Chương V Thông tư 01/2016/TT-BGTVT: Công trình, trang bị, thiết bị, phương tiện và vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ bảo đảm an ninh hàng không
Số hiệu: | 01/2016/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 01/02/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2016 |
Ngày công báo: | 03/03/2016 | Số công báo: | Từ số 207 đến số 208 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không, bao gồm: biện pháp kiểm soát an ninh phòng ngừa, xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng;…
I. Biện pháp kiểm soát an ninh phòng ngừa
Quy định về việc ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế theo Thông tư số 01:
- Người, phương tiện khi ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép ra, vào khu vực đó.
- Người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực hạn chế phải đúng cổng, cửa quy định, tuân thủ sự hướng dẫn và các quy định về an ninh, an toàn, khai thác tại khu vực hạn chế; chịu sự kiểm tra, giám sát an ninh hàng không thích hợp.
II. Xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
Thông tư 01/2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định nguyên tắc xử lý vi phạm, theo đó:
- Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bố trí nơi xử lý, giải quyết vụ việc vi phạm; bảo đảm xử lý vi phạm nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và hạn chế gây ách tắc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay và chuyến bay.
- Thông tư 01/2016/BGTVT quy định cảng vụ hàng không, các đơn vị, doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có lực lượng bảo vệ phải tổ chức trực ban 24 giờ trong ngày và cả tuần, công bố số máy điện thoại trực để tiếp nhận thông tin và xử lý kịp thời vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay.
III. Hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng
Các cơ quan, đơn vị chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng, trong đó, Thông tư 01 năm 2016 quy định:
Người khai thác cảng hàng không, sân bay; hãng hàng không Việt Nam; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung phải thiết lập tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của mình độc lập về chức năng, nhiệm vụ và không kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác; trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không gửi Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt phải quy định cụ thể người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không đáp ứng tiêu chuẩn của ICAO và người đứng đầu các bộ phận thuộc tổ chức bảo đảm an ninh hàng không.
IV. Công trình, trang bị, thiết bị, phương tiện và vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ bảo đảm an ninh hàng không
Yêu cầu đối với thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không:
- Thiết bị, phương tiện tại khoản 1 Điều 100 Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định;
- Hệ thống thiết bị sử dụng cho việc cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất toàn ngành;
- Thiết bị, phương tiện tại khoản 1 Điều 100 Thông tư 01/2016/BGTVT phải đầy đủ hồ sơ, lý lịch; hệ thống máy soi tia X phải được cấp phép an toàn bức xạ.
V. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không
Thông tư số 01 năm 2016 của Bộ GTVT quy định việc quản lý rủi ro về an ninh hàng không như sau:
- Quản lý rủi ro về an ninh hàng không là việc thu thập, đánh giá và xác định mức độ của các mối đe doạ tiềm ẩn để đề ra các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không phù hợp tương xứng.
- Cục Hàng không Việt Nam thiết lập hệ thống báo cáo tự nguyện, báo cáo mật để thu thập các thông tin an ninh hàng không từ các nguồn hành khách, tổ bay, nhân viên trong ngành hàng không dân dụng và các nguồn khác thích hợp phục vụ cho hoạt động kiểm soát chất lượng và quản lý rủi ro về an ninh hàng không.
Thông tư 01 có hiệu lực từ ngày 01/05/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, sửa chữa công trình hàng không, kết cấu hạ tầng cảng hàng không khi lập dự án, khảo sát, thiết kế xây dựng phải tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn về an ninh hàng không được quy định tại Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình hàng không, kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay phải thẩm định các yêu cầu, tiêu chuẩn về an ninh hàng không bảo đảm tuân thủ quy định tại Thông tư này.
1. Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không của nhà ga, sân bay bao gồm:
a) Công trình phục vụ bảo đảm an ninh vành đai sân bay: hàng rào, đường tuần tra, hệ thống cảnh báo xâm nhập, hệ thống chiếu sáng, bốt gác, cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng không, hệ thống đèn chiếu sáng vị trí đỗ của tàu bay ban đêm;
b) Cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng không tại lối vào sân đỗ tàu bay và cổng, cửa, lối đi từ khu vực công cộng vào khu vực hạn chế;
c) Trung tâm hiệp đồng khẩn nguy; vị trí đỗ biệt lập cho tàu bay; hầm xử lý bom mìn, vật phẩm nguy hiểm; khu vực tập kết hành khách, hành lý, hàng hóa trong trường hợp tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp;
d) Hệ thống ca-me-ra giám sát an ninh toàn bộ nhà ga, sân đỗ tàu bay, đường giao thông liền kề nhà ga và phòng giám sát điều khiển hệ thống ca-me-ra;
đ) Điểm (khu vực) kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa gồm cả phòng lục soát, kiểm tra trực quan tại nhà ga;
e) Phòng trực ban của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, Cảng vụ hàng không tại nhà ga; phòng quản lý hành khách bị từ chối nhập cảnh tại nhà ga quốc tế.
2. Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không nằm ngoài nhà ga, sân bay bao gồm:
a) Hàng rào, hệ thống đèn chiếu sáng vành đai; hệ thống ca-me-ra giám sát an ninh toàn bộ các khu vực hạn chế; hàng rào ngăn cách khu vực hạn chế với khu vực công cộng;
b) Bốt gác, cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng không tại lối vào khu vực hạn chế từ khu vực công cộng.
3. Yêu cầu đối với công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không:
a) Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không phải được kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của pháp luật và phải có đầy đủ hồ sơ, lý lịch; khi có hư hỏng phải khắc phục kịp thời;
b) Hàng rào an ninh giữa khu vực hạn chế với khu vực công cộng phải có khả năng ngăn chặn, cảnh báo việc xâm nhập qua hàng rào;
c) Số lượng cổng, cửa vào khu vực hạn chế từ khu vực công cộng phải hạn chế ở mức tối thiểu cần thiết;
d) Bảo đảm sự tách biệt giữa hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi đã được kiểm tra an ninh hàng không với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi chưa kiểm tra an ninh hàng không;
đ) Vị trí trung tâm khẩn nguy; vị trí đỗ biệt lập cho tàu bay; hầm xử lý bom mìn, vật phẩm nguy hiểm; khu vực tập kết hành khách, hành lý, hàng hóa trong trường hợp tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp phải thuận tiện cho việc xử lý các tình huống khẩn cấp và thực hiện kế hoạch khẩn nguy;
e) Bảo đảm tách biệt luồng hành khách đi, đến, nối chuyến và quá cảnh; luồng hành khách, hàng hóa quốc tế và nội địa;
g) Khu vực bố trí điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý phải có đủ diện tích để tránh gây ùn tắc và bảo đảm thuận lợi cho việc kiểm tra, soi chiếu hành khách, hành lý;
h) Khu vực cách ly phải được ngăn cách tuyệt đối với khu vực công cộng hoặc khu vực hạn chế khác bằng vật liệu bền vững;
i) Sử dụng nguyên vật liệu phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất, thiệt hại đối với người, thiết bị của nhà ga, sân bay khi xảy ra cháy, nổ;
k) Đến năm 2020, các cảng hàng không, sân bay đã xây dựng nhưng chưa có công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không phải đáp ứng đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Yêu cầu, tiêu chuẩn về hàng rào, cổng, cửa, rào chắn, hệ thống chiếu sáng, hệ thống ca-me-ra giám sát, vọng gác, đường tuần tra an ninh được quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không bao gồm:
a) Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay; thiết bị, dụng cụ chuyên dụng phát hiện chất nổ, vũ khí, vật phẩm nguy hiểm;
b) Phương tiện sử dụng cho tuần tra; thiết bị ghi âm, ghi hình, quan sát, nhận dạng, phát hiện giấy tờ, tài liệu giả chuyên dụng; thiết bị sử dụng cho việc cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
c) Phương tiện, thiết bị thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy, điều hành, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; mũ, áo giáp và các trang bị, công cụ chuyên dụng cho đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; hầm, thiết bị phục vụ xử lý bom, mìn, vật phẩm nguy hiểm;
d) Dụng cụ, thiết bị sử dụng cho thử nghiệm, đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không; vũ khí, công cụ hỗ trợ.
2. Yêu cầu đối với thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không:
a) Thiết bị, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
b) Hệ thống máy soi tia X phải có bộ mẫu thử của nhà sản xuất; cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, thiết bị phát hiện chất nổ phải có bộ mẫu thử của nhà sản xuất hoặc đơn vị vận hành, khai thác;
c) Hệ thống thiết bị sử dụng cho việc cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong toàn ngành;
d) Thiết bị, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có đầy đủ hồ sơ, lý lịch; hệ thống máy soi tia X phải được cấp phép an toàn bức xạ của cơ quan có thẩm quyền.
đ) Khi đầu tư mới thiết bị an ninh hàng không, phải đảm bảo thiết bị đáp ứng công nghệ tiên tiến trên thế giới.
1. Khai thác, quản lý, bảo trì thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không phải tuân thủ theo quy định của nhà sản xuất và đơn vị khai thác, sử dụng thiết bị, phương tiện; phải có sổ sách theo dõi các hỏng hóc và việc sửa chữa, bảo trì thiết bị, phương tiện.
2. Dữ liệu hình ảnh từ máy soi tia X, ca-me-ra giám sát an ninh phải được lưu giữ tối thiểu 90 ngày. Dữ liệu hình ảnh từ máy soi tia X, ca-me-ra giám sát, có liên quan đến các hành vi can thiệp bất hợp pháp, vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được lưu trữ tối thiểu 05 năm.
3. Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay phải được kiểm tra bằng bộ mẫu thử trước khi sử dụng hàng ngày, hàng tuần hoặc bị ngừng do mất điện trong khi hoạt động.
a) Đối với máy soi tia X: yêu cầu kiểm tra, các bước tiến hành kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với cổng từ: yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đối với thiết bị phát hiện kim loại cầm tay: yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, thiết bị phát hiện chất nổ, ca-me-ra giám sát an ninh, hệ thống cảnh báo xâm nhập phải định kỳ bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất để bảo đảm các thiết bị hoạt động ổn định. Thiết bị an ninh hàng không khi kiểm tra không đạt tiêu chuẩn phải ngừng khai thác sử dụng. Sổ kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa đột xuất phải được ghi chép rõ ràng, chính xác và phải có các thông tin sau:
a) Tên thiết bị, vị trí, người, thời gian lắp đặt;
b) Ngày, tháng, năm tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng; nội dung, kết quả kiểm tra, bảo dưỡng; tên nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng.
5. Định kỳ tháng 12 hàng năm, các cơ quan, đơn vị quản lý khai thác thiết bị an ninh báo cáo bằng văn bản về Cục Hàng không Việt Nam tổng hợp tình hình công tác quản lý thiết bị an ninh hàng không; phân loại về số lượng, chất lượng, thiết bị; cập nhật thiết bị bổ sung mới, hỏng, tiêu hủy.
6. Đơn vị quản lý khai thác thiết bị an ninh hàng không chịu trách nhiệm ban hành quy trình quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị an ninh hàng không.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay; hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, trang bị, thiết bị tàu bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không khác thực hiện thủ tục xin giấy phép trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
2. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ khi làm nhiệm vụ, phải có giấy phép sử dụng và xuất trình khi cơ quan chức năng kiểm tra; khi đi công tác ra ngoài cơ quan, đơn vị, nếu được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy phép sử dụng, giấy điều động công tác của Thủ trưởng cơ quan và giấy tờ về nhân thân để xuất trình khi cơ quan chức năng kiểm tra. Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
3. Đối tượng được trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ:
a) Đối tượng nêu tại các điểm a, b, d và đ khoản 4 Điều này được trang bị, sử dụng mũ chống đạn, áo chống đạn; lá chắn, găng tay điện; lựu đạn hơi cay; súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; các loại phương tiện xịt hơi cay, gây mê; roi điện, dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;
b) Cấp Trưởng, Phó thuộc Trung tâm (Tổ, Đội), nhân viên an ninh kiểm soát khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác tại các trạm gác thuộc khu vực đường cất hạ cánh, đường lăn, cổng, cửa vào, ra tiếp giáp sân bay, khu vực hạn chế, khu vực công cộng (nhà ga, bãi đỗ xe) được trang bị, sử dụng súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; roi điện, dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;
c) Cấp Trưởng, Phó thuộc Trung tâm (Tổ, Đội), nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ tăng cường đảm bảo an ninh cho chuyến bay, cưỡng chế, áp giải hành khách gây rối, hành khách bị từ chối nhập cảnh được trang bị, sử dụng súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; roi điện, dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;
d) Trưởng ca trực khi thực hiện nhiệm vụ tại điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa được trang bị, sử dụng súng bắn hơi cay; roi điện, dùi cui điện, dùi cui cao su;
đ) Cấp Trưởng, Phó thuộc Trung tâm (Tổ, Đội), nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, áp tải hàng hóa ngoài phạm vi cảng hàng không, sân bay được trang bị, sử dụng roi điện, dùi cui điện, dùi cui cao su.
4. Những đối tượng quy định dưới đây được trang bị, sử dụng vũ khí quân dụng khi làm nhiệm vụ:
a) Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp xảy ra tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay;
b) Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi làm nhiệm vụ trong thời gian thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không tăng cường cấp độ 2 và cấp độ 3;
c) Cấp Trưởng, Phó thuộc Trung tâm (Tổ, Đội);
d) Nhân viên an ninh cơ động, nhân viên kiểm soát an ninh làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác ban đêm;
đ) Nhân viên an ninh trên không khi thực hiện nhiệm vụ được trang bị súng và đạn phù hợp sử dụng trên tàu bay.
5. Bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ:
a) Cấp Trưởng, Phó thuộc Trung tâm (Tổ, Đội), nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi làm nhiệm vụ phải nghiêm chỉnh chấp hành chế độ kiểm tra, bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị. Khi hoàn thành nhiệm vụ hoặc kết thúc ca trực phải bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người có trách nhiệm để quản lý hoặc bàn giao cho người trực ca sau. Việc bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo chặt chẽ và cập nhật vào sổ, có chữ ký của người nhận và người giao;
b) Đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ sử dụng thường xuyên, đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phải có tủ đựng vũ khí, công cụ hỗ trợ riêng biệt, duy trì chế độ bảo dưỡng hàng ngày và tổ chức kiểm tra chất lượng bảo quản vào cuối tuần;
c) Đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ không sử dụng thường xuyên phải bố trí người chuyên trách bảo quản, phải có kho, tủ riêng để bảo quản. Kho bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật an toàn phòng, chống cháy, nổ, có nội quy ra, vào kho; vũ khí, công cụ hỗ trợ bảo quản trong kho phải được bôi dầu, mỡ thường xuyên; phải sắp xếp hợp lý, để riêng từng chủng loại, nhãn hiệu. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật, tiến hành bảo dưỡng theo đúng định kỳ và quy trình bảo dưỡng của nhà sản xuất;
d) Người được giao chuyên trách bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ phải có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm; đã qua lớp đào tạo, huấn luyện cơ bản về bảo quản, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ; chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra, bảo quản và có sổ sách theo dõi việc bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ.
6. Cấp Trưởng, Phó thuộc Trung tâm (Tổ, Đội), nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có chứng nhận đã được đào tạo, huấn luyện cơ bản về bảo quản, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ do cơ quan công an, quân đội hoặc đơn vị được phép theo quy định của pháp luật thì mới đủ điều kiện được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
7. Định kỳ tháng 12 hàng năm, các cơ quan, đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phải báo cáo bằng văn bản về Cục Hàng không Việt Nam tổng hợp tình hình công tác quản lý vũ khí và công cụ hỗ trợ và đào tạo, huấn luyện về bảo quản, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ; phân loại về số lượng, chất lượng vũ khí, công cụ hỗ trợ; thời hạn giấy phép sử dụng; vũ khí, công cụ hỗ trợ bổ sung mới, hỏng, tiêu hủy.
8. Cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ chịu trách nhiệm ban hành quy định quản lý, sử dụng, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
WORKS, EQUIPMENT, MEANS, WEAPONS AND SUPPORT TOOLS IN SERVICE OF AVIATION SECURITY ASSURANCE
Article 98. Security requirements for the design and building of airport or aerodrome and aviation works
1. The investors who build, renovate, upgrade and repair the aviation works and airport infrastructure upon project formulation, survey and constructional design must follow the requirements and standards of aviation security specified in this Circular.
2. The bodies having the authority to appraise and approve the technical design, construction drawing design and estimate of construction, renovation, upgrading or repair of aviation works, airport or aerodrome infrastructure must appraise the requirements and standards of aviation security to ensure the compliance with the provisions in this Circular.
Article 99. Works in service of aviation security assurance
1. The works in service of aviation security assurance of the airport or aerodrome consist of:
a) The works in service of security assurance of airport belt: fence, patrol road, intrusion alert system, lighting system, sentry box, gate, door, aviation security checkpoint, lighting system of aircraft apron at night;
b) The gate, door, aviation security checkpoint at the entrance to the apron and the gate, door and aisle from the public areas to the restricted areas;
c) The airport emergency coordination Centre, isolated parking location for aircraft; vault for treatment of bomb, mine or dangerous items; assembly areas of passengers, luggage and cargo in case the aircraft is illegally interfered;
d) The security monitoring camera system of the whole terminals, aprons and roads adjacent to the terminals and the camera system control and monitoring room;
dd) Point (area) of aviation security check for the passengers, luggage and cargo including the search and visual check room at the terminals;
e) Duty room of the aviation security control forces, aviation Authority at terminal and room for control of passengers who are denied entry at the international terminal.
2. The works in service of aviation security assurance located outside the aerodrome and terminal consist of:
a) The fence, belt lighting system, security monitoring camera system of the whole restricted areas and the fence separating the restricted areas from the public areas.
b) The sentry box, gate, door and aviation security checkpoint at the entrance to the restricted areas from the public areas.
3. Requirements for works in service of aviation security assurance:
a) The works in service of aviation security assurance must be checked and maintained in line with the standards, regulations and provisions of law and must have documents and records; when there is any damage, it must be repaired in a timely manner.
b) The security fence between the restricted areas and the public areas must be able to stop and alert the intrusion through the fence;
c) The number of gates and doors to the restricted areas from the public areas must be limited to the necessary minimum level;
d) Ensuring the separation between the passengers, luggage, cargo and postal items that have been checked for aviation security and the passengers, luggage, cargo and postal items that have not yet been checked for aviation security;
dd) Location of emergency center; isolated parking location for aircraft; vault for treatment of bomb, mine and dangerous items; assembly areas of passengers, luggage and cargo in case the aircraft is illegally interfered must be convenient for the handling of emergency circumstances and implementation of emergency plans;
e) Ensuring the separation of flow of passenger on departure, arrival, interline transfer and in transit; flow of domestic and international passengers and cargo;
g) Area with aviation security checkpoint for the passengers and luggage must have sufficient area to avoid the congestion and ensure the convenience for the check and scanning of passengers and luggage;
h) The isolated area must be absolutely separated to the public areas or other restricted areas by the durable materials;
i) Using the appropriate raw materials to minimize losses and damages for the staff and equipment of the airport or aerodrome upon occurrence of fire or explosion;
k) By 2020, the airports or aerodromes which have been built but not yet have works in service of aviation security must fully meet the provisions in Paragraph 1 of this Article.
4. The requirements and standards of the fence, gate, door, barrier, lighting system, camera system, sentry box, security patrol road are specified in Appendix XI issued with this Circular.
Article 100. Equipment and means of aviation security assurance
1. The equipment and means of aviation security assurance consist of:
a) X-ray scanner, magnetic sensory door, portable metal detector, dedicated instrument for detection of explosive, weapons and dangerous items;
b) Vehicles used for patrol; voice and video recorder, equipment used for observation and identification, detection of dedicated false papers and documents; equipment used for the issue of card or permit of aviation security control;
c) The means and equipment of communication in service of command, operation and dealing with the illegal acts of interference; helmet, armor and dedicated equipment and tools to deal with the illegal acts of interference; vault and equipment used for handling bombs, mines and dangerous items;
d) The tools and equipment used for testing, training and aviation security training, weapons and support tools.
2. Requirements for the equipment and means of aviation security assurance:
a) The equipment and means specified in Paragraph 1 of this Article must meet the standards and regulations in accordance with regulations of law;
b) The X-ray scanning system must have the combined test piece of the manufacturer; magnetic sensory door, portable metal detector or explosive detector must have the combined test piece of the manufacturer or the operating unit;
c) The equipment system used for the issue of card and permit of aviation security control must ensure the uniformity and consistency in the whole sector;
d) The equipment and means specified in Paragraph 1 of this Article must have documents and records; the system of X-ray scanner must be issued with the radiation safety permit by the competent authorities.
dd) The aviation security equipment must meet the advance technologies in the world upon procurement.
Article 101. Provisions on operation and maintenance of aviation security equipment and means
1. Operation, management, maintenance of equipment and means of aviation security assurance must follow the provisions of the manufacturer and the unit operating and using the equipment and means; there must be books to follow the failure, repair and maintenance of equipment and means.
2. The image data from the X-ray scanner and security monitoring camera must be kept at least 90 days. The image data from the X-ray scanner and security monitoring camera pertaining to the illegal acts of interference and cases of violation of aviation security must be kept at least 05 years.
3. The X-ray scanner, magnetic sensory door and portable metal detector must be checked by the combined test piece before used on a daily and weekly basis or stopped due to power failure.
a) For the X-ray scanner: Check is required; the steps of check and recording of check result under the form specified in Appendix XVIII issued with this Circular;
b) For the magnetic sensory door: Check is required; the mode of check and recording of check result under the form specified in Appendix XIX issued with this Circular;
c) For the portable metal detector: Check is required; the mode of check and recording of check result under the form specified in Appendix XX issued with this Circular;
4. The X-ray scanner, magnetic sensory door, portable metal detector, explosive detector, security monitoring camera and intrusion alert system must be maintained periodically according to the regulations of the manufacturer to ensure the stable operation of the equipment. When the aviation security equipment is check and does not meet the standards, it must be used or operated. The book for regular or irregular check, maintenance and repair must be clearly and correctly recorded and must have the following information:
a) Name of equipment, location, installing person and time of installation;
b) Date, month and year of check or maintenance; contents and result of check and maintenance; name of technician performing the check or maintenance.
5. Periodically in December of each year, the bodies and units managing the operation of security equipment must report in writing to the Civil Aviation Authority of Vietnam on the management of aviation security equipment; classify the number, quality and equipment; update the new, damaged or destroyed equipment.
6. The unit managing the operation of security equipment is responsible issuing the procedures for management, operation, check and maintenance of aviation security equipment.
Article 102. Management and use of weapons and support tools
1. The operators of airport or aerodrome, Vietnamese airlines, air traffic service providers, enterprises manufacturing, maintaining and repairing the aircraft and aircraft equipment and other aviation service providers shall carry out the procedures for being issued with the permit of equipment, use of weapons and support tools according to regulations of law.
2. The aviation security controllers who are equipped with the weapons and support tools must have the permit of use while on duty and present it to the competent authorities as required; when they travel on business outside their bodies or units, if they are allowed to bring their weapons or support tools, they must bring the permit of use and permission for business of the head of body or unit and the personal papers for presentation upon check by the competent authorities. The use of weapons or support tools must follow the regulations of law.
3. Subjects who are equipped and use the support tools:
a) The subjects specified under Points a, b, d and dd, Paragraph 4 are equipped and use the bulletproof helmet, bulletproof vest, shield, power gloves; tear gas grenade, tear gas gun, plastic or rubber bullet gun, means of pepper spray, anesthetic spray, electric rod, electric club, rubber club, 'figure-8’ handcuffs;
b) The level of head and deputy head of the Center (Group, Team), the security officers while patrolling and watching at the sentry-box of the area of runway, taxiway, gate, door adjacent to the aerodrome, restricted areas, public areas (terminal, parking lot) shall be equipped with the tear gas gun, plastic or rubber bullet gun, electric rod, electric club, rubber club and 'figure-8’ handcuffs.
c) The level of head and deputy head of the Center (Group, Team), the aviation security controllers shall be equipped with or can use the tear gas gun, plastic or rubber bullet gun, electric rod, electric club, rubber club, 'figure-8’ handcuffs when strengthening the security assurance for the flights, enforcing and escorting the passengers who cause disturbance or are denied entry;
d) While on duty at the aviation security checkpoint for the passengers, luggage and cargo, the leader of duty shift shall be equipped with or can use the tear gas gun, electric rod, electric club, rubber club;
dd) When checking, monitoring or escorting the cargo outside the airport or aerodrome, the level of head and deputy head of the Center (group, team), the aviation security controllers shall be equipped with or can use the electric rod, electric club, rubber club;
4. The subjects stipulated below shall be equipped with or can use the military weapons while on duty:
a) The aviation security controllers when dealing with the illegal acts of interference which occur at the airport, aerodrome or on aircraft;
b) The aviation security controllers while on duty during the time to take the measures to strengthen the aviation security at level 2 and 3;
c) The level of head and deputy head of the Center (Group, Team);
d) The mobile security officers and the security controllers performing duties of patrolling and watching at night;
dd) The air security officers shall be equipped with appropriate gun and ammunition for use on aircraft.
5. Preservation of weapons and support tools:
a) The level of head and deputy head of the Center (Group, Team) and the aviation security controllers shall be equipped with weapons and support tools while on duty must strictly follow the regulations on check and preservation of equipped weapons and support tools. When completing duties or duty shift, they must hand over the weapons and support tools to the person in charge for management or to the persons who are on duty of the next shift. The handover of weapons and support tools must be done closely and recorded in the book with the signature of the recipient and the deliverer;
b) For the weapons and support tools regularly used, the units equipped with the weapons and support tools must have the cabinet to hold the specific weapons and support tools and maintain the daily maintenance mode and check the preservation quality at weekend;
c) For the weapons and support tools irregularly used, there must be person in charge of preservation and separate cabinet or storage. The storage must meet the technical requirements for fire safety and prevention with the rule of entry and exit; the weapons and support tools stored must be lubricated regularly, rationally arranged and each type and brand are separated. On the yearly basis, the units and bodies must perform the technical check and maintenance on a periodical basis and maintenance procedures of the manufacturer;
d) The persons in charge of preservation of weapons and support tools must have good moral qualities, are responsible and have been given the basic training for preservation and use of weapons and support tools; strictly follow the regulations on check, preservation and have books to monitor the preservation of weapons and support tools.
6. The level of head and deputy head of the Center (Group, Team) and the aviation security controller must have certificate of basic training for preservation and use of weapons and support tools issued by the police, army authorities or the units allowed according to regulations of law to be eligible for being equipped with the weapons and support tools
7. Periodically in December of each year, the bodies and units equipped with the weapons and support tools must report in writing to the Civil Aviation Authority of Vietnam on the management of weapons and support tools and training for preservation and use of weapons; classify the number and quality of weapons and support tools and validity of permit of use; new, damaged or destroyed weapons and support tools
8. The bodies and units managing and using the weapons and support tools must issue the regulations on management, use, preservation, check and maintenance of weapons and support tools