Chương I Thông tư 01/2016/TT-BGTVT: Quy định chung
Số hiệu: | 01/2016/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 01/02/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2016 |
Ngày công báo: | 03/03/2016 | Số công báo: | Từ số 207 đến số 208 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không, bao gồm: biện pháp kiểm soát an ninh phòng ngừa, xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng;…
I. Biện pháp kiểm soát an ninh phòng ngừa
Quy định về việc ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế theo Thông tư số 01:
- Người, phương tiện khi ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép ra, vào khu vực đó.
- Người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực hạn chế phải đúng cổng, cửa quy định, tuân thủ sự hướng dẫn và các quy định về an ninh, an toàn, khai thác tại khu vực hạn chế; chịu sự kiểm tra, giám sát an ninh hàng không thích hợp.
II. Xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
Thông tư 01/2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định nguyên tắc xử lý vi phạm, theo đó:
- Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bố trí nơi xử lý, giải quyết vụ việc vi phạm; bảo đảm xử lý vi phạm nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và hạn chế gây ách tắc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay và chuyến bay.
- Thông tư 01/2016/BGTVT quy định cảng vụ hàng không, các đơn vị, doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có lực lượng bảo vệ phải tổ chức trực ban 24 giờ trong ngày và cả tuần, công bố số máy điện thoại trực để tiếp nhận thông tin và xử lý kịp thời vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay.
III. Hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng
Các cơ quan, đơn vị chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng, trong đó, Thông tư 01 năm 2016 quy định:
Người khai thác cảng hàng không, sân bay; hãng hàng không Việt Nam; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung phải thiết lập tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của mình độc lập về chức năng, nhiệm vụ và không kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác; trong Chương trình, Quy chế an ninh hàng không gửi Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt phải quy định cụ thể người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không đáp ứng tiêu chuẩn của ICAO và người đứng đầu các bộ phận thuộc tổ chức bảo đảm an ninh hàng không.
IV. Công trình, trang bị, thiết bị, phương tiện và vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ bảo đảm an ninh hàng không
Yêu cầu đối với thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không:
- Thiết bị, phương tiện tại khoản 1 Điều 100 Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định;
- Hệ thống thiết bị sử dụng cho việc cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất toàn ngành;
- Thiết bị, phương tiện tại khoản 1 Điều 100 Thông tư 01/2016/BGTVT phải đầy đủ hồ sơ, lý lịch; hệ thống máy soi tia X phải được cấp phép an toàn bức xạ.
V. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không
Thông tư số 01 năm 2016 của Bộ GTVT quy định việc quản lý rủi ro về an ninh hàng không như sau:
- Quản lý rủi ro về an ninh hàng không là việc thu thập, đánh giá và xác định mức độ của các mối đe doạ tiềm ẩn để đề ra các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không phù hợp tương xứng.
- Cục Hàng không Việt Nam thiết lập hệ thống báo cáo tự nguyện, báo cáo mật để thu thập các thông tin an ninh hàng không từ các nguồn hành khách, tổ bay, nhân viên trong ngành hàng không dân dụng và các nguồn khác thích hợp phục vụ cho hoạt động kiểm soát chất lượng và quản lý rủi ro về an ninh hàng không.
Thông tư 01 có hiệu lực từ ngày 01/05/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về an ninh hàng không dân dụng, bao gồm: biện pháp kiểm soát an ninh phòng ngừa, xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng; công trình, trang bị, thiết bị, phương tiện và vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ bảo đảm an ninh hàng không; kiểm soát chất lượng an ninh hàng không; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo đảm an ninh hàng không.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam hoặc hoạt động hàng không dân dụng trong vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động hàng không dân dụng ở nước ngoài nếu pháp luật của nước ngoài không có quy định khác.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng tàu bay công vụ nhằm mục đích dân dụng.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hóa được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính.
2. Công cụ hỗ trợ gồm:
a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Các loại lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;
đ) Động vật nghiệp vụ.
3. Điểm kiểm tra an ninh hàng không là các vị trí kiểm tra an ninh hàng không được thiết lập tại các cổng, cửa, lối đi giữa khu vực công cộng và khu vực hạn chế.
4. Đồ vật phục vụ trên tàu bay là vật phẩm để hành khách, tổ bay sử dụng, bán trên tàu bay, trừ suất ăn; các vật phẩm phục vụ cho khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
5. Đồ vật, hành lý không xác nhận được chủ là đồ vật bị bỏ tại cảng hàng không, sân bay mà không có căn cứ xác định được chủ của đồ vật đó.
6. Giám sát an ninh hàng không là việc sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp con người, động vật, thiết bị kỹ thuật để quản lý, theo dõi nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm về an ninh hàng không.
7. Giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không là sự xác nhận của Cục Hàng không Việt Nam cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
8. Hàng hóa là tài sản được chuyên chở bằng tàu bay trừ bưu gửi, hành lý, đồ vật phục vụ trên tàu bay và suất ăn.
9. Hàng hóa, bưu gửi trung chuyển là hàng hóa, bưu gửi được vận chuyển tiếp nối trên hai chuyến bay khác nhau trở lên hoặc bằng hai loại hình vận chuyển khác nhau trở lên, trong đó có loại hình vận chuyển bằng đường hàng không.
10. Hành lý là tài sản của hành khách hoặc tổ bay được chuyên chở bằng tàu bay.
11. Hành lý xách tay là hành lý được hành khách, thành viên tổ bay mang theo người lên tàu bay và do hành khách, thành viên tổ bay bảo quản trong quá trình vận chuyển.
12. Hành lý ký gửi là hành lý của hành khách, thành viên tổ bay được chuyên chở trong khoang hàng của tàu bay và do người vận chuyển bảo quản trong quá trình vận chuyển.
13. Hành lý không có người nhận là hành lý đến một cảng hàng không, sân bay mà không được hành khách, tổ bay lấy hoặc nhận.
14. Hành lý thất lạc là hành lý của hành khách, tổ bay bị tách rời khỏi hành khách, tổ bay trong quá trình vận chuyển.
15. Hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, tạm dừng nội địa là hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi lên lại cùng một chuyến bay tại một cảng hàng không mà hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi đã đến trước đó.
16. Hành khách, hành lý nối chuyến là hành khách, hành lý tham gia trực tiếp vào hai chuyến bay khác nhau trở lên trong một hành trình.
17. Hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không bao gồm thanh tra, kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không:
a) Thanh tra an ninh hàng không là hoạt động thanh tra chuyên ngành hàng không được thực hiện theo các quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành;
b) Kiểm tra chất lượng an ninh hàng không là việc kiểm tra sự tuân thủ một số hoặc toàn bộ các quy định trong Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không;
c) Thử nghiệm an ninh hàng không là việc sát hạch hiệu quả của một biện pháp bảo đảm an ninh cụ thể bằng cách công khai hoặc bí mật tiến hành một hành vi vi phạm giả định về an ninh hàng không;
d) Khảo sát an ninh hàng không là việc thu thập các thông tin, số liệu để định lượng các nhu cầu an ninh và xác định các trọng điểm cần tập trung bảo vệ;
đ) Điều tra an ninh hàng không là việc tiến hành làm rõ hành vi can thiệp bất hợp pháp, hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm an ninh hàng không;
e) Đánh giá an ninh hàng không là việc thẩm định sự tuân thủ một số hoặc toàn bộ các tiêu chuẩn, quy định về an ninh hàng không do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, nhà chức trách hàng không nước ngoài, hãng hàng không tiến hành.
18. Khu vực cách ly là khu vực được xác định từ điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách đến cửa tàu bay.
19. Khu vực lưu giữ hành lý là nơi lưu giữ hành lý ký gửi chờ chuyển lên tàu bay, lưu giữ hành lý thất lạc hoặc hành lý không có người nhận.
20. Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay là khu vực phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay; bao gồm sân đỗ tàu bay, công trình, nhà xưởng, bãi đỗ phương tiện và hệ thống đường giao thông nội bộ.
21. Kiểm soát an ninh nội bộ là biện pháp an ninh phòng ngừa nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện để đối tượng khủng bố, tội phạm có thể lợi dụng, móc nối, lôi kéo nhân viên hàng không tiếp tay hoặc trực tiếp thực hiện hành vi khủng bố, phạm tội và các hành vi vi phạm khác.
22. Kiểm tra an ninh hàng không tàu bay là việc kiểm tra bên trong và bên ngoài tàu bay theo danh mục nhằm phát hiện vật đáng ngờ, vật phẩm nguy hiểm.
23. Kiểm tra trực quan là việc nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trực tiếp sử dụng tay, mắt và các giác quan khác để kiểm tra người, phương tiện, đồ vật nhằm nhận biết và phát hiện vật đáng ngờ, vật phẩm nguy hiểm.
24. Kiểm tra lý lịch là việc thẩm tra, xác minh nhân thân của một người để đánh giá sự thích hợp với vai trò nhân viên hàng không; cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn.
25. Nhân viên an ninh trên không là người được chính phủ quốc gia khai thác tàu bay hoặc chính phủ quốc gia đăng ký tàu bay ủy quyền, bố trí làm nhiệm vụ trên tàu bay với mục đích bảo vệ tàu bay và hành khách chống lại hành vi can thiệp bất hợp pháp.
26. Niêm phong an ninh là sự xác nhận hàng hóa, đồ vật, phương tiện đã qua kiểm tra an ninh hàng không hoặc tình trạng nguyên vẹn của đồ vật, phương tiện được niêm phong.
27. Sân đỗ tàu bay là khu vực được xác định trong khu bay dành cho tàu bay đỗ để đón, trả hành khách, hành lý, bưu gửi, hàng hóa, tiếp nhiên liệu hoặc bảo dưỡng.
28. Suất ăn là đồ ăn, đồ uống, các dụng cụ sử dụng cho bữa ăn trên tàu bay.
29. Vụ việc vi phạm an ninh hàng không là hành vi vi phạm an ninh hàng không nhưng chưa đến mức là hành vi can thiệp bất hợp pháp.
30. Tàu bay đang bay là tàu bay theo quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
31. Tàu bay đang khai thác là tàu bay mang quốc tịch của Việt Nam hoặc nước ngoài đang đỗ tại sân đỗ, bãi đậu tàu bay để chuẩn bị thực hiện hoạt động bay và có sự giám sát an ninh hàng không liên tục bằng biện pháp thích hợp nhằm phát hiện việc tiếp cận, xâm nhập tàu bay trái phép.
32. Tàu bay không khai thác là tàu bay mang quốc tịch của Việt Nam hoặc nước ngoài đỗ tại sân đỗ, bãi đậu tàu bay trên 12 giờ hoặc không có sự giám sát an ninh hàng không liên tục.
33. Tia X là một dạng của sóng điện từ, có bước sóng trong khoảng từ 0,01 na-nô-mét đến 10 na-nô-mét tương ứng với dãy tần số từ 30 pe-ta-héc đến 30 e-xa-héc và năng lượng từ 120 eV đến 120 keV.
34. Túi nhựa an ninh là túi nhựa chuyên biệt để đựng chất lỏng, các chất đặc sánh, dung dịch xịt mua tại cửa hàng trong khu cách ly quốc tế, trên chuyến bay quốc tế. Túi trong suốt có quy cách theo Phụ lục XXV ban hành kèm theo Thông tư này, bên trong có chứng từ để ở vị trí đọc được một cách dễ dàng mà không cần mở túi có ghi các nội dung:
a) Ngày bán hàng (ngày/tháng/năm);
b) Mã quốc tế nơi bán (quốc gia, cảng hàng không, hãng hàng không);
c) Số chuyến bay; tên hành khách (nếu có);
d) Số lượng và danh sách hàng trong túi.
35. Vị trí đỗ biệt lập là khu vực trong sân bay dành cho tàu bay đỗ trong trường hợp bị can thiệp bất hợp pháp nhằm cách ly với các tàu bay khác và các công trình của cảng hàng không, sân bay kể cả các công trình, thiết bị ngầm dưới mặt đất để triển khai phương án khẩn nguy.
36. Vũ khí bao gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
a) Vũ khí quân dụng gồm: súng cầm tay hạng nhỏ (súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự); vũ khí hạng nhẹ (súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét, súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai) và các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự; các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi và hoả cụ; vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
b) Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao;
c) Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
d) Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đinh ba, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, côn.
37. ICAO là tên viết tắt của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
1. Chương trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay do doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan tại cảng hàng không, sân bay xây dựng trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.
2. Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không; Quy chế an ninh hàng không của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay do hãng hàng không, người khai thác tàu bay, doanh nghiệp chủ quản cơ sở xây dựng trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt, chấp thuận theo quy định.
3. Nội dung Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và hãng hàng không Việt Nam phải được xây dựng theo đề cương quy định tại các Phụ lục I, II, III và IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi 03 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chương trình an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay.
2. Trường hợp nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra thực tế và ra quyết định phê duyệt nếu Chương trình an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư này hoặc có văn bản yêu cầu người khai thác cảng hàng không, sân bay bổ sung, sửa đổi nếu Chương trình an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay chưa đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư này.
3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu người khai thác cảng hàng không, sân bay bổ sung.
1. Hãng hàng không gửi 03 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
2. Thời gian, quy trình thủ tục thẩm định, phê duyệt Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không Việt Nam như quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Thông tư này.
1. Hãng hàng không gửi 03 bộ hồ sơ bằng tiếng Anh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không;
c) Bảng đánh giá nội dung khác biệt của Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không với quy định của pháp luật Việt Nam và các biện pháp nhằm khắc phục các khác biệt.
2. Thời gian, quy trình thủ tục thẩm định, chấp thuận Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không như quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 5 của Thông tư này.
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay gửi 03 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp.
2. Thời gian, quy trình thủ tục thẩm định, phê duyệt Quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không như quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Thông tư này.
1. Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không được sửa đổi, bổ sung khi không còn phù hợp với quy định hiện hành hoặc không đáp ứng yêu cầu trong quá trình triển khai, thực hiện theo đề nghị của doanh nghiệp hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Cục Hàng không Việt Nam.
2. Thủ tục phê duyệt, chấp thuận Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không sửa đổi, bổ sung được thực hiện theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 và 8 của Thông tư này.
1. Việc xác định độ mật của tài liệu an ninh hàng không được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Tài liệu an ninh hàng không là tài liệu hạn chế, bao gồm:
a) Các Chương trình an ninh, Quy chế an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt, chấp thuận;
b) Khuyến cáo, thông báo, kết luận thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, khảo sát, các đánh giá nguy cơ về an ninh hàng không và hồ sơ các vụ việc vi phạm về an ninh hàng không;
c) Các quy chế phối hợp, văn bản hiệp đồng về an ninh hàng không giữa các cơ quan, đơn vị ngành hàng không với các cơ quan đơn vị liên quan;
d) Tài liệu về an ninh hàng không của ICAO hoặc do nước ngoài cung cấp được ICAO và phía nước ngoài xác định là tài liệu hạn chế;
đ) Các văn bản, tài liệu về an ninh hàng không khác mà Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam xác định là tài liệu hạn chế.
3. Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo quản lý, sử dụng tài liệu an ninh hạn chế đúng mục đích.
4. Tài liệu an ninh hàng không hạn chế chỉ cung cấp cho nơi nhận có ghi trong tài liệu. Việc cung cấp tài liệu cho đầu mối ngoài danh mục nơi nhận tài liệu phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng đơn vị ban hành tài liệu và ký nhận. Đối với các tài liệu an ninh hàng không được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải có dòng chữ “tài liệu hạn chế” tại tất cả các trang của tài liệu.
Article 1. Scope of regulation
This Circular provides for the civil aviation security, including: measures to control the preventive security, handle the cases of aviation security and cope with the illegal acts of interference; organizational system of aviation security assurance of the civil aviation sector; works, equipment, facilities, weapons and support tools to ensure the aviation security; control the quality of aviation security; responsibility of organizations and individuals in aviation security assurance.
Article 2. Subjects of application
This Circular applies to:
1. The Vietnamese and foreign organizations and individuals that are operating the civil aviation in Vietnam and civil aviation activities in the flight information region (FIR) under the management of Vietnam.
2. The Vietnamese organizations and individuals that are operating the civil aviation in foreign countries if their laws do not provide otherwise.
3. The Vietnamese organizations and individuals that are using the official-duty aircraft for civil purposes.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, the terms below are construed as follows:
1. Postal items consist of letters, packages, parcels that are received, transported and delivered legally via the postal network.
2. Support tools consist of:
a) Guns used to fire the plastic bullets, rubber bullets, tear gas, suffocating gas, toxic substance, anesthetic substance, magnetic field, laser, flare and types of bullet used for these types of gun;
b) Means used to spray the tear gas, suffocating gas, toxic substance, anesthetic or itching substance;
c) Smoke grenades, tear gas grenades and exploding balls;
d) Electric clubs, rubber clubs, metal clubs, 'figure-8’ handcuffs, spike boards, barbed wires, armors, electric gloves, knife- snatching gloves, shields and anti-bullet helmets;
dd) Army or police animals.
3. Aviation security checkpoint is the aviation security check locations set up at the gates, doors, aisles between public areas and restricted areas.
4. Objects served on aircraft are the items which are used by the passengers and flight crew or sold on aircraft except airline meals; the items used for aircraft operation, maintenance and repair.
5. Derelict objects or luggage is the objects left at the airport or aerodrome without the grounds for identifying their owners.
6. Aviation security supervision is the separate or combined use of people, animals and technical equipment to manage and monitor in order to detect and stop the acts of violation or signs of violation of aviation security.
7. Permit of aviation security controller is the certification of the Civil Aviation Authority of Vietnam for the aviation security controller to be able to carry out the assigned duties.
8. Cargo is the properties transported by aircraft except postal items, luggage or objects served on aircraft and airline meals.
9. Cargo and postal items in transit are the ones transported on two different flights ore more continuously or in the form of two or more different types of transportation of which there is a type of transportation by air.
10. Luggage is the passengers or flight crew’s properties transported by aircraft.
11. Hand luggage is the one which is carried along by the passengers or flight crew members on aircraft and is preserved by the passengers or flight crew during the transportation.
12. Consigned luggage is the passengers or flight crew members’ luggage transported in the cargo compartment of aircraft and are kept by the transporter during the transportation.
13. Derelict luggage is the luggage not taken or received by the passengers or flight crew upon arrival at an airport or aerodrome.
14. Mislaid luggage is the passengers or flight crew’s luggage which is separated from them during the transportation.
15. Passengers, luggage, cargo, postal items in transit or temporary stop at a domestic airport are the ones which are re-sent on the same flight at an airport where the passengers, luggage, cargo, postal items have arrived earlier.
16. Interline transfer passengers and luggage means the passengers and luggage directly participating in two or more different flights in an itinerary.
17. Control of quality of aviation security consists of inspection, check, survey, testing, assessment and investigation of aviation security:
a) Inspection of aviation security is the specialized aviation inspection which is carried out in accordance with regulations of law on specialized inspection;
b) Quality Aviation security check is the check of compliance with some or all provisions in the security Program and Aviation security Regulation of the operator of airport or aerodrome, airline and aviation service provider;
c) Testing of aviation security is the testing of effectiveness of a specific measure of security assurance by publicly or secretly conducting an assumed act of violation of aviation security;
d) Survey of aviation security is the collection of information and data to quantify the security needs and determine the important points which must focus on protection;
dd) Survey of aviation security is the clarification of illegal acts of interference, acts of violation or signs of violation of aviation security;
e) Assessment of aviation security is the appraisal of compliance with some or all standards and regulations on aviation security conducted by the International Civil Aviation Organization, the foreign aviation authority or the airline.
18. Isolated area is the area determined from the aviation security checkpoint for the passengers to the door of aircraft.
19. Luggage storage area is a place to keep the consigned luggage to wait for the transportation on the aircraft or keep the mislaid luggage or luggage without recipient.
20. Aircraft maintenance and repair area is the area in service of maintenance and repair of aircraft, including the aircraft apron, works, workshops and parking area and internal traffic road system.
21. Internal security control is the preventive security measures to eliminate the causes and conditions which the terrorists and criminals can take advantage, establish contact or involve the aviation officers to join hands or directly carry out the acts of terrorism, crime and other acts of violation.
22. Check of aircraft aviation security is the check of inside and outside of aircraft by the list in order to detect the suspicious objects and dangerous items.
23. Visual check means the aviation security controllers use their hands, eyes and other senses to check people, vehicles and objects to recognize and detect the suspicious objects and dangerous items.
24. Résumé check means the examination and verification of identity of aviation security a person to assess the appropriateness with the role of aviation officers; issue of card of airport or aerodrome security control with long-term use value.
25. Air security officer is the person whom the government of the country operating the aircraft or the government of the country registering the aircraft authorizes or arranges duties on aircraft to protect the aircraft and passengers against the illegal acts of interference.
26. Security seal is the confirmation of cargo, objects or vehicles which have passed the Aviation security check or the integrity of sealed objects or vehicles.
27. Aircraft apron is the area determined in the airfield reserved for parking of aircraft to embark and disembark passengers, luggage, postal items, cargo, refueling or maintenance.
28. Airline meal means the food and drink and tools used for meals on aircraft.
29. Case of violation of aviation security is the acts of violation of aviation security but not to the extent considered as the illegal acts of interference.
30. Flying aircraft means the aircraft as stipulated in Paragraph 2, Article 47 of the Law on Vietnam Civil Aviation.
31. Aircraft under operation means the aircraft bearing the Vietnamese or foreign nationality are parking at the apron, parking area to prepare flights with continuous aviation security supervision by the appropriate security measures to detect the unauthorized intrusion or access to aircraft.
32. Aircraft not under operation means the aircraft bearing the Vietnamese or foreign nationality are parking at the apron, parking area over 12 hours or without the continuous aviation security supervision.
33. X-ray is a form of electromagnetic wave, with a wavelength in the range of 0.01 – 10 nm corresponding to the frequency range from 30 PHz to 30 EHz and energy from 120 eV to 120 keV.
34. Security plastic bag is a specialized plastic bag for containing liquid or thick substance or spraying solution bought at the stores in the international isolated areas, on international flights. The bag is transparent with the specifications indicated in the Appendix XXV issued with this Circular, and document put inside at the place easily read without opening the bags with the contents:
a) Date of sale (date/month/year);
b) International code of the selling place (nation, airport, airline);
c) Flight number; name of passenger (if any);
d) Amount and list of cargo in the bag.
35. Isolated parking location is the area in the airport reserved for aircraft to park in case of illegal interference for isolation from other aircrafts and the works of airport or aerodrome including the underground works and equipment to deploy the emergency schemes.
36. Weapons consist of military weapons, shotguns, rudimentary weapons, sports weapons and other weapons of the same features and effects.
a) Military weapons including small class firearms (pistols, rifles, submachine guns, light machine gun and other guns of the same features and effects); light weapons (heavy machine guns, mortars under 100 mm, DKZ guns, man-portable anti-aircraft machine guns under 23 mm, grenade launchers, man-portable anti-tank missiles and man-portable anti-aircraft missiles) and other types of light weapons of the same features and effects; bombs, mines, grenades, ammunition, torpedoes, naval mines and fire tools; weapons not named in the list issued by the Government but having the same features and effects as military weapons.
b) Sports weapons are the guns and the rudimentary weapons used for exercise and sports competition;
c) Shotgun is used for hunting including flint-lock, air-compressed gun and other types of gun of the same features and effects;
d) Rudimentary weapons consist of daggers, swords, spears, bayonets, trident, knife, scimitar, punch, mace, bows, crossbows and clubs.
37. ICAO is the abbreviation of the International Civil Aviation Organization.
Article 4. Security Program and Aviation security Regulation
1. The aviation security program of the airport or aerodrome operator shall be assumed by the enterprise issued with the certificate of airport operation in coordination with the aviation Authority and the relevant bodies and units at the airport to develop and submit it to the Civil Aviation Authority of Vietnam for approval.
2. The aviation security Program of the airline and the Aviation security Regulation of the facilities providing the air traffic services, the facilities manufacturing, maintaining, repairing aircrafts and aircraft equipment; the facilities providing the aviation services at the airport or aerodrome and the facilities processing cargo and postal items to carry on the aircraft which are developed by the airline, aircraft operator or managing enterprise of facilities and submitted to the Civil Aviation Authority of Vietnam for approval.
3. The contents of security Program and the Aviation security Regulation of the airport or aerodrome operators; the aviation service providers and the Vietnamese airlines must be developed according to the outline specified in the Appendices I, II, III and IV issued with this Circular.
Article 5. Procedures for approving the aviation security Program of the airport or aerodrome operators
1. The airport or aerodrome operators shall send 03 dossiers in Vietnamese language directly or by post or in other appropriate forms to the Civil Aviation Authority of Vietnam. The dossier consists of:
a) The written request prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The aviation security Program of airport or aerodrome.
2. In case of receiving the complete dossier as specified in Paragraph 1 of this Article, within 10 working days from the date of dossier receipt, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall verify it, carry out the actual inspection and issue the approval decision if the aviation security Program of airport or aerodrome meets all the provisions of this Circular or require in writing the airport operator to add or amend aviation security Program of airport if it fails to comply with the provisions in this Circular.
3. Where the dossier is not complete as stipulated in Paragraph 1 of this Article, within 03 working days, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall require in writing the airport or aerodrome operator to add or amend it.
Article 6. Procedures for approving the aviation security Program of Vietnamese airlines
1. The airlines shall send 03 dossiers in Vietnamese language directly or by post or in other appropriate forms to the Civil Aviation Authority of Vietnam. The dossier consists of:
a) The written request prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The aviation security Program of the airlines.
2. The time and procedures for appraisal and approval for the Aviation security Program of the Vietnamese airlines are like the provisions specified in Paragraph 2 and 3, Article 5 of this Circular.
Article 7. Procedures for approving the aviation security Program of the foreign airlines
1. The airlines shall send 03 dossiers in English language directly or by post or in other appropriate forms to the Civil Aviation Authority of Vietnam. The dossier consists of:
a) The written request prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The aviation security Program of the airlines.
c) The assessment of difference of contents of the aviation security Program of the airline from the regulations of law of Vietnam and measures to overcome these differences.
2. The time and procedures for appraisal and approval for the Aviation security Program of the airlines are like the provisions specified in Paragraph 2 and 3, Article 5 of this Circular.
Article 8. Procedures for approving the Aviation security Regulation of the aviation service provider
1. The air traffic service provider; enterprises manufacturing, maintaining and repairing aircrafts and aircraft equipment; aviation service providers at the airport or aerodrome; enterprise processing the cargo and postal items to carry on the aircrafts shall send 03 dossiers in Vietnamese directly or by post or in other appropriate forms to the Civil Aviation Authority of Vietnam. The dossier consists of:
a) The written request prepared under the form specified in Appendix V issued with this Circular;
b) The Aviation security Regulation of the enterprises.
2. The time and procedures for appraisal and approval for the Aviation security Regulation of the enterprises are like the provisions specified in Paragraph 2 and 3, Article 5 of this Circular.
Article 9. Amendment or addition of aviation security Program and Regulation
1. The aviation security Program and the Aviation security Regulation shall be amended or added when they no longer consist with the current regulations or fail to meet the requirements during implementation as required by the enterprise or by written proposal from the Civil Aviation Authority of Vietnam.
2. The procedures for approving the amendment or addition of the aviation security Program and the Aviation security Regulation shall comply with the provisions in Articles 5, 6, 7 and 8 of this Circular.
Article 10. Control of aviation security documents
1. The determination of confidentiality of aviation security documents shall comply with the laws on protection of state secrets.
2. The aviation security documents are the restricted documents, including:
a) The aviation security Programs and the Aviation security Regulations which have been approved by the Civil Aviation Authority of Vietnam;
b) The recommendations, notices, conclusions of inspection, check, testing, investigation, survey, assessment of risks of aviation security and dossiers on violation of aviation security;
c) The regulations on coordination and coordination documents on aviation security between the bodies and units of aviation sector with the relevant bodies and units;
d) The aviation security documents of ICAO or provided by foreign countries are determined as restricted documents by the ICAO and foreign countries;
dd) Other aviation security documents which the Director of Civil Aviation Authority of Vietnam determines as the restricted documents.
3. The bodies and units are responsible for directing the management and use of restricted aviation security documents for the right purposes.
4. The restricted aviation security documents are only provided for the place of receipt specified in the documents. The provision of documents to the focal points other than the list of places of document receipt must be approved in writing by the Head of unit issuing the documents with signature upon receipt. For the aviation security documents specified under Point a, Paragraph 2 of this Article, there must be the words “restricted documents” on all pages of documents.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực