Chương IV Thông tư 01/2016/TT-BGTVT: Hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng
Số hiệu: | 01/2016/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 01/02/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2016 |
Ngày công báo: | 03/03/2016 | Số công báo: | Từ số 207 đến số 208 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không, bao gồm: biện pháp kiểm soát an ninh phòng ngừa, xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng;…
I. Biện pháp kiểm soát an ninh phòng ngừa
Quy định về việc ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế theo Thông tư số 01:
- Người, phương tiện khi ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép ra, vào khu vực đó.
- Người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực hạn chế phải đúng cổng, cửa quy định, tuân thủ sự hướng dẫn và các quy định về an ninh, an toàn, khai thác tại khu vực hạn chế; chịu sự kiểm tra, giám sát an ninh hàng không thích hợp.
II. Xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
Thông tư 01/2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định nguyên tắc xử lý vi phạm, theo đó:
- Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bố trí nơi xử lý, giải quyết vụ việc vi phạm; bảo đảm xử lý vi phạm nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và hạn chế gây ách tắc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay và chuyến bay.
- Thông tư 01/2016/BGTVT quy định cảng vụ hàng không, các đơn vị, doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có lực lượng bảo vệ phải tổ chức trực ban 24 giờ trong ngày và cả tuần, công bố số máy điện thoại trực để tiếp nhận thông tin và xử lý kịp thời vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay.
III. Hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng
Các cơ quan, đơn vị chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng, trong đó, Thông tư 01 năm 2016 quy định:
Người khai thác cảng hàng không, sân bay; hãng hàng không Việt Nam; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung phải thiết lập tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của mình độc lập về chức năng, nhiệm vụ và không kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác; trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không gửi Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt phải quy định cụ thể người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không đáp ứng tiêu chuẩn của ICAO và người đứng đầu các bộ phận thuộc tổ chức bảo đảm an ninh hàng không.
IV. Công trình, trang bị, thiết bị, phương tiện và vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ bảo đảm an ninh hàng không
Yêu cầu đối với thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không:
- Thiết bị, phương tiện tại khoản 1 Điều 100 Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định;
- Hệ thống thiết bị sử dụng cho việc cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất toàn ngành;
- Thiết bị, phương tiện tại khoản 1 Điều 100 Thông tư 01/2016/BGTVT phải đầy đủ hồ sơ, lý lịch; hệ thống máy soi tia X phải được cấp phép an toàn bức xạ.
V. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không
Thông tư số 01 năm 2016 của Bộ GTVT quy định việc quản lý rủi ro về an ninh hàng không như sau:
- Quản lý rủi ro về an ninh hàng không là việc thu thập, đánh giá và xác định mức độ của các mối đe doạ tiềm ẩn để đề ra các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không phù hợp tương xứng.
- Cục Hàng không Việt Nam thiết lập hệ thống báo cáo tự nguyện, báo cáo mật để thu thập các thông tin an ninh hàng không từ các nguồn hành khách, tổ bay, nhân viên trong ngành hàng không dân dụng và các nguồn khác thích hợp phục vụ cho hoạt động kiểm soát chất lượng và quản lý rủi ro về an ninh hàng không.
Thông tư 01 có hiệu lực từ ngày 01/05/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phòng An ninh hàng không thuộc Cục Hàng không Việt Nam có nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh hàng không của các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không dân dụng và triển khai trách nhiệm của nhà chức trách hàng không trong lĩnh vực an ninh hàng không.
2. Phòng Giám sát an ninh hàng không thuộc Cảng vụ hàng không khu vực thực hiện nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh hàng không của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân tại cảng hàng không, sân bay.
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay; hãng hàng không Việt Nam; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung phải thiết lập tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của mình độc lập về chức năng, nhiệm vụ và không kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác; trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không gửi Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt phải quy định cụ thể người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không đáp ứng tiêu chuẩn của ICAO và người đứng đầu các bộ phận thuộc tổ chức bảo đảm an ninh hàng không.
4. Người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không và người đứng đầu các bộ phận thuộc tổ chức bảo đảm an ninh hàng không quy định tại khoản 3 Điều này chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác bảo đảm an ninh hàng không và có đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm để triển khai thực hiện Chương trình, Quy chế an ninh hàng không.
5. Hãng hàng không Việt Nam khai thác các chuyến bay thường lệ ở nước ngoài phải chỉ định người chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm an ninh hàng không của hãng tại quốc gia đó và phải thông báo bằng văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam.
6. Các hãng hàng không nước ngoài khai thác các chuyến bay thường lệ đến Việt Nam phải chỉ định và thông báo bằng văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam người chịu trách nhiệm về an ninh hàng không của hãng tại Việt Nam.
7. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức bảo đảm an ninh hàng không quy định tại các khoản 1, 2, và 3 của Điều này.
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bao gồm cán bộ, nhân viên của các tổ chức an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay; hãng hàng không Việt Nam; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung được quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 93 của Thông tư này.
2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không là lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không thực hiện chức năng tham mưu, quản lý, giám sát và trực tiếp thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, phòng ngừa, đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp và vụ việc vi phạm an ninh hàng không theo quy định.
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế của cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
4. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải được đào tạo huấn luyện nghiệp vụ phù hợp với chức danh, nhiệm vụ công việc được giao theo quy định về đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
5. Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không:
a) Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
b) Không có tiền án, tiền sự theo quy định của pháp luật; không nghiện ma túy (sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng).
1. Tiêu chuẩn người đứng đầu tổ chức an ninh hàng không (Post Hoder)
a) Là công dân Việt Nam, có kiến thức, kinh nghiệm về hàng không, an ninh hàng không và có thời gian công tác liên tục tối thiểu 02 năm trong lĩnh vực an ninh hàng không;
b) Có chứng chỉ hoặc chứng nhận hoàn thành khóa học trong nước hoặc quốc tế về bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý an ninh hàng không.
2. Nhiệm vụ của người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay:
a) Tham mưu cho Giám đốc Cảng hàng không thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay được quy định trong Thông tư này và các quy định khác của pháp luật. Chủ trì xây dựng Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay; triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình sau khi được phê duyệt;
b) Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp, quy trình, thủ tục bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không; công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; công tác bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành; triển khai kế hoạch khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp đã được phê duyệt;
c) Duy trì liên lạc hiệu quả với các cơ quan, đơn vị trong nội bộ, Cảng vụ hàng không, hãng hàng không, các cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không và các cơ quan chức năng có liên quan tại cảng hàng không; thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao nhận thức về an ninh hàng không và tinh thần cảnh giác của tất cả những người làm việc tại cảng hàng không, sân bay;
d) Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của Cục Hàng không Việt Nam, Giám đốc Cảng hàng không trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không và xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không;
đ) Đảm bảo năng lực ứng phó hiệu quả đối với các mối đe dọa, vụ việc vi phạm an ninh hàng không; thực hiện các biện pháp khắc phục theo yêu cầu, khuyến cáo an ninh hàng không của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền;
e) Tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ xin cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không theo thẩm quyền;
g) Tham gia thẩm định các tiêu chuẩn và yêu cầu an ninh hàng không trong quy hoạch, thiết kế xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng của cảng hàng không, sân bay; tham gia tuyển dụng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, mua sắm trang bị, thiết bị an ninh hàng không;
h) Tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không theo quy định; lưu trữ hồ sơ, tài liệu của tất cả các vụ việc vi phạm an ninh hàng không và các hành vi can thiệp bất hợp pháp xảy ra tại cảng hàng không, sân bay.
3. Nhiệm vụ của người đứng đầu tổ chức an ninh hàng không của hãng hàng không Việt Nam:
a) Tham mưu cho Tổng giám đốc (Giám đốc điều hành) hãng hàng không thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của hãng hàng không được quy định trong Thông tư này và các quy định khác của pháp luật. Xây dựng Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không; triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình an ninh hàng không của hãng sau khi được phê duyệt;
b) Triển khai các biện pháp, quy trình, thủ tục bảo đảm an ninh hàng không công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; công tác bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành và các nhiệm vụ khác thuộc trách nhiệm của hãng hàng không theo quy định;
c) Duy trì liên lạc hiệu quả với các cơ quan, đơn vị trong nội bộ, Cảng vụ hàng không, tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, các cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không và các cơ quan chức năng có liên quan tại cảng hàng không, sân bay; thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao nhận thức về an ninh hàng không của tất cả cán bộ, nhân viên của hãng hàng không;
d) Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của Cục Hàng không Việt Nam, Tổng giám đốc (Giám đốc điều hành) hãng hàng không trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không và xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không;
đ) Đảm bảo năng lực ứng phó hiệu quả với mối đe dọa, vụ việc vi phạm an ninh hàng không đối với hãng hàng không;
e) Trực tiếp phê duyệt hồ sơ xin cấp thẻ nhận dạng tổ bay thuộc thẩm quyền của hãng hàng không;
g) Tham gia thẩm định các tiêu chuẩn và yêu cầu an ninh hàng không trong việc khai thác tàu bay, trang thiết bị an ninh hàng không, hệ thống thông tin của hãng hàng không; tham gia tuyển dụng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không;
h) Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng an ninh hàng không theo quy định; khảo sát, đánh giá an ninh hàng không; các biện pháp khắc phục sơ hở, thiếu sót theo yêu cầu, khuyến cáo của cơ quan, người có thẩm quyền;
i) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân của hãng hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được quy định trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không;
k) Triển khai các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường trên các chuyến bay hoặc đường bay cụ thể theo quy định;
l) Nghiên cứu, nắm vững luật và các quy định về an ninh hàng không liên quan được áp dụng trong các khu vực, quốc gia mà hãng hàng không có các chuyến bay khai thác thường lệ; triển khai các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến khai thác vận chuyển hàng không cho các tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không cho hãng tại nước ngoài.
4. Nhiệm vụ của người đứng đầu tổ chức an ninh hàng không của doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung:
a) Tham mưu cho Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp được quy định trong Thông tư này và các quy định khác của pháp luật, xây dựng Quy chế an ninh hàng không và triển khai thực hiện hiệu quả Quy chế sau khi được phê duyệt;
b) Triển khai thực hiện đầy đủ hiệu quả các biện pháp, quy trình, thủ tục bảo đảm an ninh hàng không; công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; công tác bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành và các nhiệm vụ khác thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp;
c) Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng an ninh hàng không trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp. Chịu sự kiểm soát chất lượng của các cơ quan, đơn vị theo quy định tại Thông tư này; thực hiện các biện pháp khắc phục sơ hở, thiếu sót theo yêu cầu, khuyến cáo của cơ quan, người có thẩm quyền;
d) Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của Cục Hàng không Việt Nam và Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không và xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
5. Người đứng đầu tổ chức an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu có nhiệm vụ như sau:
a) Tham mưu cho Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp được quy định trong Thông tư này và các quy định khác của pháp luật. Chủ trì xây dựng Quy chế an ninh hàng không và triển khai thực hiện hiệu quả Quy chế sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ hiệu quả các biện pháp, quy trình, thủ tục bảo đảm an ninh hàng không; công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không; công tác bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành và các nhiệm vụ khác thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp;
c) Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng an ninh hàng không trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp; chủ trì tổ chức đánh giá đe dọa và nguy cơ đối với các cơ sở bảo đảm hoạt động bay. Chịu sự kiểm soát chất lượng của các cơ quan, đơn vị theo quy định tại Thông tư này; hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các biện pháp khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện và theo yêu cầu, khuyến cáo của cơ quan, người có thẩm quyền;
d) Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của Cục Hàng không Việt Nam, Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không và xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không;
đ) Tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu của tất cả các vụ việc vi phạm an ninh hàng không và các hành vi can thiệp bất hợp pháp xảy ra tại các cơ sở của doanh nghiệp;
e) Tổ chức thẩm định, đề nghị phê duyệt hồ sơ xin cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh bộ;
g) Tham gia thẩm định các tiêu chuẩn và yêu cầu an ninh hàng không trong quy hoạch, thiết kế xây dựng mới và cải tạo nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, mua sắm trang bị, thiết bị an ninh hàng không của doanh nghiệp; tham gia tuyển dụng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
6. Người được chỉ định chịu trách nhiệm về an ninh hàng không của hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm:
a) Trình Cục Hàng không Việt Nam Chương trình an ninh hàng không của hãng và triển khai thực hiện Chương trình sau khi được chấp thuận;
b) Duy trì liên lạc hiệu quả với Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không và xử lý các sự cố an ninh hàng không liên quan; thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao nhận thức về an ninh hàng không của tất cả cán bộ, nhân viên của hãng;
c) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân của hãng hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm được quy định trong Chương trình an ninh hàng không của hãng.
1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không là người trực tiếp thực hiện kiểm tra, soi chiếu, giám sát và lục soát an ninh hàng không bao gồm nhân viên kiểm soát, nhân viên soi chiếu và nhân viên cơ động, khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy phép và năng định còn hiệu lực do Cục Hàng không Việt Nam cấp.
2. Giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có hiệu lực là 07 năm. Thời hạn hiệu lực của năng định nhân viên soi chiếu là 12 tháng; nhân viên cơ động, nhân viên kiểm soát là 24 tháng. Trường hợp không làm công việc được năng định trong thời gian 06 tháng liên tục, năng định được cấp sẽ mất hiệu lực, khi trở lại làm việc phải qua kỳ thi cấp năng định lại.
3. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được cấp giấy phép và năng định khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn nhân viên hàng không và nhân viên kiểm soát an ninh hàng không theo quy định; có chứng chỉ chuyên môn phù hợp; có thời gian thực tập nghiệp vụ chuyên môn phù hợp tối thiểu là 01 tháng do cơ quan chủ quản xác nhận;
b) Tham dự kỳ thi cấp giấy phép và năng định chuyên môn về an ninh hàng không phù hợp do Hội đồng kiểm tra cấp giấy phép, năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam tổ chức; đạt từ 85 điểm trở lên và không bị điểm 0 (không).
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lần đầu, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép, năng định cho nhân viên của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đối chiếu;
c) 02 ảnh màu chụp chính diện, mắt nhìn thẳng, rõ vành tai, kích thước 03 cen-ti-mét x 04 cen-ti-mét (chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ).
5. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực, mất, hỏng bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép cho nhân viên của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính giấy phép trong trường hợp giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực, bị hỏng. Trường hợp mất giấy phép có văn bản xác nhận của Thủ trưởng đơn vị;
c) Bản sao kết quả huấn luyện định kỳ phù hợp (trường hợp giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực);
d) 02 ảnh màu chụp chính diện, mắt nhìn thẳng, rõ vành tai, kích thước 03 cen-ti-mét x 04 cen-ti-mét (chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ).
6. Hồ sơ đề nghị gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao kết quả huấn luyện định kỳ phù hợp với năng định đề nghị gia hạn, phục hồi;
c) Bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đối chiếu với trường hợp bổ sung năng định;
d) Bản chính giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh.
7. Thủ tục cấp giấy phép, năng định:
a) Hồ sơ đề nghị cấp lần đầu, cấp lại giấy phép, gia hạn, bổ sung phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam;
b) Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và cấp, cấp lại giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong thời hạn tối đa 30 ngày đối với cấp giấy phép lần đầu, cấp lại giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định; tối đa 10 ngày đối với cấp lại giấy phép bị mất, hỏng kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;
c) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản về những nội dung chưa đầy đủ, yêu cầu người đề nghị bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ hoặc thông báo việc từ chối cấp và nêu rõ lý do.
8. Giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bị Cục Hàng không Việt Nam thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Thu hồi khi không còn đủ điều kiện để được cấp giấy phép theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Thu hồi giấy phép trong thời gian tối đa 01 tháng trong các trường hợp: bị kỷ luật khiển trách; có sai phạm về chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa gây ra hậu quả mất an ninh, an toàn; uống rượu, bia trong khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Thu hồi giấy phép trong thời gian tối đa 03 tháng đối với các trường hợp kỷ luật khiển trách lần thứ 02 hoặc cảnh cáo;
d) Thu hồi giấy phép trong thời gian tối đa 06 tháng đối với các trường hợp thực hiện nhiệm vụ không đúng với nghiệp vụ chuyên môn được cấp phép, năng định;
đ) Thu hồi vĩnh viễn trong trường hợp: sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng; có hành vi vi phạm hoặc sai phạm về chuyên môn nghiệp vụ gây ra hậu quả mất an toàn, an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; có hành vi che dấu lỗi vi phạm quy định về an toàn, an ninh hàng không.
9. Người bị thu hồi giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không quy định tại các điểm b, c và d khoản 8 của Điều này khi trở lại làm việc phải qua kỳ kiểm tra để cấp lại giấy phép.
1. Hàng năm, Thủ trưởng đơn vị quản lý nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải đánh giá bằng văn bản nhân viên kiểm soát an ninh về các nội dung sau đây:
a) Năng lực chuyên môn nghiệp vụ;
b) Chấp hành nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị;
c) Trách nhiệm, thái độ phục vụ trong công việc.
2. Đánh giá quy định tại khoản 1 của Điều này là căn cứ để xếp loại nhân viên kiểm soát an ninh hàng không ở 4 mức độ: xuất sắc, tốt, trung bình, kém. Kết quả phân loại là cơ sở để bố trí sắp xếp nhân viên và đào tạo, huấn luyện bổ sung nhân viên kiểm soát an ninh hàng không. Trường hợp xếp loại kém phải đưa ra biện pháp và thời hạn khắc phục hoặc đưa ra khỏi lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.
3. Văn bản đánh giá và xếp loại nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải được lưu giữ tại đơn vị chủ quản.
ORGANIZATIONAL SYSTEM TO ENSURE THE AVIATION SECURITY OF CIVIL AVIATION SECTOR
Article 93. Bodies and units in charge of aviation security assurance of the civil aviation sector
1. The aviation security Division of the Civil Aviation Authority of Vietnam shall advise, direct and inspect the aviation security assurance of the bodies and units in the civil aviation sector and implement the responsibilities of the aviation authorities in the field of aviation security.
2. The aviation security Division of the area aviation Authority shall monitor the compliance with the regulations of law on aviation security of the bodies, units, enterprise and individuals at the airports or aerodromes.
3. The operators of airports or aerodromes, Vietnamese airlines, air traffic service providers, enterprises manufacturing, maintaining and repairing aircrafts and aircraft equipment and the general aviation business enterprises must establish their aviation security assurance organization which is independent from the functions, duties without assuming other tasks; in the aviation security Program and Regulation sent to the Civil Aviation Authority of Vietnam for approval, it is required to specify the head of aviation security assurance organization to meet the standards of ICAO and the heads of departments of the aviation security assurance organization.
4. The head of the aviation security assurance organization and the heads of the departments of the aviation security assurance organization specified in Paragraph 3 of this Article shall take direct responsibility for the aviation security activities and have the authority and responsibility for implementation of aviation security Program and Regulation.
5. The Vietnamese airlines which operate the regular flights in foreign countries must appoint the persons who shall take responsibility for the aviation security assurance of the airlines in those countries and must inform in writing the Civil Aviation Authority of Vietnam.
6. The foreign airlines which operate the regular flights to Vietnam must appoint and inform in writing the Civil Aviation Authority of Vietnam of the persons who shall take responsibility for the aviation security of their airlines in Vietnam.
7. The head of the bodies and units shall specify the specific functions and duties of the aviation security assurance organization specified in Paragraphs 1, 2 and 3 of this Article.
Article 94. Aviation security control forces of the civil aviation sector and recruitment standards of aviation security controller
1. The aviation security control forces are the staff of the aviation security organizations of the operators of airports or aerodromes; Vietnamese airlines, air traffic service provider; enterprises manufacturing, maintaining and repairing aircraft and aircraft equipment and the general aviation business enterprises specified in Paragraphs 4, 5 and 6, Article 93 of this Circular.
2. The aviation security control forces are the forces which are in charge of aviation security assurance and perform the functions of advice, management, monitoring and take direct measures of aviation security control, prevention and dealing with illegal acts of interference and control of violation of aviation security according to regulations.
3. The operators of airport or aerodrome shall organize the aviation security control forces to take measures of aviation security assurance and provide the aviation security assurance services at the airport or aerodrome and the restricted areas of the facilities processing the cargo and postal items to be carried on board the aircraft.
4. The aviation security control forces must be trained with appropriate professional skills with the title and assigned duties according to the regulations on aviation security training of the Minister of Transport.
5. Recruitment standards of aviation security controller:
a) Being Vietnamese citizen of full 18 years or older with clear résumé, being of good health and high school graduate or with higher education level;
b) Having no previous conviction or previous offence according to regulation of law; not being drug addict (using drug or having positive result to the drugs or unallowed stimulants).
Article 95. Standards and duties of the head of aviation security assurance organization under the management of the operator of airport or aerodrome; Vietnamese airlines, air traffic service providers, enterprises manufacturing, maintaining, repairing aircraft and aircraft equipment and general aviation business enterprises
1. Standards of the head of aviation security organization (Post Holder)
a) Being Vietnamese citizen, having knowledge and experience in aviation and aviation security and having the continuous working time of at least 02 years in the field of aviation security.
b) Having certificate of completion of domestic or foreign course on training for aviation security management techniques.
2. The duties of heads of aviation security organizations under the management of the operator of airport or aerodrome:
a) Giving advices to the Director of airport to perform duties within the responsibility of the operator of airport or aerodrome specified in this Circular and other regulations of law. Taking charge of developing the aviation security Program of the operator of airport or aerodrome and effectively implementing the Program after it is approved;
b) Directing the implementation of measures and procedures for aviation security assurance and provision of aviation security assurance services; internal security control of the aviation officers; protection of specialized information system; implementing the approved emergency plan to deal with the illegal acts of interference;
c) Maintaining the contact effectively with the internal bodies and units, the aviation Authorities, airlines, aviation services providers and the relevant competent authorities at airports; taking appropriate measures to raise the awareness of aviation security and vigilance of the persons working at the airport or aerodrome;
d) Being subject to the direct instructions from the Civil Aviation Authority of Vietnam and the Director of airport in ensuring the aviation security and handling the cases of violation of aviation security;
dd) Ensuring the effective response capacity to the threats and cases of violation of aviation security; taking the remedial measures according to the aviation security recommendations or requirements from the competent state bodies;
e) Appraising and approving the dossier on issue of card or permit of aviation security control under their authority;
g) Appraising the standards and requirements for aviation security in the planning, design, new constructional design, renovation and upgrading of infrastructure system of the airport or aerodrome; recruiting the aviation security controller and procuring aviation security equipment.
h) Carrying out the prescribed control of quality of aviation security; archiving all dossiers and documents of all cases of violation of aviation security and the illegal acts of interference which occur at the airport or aerodrome.
3. The duties of the head of aviation security organization of the Vietnamese airlines:
a) Giving advice to the General Director (Chief Operating Officer) of the airlines to perform duties within their responsibilities specified in this Circular and other regulations of law; developing the aviation security Program of the airlines and effectively implementing it after it is approved;
b) Implementing the measures and procedures for ensuring the aviation security and the internal security control for the aviation officers; protecting the specialized information system and other duties within the prescribed responsibility of the airlines.
c) Maintaining the contact effectively with the internal bodies and units, the aviation Authorities, aviation security assurance organizations of the operators of airport or aerodrome, aviation service providers and the relevant competent authorities at the airport or aerodrome; taking appropriate measures to raise the awareness of aviation security of the airlines’ staff;
d) Being subject to the direct instructions from the Civil Aviation Authority of Vietnam, General Director (Chief Operating Officer) of the airlines in ensuring the aviation security and handling the cases of violation of aviation security;
dd) Ensuring the effective response capacity to the threats and cases of violation of aviation security to the airlines;
e) Directly approving the dossier to request the issue of crew identification card under the authority of the airline;
g) Appraising the standards and requirements for aviation security in operation of aircraft, aviation security equipment and information system of the airlines; recruiting the aviation security controller;
h) Controlling the quality of aviation security according to regulations; surveying and assessing the aviation security; taking measures to remedy the loopholes and shortcomings as required or recommended by the competent bodies or persons;
i) Requiring the organizations and individuals of the airlines to fully perform their obligations and responsibilities specified in the aviation security Program of the airlines;
k) Taking measures to strengthen the security control on the specific flights or itinerary;
l) Studying and clearly understanding the laws and regulations on the relevant aviation security applied in the areas and countries where the airlines have the regular flights; applying the regulations of law of Vietnam pertaining to the operation and transportation to the organizations providing the aviation services for the airlines in foreign countries.
4. The duties of the head of the aviation security organization of the enterprises manufacturing, maintaining and repairing aircraft and aircraft equipment and the general aviation business enterprises:
a) Giving advice to the General Director (Director) of the enterprises to perform duties within the responsibilities of the enterprises specified in this Circular and other regulations of law; developing the aviation security Program of the airlines and effectively implementing it after it is approved;
b) Implementing the measures and procedures for ensuring the aviation security and the internal security control for the aviation officers; protecting the specialized information system and other duties within the responsibility of the enterprises.
c) Controlling the quality of aviation security within the enterprises; being subject to the quality control of the bodies and units as stipulated in this Circular; taking measures to remedy the loopholes and shortcomings as required or recommended by the competent bodies or persons;
d) Being subject to the direct instructions from the Civil Aviation Authority of Vietnam, General Director (Director) of the enterprises in performing the duties to ensure the aviation security and handle the cases of violation of aviation security;
5. The heads of the aviation security organizations of the air traffic service providers are responsible for:
a) Giving advice to the General Director (Director) of the enterprises to perform duties within the responsibilities of the enterprises specified in this Circular and other regulations of law; developing the aviation security Regulation and effectively implementing it after it is approved;
b) Guiding and directing the full and effective implementation of measures and procedures for aviation security assurance; the internal security control for the aviation officers; protection of specialized information system and other duties within the responsibilities of the enterprises;
c) Controlling the quality of aviation security within the enterprises; assessing the threat and risks to the flight assurance service provider; being subject to the quality control of the bodies and units as stipulated in this Circular; guiding and directing the implementation of measures to remedy the loopholes and shortcomings as required or recommended by the competent bodies or persons;
d) Being subject to the direct instructions from the Civil Aviation Authority of Vietnam, General Director (Director) of the enterprises in performing the duties to ensure the aviation security and handle the cases of violation of aviation security;
dd) Archiving all dossiers and documents of all cases of violation of aviation security and the illegal acts of interference which occur at the facilities of the enterprises;
e) Appraising and requesting the approval for the dossiers on issue of card or permit of aviation security;
g) Appraising the standards and requirements for aviation security in the planning, design, new constructional design, renovation and upgrading of infrastructure system, procurement of aviation security equipment of enterprises; recruiting the aviation security controllers/
6. The persons appointed to take responsibility for the aviation security of the foreign airlines in Vietnam shall:
a) Submit the aviation security Program of their airlines and implement it after it is approved;
b) Maintain effective contact with the Civil Aviation Authority of Vietnam and the relevant units in performing duties to ensure the aviation security and handle the relevant aviation security incidents; take appropriate measures to raise the awareness of aviation security of the staff of the airlines;
c) Require the organizations and individuals of the airlines to fully perform duties and obligations specified in the aviation security Program of the airlines.
Article 96. Permit issue, renewal, addition and restoration of professional capacity certificate of the aviation security controller
1. The aviation security controllers are the persons who directly check, scan, monitor and search for aviation security including the controllers, scanning officers and mobile officers. When performing duties, they must have their valid permit and professional capacity certificate issued by the Civil Aviation Authority of Vietnam.
2. The validity of the aviation security controller is 07 years. The validity of professional capacity certificate of the scanning officer is 12 months and 24 months for mobile officer and controller. In case of not performing work specified in the professional capacity certificate for 06 months consecutively, the issued professional capacity certificate shall be invalidated and must pass the examination for re-issue of professional capacity certificate.
3. The aviation security controller shall be issued with the permit and professional capacity certificate when meeting the following conditions:
a) Meeting the standards as stipulated by the Minister of Transportation for the aviation officer and the aviation security controller; having appropriate professional certificate; having the time of practice of appropriate professional skills of at least 01 month with the certification from the managing body;
b) Attending the examination for the issue of permit and professional capacity certificate of aviation security held by the Committee of examination for issue of permit and professional capacity certificate to the aviation security controller of the Civil Aviation Authority of Vietnam; getting the score of 85 points or more and must not get 0 (zero) point;
4. The dossier for the first issue of permit consists of:
a) The written request for issue of permit and professional capacity certificate to the staff of bodies and units under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The certified copy or copy attached to the original of appropriate professional diploma and certificate for comparison;
c) Two 3x4 color front photos, eyes looking straight ahead, clear helix (photo taken on white background in the last 06 months to the day of dossier submission);
5. The dossier for re-issue of expired, lost or damaged permit consists of:
a) The written request for re-issue of permit and professional capacity certificate to the staff of bodies and units under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The original of permit if it is expired or damaged. In case of loss, there must be the written certification of the head of unit;
c) The copy of result of appropriate periodical training (if the permit is expired);
d) Two 3x4 color front photos, eyes looking straight ahead, clear helix (photo taken on white background in the last 06 months to the day of dossier submission);
6. Dossier for renewal, addition and restoration of professional capacity certificate consists of:
a) The written request for renewal, addition and restoration of professional capacity certificate of the units or bodies under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The copy of result of appropriate periodical training in line with the professional capacity certificate requested for renewal and restoration;
c) The certified copy or copy attached to the original of appropriate professional diploma and certificate for comparison in case of addition of professional capacity certificate;
d) The original of permit of security controller.
7. The procedures for issue of permit and professional capacity certificate:
a) Dossier for first issue or re-issue of permit, renewal or addition of professional capacity certificate of the security controller is sent directly or by post or by other appropriate ways to the Civil Aviation Authority of Vietnam.
b) The Civil Aviation Authority of Vietnam shall verify the dossier, check and issue or re-issue the permit, renew, add or restore the professional capacity certificate to the aviation security controller within 30 days for the first issue of permit, re-issue of expired permit, renewal, addition or restoration of professional capacity certificate; within 10 days for the re-issue of lost or damaged permit from the date of receiving prescribed complete dossier;
c) Where the dossier is not complete, within 02 working days, the Civil Aviation Authority of Vietnam must inform in writing of the incomplete contents and require the requester to add and complete the dossier or inform the issue denial and specify the reasons.
8. The permit of aviation security controller shall be revoked by the Civil Aviation Authority of Vietnam in the following cases:
a) Revoked when no longer eligible for issue of permit as stipulated in Paragraph 3 of this Article;
b) Revoked for a maximum of 01 month in the cases: being disciplined and reprimanded; making mistakes of professional skills but not yet causing consequences of insecurity and unsafety; drinking alcohol or beer while on duty;
c) Revoked for a maximum of 03 months in case of being disciplined or reprimanded for the second time or being cautioned;
d) Revoked for a maximum of 06 months in case of performance of duty not in line with the professional skills issued with permit or professional capacity certificate;
dd) Permanently revoked in cases: using or having positive result for the drugs or unallowed stimulants; committing acts of violation or making mistakes of professional skills causing the consequences of aviation insecurity and unsafety at the airport or aerodrome; having acts of concealing the offence of regulation on aviation security and safety.
9. The persons whose permit of aviation security controller specified under Points b, c and d, Paragraph 8 of this Article is revoked must pass the examination to be re-issued with the permit.
Article 97. Assessing the quality of aviation security controller
1. On aviation security yearly basis, the head of unit managing the aviation security controllers must assess in writing the aviation security controllers on the following contents:
a) Professional capacity;
b) Compliance with the rules and regulations of the units or bodies;
c) Responsibility and serving attitude in duty performance.
2. The assessment specified in Paragraph 1 of this Article is the grounds for classifying the aviation security controller at 04 levels: excellent, good, average and weak. The result of classification is the grounds for allotment, training and re-training for the aviation security controllers. In case of weak level, there must be the measures and time limit for remedy or transfer out of the aviation security control forces.
3. The written assessment and classification of aviation security controller must be kept at the managing unit.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực