover and hand over the card or permit which loses its use value specified in Paragraph 1, Article 18 of this Circular, except the expired card or permit; the card or permit recovered as required by the competent authorities to the issuing unit; immediately inform in writing under the form specified in Appendix X issued with this Circular the issuing unit of the case of loss of card or permit.
c) Destruction of expired card or permit
5. The staff of the state management bodies on entry and exit and import and export at border gate shall use the card of aviation security control for entering and exiting from the restricted areas and do not need to wear the card while working according to regulations.
6. The body issuing the card or permit must immediately inform in writing under the form specified in Appendix X issued with this Circular of the cases of loss of card or permit issued by their units to the aviation security control forces or the security forces of the restricted areas specified on the lost card or permit and the Civil Aviation Authority of Vietnam to promptly prevent the use of lost card or permit
Section 2. SECURITY CONTROL IN RESTRICTED AREAS AND PUBLIC AREAS
Article 34. Set up the restricted areas
1. Based on the present infrastructure and civil aviation activities, the following restricted areas must be set up:
a) Passenger area after the passengers and luggage are checked and screened and wait for going on board the aircraft (isolated area);
b) Area of apron, runway, taxiway and other areas in the aerodrome;
c) Area for consigned luggage after the Aviation security check to be moved on board the aircraft (luggage classification area);
d) Area for passengers in transit, interline transfer to wait for the connecting flight (transit area);
dd) Area for cargo and postal items after they are checked and screened to be carried on board the aircraft (area of classification and storage and loading of cargo and postal items);
e) Guest house for special aircraft flights and prioritized flights;
g) Area of luggage delivery to the passenger at the arrival terminal;
h) Area of aircraft repair, maintenance and installation;
i) Area of airline meal production, processing and provision;
k) Area of aircraft fuel storage;
l) Airport emergency coordination Centre; flight operation and command Center; area of air traffic control tower; area of radar station and VHF information;
m) Power and water supply station of the airport or aerodrome;
n) Area from the check-in counter, luggage conveyor belt into the check and scan of consigned luggage;
o) Area to carry out the procedures for receiving cargo and postal items for transportation by aircraft.
2. Based on the Paragraph 1 of this Article, the airport or aerodrome operators shall coordinate with the aviation Authority and the relevant bodies and units to determine the restricted areas and specific boundary of each restricted area of the airport or aerodrome and the restricted areas under the separate management and operation of the airport or aerodrome operators when developing the aviation security Program.
3. Based on Paragraph 1 of this Article, the enterprise providing the aviation services at the airport or aerodrome shall coordinate with the aviation Authority and the relevant bodies and units to determine the restricted areas and specific boundary of each restricted area under the management and operation for the areas outside the airport or aerodrome when developing the aviation security Regulation; the air traffic service provider and the facilities processing cargo and postal items shall set up the restricted areas for the areas not under the management of the airport or aerodrome.
4. In case of compulsory strengthening of aviation security assurance at the airport or aerodrome and deemed necessary to temporarily set up the new restricted areas, the airport or aerodrome operator shall do it and immediately inform the aviation Authority and the bodies and units regularly operating in these areas. The temporary setup of restricted areas must ensure the following requirements:
a) With definite term;
b) With hard of soft fence as the boundary; appropriate signs or warning signals;
c) With the aviation security checkpoint with the aviation security controller to check and monitor during the time of setup;
d) With appropriate measures to ensure the aviation security;
dd) If the duration of temporary setup of restricted areas over 24 hours, there must be the written approval from the Civil Aviation Authority of Vietnam.
5. The setup of restricted areas and application of measures of aviation security check and monitoring for each restricted area must be consistent with the purpose of aviation security assurance without obstructing people and vehicles from entry and exit or normal activities in the restricted areas.
Article 35. Provisions on entry, exit and operation in the restricted areas
1. People and vehicles entering, exiting and operating in the restricted areas must have the card or permit of aviation security control for those areas.
2. The card must be worn in front of the chest to ensure the observation of the front side of the card during the time of operation in the restricted areas, except where the staff of police and border gate customs authority at airport or aerodrome must place their cards in front of the cockpit or at visible location of their vehicles on duty.
3. People, objects carried along and vehicles entering and exiting from the restricted areas must go through the prescribed gate or door and comply with the instructions and regulations on security, safety and operation in the restricted areas and must be subject to the appropriate aviation security check and monitoring.
4. People and vehicles using their card or permit of airport or aerodrome security control with short-term use value must be escorted and instructed by the aviation security controller or the staff of the managing unit of the restricted area while operating in the restricted area.
5. Vehicles operating in the restricted area must move along proper route and at proper speed, stop and park at the prescribed location; must be checked and monitored and follow the instructions of the aviation security controller or the security guard on duty in that area.
6. Filming and photographing in the restricted areas not within the state secrets must be permitted in writing by the managing unit.
7. In case of performing duties of emergency or rescue, the head of the managing body or unit of the vehicles and people involved in these duties must coordinate with the aviation security control forces and the security forces of the managing unit of the restricted area to control the activities of the vehicles and people without the need for the card or permit of aviation security control or internal security control.
8. In the restricted areas, the consigned luggage, cargo and postal items must be kept intact:
a) The heads of units and bodies operating in the airport or aerodrome must take measures to prevent and fight against the theft of properties in the consigned luggage, cargo and postal items under their responsibility. The aviation Authority shall monitor the compliance with these provisions of the units;
b) The airport or aerodrome operators and the enterprises of ground and cargo services must check and monitor the compliance with the procedures and standards in the chain of luggage and cargo services;
c) The airport or aerodrome operators shall issue the specific regulations on the list of people and vehicles permitted for entry and exit for each specific gate or door and the list of objects which their staff must not carry along while working in the restricted areas;
dd) The airlines should provide or propagate information to the passengers on the regulations on transportation of high valuable objects in the consigned luggage; the procedures for complaint, claim and compensation in case of loss or miscarriage of luggage during transportation;
e) The specific measures of prevention and fight against the theft of properties are specified in the aviation security Program and the aviation security Regulation of the enterprises.
Article 36. Provisions on carrying dangerous items into the restricted areas
1. The carriage, management and use of dangerous items in the restricted areas must be specified in the relevant aviation security Program and the aviation security Regulation on the basis of the List of dangerous items banned or restricted to carry along or with luggage on board the aircraft issued by the Civil Aviation Authority of Vietnam.
2. The units using the dangerous items in service of work of units and bodies in the restricted areas specified under Points a, b, c, d, dd, e and g, Paragraph 1, Article 34 of this Circular must make registration with the aviation security control forces and perform the aviation security check and monitoring of those areas.
3. The managing units shall manage and take responsibility for the management, use and security and safety assurance to the dangerous items specified in Paragraph 2 of this Article.
Article 37. Aviation security checkpoint at the gate, door and aisle between the public areas and restricted areas
1. There must be the aviation security checkpoints from the public areas to the restricted areas at the gate, door and aisle.
2. At each aviation security checkpoint, there must be the following documents:
a) Procedures for check of people, objects and vehicles upon entry and exit from the restricted areas;
b) Form of card or permit of aviation security control permitted for entering the areas;
c) List of people and vehicles whose card or permit is lost, recovered but they fail to return their card or permit of aviation security control;
d) List of relevant telephone numbers and the forms, records and registration of dangerous items, electronic equipment, special-use equipment, high valuable objects and vehicles entering the restricted areas;
dd) Shift handover book recording the development and result of security check and monitoring.
3. At the aviation security checkpoints, there must appropriate instruction signs, staff and security equipment to ensure the continuity of Aviation security check. The mobile gate, door or fence at the aviation security checkpoints must always be in the state of closure (lock) and is only opened after the vehicles and people are checked and are eligible for entry and exit.
4. There must be the security monitoring camera, X-ray scanners, magnetic sensory door and portable metal detector to check and scan the objects, luggage and people from the public areas moving into the restricted in accordance with the provisions under Points a, b, c, d, dd, e, h, i and k, Paragraph 1, Article 34 of this Circular and the flight operation and command Center (except the gates, doors or aisles temporarily set up).
Article 38. Security monitoring, patrolling and guarding in restricted areas
1. The aviation security control forces must carry out the continuous monitoring of passengers, people and vehicles operating in the restricted areas by the appropriate measures in order to detect signs of suspicion and promptly prevent the acts of violation; check and process the derelict luggage and objects and carry out other aviation security measures.
2. The aviation security control forces must carry out the patrolling and watching to promptly stop the vehicles, people or cattle from entering the restricted areas or violating the regulations on aviation security and safety assurance.
3. At the airports or aerodromes used for civil and military purposes, the aviation security control forces shall agree in writing with the army forces stationed at such airports or aerodromes on patrolling, guarding and protecting the bordering areas between the areas used for civil aviation activities and the areas used for military activities.
4. The monitoring, patrolling and watching are described in detail in the relevant aviation security Program and the aviation security Regulation.
Article 39. Security check and monitoring of people, vehicles and objects upon entry, exit and operation in the restricted but not the passengers, luggage, cargo, postal items and object carried on board the aircraft
1. The aviation security controllers and the security guards must carry out the security check and monitoring of the vehicles, people and objects carried in and out and operating in the restricted areas.
2. The vehicles, people and objects carried into the restricted areas except the restricted areas specified under Point n and o, Paragraph 1, Article 34 must be checked for aviation security with the following contents:
a) The card or permit of aviation security control;
b) People and objects carried along;
c) Vehicle and object on such vehicles;
d) Dangerous items;
3. People, vehicle and objects carried into and operated in the restricted areas specified under Point n and o, Paragraph 1 of Article 34 must be monitored by appropriate measures of aviation security.
4. People, vehicle and objects carried out of the restricted areas shall be checked by the aviation security control forces in case of signs of suspicion such as: property theft, smuggling and commercial fraudulence or in case of strengthened aviation security assurance or under the direction of the competent state management body. The content of check consists of:
a) Card or permit of aviation security control;
b) People and objects carried along;
c) Means and objects on such vehicles;
d) Dangerous items;
5. The procedures for check of people are as follows:
a) Check the card of aviation security control, observe and make actual comparison;
b) Check people with the magnetic sensory door and portable metal detector at location equipped with these devices. When there is an alarm from these devices, continue the visual check; carry out the visual check at random of at least 5% in case of no alarm from the magnetic sensory door and portable metal detector; the visual check is done at the locations having no magnetic sensory door and portable metal detector;
c) The order and way to check the card, visual check, use of portable metal detector; procedures for check with the magnetic sensory door are specified in the aviation security Program of the airport or aerodrome operators and the aviation security Regulation of the aviation service providers.
6. The procedures for check of objects:
a) Put the objects through the X-ray scanner at places equipped with this device. When X-ray scanner show signs of suspicion, continue to carry out the visual check.
b) Carry out the visual check of objects at places having no X-ray scanner;
c) The order and way to check the objects visually and check with X-ray scanner are specified in the aviation security Program of the airport or aerodrome operators and the aviation security Regulation of the aviation service providers.
7. The procedures for check of vehicle:
a) Require the vehicle operator and the accompanied people to leave the vehicle;
b) Check the vehicle permit;
c) Observe and check the outside of the vehicle;
d) Use the mirror to check the underbody and the surface of the vehicle;
dd) Visually check the inside of cockpit of the vehicle;
e) Check the compartment of passenger and cargo of the vehicle (except where the cargo department is sealed according to regulations);
g) Check the seals of the vehicle and cargo on it;
h) The order and way to check the vehicles visually and use the mirror to check the underbody and the surface of the vehicle are specified in the aviation security Program of the airport or aerodrome operators and the aviation security Regulation of the aviation service providers.
8. Provisions on control of objects carried in and out of the restricted areas:
a) At the aviation security checkpoint, the declaration prepared under the form specified in Appendix XXVI of this Circular must be retained;
b) The persons carrying dangerous items, special-use equipment and high valuable objects into the restricted areas must make registration in the declaration prepared under the form specified in Appendix XXVT of this Circular and must enter and exit the same door;
c) The aviation security controller at the aviation security checkpoint must collect the declaration, make comparison with the objects carried in and out and record the change of amount if used in the restricted areas, except where the aviation security controller is equipped with support tools on duty to ensure the aviation security at the airport;
d) The books and documents pertaining to the control of objects carried into and out of the restricted areas must be controlled and kept according to the regulations on documents and archives.
9. The procedures for aviation security check and monitoring for each specific restricted area must be described in detail in the aviation security Program and Regulation of the units.
Article 40. Signs of instruction in the public areas of airport or aerodrome
1. The aviation security control forces shall coordinate with the airport or aerodrome, aviation service providers and traffic and police authority to separate traffic flows and install the signs of instruction at the public roads, parking lots and pickup areas for passengers and other public areas at airports or aerodromes.
2. People and vehicles moving around and operating in the public areas must comply with the laws on road traffic and regulations of the airports or aerodromes under the instructions of aviation security control forces and regulations on aviation security and safety assurance, social order and safety and civilization and politeness maintenance.
Article 41. Security check and monitoring in public areas of airports or aerodromes.
1. The aviation security control forces shall coordinate with the police authority to set up the checkpoints and arrange the aviation security controllers and appropriate equipment for patrolling, monitoring and guiding people and vehicles to participate in traffic; maintain the order in the public areas of airports or aerodromes; coordinate with the relevant aviation Authority, army and police forces and local government in case of required strengthening of aviation security and public order assurance and handling of violation.
2. The arrangement of patrolling and monitoring forces, dedicated equipment, check order and security monitoring must ensure the timely detection and handling of objects, cargo or vehicle without identification of their owners, acts of disturbance and law violation in the public areas of airports or aerodromes and must be described specifically in the aviation security Program and the aviation security Regulation.
3. In case of strengthening the aviation security assurance or when the terminals or the public areas of airport cannot meet the operation demand, the aviation security control forces shall set up the aviation security checkpoints in the public areas to restrict and regulate the number of people and vehicles entering to operate in the terminals and public areas of the airport and aerodrome and inform the aviation Authority for monitoring.
4. The objects, luggage and properties of the aircraft passengers or the persons going to see them off consigned in the public areas of the passenger terminal must be checked for aviation security before received by appropriate measures.
Article 42. Security assurance of surrounding areas of airport or aerodrome
1. The aviation Authority and the airport or aerodrome operators shall coordinate with the relevant local People’s Committee to propagate the regulations on aviation security and safety to the residents in the surrounding areas of airport or aerodrome.
2. The aviation Authority with the aviation security control forces shall coordinate with the relevant local government in ensuring the compliance with the regulations on aviation security; stop acts of law violation in the surrounding areas of airport or aerodrome.
3. The aviation Authority and the aviation security control forces shall coordinate with the competent authorities of the Ministry of Defense and the relevant local units and bodies to assess the risks of attacking aircrafts by the man-portable anti-tank missiles.
4. The aviation Authority and the aviation security control forces shall coordinate with the police authorities at all levels in the surrounding areas of airport or aerodrome to develop and carry out the plan for prevention and stop of illegal acts of interference at the airport or aerodrome towards the aircrafts or use of man-portable anti-tank missiles or other weapons to attack aircrafts during their landing and takeoff.
5. The aviation security control forces and the security forces of the relevant bodies and units shall coordinate with the police authorities at ward or communal levels of the relevant areas to carry out the patrol of the surrounding areas of airport or aerodrome and the restricted areas outside the airport or aerodrome as required in order to promptly detect and handle the acts of law violation.
Section 3. SECURITY CHECK AND MONITORING BEFORE FLIGHTS OF COMMERCIAL AIR TRANSPORT
1. The containers of cargo, postal items, separate parcels, mislaid luggage, derelict luggage without recipient, cabinet and bag of airline meal, container and bag of objects for services on aircraft, except the objects used for aircraft maintenance and repair and the cases specified in Paragraph 5, Article 56 of this Circular. All of these must be sealed after the Aviation security check. For the vehicles used to fill the fuel for aircraft, after receiving the fuel for filling the aircrafts, their inlet and outlet must be sealed; the doors of aircrafts not under operation must be affixed with security seal.
2. The security seal must not be peeled or removed after the sealing or shall be damaged and cannot be sealed again if it is peeled or removed; the size and type of seal must be consistent with the objects to be sealed.
3. The security seal and regulation on management, statistics, issue, distribution and use of security seal must be specifically stipulated in the relevant aviation security Program and the aviation security Regulation. The requirements for security seal are specified in the Appendix XII issued with this Circular.
Article 44. Security check and monitoring towards the passengers and hand luggage on departure
1. The airlines only transport and allow the passengers to go on board of aircraft when they have tickets or boarding pass and personal papers as specified in Appendix XIII issued with this Circular and are checked for aviation security; the consigned luggage of each passenger must go through separate acceptance procedures and not go through procedures in common for many people. Before allowing the passengers to go on board, the officer doing the check-in procedures must check and make comparison of passenger with their identity papers and boarding pass to ensure a match of the passenger with their papers and flight.
2. The passengers who have the consigned luggage, except the case specified in Paragraph 3 of this Article must be present at the check-in counter for procedures. The officer doing the check-in procedures must check and compare the passengers with their tickets and personal papers and ask them about their luggage and inform the person in charge of security at the aviation security checkpoint if detecting any sign of suspicion.
3. The passengers can authorize their representatives to go through the procedures in the following cases:
a) The delegation with members of the Politburo and the Party Central Committee, the Ministers and the equivalent or higher positions, Secretary and Deputy Secretary of provincial Party Committee, Secretary of Party Committee of centrally-run city; Chairman of People’s Council, Chairman of People’s Committee of province and centrally-run city; Deputy Minister of Transport, Deputy Minister of Public Security, Deputy Minister of Defense, Deputy Chief of the General Staff, Director of Operations of General Staff, Chief and Deputy Chief of General Political Department of Vietnam People's Army.
b) The cases of emergency shall be decided with responsibility to be assumed by the Director of aviation Authority.
4. The passengers who have no consigned luggage can carry out the procedures through the web check-in system and the web check-in counter with the permission from the airlines and the relevant competent authorities without being present at the check-in counter.
5. The passengers and their hand luggage must be checked by 100% aviation security scanning; the passengers who refuse the aviation security scanning shall be denied the transportation.
6. At each aviation security checkpoint, there must be a room for the search of aviation security; X-ray scanner, magnetic sensory port, portable metal detector, explosive detector, communication devices and other necessary tools and devices.
7. At each aviation security checkpoint, there must be sufficient aviation security controllers to ensure the efficient and complete performance of the following duties:
a) Check and compare the personal papers of the passengers with their tickets and boarding pass on paper or electronic devices (telephone, computer…) and the passengers;
b) Guide the passengers to follow the requirements for removing personal items, putting their luggage or objects on the conveyor of X-ray scanner;
c) Check the passengers with the portable metal detector, explosive detector, carry out the visual check or search their luggage;
d) Monitor the screen of X-ray scanner; this duty is continuously performed no more than 30 minutes and is only carried out at least 30 minutes later;
dd) Receive the luggage or objects to be checked as required by the officer who monitors the screen of X-ray scanner and move them to the officer who performs the visual check or search;
e) Perform the visual check and search of hand luggage and objects;
g) The shift leader shall direct, steer and monitor all activities at the aviation security checkpoint; change the working position of the other staff in the shift; handle problems and violation as reported; shall not carry out the work of the staff specified under the Points a, b, c, d, dd and e of this Paragraph.
8. The passengers must comply with all instructions and requirements of the aviation security controller and follow the procedures for aviation security scanning applicable to people and hand luggage as follows:
a) Passengers shall take off their coats, hats, shoes, belts and remove their personal items and other objects carried along; put the objects, liquid and electronic devices on the tray and put them through the X-ray scanner before going through the magnetic sensory port;
b) Passengers go through the magnetic sensory port, if the magnetic sensory port alarms, the aviation security controller shall use the portable metal detector in combination with visual check;
c) Passengers put their hand luggage on the conveyor to be put through the X-ray scanner; if the luggage has problems, the aviation security controller must carry out the prescribed visual check or aviation security search.
9. The passengers and their hand luggage that have completed their aviation security procedures must be monitored continuously by appropriate measure until they go on board.
10. The Aviation security check towards the disabled passengers, invalid soldiers and patients using trolley or stretcher with medical auxiliary devices on their body shall be done visually or by other appropriate measures at appropriate place.
11. The visual check of passengers and their hand luggage is done at the aviation security checkpoint or in the search room. The visual check of passengers done at the aviation security checkpoint is done by the officer of the same gender. In case of necessary, the female officer can check male passenger. The visual check in the search room must be done by the officer of the same gender with the witness of a third officer of the same gender and recorded for visual check.
12. In case of detecting dangerous items which must not be carried along or put in the hand luggage on board according to regulations, the aviation security controller shall follow the provisions in Article 65 of this Circular.
13. The additional visual check at random at least 10% is done after the Aviation security check towards the passengers and their hand luggage. The randomly visual check is done at the aviation security checkpoint or take the passengers into the search room as needed.
Article 45. Aviation security check and monitoring towards the passengers and their hand luggage in transit, interline transfer or temporary stop at a domestic airport
1. Where the passengers are in transit or temporary stop at a domestic airport and must stay in their aircraft, they must be monitored continuously by the appropriate measures until departure without allowing them to get off their aircraft.
2. The passenger are in transit, interline transfer or temporary stop at a domestic airport and get off their aircraft, they have to carry along their personal objects and hand luggage.
3. The aircraft operators must check to ensure the personal objects and hand luggage of the passenger are in transit, interline transfer or temporary stop at a domestic airport must be carried along with the passengers when they get off their aircraft.
4. The passenger are in transit, interline transfer or temporary stop at a domestic airport and their hand luggage must be checked for aviation security by the method of scanning like the passenger on departure before going on board, except the following cases:
a) The passengers have the tag of temporary stop, interline transfer or transit;
b) From the time of getting off the aircraft, the passengers move in separate flow and are not merged into other flows of passengers and must be monitored continuously.
Article 46. Aviation security check and monitoring towards the flight crew members
1. The aircraft operators must provide the list of flight crew for the aviation security control forces before the flight crew members go through the procedures for Aviation security check. The flight crew must wear the prescribed costume, pack their luggage and only carry along the luggage stipulated by the relevant laws.
2. The flight crew members must present the crew identification card at the aviation security checkpoint. The aviation security controller shall check and compare the list of crew of the flight provided by the aircraft operator with the crew identification card.
3. The security scanning, monitoring and search for the flight crew members and their luggage shall be done as for the passengers and hand luggage of passengers on departure.
4. The airlines stipulate in detail the control of luggage and objects of the flight crew when they go on board in the aviation security Program of the airlines.
Article 47. Aviation security check for the consigned luggage
1. The officer doing the check-in procedures must require each passenger to confirm his correct consigned luggage to be allowed for transportation procedures; carrying out the procedures for groups is prohibited (except the case specified in Paragraph 3, Article 44 of this Circular); in case of detecting signs of suspicion, this officer shall inform the aviation security controller for strengthened check.
2. The consigned luggage of passengers on departure or interline transfer must be checked for aviation security by the X-ray scanner; in case of suspicion, continue the visual check or use the explosive detector or other appropriate measures. In case of threatening signs or information pertaining to the security and safety of the flights, the consigned luggage must be searched for aviation security.
3. At each aviation security checkpoint, there must be sufficient aviation security controllers arranged to ensure the effective and complete performance of the following duties:
a) Monitor the screen of X-ray scanner; this duty is continuously performed no more than 30 minutes and is only carried out at least 30 minutes later;
b) Carry out the visual check and aviation security search;
c) The shift leader shall direct, steer and monitor all activities at the aviation security checkpoint;
4. The order and procedures for security check and monitoring of the consigned luggage are specified in the aviation security Program of airports or aerodromes.
5. The visual check for the passengers’ consigned luggage is done in the presence of the luggage owners or their legal representative or the airline representative, except the case of emergency.
6. The consigned luggage in transit, interline transfer or temporary stop at a domestic airport which are carried out of the aircraft must be checked for aviation security before carried on board the aircraft as for the consigned luggage on departure, except the following cases:
a) The luggage is not carried out of the apron or is under the continuous aviation security supervision from the time of being carried out of aircraft until being carried on board the aircraft again;
b) The luggage has the tag of transit, interline transfer or temporary stop at a domestic airport
Article 48. Aviation security monitoring for the consigned luggage
1. The consigned luggage of the passengers on departure, in transit or interline transfer, after going through the procedures for transportation and Aviation security check, must be monitored continuously by appropriate measures until it is carried on board the aircraft. The unauthorized staff are not allowed to approach it.
2. The area of consigned luggage conveyor and the area of consigned luggage classification must be controlled and monitored continuously by the appropriate measures. The unauthorized staff are not allowed to approach these areas
3. The enterprises providing the consigned luggage transportation services from the terminal to aircraft and vice versa must take measures to prevent the loss of properties in the consigned luggage and prevent the putting of consigned luggage not permitted for transportation on the conveyor or luggage vehicle.
4. The consigned luggage which is torn, broken or its lock comes apart and no longer intact before loaded on board of aircraft or has signs of interference must be re-checked for aviation security. The re-Aviation security check must be recorded. The procedures for specific management, monitoring and handling for the luggage no longer intact before loaded on board of aircraft or has signs of interference must be specified in the relevant aviation security Program and Regulation.
Article 49. Synchronized transportation of passengers and luggage
1. The luggage of each passenger must be transported with its passenger on the same flight except the case specified in Paragraph 2, Article 49 of the Law on Vietnam Civil Aviation.
2. The airline or the aircraft operator must ensure that:
a) Each piece of consigned luggage must have tag specifying the flight number, date, month and year and code of that piece of luggage;
b) Before the flights, make a list of consigned luggage and compare it with the list of passengers of the flights;
c) Sign the list of consigned luggage which has loaded on board the aircraft.
3. Where the passengers have been issued with their boarding pass but are not present to fly, the airlines must ensure that all luggage of those passengers must be carried out of the aircraft before aircraft departure.
4. Except the diplomatic bags and consular bags, the consigned luggage not transported with the passenger on the same flight according to the provisions of the Law on Vietnam Civil Aviation must be applied with at least one of the following additional measures of aviation security check and must be recorded:
a) Scan the objects of different positions with the X-ray scanner;
b) Use the explosive detector to check the luggage;
Article 50. Retention of mislaid luggage or derelict luggage
1. The enterprises providing the services of passenger terminal operation must arrange the area to keep the mislaid luggage or derelict luggage until it is moved away or to the owner. The luggage storage area must be guarded and the unauthorized people are not allowed to enter this area.
2. The airlines and enterprises providing services for passengers shall have to keep and record the mislaid luggage or derelict luggage; specify the number, weight, flight, itinerary and handling measures. The mislaid luggage or derelict luggage must be checked for aviation security by scanning with security seal before transported to the luggage storage area and shall be checked by scanning before carried on board the aircraft.
3. In case of signs or threatening information related to the aviation security and flight safety, the mislaid luggage or derelict luggage must be searched for aviation security.
Article 51. Aviation security check and monitoring for the diplomatic bags and consular bags
1. The diplomatic bags and consular bags are exempted from X-ray scanning, visual check or search of aviation security except the cases specified in Paragraph 6 of this Article.
2. The check of diplomatic bags and consular bags is done by the aviation security controller as follows:
a) Check the seal and external recognizable signs of the diplomatic bags or consular bags in accordance with the law on diplomacy and consular affairs;
b) Check the passport and authorization letter to bring the diplomatic bags or consular bags and documents of diplomatic mission or consular office confirming the pieces of diplomatic bags or consular bags.
3. Where there are true grounds for asserting that the diplomatic bags or consular bags contain dangerous items which are not permitted to be transported on aircraft, those diplomatic bags or consular bags shall be refused for transportation.
4. Make a record specifying the reasons with the confirmation of the diplomatic or consular courier and the relevant aviation Authority. The record must be sent to the diplomatic missions.
5. The diplomatic or consular couriers or representatives of diplomatic missions or consular offices and objects carried along must be checked for aviation security as stipulated in Articles 39 and 44 of this Circular when they enter the restricted area for consignment or carry along their diplomatic or consular bags.
6. The diplomatic or consular bags shall be scanned in case the airline which transport directly requires in writing the head of aviation security control forces at the airports or aerodromes. The scanning must be recorded with the certification of the airline, the diplomatic or consular courier, the aviation security controller and the relevant aviation Authority. The record must be sent to the diplomatic missions.
Article 52. Security check and monitoring for the crew members, passengers, luggage and cargo of special aircraft flights
1. The security check and monitoring for crew members, passengers, luggage and cargo of special aircraft flights shall be done by the aviation security control forces and comply with the provisions in Articles 44, 46, 47 and 48 of this Circular unless otherwise specified by laws.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall coordinate with the High Command of Guard and the relevant bodies to issue the regulation on aviation security check and monitoring for the crew members, passengers, luggage and cargo of special aircraft flights.
3. The exemption from aviation security check for the special aircraft flights shall comply with the regulations of law.
Article 53. Security check and monitoring for the cargo and postal items transported on aircraft at airports and aerodrome
1. At each aviation security checkpoint for the cargo and postal item, there must be sufficient aviation security controllers to ensure the complete and effective performance of duties as follows:
a) Check papers (declaration of cargo sender, completion of customs procedures for the consigned cargo of international flights) and document each checked batch of cargo;
b) Monitor the screen of X-ray scanner. This duty is continuously performed no more than 30 minutes and is only carried out at least 30 minutes later; use the explosive detector to check the cargo.
c) Affix security seal and perform the visual check and aviation security search;
d) The shift leader shall direct, steer and monitor all activities at the aviation security checkpoint;
2. The order and procedures for security check and monitoring for the cargo and postal items are specified in the relevant aviation security Program and Regulation.
3. The cargo and postal items on departure must be checked for aviation security by the 100% scanning except the case specified in Paragraph 7 of this Article and the cases of exempted scanning specified in Article 55 of this Circular. In case of suspicion, continue the visual check or use other appropriate measures. The visual check is done in the presence of the owner or legal representative or airline representative. In case of threatening signs or information pertaining to the security and safety of the flights, the cargo and postal items must be checked for aviation security.
4. After being checked as stipulated in Paragraph 3 of this Article, the cargo and postal items on departure must be checked continuously for security by the appropriate measures until they are carried on board of aircraft. When detecting the cargo and postal items are not intact or the containers does not have the security seal before loaded on board of aircraft, the cargo and postal item service officer shall promptly inform the aviation security controller who shall take the measures to perform the appropriate security re-check in order to detect and prevent the dangerous items according to regulations.
5. The cargo and postal items on departure that have been checked for aviation security and must be transported through the public areas to the aircraft, the means of transportation must be escorted or monitored continuously and appropriately during the transportation to prevent the illegal insertion of dangerous items into the cargo and postal items.
6. The cargo and postal items in transshipment must be scanned and monitored for aviation security like the cargo and postal items on departure, except the case with written certification or seal confirming the aviation security check done at the point of departure.
7. The cargo and postal items on passenger aircraft shall not have to be checked for aviation security in the following cases:
a) The cargo and postal items in transit or transshipment are not moved out of the aircraft or apron or under the appropriate and continuous aviation security supervision.
b) The cargo and postal items in transit or transshipment are transported from the apron to the luggage storage area through the public areas and vice versa must be sealed and monitored continuously and appropriately during transportation to prevent the illegal insertion of dangerous items into the cargo and postal items.
8. The measures of aviation security check and monitoring for the cargo and postal items must be stipulated in detail in the relevant aviation security Program and Regulation.
9. The dossier on cargo, postal items, weapons, explosive materials, support tools and records must be kept according to regulations of law.
Article 54. Security check and monitoring for the cargo and postal items consigned in the facilities outside airport.
1. Only the facilities processing cargo and postal items having the large flow of cargo and postal items transported by air and meeting the facility and human conditions to ensure the aviation security, having the aviation security Regulation approved by the Civil Aviation Authority of Vietnam set up the aviation security checkpoint for the cargo and postal items at the facilities outside the airport.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall appoint the aviation security forces at the airports or aerodromes to provide the aviation security check for the cargo and postal items at the facilities outside the airport on the basis of aviation security and interest assurance of the relevant parties.
3. The managing enterprise of the facilities processing cargo and postal items is responsible for ensuring the security, protecting the cargo and postal item processing facilities under the approved aviation security Regulation, taking the measures to control and monitor the aviation security appropriately for the cargo and postal items after receiving, storing and transporting the cargo and postal items to the airport or aerodrome after aviation security check.
4. The Civil Aviation Authority of Vietnam issues the regulations on measures and procedures for aviation security control for the cargo and postal items in the entire transportation supply chain by air in accordance with the nature of each type of cargo and postal item. The enterprises pertaining to the transportation of cargo and postal items by air must take the measures and procedures for aviation security check issued by the Civil Aviation Authority of Vietnam in order to eliminate the transportation of illegal and dangerous items.
Article 55. Aviation security check for special items
1. The X-ray scanning and visual check for human body placed in sealed zinc coffin transported by aircraft. The process of packaging and sealing the zinc coffin must be monitored by the competent health body. The zinc coffin must remain sealed and confirmed in writing of the monitoring health body with the certificate of death.
2. The X-ray scanning and visual check for products made from blood and organs used for transplantation, vaccines and pharmaceutical products must be packaged closely. The packaging must be sealed with the written confirmation of the competent health body.
3. The X-ray scanning and visual check for dangerous products because the scanning or visual check shall cause danger to the life and health of the aviation security controller such as materials used for nuclear research, radioactive materials. The packaging must be sealed with the written confirmation of safe packaging condition and the written proposal of the competent state authority.
4. For the bone and body ash, the aviation security check is done as for the general cargo and luggage, except the case with request for exemption from X-ray scanning from the relevant state bodies and individuals, the diplomatic missions and must be approved by the head of aviation security control forces at airport or aerodrome.
5. For the live animals and perishable items which cannot be checked by scanning if there is a certification of the competent authorities. In this case, the visual check or other appropriate measures can be used.
6. The transportation of dangerous cargo must comply with the regulations on transportation of dangerous cargo by air. The dangerous cargo must be packaged and labeled properly and declared before acceptance of transportation. The airlines must check and certify the compliance with regulations on transportation of dangerous cargo by air before accepting the transportation of dangerous cargo. When performing the aviation security check and detecting the dangerous cargo, the aviation security control forces must inform the airline for decision.
7. Carrying along the medical equipment as the dangerous items on aircraft to care for patients and guarded subjects must be requested in writing and approved by the airline representative and the head of aviation security control forces at the airport or aerodrome.
8. All special items specified under Points 1, 2, 4, 5 and 7 of this Article must be checked by the explosive detector.
Article 56. Aviation security check and monitoring for the airline meal
1. The enterprises producing, processing and providing the airline meal (hereafter referred to as airline meal enterprises) must carry out the aviation security activities for the airline meal under the approved security Regulation of the enterprises.
2. The areas for production, processing and provision of airline meal must be protected; the appropriate card or permit of aviation security control is required upon entry, exit and operation in these areas. The means of airline meal transportation from the place of provision through the public areas to the aircraft must be escorted by the security guards of the enterprise or application of appropriate measures of security assurance.
3. The samples of airline meal must be retained at least 24 hours from the time of serving on aircraft.
4. The cabinet or bags containing airline meal served on aircraft must be sealed after aviation security check. The aviation security controllers only permit the entry into the restricted areas of airport or aerodrome and the flight crew only receive the cabinet and bags containing airline meal on board the aircraft if they have the seal of the catering enterprise.
5. Where the cabinet or bags containing airline meal do not have or the security seal is not intact, they must be checked for aviation security by the X-ray scanner or the visual check before carried into the restricted areas of airport to be carried on board of aircraft with continuous aviation security supervision.
Article 57. Aviation security check and monitoring for the objects used on aircraft
1. The objects used on aircraft must be kept in containers or bag and checked for aviation security by X-ray scanning. These containers or bags must be sealed after the being checked by the X-ray scanning with continuous monitoring by the appropriate measures until they are carried on board the aircraft, except the case specified in Paragraph 3 of this Article.
2. The storage area of object used on aircraft must be guarded and the entry and operation in this area require the appropriate card or permit of aviation security.
3. The persons who operate, maintain and repair the aircraft must check and monitor the number and type of objects used for the maintenance and repair of aircraft when they carry them on board and off board the aircraft and making a record and present it to the aviation security controller when entering and exiting from the restricted areas.
Article 58. Aviation security assurance for aircraft fuel
1. The enterprise providing fuel must ensure the aviation security for the fuel under its approved security Regulation.
2. The area fuel and means of transportation storage must be guarded; the entry and operation in this area require the card or permit of aviation security control.
3. The inlet and outlet of the aviation fuel filling means must be sealed after receiving the fuel for filling the aircraft; the means must be escorted by the enterprise’s security guard or must have the appropriate measures of security assurance upon circulation in public areas.
4. The aviation security control forces at the airport or aerodrome must check and monitor the fuel filling means before entering the airport and ensure the security seal of the inlet and outlet of the filling means are intact.
Article 59. Aviation security check and monitoring for the passengers as accused, defendants, prisoners, expelled persons, extradited persons and arrestees under the wanted decision
1. When going through the aviation procedures, the escorts must present the order or escorting decision of the competent authorities.
2. The airline representative shall coordinate with the escorts to assess the risks in transporting the escorted passengers and decide on the appropriate measures to ensure the security and safety; notify the aviation security control forces and the aviation Authority of the airport or aerodrome on departure.
3. The escorts and escorted persons can be arranged for aviation security check in separate area. The escorted persons and their luggage must be checked visually.
4. The aviation security controller must coordinate with the escorts to manage and monitor closely the escorted persons while taking them on board and off board the aircraft.
5. The airline representative must inform the aircraft commander of the seating position of the passengers as the accused, prisoners, expelled persons, extradited persons, escorts and their support tools they carry along. The aircraft commander must inform the aviation security control forces of the expected place of landing of the necessary assistance requirements if any.
Article 60. Aviation security check and monitoring for the passengers who are denied entry
1. The airlines shall take responsibility for the passengers they transport but they are denied entry by Vietnam, particularly:
a) Transport these passengers out of Vietnam in the shortest time;
b) Coordinate with the border gate police to temporarily keep the personal papers of these passengers and carry out the procedures for having other papers issued by the entry and exit management body in order to transport those passengers if they do not valid personal papers.
c) Inform the relevant border gate police and aviation Authority of the list of passengers, time and location to manage the passengers who are denied entry and the flight which shall transport these passengers out of Vietnam;
d) Keep the personal papers or other papers issued by the entry and exit management body and return them when these passengers are handed over to the competent authorities of the country where the aircraft arrives.
2. Where the airline shall transport the passengers who are denied entry in foreign country back to Vietnam, the airline shall coordinate with the competent authorities of the host country to have the personal papers of those passengers or other papers issued by the competent authorities of the host country to transport those passengers.
3. The aviation security control at airport or aerodrome shall manage and monitor these passengers until they are taken on board the aircraft to leave Vietnam. Where the passengers who are denied entry do not voluntarily return home, the airline must arrange staff to escort them on board the aircraft, at least 01 officer escorts 01 passenger.
4. The airline shall bear all costs pertaining to the passengers who are denied entry.
5. The airline representative must inform the aircraft commander of the seating position of the passengers who are denied entry and the escorts and the support tools they carry along. The aircraft commander shall inform the aviation security control forces at the airport or aerodrome or the foreign competent authorities where the aircraft is expected to land of the necessary assistance needs.
Article 61. Aviation security check and monitoring for the passengers who lose their capacity to control their acts
1. The passengers who lose their capacity to control their acts consist of:
a) Due to their mental illness;
b) Due to using alcohol, beer or other stimulants.
2. Do not accept the transportation of passengers who cannot control their acts due to using stimulants.
3. The acceptance of transporting the passengers with mental illness shall be assessed and decided by the airline representative. When accepting the transportation, the airline must follow the following requirements:
a) The passengers with mental illness must be accompanied by doctor or relatives who can control the passengers’ unusual acts. In case of necessity, the passengers with mental illness need to be anesthetized before boarding the aircraft, the flight time must not be longer than the effect of the drug;
b) The passengers with mental illness with their luggage and items must be visually checked. The check can be done at a separate area;
c) In case of necessity, as required by the airline representative, the aviation security controller must escort the passenger with mental illness on board of the aircraft and vice versa;
d) The airline representative must inform the aircraft commander of the seating position of the passengers with mental illness. The aircraft commander shall inform the operator of aircraft or aerodrome where the aircraft is expected to land of the assistance requirements if necessary.
Article 62. Procedures for handling the disruptive passengers
1. Where these passengers have not yet go on board of the aircraft, the aviation security controller shall not permit these passengers to go on board of the aircraft and temporarily seize them and their personal papers, make a record of violation under the form specified in Appendix XXIV of this Circular and inform the relevant aviation Authority and airline representative. The handling must restrict a maximum of effect on the normal activities of the airport or aerodrome.
2. Where these passengers have gone on board of the aircraft which is on the ground, the aircraft commander must take appropriate handling measures under his authority; decide on temporary delay the flight if deemed necessary for the security and safety reasons for the flight; inform the airline representative that shall inform the case to the aviation security control forces and the aviation Authority at the airport or aerodrome for coordinated handling.
3. Where the aircraft is flying, the aircraft commander must take appropriate handling measures take appropriate handling measures; decide on landing the aircraft if deemed necessary for ensuing the security and safety for the flight; inform the airline representative if the landing place is the domestic airport or aerodrome; inform the authority of the airport or aerodrome if the landing place is the foreign airport or aerodrome; the aircraft commander shall make a record of violation under the form specified in Appendix XXIV of this Circular and hand over the case to the authority of the host country for handling in accordance with the laws of that country.
4. When receiving the notification, the aviation security control forces at the airport or aerodrome shall go on board the aircraft to coordinate with the flight crew and take necessary enforcement measures to escort these passengers off the board of the aircraft and temporarily keep their personal papers and violating objects; the flight crew shall make a report on the case and transfer these passengers to the aviation Authority for handling under their authority with the presence and witness of the airline representative for coordination during the handling of the case.
5. When the relevant aviation Authority receives the notification, it has to come to the place of the case handling to directly assess and decide on the handling under its authority; monitor the entire process of case handling, even on board of the aircraft; coordinate with the aviation security control forces at the airport or aerodrome and airline to assess the case and decide on taking the necessary security measures; require the flight crew to make a report on the case as a basis for handling the case of violation on board of the aircraft; suspend or permit the continuation of the flight; make a record and sanction the administrative violation; in case of beyond its authority, it shall transfer the case to the competent authorities
Article 63. Denying and prohibiting transportation due to security reasons; carrying out the compulsory visual check for the passengers
1. The airlines have the right to deny the passenger transportation due to the security reasons in the cases stipulated by law.
2. The procedures and authority to decide on denying the passenger transportation for the security reasons must be specified in the aviation security Program of the airline. The denial of passenger transportation must be notified to the relevant aviation Authority for monitoring under its authority.
3. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall issue the decision on prohibited transportation by air with a definite time or permanently to the passengers who have acts of violation according to regulations of law; depending on the nature and seriousness of violation, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall consider and decide on the application of compulsory visual check to the passengers who have acts of violation of security, order and discipline on board of the aircraft at the airports or aerodromes.
4. The Civil Aviation Authority of Vietnam must regularly update and announce the list of passengers who are prohibited from transportation or must be visually checked to the aviation Authorities and the airlines and the operators of airports or aerodromes.
5. The airlines must take the effective and appropriate measures to warn and immediately detect the subjects who are prohibited from transportation or must be visually checked when these subjects make a booking or go through procedures for moving by air to stop them promptly and effectively.
Article 64. Aviation security re-check
1. The passengers and their hand luggage that have been checked for aviation security but moved out of the isolated area must be re-checked for aviation security when they go back this area.
2. Where there is a contact or mixture between the passengers and their hand luggage that have been checked with those not yet checked for aviation security, the aviation security control forces must take the following measures:
a) All passengers and their hand luggage must be moved to another different area and the entire relevant isolated area must be re-checked;
b) All passengers and their hand luggage must be re-checked for aviation security before they go on board the aircraft;
c) Where the passengers have gone on board the aircraft, all passengers and their hand luggage must be re-checked for aviation security.
3. Where the aviation security seal is not intact or the consigned luggage, cargo, postal items and objects used on the aircraft, cabinet and bags containing airline meals are torn or damaged, they must be re-checked for aviation security before loaded on board the aircraft.
4. The aviation security re-check is specified in Paragraphs 2 and 3 of this Article and must be recorded.
Article 65. Measures to handle dangerous items during aviation security check for the passengers, luggage, cargo and postal items
1. When detecting or suspecting mines, bombs, explosive materials, explosive precursors, combustible matters, radioactive materials and toxic substances at risk of causing danger, the aviation security control forces must assess these risks to take appropriate handling measures. In case of mines, bombs, explosive materials, if their explosive mechanisms are unknown, do not touch them and quickly seal this area and evacuate passengers to the safe place and immediately inform the mine and bomb demolition forces of the police and army to remove them. The removal of combustible matters, radioactive materials and toxic substances is done in accordance with regulations of law.
2. When detecting dangerous items without permit according to regulations of law, the aviation security control forces at the airports or aerodromes must record this and transfer the documents and dangerous items to the competent authorities while informing the relevant airline to take appropriate handling measures.
3. When detecting dangerous items which fail to comply with the conditions to ensure safe transportation by air, the aviation security control forces at the airports or aerodromes shall instruct the passengers to leave them or carry out the prescribed transportation procedures or deny the completion of procedures for aviation security check and require the airline and the legal representative of the cargo sender and passenger to comply with the transportation conditions.
4. When detecting weapons and explosive substances in the passengers’ body, take appropriate measures to control and stop them for handling; when detecting weapons and explosive substances in the passengers’ luggage, isolate these passengers from their luggage or control them for handling.
Article 66. Aviation security check and monitoring for the isolated areas
1. The isolated areas must be checked for aviation security before daily operation and must be monitored closely and continuously during the time of operation.
2. When not working, all entrance and exit doors of the restricted areas must be locked or guarded by the aviation security controller.
3. The staff of the state management bodies and units and enterprises operating at the airports or aerodromes and other people with their objects carried along must be checked and monitored for aviation security when they enter the isolated areas as for the passengers and their luggage on departure.
4. The order and procedures for aviation security check and monitoring for the restricted areas must be specified in the relevant aviation security Program and Regulation.
Section 4. SECURITY ASSURANCE FOR AIRCRAFTS WITH COMMERCIAL AVIATION TRANSPORTATION
Article 67. Protecting aircrafts at the apron
1. The aircrafts parking at the apron must be protected by appropriate measures to detect and stop people and vehicles to approach to carry objects on board and off board or leave them on aircraft illegally.
2. It is required to take the measures specified in Paragraph 1 of this Article and the following requirements for the aircrafts not under operation:
a) The stair, jet bridge, conveyor and other means of service must be removed out of the aircraft.
b) The aircraft operator must close, lock and seal the aircraft door; aircraft parking at night must be illuminated.
3. The aircrafts under operation must take the measures specified in Paragraph 1 of this Article and the following requirements:
a) Being checked for aviation security continuously or the aircraft doors are closed, locked or sealed;
b) The aircraft operator must record and keep the list of people and vehicles permitted to approach and serve the aircraft.
Article 68. Aviation security check and aircraft search for aviation security
1. Before receiving passengers, luggage, cargo and postal items on board of the aircraft and after the passengers, luggage, cargo and postal items are carried off board the aircraft, the aircraft operator must check the aircraft for aviation security according to the list of each type of aircraft in order to detect the dangerous items which can be hidden or someone hide on aircraft. The aircraft operator must specify the procedures for checking the aircraft for aviation security in the aviation security Program of the airlines.
2. The security check and search of aircraft for must be done according to the list. On each aircraft, there must be a list of aviation security check, security search of aircraft and the contents of the list of aviation security check must be specified in the aviation security Program of the airlines.
Article 69. Cockpit protection
1. During the time the aircraft is flying, the cockpit must be locked from the inside and there is a secret mode of exchange of information between the flight attendants and the crew upon detecting signs of suspicion or signs of threat to aviation security in the passenger compartment.
2. The aircrafts with a maximum takeoff weight of 45,500 kilograms or more or with a carrying capacity of 60 passengers or more must meet the following requirements:
a) The cockpit door can be resistant to light weapons, grenade fragments or use of force to enter the cockpit illegally;
b) Have equipment for the crew to monitor the external area of cockpit door to recognize those who request to enter the cockpit or detect the suspicious acts or potential threats.
3. The aircraft operator must ensure that after the aircraft doors are closed, the passengers and anyone are allowed to enter the cockpit until the aircraft doors are opened for the passengers to leave the aircraft except the following subjects if the aircraft commander agrees:
a) Crew members on duty;
b) Persons who are allowed by the aircraft operator;
c) Persons who are allowed to enter the cockpit according to regulations of law.
4. The crew members must not leave the cockpit without the permission from the aircraft commander; there must always be 02 persons as the crew members. In case of unforeseen event, there is only 01 crew member, there must be 01 flight attendant and that crew member;
Article 70. Aviation security assurance on the flights
1. When the passengers go on board of the aircraft, the airline shall check and compare their personal papers and boarding pass to ensure correct passengers and flight. The measures of check must be specified in the aviation security Program of the airlines.
2. Before departing the aircraft, the aircraft commander must compare the total number of passengers provided with their boarding pass with the total actual number of passengers on the aircraft by the appropriate measures. If there is no match, clarify the reasons for permitted departure.
3. While the aircraft is flying, the aircraft commander is responsible for aviation security assurance and order and discipline maintenance on the aircraft; can take measures to prevent, stop and deal with the illegal interference and violation of regulations on aviation security assurance, acts of disturbance, violation of order and discipline, failure to comply with the requirements and instructions of the crew as stipulated by law; handing over the violating persons, exhibits, records or reports on violation to the competent state authorities when the aircraft lands on aircraft or aerodrome. The aircraft commander shall carry out the aviation security supervision and maintain the order and discipline on the aircraft during the flight.
4. The flight crew must follow the order, command and operation of the aircraft commander; regularly monitor the passenger compartment to promptly detect the passengers’ unusual acts and inform the aircraft commander for handling; coordinate with the air security officer to deal with the cases where the aircraft is flying but is illegally interfered.
5. The Civil Aviation Authority of Vietnam is the focal point which coordinates with the bodies and units of the Ministry of Public Security and the foreign competent authorities and the airlines in allotting air security officer on flights.
Article 71. Transporting the passengers as the accused, prisoners, expelled persons, extradited persons and arrestees under the wanted decision
1. The transportation of subjects who potentially threat to the aviation security must comply with the regulations of law and there must be the escorts. A flight only transports no more than 05 persons of these subjects. The special aircraft flights with the hired compartment shall not transport the passengers as the accused, prisoners, expelled persons, extradited persons and arrestees under the wanted decision
2. For the flights which arrive in Vietnam from foreign country, in case the regulations of the host country are different from those specified in Paragraph 1 of this Article, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall assess and decide on the transportation limit.
3. The seats of the escorted subjects are designated in the row of seats far from the entrance door and exit door. The escort is in the aisle seat, the escorted subject is in the next seat. Where the number of escorts is twice as many as the number of escorted subjects, the escorted subjects shall sit between two escorts
4. The escorted subjects must be monitored by the escorts during the flight even when they go to toilet; the escorted subjects can be given food with the consent of the escort; the escort and the escorted subjects must not use stimulants or alcohol.
5. Do not handcuff or legcuff the escorted subject to the any part of the aircraft.
6. The airline must arrange for the escorts and the escorted subjects to go on board in advance and leave the aircraft last compared with the other passengers.
7. The transportation of expelled passengers voluntarily returning home with the greater number specified in Paragraph 1 of this Article is done when capable of ensuring the security. The airlines shall make assessment and decision.
Article 72. Transporting weapons, appliances of war, radioactive materials and other dangerous items on aircraft
1. The transportation of weapons, appliances of war, radioactive materials and other dangerous items on aircraft into or over the territory of Vietnam must comply with the law of Vietnam.
2. The list of dangerous items which the passengers and the crew must not carry along, put in their hand luggage or consigned luggage and carry on board the aircraft must be issued by the Civil Aviation Authority of Vietnam.
3. For the dangerous items as dangerous cargo, there must be the approval for transportation from the airline representative on the aircraft in accordance with the regulations on transportation of dangerous cargo.
4. The operator of airport or aerodrome must post the list of dangerous items which must not be carried along, put in the hand luggage or consigned luggage at the aviation security checkpoint by the passengers; make announcement by appropriate way at terminals of the list of dangerous items which must not be carried on board of the aircraft specified in Paragraph 2 of this Article.
The airlines must post the list of dangerous items which must not be carried along, put in the hand luggage or consigned luggage at the ticket office and check-in counter.
Article 73. Procedures and order to receive, manage, transport and hand over the weapons or support tools
1. The persons carrying weapons or support tools while doing the check-in procedures at the check-in counter must:
a) Present the weapons and support tools and relevant permits to the aviation officers to check while doing the check-in procedures;
b) In case of carrying firearms along on board the aircraft, complete the declaration prepared under the form specified in the Appendix XV issued with this Circular. In case of consignment of firearms or ammunition, complete the declaration prepared under the form specified in the Appendix XVI issued with this Circular.
2. The officer doing the check-in procedures of the airline shall inform the aviation security controller to check the permits pertaining to the weapons and support tools. In case of firearms and ammunition, the aviation security controller shall check the declaration contents and sign for confirmation on the declaration.
3. Procedures for receiving and transporting weapons and support tools:
a) The firearm owner must disassemble the magazine from the firearm; disassemble or disconnect the power source of support tools; make sure the weapons and supporting tools are in a safe state;
b) The ammunition must be packaged and stored in accordance with regulations on transportation of dangerous cargo. The airline representative shall sign for confirmation on the declaration prepared under the form specified in Appendix XVI issued with this Circular;
c) When the ground officer shall transport the firearms and ammunition from the check-in counter must be escorted and monitored by the aviation security officer;
d) The weapons and support tools must be stored in the place where the passengers cannot approach during the flight;
dd) The airline representative must inform by any appropriate way to its representative at the airport or aerodrome to come, receive and monitor.
4. The aircraft commander must be informed of the number of firearms and ammunition transported on the flight.
5. At the airport or aerodrome, the procedures for handover of weapons and support tools are as follows:
a) The ground officer shall transport the weapons and support tools from the aircraft to the luggage claim area; compare the personal papers and the boarding pass with the consigned luggage card; hand over the weapons and support tools to the passengers at the consigned luggage claim area.
b) The aviation security forces must monitor the transportation process, hand over, register in the book and monitor the passengers’ carriage of weapons and support tools out of the restricted areas of airport or aerodrome.
6. The procedures for receiving, managing, transporting and handing over the weapons and support tools must be stipulated in detail in the civil aviation security Program of the airlines and the operator of airport or aerodrome.
Article 74. Carrying along or put the liquid, solid, spraying (liquid) in hand luggage for international flights
1. When passing the aviation security check to enter the international isolated area, each passenger and crew member only carry along no more than 01 liter of liquid or put it in the hand luggage; the capacity of each bottle or container must not be over 100 ml and must be completely closed.
2. Do not apply Paragraph 1 of this Article to the liquid as medication, milk or baby food if it meets the following conditions:
a) The medication with prescription, which indicates the full name and address of the prescriber and the full name of user consistent with the full name on the passenger’s ticket.
b) There must be accompanied children or newborn babies in case of milk or food for children or newborn babies.
3. The liquid bought at the store in the international isolated area shall be carried along or put in the hand luggage on international flights without limit of capacity provided that it must be contained in the sealed security plastic bag.
Section 5. SECURITY ASSURANCE FOR THE GENERAL AVIATION ACTIVITIES
Article 75. Security assurance for aircraft with general aviation activities
1. The security assurance for the aircraft with general aviation activities is done as for the aircrafts with commercial aviation transportation.
2. The security assurance for the aircraft with general aviation activities parking at the airport or aerodrome is carried out as follows:
a) The aircraft operators must develop the regulation on aircraft protection in line with their operation; coordinate and cooperate with the local authorities to protect the aircraft; allot forces to constantly guard over the aircraft to detect and stop people and vehicles to approach it and go on board the aircraft; set up the appropriate fence and night lighting system around the apron;
b) The aircraft door must be locked or sealed.
3. The operators of aircraft with general aviation activities must check the aviation security for the aircraft before permitting the passengers and objects to go on board of the aircraft and ensure the security during the flight.
4. The aircraft with general aviation activities having the maximum takeoff weight of 5,750 kilograms or more must be provided with the aviation security as for the aircrafts with commercial aviation transportation
5. The airline carrying out the general aviation activities for commercial purpose must develop the aviation security Program for their operation. The contents must specify in detail the measures to ensure the aviation security and protect the aircraft of the airline within and outside the airport or aerodrome; establish and maintain the aviation security assurance division and appoint the person who shall take responsibility for the security assurance of the airline under the independent and non-concurrent system.
Article 76. Security check and monitoring for people and objects carried on board of the aircraft with general aviation activities
1. The security check and monitoring for people and objects carried on board of the aircraft with general aviation activities shall be carried out by the appropriate measures and specified in the aviation security Program of the airlines.
2. For the aircrafts that depart from an airport or aerodrome, the aircraft operator must send the list of people and objects carried on board of the aircraft to the operator of airport or aerodrome to carry out the aviation security check and monitoring before the flight.
3. For the aircrafts that depart from a place outside the airport or aerodrome, the aircraft operator must carry out the aviation security check and monitoring for the people and objects carried on board of the aircraft.
Section 6. MEASURES TO STRENGTHEN THE AVIATION SECURITY CONTROL
Article 77. Collecting information on risks of threat to aviation security
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall coordinate with the bodies of the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense and the relevant ministries and sectors to collect and assess the information on the reality of security, politics, order and social safety; conspiracy, method and tricks of terrorists, reactionary organizations and types of crime and illegal interference conspiracy into the civil aviation to decide on taking measures to strengthen the security control for each level according to regulations of law.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam, the operator of airport or aerodrome and airline shall announce the telephone hotline to receive the information pertaining to the illegal interference attack conspiracy into the civil aviation activities.
3. The decision on taking measures to strengthen the security control must be immediately deployed to the relevant bodies and units by the appropriate way in the shortest time to implement and must be sent immediately to the report to the Minister of Transport and the Minister of Public Security through the fax number determined by the Ministry of Transport and the Ministry of Public Security.
Article 78. Scope of application of measures to strengthen the aviation security control
Based on the information on reality, risk of intimidation and threat to aviation security, the Director of Civil Aviation Authority of Vietnam shall decide on application or cancellation of level of strengthened security control on a national scale or at a specific airport or aerodrome.
Article 79. Measures to strengthen the security control
1. The procedures for deploying the measures to strengthen the security control applicable to each level must be specified in the aviation security Program and Regulation of the operator of airport or aerodrome, Vietnamese airlines and aviation service providers on the basis of the contents specified in Appendix XVII issued with this Circular.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall direct to take the measures to strengthen the security control corresponding to the applicable level. The operators of airport or aerodrome, airlines, air traffic service provider and the relevant bodies and units must follow the directions of the Civil Aviation Authority of Vietnam.
Section 7. PROVISION AND USE OF INFORMATION ON PASSENGERS, CARGO AND SECURITY OF SPECIALIZED AVIATION INFORMATION SYSTEM
Article 80. Principles of using and providing the personal information on passengers, senders and recipients of cargo
1. Only the airlines pertaining to the transportation of passengers and cargo are permitted to use the personal information on passengers, senders and recipients of cargo, except the case specified in Paragraph 2 of this Article.
2. The airlines are responsible for the security of personal information of passengers; only provide the personal information on passengers, senders and recipients of cargo to the competent state authorities as required for the purpose of serving the state management of civil aviation security and safety and ensuring the political security, social order and safety, smuggle prevention and control, commercial fraud and other criminal offences.
Article 81. Protection of specialized aviation information system
1. The managing unit of the specialized aviation information system must develop and issue the regulations on protection, management and use to control the illegal acts of access and interference causing the unsafe civil aviation activities, theft and falsification of information and data in accordance with regulations of law.
2. The protection of specialized aviation information system must be carried out from the stage of selecting the supplier and during the design, installation and use of system. The protection measures consist of:
a) Carry out the system administration through the issue of security standards and procedures; select and provide training for the officials, especially those who have the rights of system administration; assess the threats and risks to determine the vulnerability of the system and the possibility of being attacked; carry out the inspection and testing and ensure the supply chain security;
b) Take control by firewall; encrypt data and use the network access detecting system and anti-virus system;
c) Protect the system especially the servers which must be placed in the areas where the entry, exit and operation take place must be controlled and restricted; only the authorized staff can access the system by the biometric authentication and password; restrict the number of staff who can have access right; continuously control and monitor the access to the system; use the backup system in case of failure of main system; record the activities for check, assessment and warning upon unusual activities.
3. The aviation security Program and Regulation, emergency schemes and air traffic response schemes of the relevant aviation enterprises must specify the contents of protection of information and information technology system; schemes for prevention and information security assurance and response scheme upon attack or illegal interference by electronic techniques.
4. The managing unit of the specialized aviation information system must assess the risks of threat to the aviation security and safety, extent of damage upon attack and illegal interference to the information system and equipment of its unit to take the appropriate measures of protection. The assessment is based on the following criteria:
a) Direct extent of threat to the flight operation and the flying aircraft;
b) Direct extent of threat to the life of passengers and staff at the airport or aerodrome;
c) Direct extent of threat to the normal activities of flight operating equipment, infrastructure system and aviation security assurance equipment.
5. The managing unit of the specialized aviation information system must coordinate with the information security bodies of the Ministry of Public Security to protect and fight against the illegal acts of access or interference causing the unsafe civil aviation activities and theft and falsification of information and data; comply with the regulations of law on information security.
Section 8. INTERNAL SECURITY CONTROL
Article 82. Principles of internal security control for the aviation officers
1. The internal security control is done through the development and maintenance of compliance with job title standards; rules and discipline of the bodies and units and the coordination with the competent authorities in prevention and control of illegal acts of violation and identity verification.
2. The internal security control must be done in all procedures for recruitment, training, management, monitoring, handling of violation, assessment, comment, appointment and transfer of each body and unit; the internal security control must be closely combined with the internal political protection.
3. The units recruiting, managing and employing the aviation officers must check their criminal record at the judicial body; verify résumé and identity at their residence and previous working place before deciding on recruitment; make periodical assessment of aviation officers; conduct the verification and clarification when they have unusual expressions of moral qualities, living activities, finance, sense of discipline and rule compliance of the body or unit.
Article 83. Responsibility of the bodies and units in internal security control
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall direct, guide and inspect the internal security control of the units and bodies of the civil aviation sector; suspend the activities of the aviation officers who have signs of violation of law, threat to aviation security and safety or as required by the competent security bodies of the Ministry of Public Security; direct the enterprises of the civil aviation sector to coordinate with the relevant police authorities to conduct the internal security control.
2. The enterprises managing and employing the aviation officers must issue the regulations on internal security control including the following contents:
a) Verify and periodically assess the identity of the aviation officers upon recruitment, request the issue of permit, professional capacity certificate and monitor the process of duty performance of their staff.
b) Regularly increase the awareness, remind, educate to raise the sense of discipline compliance, moral qualities of their staff.
c) Closely control the travelling and carriage of objects into and out of the restricted area for go on board or off board of the aircraft and the activities to perform duty of the staff in the restricted areas;
d) Have staff or full-time or concurrent division to carry out the internal security control effectively, prepare dossier on staff management; closely coordinate with the police authorities and local government to exchange and grasp the information on the laborer; actively and proactively coordinate to promptly detect and deal with the violation of labor rule or law and remedy the shortcomings; verify the staff résumé on a yearly basis.
dd) The enterprises managing and employing the aviation officers must develop the criteria for appropriate recruitment, allotment and arrangement for each type of aviation officers; coordinate with the competent security bodies of the Ministry of Public Security to verify the identity of the aviation officers as foreigners.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực